Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong năm 2017, ông Bill Gates, nhà sáng lập và cu ch tch tp đoàn Microsoft, đã chn đc 5 quyn sách, trong đó có hai tác phm ca người Vit t nn ti Hoa Kỳ.

bill1

Ông Bill Gates và 5 quyển sách yêu thích ca ông trong năm 2017. (Ảnh : GatesNotes.com)

Công bố trên trang web riêng hôm 4/12, t phú Bill Gates nói The Best We Could Do (Điều tt nht Chúng tôi có th làm), một t truyn bng tranh ca n tác gi Thi Bùi và tiu thuyếThe Sympathizer (Cảm tình viên) ca tác gi Vit Thanh Nguyn, là hai trong năm quyn sách được ông chn đc trong năm 2017.

Trong một phn hi gửi cho VOA – Vit ng qua email hôm 5/12, bà Thi Bùi nói : "Tôi rt vui mng và cm kích khi nhng quyn sách bé nh li được nhng người có nhiu nh hưởng gii thiu mt cách rng rãi cho đc gi qua din đàn ca h".

"Đối vi người M gc Vit, kém cõi về quyn lc khi đt chân đến đt nước này như là người t nn hay di dân, nhưng tôi hy vng rng đây là mt minh chng, mt du hiu đ chúng ta vươn lên", bà Thi Bùi cho biết thêm.

Khi lên ba, bà Thi cùng cha mẹ và anh ch em ri khi min Nam Vit Nam bng thuyn và ti đnh cư ti Hoa Kỳ ti thành ph San Diego, bang California. Bà cm nhn cuc chiến Vit Nam đã đ li mt vết thương tâm lý sâu sc nơi cha m bà, nhưng ít khi nghe họ nói v tri nghim đó.

Sau khi hc xong đi hc, ni đau chiến tranh thôi thúc bà tìm hiu v quá kh, đ hiu nhng đng lc đã khiến người t nn phi ri b quê hương. Quyn tiu thuyết bng tranh này k li câu chuyn ca gia đình tác gi vi nhng địa danh quen thuc như Dĩ An, Sài Gòn, con thuyn vượt biên và khong thi gian đến M.

Quyển t truyn ca Thi Bùi k v con gái ca mt cp v chng người Vit Nam t nn ti M sau s sp đ ca Chính quyn Sài Gòn vào năm 1975.

Tự truyĐiều tốt nht Chúng tôi có th làm miêu tả s tht đau lòng v nhng hy sinh ca thân mu tác gi, cũng như ni đau do chiến tranh gây ra ti Vit Nam.

Bill Gates viết li bình v tác phm ca Thi Bùi :

"Tôi nghĩ cô ấy miêu t rt chân thc cm giác chán nn khi phi gánh trách nhim đi vi gia đình mình. Đng thi, tri nghim ca gia đình cô y khác vi phn ln các gia đình khác (và chc chn là khác vi gia đình tôi). Rõ ràng, nhiu điu ri ren trong tuổi thơ ca cô là h qu trc tiếp ca nhng gì đã xy ra trong cuc chiến ti Vit Nam".

Tác giả Thi Bùi nói vi VOA rng bà rt ngưỡng m khi thy càng ngày càng có nhiu ph n gc Vit như bà Bee Nguyen, Mai Khanh Tran, Kathy Tran, và Stephanie Murphy ra ứng c và thng c vào các chc v trong các cp chính quyn trên đt M, và tt c đã to nên nét đc đáo ca người gc Vit.

bill2

Bìa truyện tranh Điu Chúng ta có th làm tt hơn ca tác gi Thi Bùi. (nh Gatesnotes.com)

Cũng như bà Thi Bùi, tác gi Vit Thanh Nguyn viết trên Twitter hôm 5/12, nói ông rt vui mng khi tiu thuyết ca ông được ông Gates chn đọc, và kinh ngc khi thy doanh s bán quyCảm tình viên trên trang Amazon tăng chóng mặt ngay sau khi xut hin li bình ca nhà t phú M.

Cảm tình viên là tiểu thuyết lch s đot gii Pulitzer viết v mt đip viên hai mang người Vit làm nhim v gián điệp trong mt cng đng người t nn theo phân công ca Cng sn Vit Nam. Cảm tình viên là tiếng nói đy mâu thun ca mt gián đip thân Cng.

Ông Bill Gates nhận đnh :

"Tác giả Vit Thanh Nguyn không ngn ngi trong vic miêu t ni đau thương mà Chiến tranh Vit Nam đã gây ra cho tt c mi người liên quan. Ông không đưa ra phán xét v lòng trung thành ca nhân vt ca mình nên được đt đâu. Hu hết nhng câu chuyn v chiến tranh đu phân đnh rõ ràng rng quý v nên đng v phe nào, nhưng The Sympathizer không để người đc la chn mt cách d dàng như vy".

Trong một cuc phng vn vi VOA trước đây, tác gi Vit Thanh Nguyn cho biết triết lý ca cun tiu thuyết là trng thái gia các bên nghĩa là như thế nào. Ông nói :

"Tôi lớn lên vi tư cách là mt người t nn do Chiến tranh Vit Nam, và tôi nhn thc rõ về thc tế là nhng người M mà tôi sng cùng nhìn vào cuc chiến theo cách riêng, còn nhng người t nn Nam Vit Nam mà tôi sng cùng li nhìn vào cuc chiến theo mt cách riêng khác..".

bill3

Tác giả - giáo sư Vit Thanh Nguyn

Tiểu thuyết "Cm tình viên" ca ông Vit, xut bn năm 2015, k v mt s quan quân đi Vit Nam Cng hoà là người Vit lai Pháp đng thi là mt gián đip ca Bc Vit. Câu chuyn din ra trong nhng ngày Sài Gòn sp tht th và giai đon đu ca cuc nhp cư t ca người Vit vào M.

Trước đây ông Vit nói vi VOA rng ông đã ký hp đng vi mt nhà xut bn Vit Nam đ cho ra đi quyển tiu thuyết này bng tiếng Vit, nhưng nói thêm rng "vic kim duyt" ca Hà Ni có th biến cun tiu thuyết này "thành vô dng".

Sinh ra tại Buôn Mê Thut, ln lên tại California, tác gi Vit Thanh Nguyn cùng gia đình đã tri qua nhng năm tháng đy thách thc trong tư cách là nhng người t nn Vit Nam ri b quê hương đến Hoa Kỳ đnh cư.

Ba tác phẩm còn li được ông Bill Gates chn đc trong năm 2017 là Evicted : Poverty and Profit in the American City của tác gi Matthew Desmond, Believe Me : A Memoir of Love, Death, and Jazz Chickens của tác gi Eddie Izzard và Energy and CivilizationA History, của tác gi Vaclav Smil.

Published in Việt Nam

Tổng thống Donald Trump hôm qua, 18/04/2017, đến thăm tiểu bang Wisconsin ở miền bắc nước Mỹ. Nơi đây có tình hình kinh tế sa sút vốn ủng hộ phe Dân Chủ đã ngả theo nhà tỉ phú, và nay ông đến để quảng bá cho sắc lệnh "Mua hàng Mỹ, tuyển dụng người Mỹ", vừa được ký.

buy1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Kenosha, Wisconsin, 18/04/2017. REUTERS/Kevin Lamarque

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường thuật :

"Ông Donald Trump đã đọc bài diễn văn trước một lá cờ Mỹ, được tạo thành một cách nghệ thuật, bằng các công cụ do công ty tiếp đón và tổ chức lễ ký sắc lệnh mới nhất sản xuất ra.

Tổng thống Mỹ kêu gọi : "Hãy mua hàng Mỹ, hãy tuyển dụng người Mỹ. Chúng ta hãy cùng nhau làm những gì có thể làm được, để có nhiều sản phẩm mang chiếc nhãn tuyệt vời "sản xuất tại Mỹ". Nhân dân Mỹ đã bỏ phiếu nhằm chấm dứt việc những nguồn lực của chúng ta bị đánh cắp".

Sắc lệnh "Mua hàng Mỹ và tuyển dụng người Mỹ" quy định : tất cả những thông báo gọi thầu phải ưu tiên cho các công ty Mỹ, việc cấp visa cho những người lao động ngoại quốc từ nay sẽ được giám sát, và mọi công trình của liên bang phải sử dụng hàng nội.

Không còn đám đông cuồng nhiệt như trong những cuộc mít-tinh vận động tranh cử, nhưng là những tràng pháo tay lịch sự. Phải nói rằng cử tri của ông Donald Trump bắt đầu mất kiên nhẫn. Đối với câu hỏi, bạn có nghĩ rằng tổng thống sẽ giữ lời hứa hay không, chỉ còn có 45% trả lời là có, so với 62% cách đây sáu tuần.

Tổng thống Trump chừng như đã hiểu, chính sách đối ngoại cũng như các cuộc oanh kích tại Syria và Afghanistan không chiếm được mấy cảm tình của những cử tri đã bỏ phiếu cho ông - chủ yếu vì công ăn việc làm, giảm thuế, và việc xây lên một bức tường ở biên giới phía nam".

Thụy My

Published in Quốc tế

Trong bối cảnh những sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến giờ gây không ít tranh cãi, dư luận đang ngày càng quan tâm đến sức mạnh của công cụ này.

Những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump bị phủ bóng bởi những tranh cãi (như quy mô đám đông tham gia lễ nhậm chức) và sắc lệnh hành pháp.

Đối với nhiều người, sắc lệnh hành pháp của tổng thống Mỹ vẫn còn là điều khá mới mẻ.

Dù vậy, trong bối cảnh những sắc lệnh được ông Trump ký ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến giờ gây không ít tranh cãi, như sắc lệnh tạm cấm dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, dư luận đang ngày càng quan tâm đến sức mạnh của công cụ này.

saclenh1

Ông Trump ký một sắc lệnh hành pháp hôm 27/1. Ảnh : Reuters

Sắc lệnh hành pháp là gì ?

Về cơ bản, sắc lệnh hành pháp là tuyên bố chính thức của tổng thống về việc các cơ quan liên bang chịu sự quản lý của ông sử dụng nguồn lực của mình ra sao.

Sắc lệnh hành pháp còn là chỉ thị của tổng thống về việc chính phủ hoạt động ra sao trong những khuôn khổ do quốc hội và hiến pháp quy định.

Chẳng hạn như sắc lệnh hành pháp của ông Trump về xây dựng bức tường tại biên giới với Mexico thực chất là yêu cầu chính phủ liên bang xem vấn đề này là ưu tiên, cũng như ra lệnh cho Bộ An ninh Nội địa sử dụng mọi nguồn tiền có sẵn để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Sắc lệnh hành pháp của tổng thống được xem là mang tính ràng buộc nhưng chịu sự xem xét lại về mặt pháp lý.

Bước đi gây nhiều tranh cãi

Sắc lệnh hành pháp thường gây không ít tranh cãi. Đảng đối lập hay cáo buộc tổng thống lạm quyền, hành xử như "kẻ độc tài" và thay đổi luật lệ.

Đây là điều cựu Tổng thống Barack Obama đối mặt khi ký ban hành sắc lệnh bảo vệ hàng triệu người nhập cư trái phép khỏi mối đe dọa bị trục xuất.

Những người phản đối cáo buộc ông Obama lạm quyền bằng cách tự ý thực thi chương trình cải cách nhập cư mà không thông qua quốc hội. Một thẩm phán liên bang vào năm ngoái ra lệnh tạm ngưng chương trình này.

Tranh cãi cũng là điều khó tránh từ những sắc lệnh của ông Trump liên quan đến vấn đề nhập cư, như ra lệnh không cấp ngân sách liên bang cho những thành phố nào bị xem là "che chở" người nhập cư.

Ông Trump sẵn sàng đi bao xa ?

Theo thống kê, ông Trump đã ký ban hành tổng cộng 6 sắc lệnh hành pháp trong 7 ngày đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền. Để so sánh, ông Obama ký ban hành 9 sắc lệnh hành pháp trong 10 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức đầu năm 2009.

Tuy nhiên, những con số trên không nói lên nhiều điều. Điều quan trọng hơn là ông Trump sẵn sàng đi xa đến đâu đối với những sắc lệnh gây tranh cãi đã ký ban hành.

Không ít thành viên đảng Dân chủ bất bình với những sắc lệnh của ông Trump về bức tường biên giới, chống lại thành phố bảo vệ người nhập cư, bắt đầu bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, xúc tiến xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL.

Chưa hết, những sắc lệnh ban hành hôm 27/1 bị chỉ trích là động thái cấm người nhập cư Hồi giáo và người tị nạn đến Mỹ.

Những tuần sắp tới sẽ chứng kiến cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu những sắc lệnh trên của ông Trump có lạm quyền hoặc đi ngược lại tinh thần của Hiến pháp hay không.

Điểm yếu của sắc lệnh hành pháp

Không ít người cho rằng tổng thống thường sử dụng sắc lệnh hành pháp mỗi khi quốc hội không đáp ứng những gì họ mong muốn. Chẳng hạn như sắc lệnh của ông Obama về nhập cư ra đời sau khi ông không thể thuyết phục được quốc hội thông qua biện pháp cải cách nhập cư toàn diện.

Tuy nhiên, bất kỳ tổng thống nào vẫn muốn quốc hội thông qua những vấn đề gây nhiều tranh cãi như thế, một phần vì sắc lệnh hành pháp vẫn có điểm yếu chính là nguy cơ bị tòa án ngăn chặn. Ngoài ra, việc một tổng thống lạm dụng sắc lệnh hành pháp có thể dẫn đến nhận định rằng chương trình nghị sự của họ không được quốc hội hậu thuẫn.

Dĩ nhiên, ưu điểm của sắc lệnh hành pháp là tổng thống có thể tìm cách làm bất kỳ điều gì mình muốn chỉ bằng hành động đặt bút ký và hy vọng điều tốt nhất xảy ra.

P.Võ (Theo The Washington Post)

Published in Quốc tế

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dọa những nước chống Hoa Kỳ (RFI, 28/01/2017)

Tân đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hôm qua, 27/01/2017, đã lên tiếng dọa những nước nào chống lại chính sách ngoại giao của tổng thống Donald Trump, cảnh cáo là những nước này sẽ gánh chịu những hậu quả.

lognai1

Tân đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc Nikki Haley (P) và tổng thư ký Antonio Guterres tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/01/2017. Reuters

Từ Washington, thông tín viên Marie Bourreau gởi về bài tường trình :

"Miệng cười thật tươi, cựu thống đốc bang South Carolina tiến vào sảnh của tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Được xem là có lập trường ôn hòa hơn là tổng thống, thế mà bà lại có những lời lẽ rất cứng rắn trước một giới báo chí sững sờ.

Bà tuyên bố : "Đây là một ngày mới đối với quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Hiệp Quốc. Quý vị sẻ thấy những thay đổi trong cách thức mà chúng tôi hành động. Chúng tôi sẽ không làm việc nhiều hơn, mà sẽ làm việc một cách thông minh hơn. Mục tiêu của chúng tôi là đóng một vai trò ở Liên Hiệp Quốc. Và để làm được điều đó, chúng tôi sẽ biểu dương sức mạnh của mình, sẽ cất giọng cao hơn, yểm trợ các đồng minh của chúng tôi và bảo đảm là các đồng minh đó cũng sẽ ủng hộ chúng tôi.

Mặt khác, bà đại sứ đã ra lời đe dọa : "Những nước nào không ủng hộ chúng tôi, chúng tôi sẽ ghi nhớ tên. Chúng tôi sẽ đáp trả đích đáng. Nhưng đây là thời kỳ của sức mạnh, của hành động, của hiệu quả. Những gì vận hành tốt, chúng tôi sẽ cải tiến hơn nữa. Những gì không vận hành tốt, chúng tôi sẽ cố sửa chữa. Những gì có lẽ lỗi thời hoặc vô ích, chúng tôi sẽ vứt bỏ".

Từ nhiều ngày qua, có tin đồn là tổng thống Donald Trump có thể ký một sắc lệnh giảm mức đóng góp tài chính của Mỹ cho Liên Hiệp Quốc, gây phương hại cho nhiều chương trình. Giọng điệu cứng rắn của bà Nikki Haley ngay ngày đầu tiên ở Liên Hiệp Quốc rõ ràng là không làm cho người ta an tâm".

Thanh Phương

***************************

Mỹ : Trump tạm ngưng cấp visa cho công dân 7 quốc gia Hồi giáo (RFI, 28/01/2017)

lognai2

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng, Washington ngày 27/01/2017. REUTERS/Carlos Barria

Hôm qua, 27/01/2017, tân tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đình chỉ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong bốn tháng, và tạm thời cấm vào Hoa Kỳ công dân từ Syria và sáu quốc gia có đa số dân cư theo đạo Hồi. Quyết định bị giới bảo vệ nhân quyền lên án mạnh.

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :

"Sau buổi tuyên thệ nhậm chức của bộ trưởng Quốc Phòng, tướng James Mattis, Donald Trump ký sắc lệnh cho phép siết chặt kiểm soát biên giới để không để lọt các phần tử khủng bố.

Tân tổng thống Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi muốn chắc chắn là không để cho vào lãnh thổ chúng ta những kẻ mà các quân nhân của chúng ta, đồn trú ở nước ngoài, đang chiến đấu chống lại. Chúng ta chỉ chấp nhận những ai ủng hộ đất nước này. Chúng ta sẽ không bao giờ quên bài học 11/09".

Chắc chắn sẽ không phải là toàn bộ người nước ngoài theo đạo Hồi bị cấm vào Mỹ, như ông Trump đã hứa lúc tranh cử, nhưng các biện pháp được đưa ra sẽ rất nghiêm ngặt. Theo văn bản mà báo Washington Post có được, việc nhập cảnh của các kiều dân từ Iran, Irak, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen sẽ bị đình lại trong một tháng. Việc tiếp nhận người tị nạn chiến tranh sẽ bị đình lại trong bốn tháng. Riêng người tị nạn Syria sẽ không được chấp nhận.

Donald Trump muốn lập các vùng "an toàn" ngay tại Syria cho người tị nạn. Chính sách mới của tổng thống Trump bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, người Mỹ theo đạo Hồi và nhiều nhân vật nổi tiếng khác tại Hoa Kỳ lên án. Cựu ngoại trưởng Madelaine Albright chỉ trích ông Trump đã phản lại các giá trị của nước Mỹ và làm suy yếu vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới".

Phản ứng của cựu ngoại trưởng Albright được truyền thông đánh giá là "rất mạnh". Bà tuyên bố sẵn sàng đăng ký là người theo đạo Hồi, "để biểu thị tình đoàn kết với người Hồi giáo" và bảo vệ truyền thống tự do tôn giáo của nước Mỹ. Bà Albright vốn là người gốc Do Thái Giáo, nhưng được giáo dục theo Công Giáo, và trở thành người Anh Giáo sau này.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ duy trì chương trình nhận người tị nạn

Sau khi tổng thống Mỹ ra sắc lệnh đình chỉ tiếp nhận người tị nạn, hôm nay, Tổ Chức Di trú Liên Hiệp Quốc và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo chung kêu gọi Hoa Kỳ "tiếp tục truyền thống đón nhận và bảo vệ người tị nạn", và nhấn mạnh "chương trình đón nhận người tị nạn tại Mỹ là một trong các chương trình quan trọng nhất thế giới". Hai cơ quan Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng người tị nạn "cần được đón tiếp công bằng", "được tạo điều kiện hội nhập, không bị phân biệt đối xử về tôn giáo, dân tộc hay chủng tộc". Khoảng 25.000 người tị nạn được tiếp nhận tại Hoa Kỳ từ tháng 10/2016 đến cuối năm.

Chính sách xiết chặt nhập cư, thậm chí kỳ thị người tị nạn của tổng thống Mỹ khiến Paris và Berlin rất lo ngại. Ngoại trưởng Pháp Jean Marc Ayrault nhấn mạnh rằng "việc tiếp đón người tị nạn chạy trốn chiến tranh là nghĩa vụ của chúng ta". Theo ông, quyết định nói trên cũng như nhiều chính sách khác của tân tổng thống Trump là các thách thức lớn. Tuyên bố của ngoại trưởng Pháp được đưa ra sau cuộc làm việc với đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel tại Paris.

Về phần Iran, một quốc gia Hồi giáo cũng nằm trong danh sách bị ngừng tiếp nhận du khách, tổng thống Iran Hassan Rohani phê phán ông Trump : "Giờ không phải là lúc xây dựng các bức tường" ngăn cách các quốc gia. 

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Kể từ khi nắm quyền, tân Tổng thống Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp gây nhiều xáo trộn trong và ngoài nước.

Tính đến ngày 24-1, ông Trump đã ký tổng cộng 10 sắc lệnh kể từ khi tiếp quản Nhà Trắng.

Phần lớn chúng đều phù hợp với bản kế hoạch chi tiết về những gì ông Trump sẽ làm trong 100 ngày đầu tiên, được tung ra hồi tháng 10-2016.

Dưới đây là danh sách 10 sắc lệnh ông Trump đã ký :

1. Bắt đầu tiến trình bãi bỏ Obamacare. Ông Trump đã cho phép tất cả các cơ quan liên quan tìm cách giảm gánh nặng pháp lý trong việc sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), còn gọi là Obamacare.

2. Đóng băng các quy định. Tân tổng thống đóng băng tất cả các quy định mới đang được tiến hành (nhưng chưa được phê chuẩn) cho đến khi được ông hoặc một cơ quan phê duyệt sau khi nắm quyền. Điều này có nghĩa là bất kỳ quy định nào do Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama ký trong những tuần cuối cùng đều bị tạm ngừng cho đến khi được chính quyền ông Trump xem xét.

saclenh1

Ông Trump và sắc lệnh thông qua dự án xây dựng hai đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access. Ảnh : REUTERS

3. Chính sách phá thai. Ông Trump cấm dành ngân sách liên bang cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai.

4. Hiệp định TPP. Sắc lệnh này rút Mỹ ra khỏi tất cả các cuộc đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc ký kết thỏa thuận thương mại.

5. Đóng băng quá trình tuyển dụng liên bang. Tân tổng thống tuyên bố các cơ quan không thể tiến hành tuyển dụng nhân sự, chỉ trừ 2 trường hợp ngoại lệ : nhân viên quân sự và các vị trí quan trọng trong việc giữ gìn an toàn cho cộng đồng.

6 + 7. Đẩy nhanh thông qua dự án xây dựng hai đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access.

saclenh2

Ông Trump và sắc lệnh rút nước Mỹ khỏi hiệp định TPP. Ảnh : REUTERS

8. Đẩy nhanh việc đánh giá môi trường. Ông Trump yêu cầu thúc đẩy việc đánh giá môi trường và chấp thuận các dự án hạ tầng cơ sở được ưu tiên cao.

9. Sử dụng thép Mỹ trong đường ống dẫn dầu. Tổng thống Trump chỉ đạo bộ trưởng thương mại đề ra kế hoạch đảm bảo rằng tất cả đường ống dẫn dầu xây dựng hoặc sửa chữa ở Mỹ phải sử dụng vật liệu được sản xuất trong nước "ở mức tối đa".

10. Xem xét lại các quy định về sản xuất. Trong sắc lệnh này, ông Trump ra lệnh bộ trưởng thương mại bắt đầu quá trình xem xét kéo dài 60 ngày về các quy định dành cho nhà sản xuất Mỹ. Mục tiêu là tìm cách đẩy nhanh tiến trình cấp phép và mọi tiến trình liên bang dành cho họ.

Bảo Hạnh

(Theo PBS Newshour)

Published in Quốc tế