Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái (Infonet, 17/10/2017)

Dưới đây là toàn văn Hướng dẫn khung của Ban Bí thư để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

tqv1

Ngày 3/10/2017, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư đã ký Quyết định số 99-QĐ/TW ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

_________

Hướng dẫn khung

để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)

_________

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ (sau đây viết tắt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII), Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, cụ thể như sau :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm thống nhất về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân.

II. NỘI DUNG

1. Những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

1.1. Nội dung công khai

- Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; 19 điều quy định đảng viên không được làm ; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên ; các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định để thể chế hoá, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra ; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân ; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận ; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân ; quy trình, thủ tục giải quyết công việc ; danh tính, chức vụ, quyền hạn, thông tin liên hệ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

- Bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.

1.2. Hình thức công khai

Công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng ; cổng thông tin điện tử ; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị ; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ ; thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.

1.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Tuyên truyền, quán triệt để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xác định trách nhiệm và tự giác thực hiện. Vận động, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về quyền, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ; nhận diện đúng 27 biểu hiện và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc công khai, minh bạch thông tin, phân công trách nhiệm, quy định rõ nội dung, hình thức, phạm vi, thời gian, địa điểm công khai để nhân dân dễ biết, dễ hiểu, dễ giám sát.

- Chống lợi dụng dân chủ để gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

2. Những nội dung, hình thức nhân dân góp ý và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

2.1. Nội dung góp ý

a) Góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng

- Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Dự thảo các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, quy chế, quy định... của Đảng để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ; dự thảo các văn bản pháp luật của Nhà nước để thể chế hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của cấp ủy, tổ chức đảng.

- Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân.

b) Góp ý đối với cán bộ, đảng viên

- Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ; việc thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên.

- Trách nhiệm thực thi công vụ ; thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên ; mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.

2.2. Hình thức góp ý

- Nhân dân trực tiếp gặp cấp ủy, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để phản ánh ; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng ; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân ; tiếp xúc cử tri ; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.

- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ; kiểm điểm hằng năm ; kiểm điểm tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ; khi chuẩn bị làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu đề cử, ứng cử đối với cán bộ, đảng viên.

2.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện để việc lấy và tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước.

- Các ý kiến góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình trực tiếp thông qua tiếp xúc, đối thoại hoặc bằng văn bản thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội. Các ý kiến chưa thể giải đáp được ngay thì ghi nhận, tiếp thu, xem xét và hẹn thời gian trả lời.

- Khi có ý kiến góp ý, cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm thực hiện các bước : Thông báo nội dung góp ý và yêu cầu tập thể, cá nhân được góp ý báo cáo, giải trình cụ thể về những nội dung được góp ý ; tổ chức xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm, sai phạm (nếu có) ; thông báo đến chủ thể góp ý về kết quả tiếp thu và xử lý ý kiến góp ý ; công khai nội dung tiếp thu ý kiến góp ý (nếu cần thiết).

3. Những nội dung, hình thức nhân dân giám sát và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

3.1. Nội dung giám sát

a) Giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng

- Việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

- Việc lãnh đạo thực hành tiết kiệm ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí ; công tác tổ chức, cán bộ ; công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra ; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

- Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ; giải quyết các điểm nóng, các vụ, việc bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị, nhất là những vụ, việc nhân dân quan tâm.

- Việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm của cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

b) Giám sát đối với cán bộ, đảng viên

- Về 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên ; 19 điều quy định đảng viên không được làm ; trách nhiệm thực thi công vụ ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống ; không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu.

- Việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

3.2. Hình thức giám sát

- Thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Thông qua gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương ; qua phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng ; qua phản ánh của người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản.

3.3. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng được giám sát ; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát ; yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết ; tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát.

- Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh, kiến nghị của nhân dân theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Khi có đơn, thư, ý kiến phản ánh của nhân dân, phương tiện truyền thông đại chúng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào quản lý thì cấp ủy, tổ chức đảng cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ; khẩn trương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết và có văn bản để trả lời chủ thể gửi đơn, thư, ý kiến phản ánh theo quy định.

- Kiên quyết xử lý người có hành vi cản trở hoạt động giám sát hoặc trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử ; công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri ; đôn đốc các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, qua đó, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, những bức xúc của cử tri liên quan đến sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên, đại biểu Quốc hội để xem xét hoặc kiến nghị cơ quan chức năng xử lý và thông báo kết quả cho cử tri biết.

- Hoàn thiện quy định và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Xây dựng cơ chế xem xét giải quyết những trường hợp có phản ánh của cử tri, nhân dân và dư luận liên quan đến những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

2. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính ; thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ nhân dân của các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước ; đổi mới cách lấy ý kiến nhân dân, có cơ chế thích hợp để nhân dân hiến kế, bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình.

- Thực hiện nghiêm túc quy định người đứng đầu chính quyền, cơ quan các cấp tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo Luật Tiếp công dân ; xây dựng cơ chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với người dân, doanh nghiệp ; quy định chế tài xử lý người đứng đầu nếu thực hiện không nghiêm túc.

- Ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ; bảo đảm nguồn lực cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

- Xây dựng và thực hiện quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp ; có hình thức xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp.

3. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Tích cực tuyên truyền để nhân dân nắm rõ nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; nhận diện đúng 27 biểu hiện suy thoái, 19 điều quy định đảng viên không được làm và tích cực phản ánh, tố giác những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Tăng cường tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, những người có uy tín trong cộng đồng để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội ; tích cực đôn đốc, theo dõi kết quả việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

- Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, tập hợp đầy đủ ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên, cử tri và nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền ; thông báo cho đoàn viên, hội viên và nhân dân biết về kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản ; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể.

4. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa Hướng dẫn để tổ chức thực hiện, gắn với thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm và gương mẫu trong việc triển khai và tổ chức thực hiện Hướng dẫn.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Hướng dẫn ; kịp thời khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt ; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt. Định kỳ báo cáo Ban Bí thư tình hình, kết quả thực hiện Hướng dẫn (qua Ban Dân vận Trung ương).

5. Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.

Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ, công khai để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện".

P.V

*******************

Vấn đề là :

Chức vụ thật, bổng lộc thật, dùng bằng giả khó mà từ chức

Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng chỉ là giấc mơ thôi.

Tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội hôm 13/10, ông Trần Quang Cảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kêu gọi : Ai có bằng giả thì khẩn trương báo cáo Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, xin rút lui, thậm chí xin từ chức.

Như vậy, dư chấn từ tinh thần hội nghị Trung ương 6 đã lan truyền, tác động tích cực đến tổ chức đảng các cấp. Hà Nội công khai với dư luận là có nạn bằng giả trong nội bộ, đã có bằng chứng, nhưng trước tiên khuyến khích tinh thần trung thực, tự giác, tự soi, tự sửa.

tqv2

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Quang Cảnh

Dư luận phấn khởi, nhưng cũng không thể không hoài nghi. Người ta chờ xem, sau lời kêu gọi của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, sẽ có ai "lỡ nhúng chàm" sử dụng bằng giả, tự giác khai báo với tổ chức, rồi tự xử.

Xem chừng rất khó, quá khó.

Chuyện cán bộ, đảng viên sử dụng bằng giả để tiến thân, tìm kiếm chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, lâu nay không còn là hiện tượng hy hữu, không chỉ ở Hà Nội. 

Chuyện tổ chức đảng đề cao tinh thần phê bình, tự phê bình, tinh thần tự soi, tự sửa cũng đã từ lâu rồi. Nhưng nhìn lại, hầu như chưa có trường hợp nào chủ động, tự giác khai báo với tổ chức để được nhận hình thức kỷ luật. 

Nhiều trường hợp, bị tố giác sử dụng bằng giả, chứng cứ rành rành, nhưng, hoặc tổ chức thấy "khó xác minh", bèn làm lơ, hoặc đối tượng tìm cách che chắn, quanh co, chối cãi. Không hiếm trường hợp, bằng chứng hai năm rõ mười, vẫn một mực kêu oan, chối tội.

Những người sử dụng bằng giả trong bộ máy Đảng, Nhà nước, về mặt đạo đức, là vô liêm sỉ, không hề biết xấu hổ. Về mặt pháp luật, họ bất chấp, dù biết sử dụng giấy tờ giả là vi phạm luật pháp. Về nghĩa vụ, trách nhiệm công chức, viên chức, với tinh thần đề cao tính trung thực, họ coi như không có khái niệm đó. 

Người dám sử dụng bằng giả, dù leo lên vị trí cao đến đâu nữa, cũng không thể là người tử tế, thật khó là người tử tế. Lại nữa, những người sử dụng bằng giả để chui vào bộ máy Đảng, Nhà nước để tìm cách tiến thân, họ đều có động cơ và đường đi nước bước rõ ràng, họ không tiếc "đầu tư" để đạt mục đích. Khi có vị trí, họ tạo mối quan hệ, củng cố nhóm lợi ích, tiếp tục trèo lên vị trí cao hơn. Khi đó, thật khó "bóc mẽ" họ. Cũng không dễ gì kêu gọi họ tự giác khai báo, "xin rút lui", hay "xin từ chức".

Ngoài chuyện bằng giả, còn chuyện bằng thật nhưng học giả, kiến thức rởm. Trong cơ quan đảng, nhà nước có nhiều người có nhiều bằng đại học, bằng thạc sỹ, tiến sỹ, nhiều trường hợp trong số đó là bằng thật, học thật, năng lực thật. Nhưng không hiếm trường hợp, bằng thật nhưng học giả, học theo kiểu "đánh trống ghi tên", "học thầy thi tiệm", học hộ, thi thuê. Thành ra bằng cấp nhiều, bằng cấp cao nhưng kiến thức, năng lực không tương xứng. Những người như thế dễ mắc bệnh háo danh, ham hố quyền lực, hăng hái cổ xúy cho chủ nghĩa bằng cấp. Đồng thời họ tỏ ra kỳ thị nền giáo dục thực học thực tài, đố kỵ người tài, cản trở đổi mới, sáng tạo.

Thanh lọc đội ngũ cán bộ, đưa ra khỏi bộ máy những trường hợp sử dụng bằng giả, khó, mà không khó. Khó, là dễ chịu áp lực và những mua chuộc vật chất. Không khó, vì từ lâu rồi, xã hội đã tỏ thái độ coi thường và căm ghét mấy người dùng bằng giả. Không khó, vì những người sử dụng bằng giả không có đồng môn, đồng khóa và dễ bị tố giác. Chỉ cần đến nơi cấp bằng, đối chiếu hồ sơ gốc, là giả thật rõ ràng.

Có bằng chứng rồi, ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy nên, theo đúng quy trình, xử lý ngay. Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của những cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng khó, nó như giấc mơ mà thôi.

Uông Ngọc Dậu

*******************

Chớ coi thường tham nhũng vặt

Blog Trần Quốc Vượng, 14/09/2017

Gần đây, hàng loạt vụ tham nhũng lớn bị phanh phui, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta có quyết tâm cao và không có vùng cấm cho tham nhũng. Nếu không đánh trống bỏ dùi mà đẩy tới, công cuộc chống tham nhũng sẽ thu được nhiều tín hiệu khả quan hơn.

Thời gian qua, những vụ án tham nhũng lớn thì lớn thật, đích đáng thì đích đáng thật nhưng xa quá, còn như tình trạng tham nhũng vặt vẫn tràn lan trong mọi ngõ ngách đời sống xã hội đang là nguyên nhân khiến nhân dân hao mòn niềm tin thì chưa xử lý được bao nhiêu.

Ngay tại Hà Nội, thỉnh thoảng lại có chuyện ăn tiền khi báo tử, chuyện phê duyệt đơn xin đi học, chuyện làm giả hồ sơ của người có công, chuyện kiếm chác từ các vụ trộm cắp hay tai nạn giao thông, chuyện găm hàng chục sổ đỏ của dân ở ủy ban …

tqv3

Chớ coi thường tham nhũng vặt

Số liệu từ ba năm qua cho thấy mức độ tham nhũng liên quan tới các thủ tục hành chính, các dịch vụ y tế và giáo dục công vẫn không thuyên giảm. Thực tế vẫn còn tình trạng công an, quản lý thị trường, cán bộ cấp cơ sở đục khoét dân; hàng nghìn thủ tục hành chính không đáng có; vào bệnh viện là phải có phong bì… Chúng ta đã nói tới tình trạng này trong nhiều năm nay, nhưng dường như sự cải thiện chưa được nhiều. Thậm chí, so với năm 2013, tỉ lệ người dân cho rằng chính quyền địa phương không nghiêm túc trong chuyện chống tham nhũng còn có xu hướng tăng lên. Đi ngủ thì thôi, mở mắt ra là phải nghĩ đến lo lót. Để có lối ra vào cửa nhà mình, lên xe ra đường là phải gặp quản lý phường và công an. Đến công sở, thấp nhất là trụ sở công an hay UBND phường là phải có tiền thì mới đi đến nơi về đến chốn, giấy tờ không trục trặc. Đấy là dân thường, còn người làm ăn, doanh nghiệp thì lắm thứ còn khổ hơn. Xin một giấy phép xây dựng tốn hàng triệu đồng; một container hàng cần thông quan cũng hàng triệu đồng (tùy hàng), một xe ô tô cần đăng kiểm thì tốn vài trăm; con học trái tuyến hoặc không đủ điểm, vài trăm đến vài triệu, học xong muốn được đi làm ngay 100 triệu là ít… không có tiền không xong, mọi người đều hiểu thế. Tình trạng lo lót, biếu xén, tặng quà…đã và đang trở thành chuyện bình thường trong xã hội và đó chính là nguyên nhân gây bức xúc và xói mòn niềm tin của người dân với chính quyền. Một khi tham nhũng vặt được chấp nhận, được coi là hiển nhiên thì lúc đó, các lĩnh vực thiết yếu của một quốc gia như giáo dục, y tế, toà án, báo chí, công an v.v… sẽ bị điều khiển bởi phong bì. Lợi ích cá nhân bất chính dẫn tới buông xuôi trách nhiệm, chức năng xã hội của mình là điều tất yếu xảy ra.

Biết tác hại của tham nhũng vặt như thế nhưng không ai làm và nếu có thì người chống tham nhũng cũng cô độc. Tuc ngữ Việt Nam có câu “Chú khi ni, mi khi khác”, người ta ngại bị trả thù, bị ngược đãi vì không được bảo vệ. Phần lớn những người tham nhũng vặt không hề chịu một hậu quả nào, thậm chí ngược lại, họ còn coi số ít đồng nghiệp khước từ tham nhũng như những người gàn hay đạo đức giả. Bên cạnh đó, người dân sử dụng dịch vụ công thường cho đấy là chuyện vặt thời nào chả thế, hay không đủ dũng cảm để là người đầu tiên bước vào cuộc chiến chống tham nhũng vặt. Hai yếu tố trên tạo nên một vòng tròn khép kín. Người dân có tâm lý cam chịu vì họ nghĩ rằng cái vòng tròn khép kín này quá mạnh, họ lẻ loi và không thể nào phá được nó. Họ không tin là sẽ được bảo vệ nếu họ phá nó.

Thực tế từ các nước cho thấy, có thể có những vụ tham nhũng lớn nhưng chưa chắc đã có tham nhũng vặt. Ví như ở các nước châu Âu, thi thoảng chúng ta thấy cơ quan chức năng phát hiện ra một số vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên, ở các nước đó hầu như không có tham nhũng vặt, không có chuyện chạy trường, chạy lớp, vào bệnh viện phải lo lót, phong bì cho bác sỹ… Một xã hội mà tham nhũng vặt trở thành cái lệ, trở thành văn hóa phong bì, văn hóa lo lót thì chắc chắn sẽ tạo ra cái nền cho các vụ tham nhũng lớn. Đã tham nhũng cái nhỏ khi có cơ hội thì chắc chắn sẽ tham nhũng lớn. Cái đáng lo ngại hơn là khi tham nhũng vặt trở thành hệ thống thì chắc chắn người khác bắt chước làm theo. Do đó cần phải có những giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng tham nhũng vặt.

(Theo Đảng Cộng Sản)

Published in Việt Nam

Sẽ xử phúc thẩm vụ VN Pharma trong tháng 10 (RFA, 04/10/2017)

Phiên xử phúc thẩm vụ buôn lậu, làm giả giấy tờ, con dấu, tài liệu tại công ty Cổ phần VN Pharma sẽ diễn ra vào hai ngày 16 và 17 tháng 10.

xu1

Những bệnh nhân ung thư và thân nhân tại bệnh viện Ung Bướu, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa) - RFA

Nguồn tin do Toà án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra ngày 4 tháng 10.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có kháng nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ.

Đặc biệt, vai trò của Cục Quản lý Dược trong vụ án được yêu cầu phải làm rõ, vì theo Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao, chính việc làm tắc trách của Cục này đã tạo điều kiện cho các bị cáo phạm tội.

Trong phiên xử sơ thẩm, hai bị cáo bị kêu mức án cao nhất là 12 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Minh Hùng, nguyên Tổng giám đốc công ty VN Pharma ; 12 năm tù đối với Võ Mạnh Cường, nguyên Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại hàng hải quốc tế H&C. Hai người này đều kháng án và xin xem xét lại bản chất vụ án.

Vụ án được nhiều người Việt Nam chú ý vì cơ quan chức năng thuộc ngành y tế của chính phủ Hà Nội để lọt việc nhập vào trong nước hơn 9 ngàn hộp thuốc đặc trị ung thư giả H Capita.

**********************

Tử hình ở Việt Nam ‘không làm quan tham run sợ’ (BBC, 04/10/2017)

Một bài trên tờ The Nation (03/10/2017) của Thái Lan nói chính quyền Việt Nam dùng án tử hình như vũ khí chính trị nhưng có vẻ "không làm run sợ" những quan chức tham nhũng.

xu2

Hội nghị Trung ương 6 khai mạc ngày 4/10, sẽ bàn đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"

Bài báo nhắc lại bản án tử hình dành cho ông Nguyễn Xuân Sơn và chung thân cho ông Hà Văn Thắm trong phiên xử "đại án" OceanBank mới đây.

Theo The Nation, chính phủ Việt Nam thường chứng tỏ nghiêm khắc trong việc trừng phạt các quan chức cấp cao bị kết tội tham nhũng.

Tuy nhiên, lập trường cứng rắn này cũng không giúp Việt Nam cải thiện điểm số trong bảng xếp hạng Chỉ số Cảm nhận tham nhũng hàng năm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Báo cáo năm 2016 của tổ chức giám sát này công bố hồi đầu năm nay xếp Việt Nam hạng 113/176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam được 33/100 điểm năm 2016 và 31 điểm trong giai đoạn 2012-2015.

Bài trên báo Thái Lan tường thuật, "hầu hết người Việt Nam" cho rằng chiến dịch chống tham nhũng công khai thực ra là cuộc tranh giành quyền lực của quan chức cấp cao.

"Hồi tháng Năm, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng bị mất chức do bị cáo buộc những sai phạm liên quan đến PetroVietnam. Các nhà quan sát tin rằng ông này có thể có sai phạm, nhưng lý do chính khiến ông bị "ngã ngựa" là do ông thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng", tờ The Nation viết.

xu3

Một số nhà quan sát cho rằng việc kỷ luật ông Đinh La Thăng còn vì ông thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần cho cộng đồng quốc tế thấy quyết tâm chống tham ô của ông không phải vì mong muốn loại bỏ đối thủ chính trị".

"Là người rất thông minh, ông Trọng hẳn hiểu rằng nếu chỉ áp dụng các bản án khắc nghiệt thì sẽ không ngăn được nạn tham nhũng".

"Thực tế, thông thường một chế độ độc đoán lại là nguyên nhân của tham ô và lạm dụng quyền lực. Tham nhũng nảy nở tại những nơi có sự khuất tất. Tham nhũng chỉ có thể được nhổ tận gốc bằng cách đảm bảo rằng việc vận hành của chính phủ là minh bạch với tất cả mọi người, và rằng luật pháp thật sự nghiêm minh".

"Nếu tham nhũng thật sự là mối quan ngại của lãnh đạo của bất kỳ chính phủ nào, họ phải xác định nơi nào trong hệ thống của họ cần cải cách triệt để. Điều đó cũng áp dụng cho các ban ngành và doanh nghiệp nhà nước. Vấn nạn sẽ không thể diệt trừ nếu thiếu vắng sự chân thành, minh bạch và trách nhiệm giải trình", tờ báo viết.

Mới hôm 2/10, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu than phiền nhiều ban bệ 'rườm rà, không nên tồn tại', và kêu gọi 'cách mạng bộ máy'.

Hội nghị Trung ương 6 khai mạc ngày 4/10, sẽ bàn đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Ông Lê Khả Phiêu gợi ý nhập lại những đơn vị có chức năng tương đồng.

"Như Bộ Công an, nhiều tổng cục quá, hoàn toàn có thể sắp xếp tổ chức lại. Nếu không sẽ phát sinh tầng nấc trung gian, chồng chéo (chức năng nhiệm vụ)".

Ông lại than phiền bộ máy đảng, nhà nước phình to.

"Gặp các anh lãnh đạo, tôi nói đổi mới gì thì đổi mới, nhưng các anh cần phải cách mạng bộ máy đi đã. Tôi nói là "cách mạng", tức là xây dựng lại để cho nó đúng là tinh gọn, hiệu lực hiệu quả.

"Tôi nói thế, các anh ấy đồng ý, nhưng làm được hay không là chuyện khác", ông Phiêu bình luận.

**********************

Quan chức vi phạm lại được cử làm thanh tra Formosa (RFA, 074/10/2017)

Một quan chức Việt Nam bị cách chức trong thảm họa môi trường Formosa hồi năm 2016 lại được làm phó đoàn kiểm tra về môi trường tại nhà máy Formosa.

xu4

Ông Lương Duy Hanh - Courtesy of danviet.vn

Đó là ông Lương Duy Hanh, từng làm Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, thuộc Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.

Vào tháng Sáu năm nay, 2017, ông Hanh bị Bộ Tài nguyên và môi trường kỷ luật cách chức với lý do là thiếu trách nhiệm khi làm trưởng đoàn thanh tra dự án Formosa, để cho Formosa xả thải gây cá chết hàng loạt tại miền Trung vào tháng Tư, 2016.

Tuy nhiên sau đó, vào tháng Bảy, ông Hanh lại được Tổng cục Môi trường bổ nhiệm làm Phó đoàn kiểm tra hệ thống xử lý môi trường tại nhà máy Formosa.

Bình luận về phát hiện này với báo chí Việt Nam, đại diện Tổng cục môi trường nói rằng do những tai tiếng xảy ra ở Cục kiểm soát bảo vệ môi trường nơi ông Hanh làm Cục trưởng trước đây, nay Tổng cục Môi trường chỉ mời ông Hanh tham gia đoàn với tư cách chuyên gia mà thôi.

Published in Việt Nam
samedi, 30 septembre 2017 17:02

Oan Thị Mầu

Theo báo chí Việt Nam, ngày 28 tháng 9, Tổng cc Môi trường đã triu hi ông Nguyn Xuân Quang v Hà Ni đ gii trình (1).

Đúng là "họa vô đơn chí" !

2) oan0

Một buổi sinh hoạt chuyên đề cấp cơ sở về "suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân" (2012) - Ảnh minh họa 

Chẳng riêng dân chúng, báo gii mà bây gi, dường như c lãnh đo Tng cc Môi trường cũng thiếu đng cm vi ông Quang, người va mt 385 triệu đng !

Ông Quang, Cục phó Cc Kim soát hot đng bo v môi trường là mt trong nhng viên chc được ch đnh làm lãnh đo mười đoàn thanh tra, chia nhau kim tra tt c các doanh nghip mà hot đng có th nguy hi cho môi trường trên khp Vit Nam.

Ông Quang đến Long An hôm 20 tháng 9, d tính s đó 45 ngày đ kim tra hot đng ca 30 doanh nghip. Mi kim tra được by doanh nghip thì ngày 26 tháng 9, phòng ca ông Quang ti mt khách sn th xã Tân An b trm viếng. Gn 400 triu ca ông Quang không cánh mà bay. Đã vậy Công an Long An còn tiết l thêm vi báo chí, rng may mà ông Quang va đem đến ngân hàng, gi vào tài khon riêng ca ông mt khon tin ln (không rõ s lượng), nếu không, hu qu ca v trm còn trm trng hơn.

Đáng nói là chỉ mt mình ông Quang đau xót. Còn công an, báo gii, dân chúng đu cùng làm ngơ trước ni đau y. Dù ông Quang đã gii thích là khon tin khng l so vi thu nhp bình thường ca mt viên chc đó là tin Nguyn phu nhân giao cho ông mang vào Sài Gòn gii quyết vic riêng ca gia đình, nhưng thiên h chng nhng không tin li còn gièm pha.

Hẳn ông Quang rt bun vì chng "thng nào, con nào" thy s tn ty ca ông. Hot đng ca nhng doanh nghip mà ông Quang phi kim tra trong đt công tác này đu thuc loại phc tp. Đâu d đ xác đnh vic x - x lý nước thi t sn xut giy, dt, nhum, bao bì, hóa cht,… có gây nguy hi cho môi trường hay không, vy mà trong sáu ngày, ông đã kim tra xong ti 7/30 doanh nghip thuc loi này. Dưới gm tri đy dy chuyện ô trc, vàng thau ln ln, "đ cha thng nào con nào" tìm được nhng người có năng lc tuyt vi ti vy.

Thiên hạ rõ ràng là… bc !

***

Chẳng phi bây gi mà nhiu năm gn đây, dân chúng Vit Nam thường xuyên t ra bc bo như thế đi vi các "công bộc" ca h.

Năm 2011, ông Hoàng Thế Liên, Th trưởng B Tư pháp, b k gian đt nhp vào phòng làm vic, cum mt 245 triu đng và 2.000 M kim...

Trong năm 2011, k gian đt nhp tư gia ca ông Trương Công Chiến, Đi trưởng Đi Thuế Trước b ca Chi cục Thuế qun Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, cum s tiết kim, M kim, vàng, n trang, tr giá hơn sáu t đng...

Năm 2012, k gian đt nhp tư gia ca ông Đng Xuân Th, Phó Ban Ch đo Chng tham nhũng ca tnh Đng Nai, trm mt chiếc xe hơi tr giá 800 triu đng...

Năm 2013, kẻ gian đt nhp vào tư gia ông Đng Xuân Th, Giám đc S Tài chính tnh Kon Tum, cum mt 65 lượng vàng, vào thi đim đó tr giá khong 2,8 t đng...

Cũng trong năm 2013, k giam đt nhp tư gia ca mt cp v chng mà v là cán b Văn phòngy ban nhân dân tnh Ngh An, chng là cnh sát giao thông tnh Ngh An, cum c tin ln vàng, tr giá khong hai t đng...

Năm 2014, k gian đt nhp phòng làm vic ca ông Đào Anh Kit, Giám đc S Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, cum 1,6 t đng…

Thế nhưng không riêng dân chúng mà ngay c báo chí cách mng cũng t ra thiếu đng cm trong vic… chia s hon nn vi các… nn nhân. Yếu t ni lên hàng đu sau nhng v trm va k luôn luôn là chui thc mc, bình phm ti sao các "công bc" nhiu tin, lm vàng như vy ? Lung dư lun có tính ch đo y khiến phòng làm vic và tư gia ca các "công bc" trở thành nơi nhiu k gian thích thăm viếng. Các "công bộc" vn đã đau vì mt ca, li phi ngm đng nut cay, khai báo có khác gì chường mt cho "chúng" dè bu.

Năm 2014, khi điều tra hot đng ca mt băng trm ti Bc Kn, công an Bc Kn phát giác, hóa ra băng trm này tng đt nhp tư gia ca ông Lăng Văn Hòa (Giám đốc S Giao thông vn ti Bc Kn) và bà Dương Th Hnh (cán b Tnh y Bc Kn) trm c tin, M kim, vàng, n trang, tr giá 1,2 t. Tương t, sau khi công an Vit Nam bt được Nguyn Tun Vũ, công chúng Vit Nam mi biết, phòng làm việc ca nhiu "công bc" ti các tnh : Vĩnh Phúc, Hà Ni, Thanh Hóa, Qung Bình, Qung Tr, Tha Thiên – Huế, Đà Nng, Qung Nam, Bình Đnh, Đk Lk, Ninh Thun, Bà Ra – Vũng Tàu, Bình Dương, Cn Thơ, Sóc Trăng,… đều đã tng b Vũ "viếng".

Năm 2015, sau khi ông Võ Kim Cự, lúc đó là Bí thư Tnh y tnh Hà Tĩnh, bt qu tang Nguyn Tiến Quân đang cy ca phòng làm vic của mình, người ta mi biết phòng làm vic ca ông C thi ông làm Ch tch tnh này tng b Quân viếng mà ông C không k nên người ta không rõ Quân nng ca ông bao nhiêu. Thiên h ch biết Phó Ch tch huyn Can Lc tng b Quân đt nhp vào phòng làm việc trm 233 triu đng !

Nói theo kiểu ông Nguyn Đc Kiên, Phó Ch nhim y ban Kinh tế ca Quc hi Vit Nam khóa 13, thì rõ ràng là "văn hóa ng x ti Vit Nam đang có vn đ". Tiếc là ông Kiên đã thôi đăng đàn nên không th nh ông phân tích "vn đ" v "văn hóa ng x" đến t phía nào và ti sao li thế !

***

Bây giờ thì nhiu người đang t ra h hi trước s kin ông Quang – nn nhân v trm 385 triu đng – b triu hi v Hà Ni đ gii trình. Thế là không "ôn c", làm sao có th "tri tân" ?

Hồi thượng tun tháng 4 năm 2006, tiếp viên trên mt phi cơ ca Vietnam Airlines giao li cho An ninh hàng không ca phi trường Ni Bài mt cái cp hiu Echolac, quai có gn th VIP mà hành khách đ quên. M cp đ thc hin các th tc liên quan đến hành lý vô chủ, An ninh hàng tìm thy 11 phong bì, trong đó 2 phong bì có ghi nơi gi là y ban nhân dân tnh Bình Đnh và tỉnh Phú Yên, 2 phong bì ghi nơi gi là các doanh nghip nhà nước (Ban Qun lý D án thy đin Sê San 3A thuc Tng Công ty Sông Đà và Công ty Tư vn - Xây dng đường thủy thuc Tng Công ty Tư vn - Thiết kế giao thông vn ti). 7/11 phong bì còn lại không ghi nơi gi. Tng s tin cha trong 11 phong bì này lên ti 20 triu đng và 10.300 M kim…

Sau đó, Ủy ban Kim tra ca Ban Chp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam đã làm vic với An ninh Hàng không để thu li cp đựng phong bì đó vì nó là ca ông Nguyn Văn Lâm, Phó Ch nhim Văn phòng Chính ph - chc v tương đương Th trưởng. Mt trong nhng cá nhân mà ch Ban Bí thư ca Ban Chp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam mi có quyn đnh đot s phn.

Do tác động của dư lun, Đng y Văn phòng Chính ph đã t chc kim đim ông Lâm vì li "quên cp sau chuyến công tác dài ngày min Trung". Nơi này thông báo, nh trong cp không có tài liu mt nên li ca ông Lâm không đáng k.

Đảng y Văn phòng Chính ph nói thêm, họ không kim đim chuyn ông Lâm đã nhn phong bì do mt s nơi gi tng bi đó là "quà cho c đoàn". y ban Kim tra ca Ban Chp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam chp nhn gii thích ca ông Lâm v 7/11 phong bì không ghi nơi gi : Đó là tin do "anh em trong Nam gửi mua ‘sng tê’ và mt s th khác.

Để dân chúng thôi d ngh, Văn phòng Chính ph loan báo s chuyn ông Lâm t ch đc trách chng tham nhũng, buôn lu và gian ln thương mi sang đc trách nghiên cu, xây dng pháp lut. Ông Đoàn Mnh Giao, Chủ nhim Văn phòng Chính ph lúc đó, loan báo, tuy y ban Kim tra ca Ban Chp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam không có ý kiến v khon tin ông Lâm đã nhn ca mt s nơi nhưng ông Lâm vn chng t thin tâm bng cách gửi s tin y vào Qu Công đoàn ca Văn phòng Chính ph nhm… giúp người nghèo và khuyến hc.

Việc tiếp nhn – x lý v ông Nguyn Văn Lâm ca Đng, Chính ph đã nghiêm túc, khách quan đến vy mà dân chúng vn c bàn ra, tán vào. Tháng 7 năm 2006, ông Lâm xin t chc. Tht là… đau lòng !

***

Việt Nam có hàng chc ngàn người nh nghiên cu nhng đ tài kiu như "Tm, git ca chiến sĩ min núi" mà tr thành tiến sĩ nhưng li chưa có ai nghiên cứu vn đ đang càng ngày càng nóng : Ti sao ác cm ca dân chúng Vit Nam đi vi "công bc" càng ngày càng tăng ?

Bao gi các nghiên cu sinh tiến sĩ ca h thng Hc vin Chính tr Quc gia H Chí Minh chú ý ti đ tài này nhỉ ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 30/09/2017

--------------------

(1) Quan chức Việt Nam đi thanh tra 'mất gần 400 triệu đồng’ (BBC, 27/09/2017)

Phó cục trưởng cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị mất 385 triệu đồng tại khách sạn trong lúc đi thanh tra tỉnh Long An.

mattien1

Mất tiền - Hình minh họa

Theo truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Quang, quan chức của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên Môi trường, thông báo với chủ khách sạn là bị mất trộm.

Số tiền lớn đang gây ồn ào trong dư luận ở Việt Nam.

Một lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với báo Dân Trí rằng đã yêu cầu ông Quang báo cáo sự việc.

Trong khi đó, ông Quang nói với báo chí tại Việt Nam rằng đây chỉ là tiền ông đem theo để làm việc riêng cho gia đình chứ không phải như thông tin trên mạng là của doanh nghiệp.

Vào năm 2006, truyền thông Việt Nam từng đưa tin Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm bỏ quên tại sân bay Nội Bài một chiếc cặp số màu đen, trong đó chứa nhiều phong bì đựng tiền USD.

Trong số các phong bì có cái ghi tên một số UBND tỉnh, ban quản lý dự án.

Đến tháng Bảy năm đó, ông Nguyễn Văn Lâm từ chức và nhận "khuyết điểm" vì nhận phong bì của nhiều cơ quan.

Chưa rõ liệu giới chức sẽ điều tra nguồn gốc số tiền của ông Nguyễn Xuân Quang hay không.

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2