Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam lập tổ công tác tăng cường thu hồi tài sản tham nhũng

RFA, 28/09/2020

Tổng Cục Thi Hành Án Dân sự thuộc Bộ Tư Pháp Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập Tổ Công tác để đẩy nhanh việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại 23 địa phương miền nam Việt Nam.

thuhoi1

Cựu Phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài trước tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thành Tài bị tuyên án 8 năm tù vì những sai phạm trong quản lý đất đai ở Thành phố Hồ Chí Minh gây thất thoát lãng phí hơn 83 triệu đô la/Pháp Luật

Mạng báo Dân Việt dẫn phát biểu của ông Nguyễn Quang Thái, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thi Hành án Dân sự, như vừa nêu. Theo đó, công tác đẩy nhanh thu hồi tài sản tham nhũng từ tại khu vực phía nam được tiến hành trong 6 tháng kể từ ngày 1 tháng 10 tới đây. Các địa phương nằm trong kế hoạch này bắt đầu từ tỉnh Phú Yên cho đến Cà Mau. Trước mắt Tổ Công tác sẽ tập trung trọng điểm tại các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Dình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, và Khánh Hòa.

Tin cũng cho biết Tổ Công tác sẽ tập trung đặc biệt vào các vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham Nhũng.

Một công tác được nêu ra là Tổ Công tác chỉ đạo các cục thi hành án dân sự trong khu vực thực hiện việc tự kiểm tra việc quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ.

Trường Tổ Công tác do ông Nguyễn Văn Lực, phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự, đảm trách. Ông Trần Phương Hồng, phó cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Hưng Yên được giao vài trò Tổ phó.

************************

Hà Nội thu hồi lô đất vàng 69 Nguyễn Du là tài sản của Nhà nước bán cho tư nhân

RFA, 28/09/2020

UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản thu hồi gần 600 m2 đất tại số 69 Nguyễn Du - là tài sản của nhà nước đã được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC).

thuhoi2

Khu đất vàng 69 Nguyễn Du là tài sản nhà nước đã được chuyển giao cho PVC sai qui định Courtesy of Tienphong -RFA edited

Việc thu hồi khu đất trên được UBND Thành phố Hà Nội thực hiện theo kết luận của Thanh tra chính phủ và chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Cụ thể nếu đến 31/10/2020, việc thu hồi chưa được thực hiện thì sự việc sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý.

Nội dung Công văn thu hồi số 3936 được phát hành trong ngày 28/9 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải cùng ngày.

Theo kết luận của Thanh tra chính phủ, cơ sở nhà đất số 69 Nguyên Du gồm ngôi nhà có diện tích xây dựng 655,6m2 trên lô đất rộng 596,7m2, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý. PVC được cho thuê làm văn phòng làm việc đến đầu năm 2008 thì PVC xin mua để xây dựng trụ sở làm việc.

Tuy nhiên sau khi mua, PVC không tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà thuê công ty CP Sông Đà Toàn cầu tư vấn đấu giá, phê duyệt giá khởi điểm và ủy quyền cho công ty Tư vấn bán đấu giá trong khi UBND Thành phố Hà Nội chưa có quyết định giao đất cho PVC.

Đến ngày 31/12/2009, PVC ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Hợp Thành.

Thanh tra chính phủ Kết luận việc tổ chức đấu giá, công nhận kết quả trúng đấu giá, PVC chưa được UBND Thành phố Hà Nội giao đất, vì vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 69 Nguyễn Du như trên là không có cơ sở pháp lý, kh ông đúng qui định tại khoản 1, Điều 106 Luật đất đai 2003 ; Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Published in Việt Nam

Người Việt Nam gửi lượng kiều hối kỷ lục về nước (VOA, 14/12/2018)

Số tin các công dân Vit Nam kiếm được nước ngoài đã tăng lên và hin ti Vit Nam là nước đng th 10 v lượng kiu hi t người lao đng ca mình các nước khác trên toàn cu.

kieu1

Người Vit nước ngoài gi hơn 10 t đô la v nước mi năm trong nhng năm gần đây

Theo thống kê t Báo cáo Tóm tt v Phát trin và Di dân ca Ngân hàng Thế gii, Vit Nam đã nhn tng cng 15,9 t đô la kiu hi trong năm 2018, tin trên Vietnam Net cho hay.

Quốc gia nhn được nhiu kiu hi nht là n Đ, vi 75,9 t đô la chy vào nước này, báo cáo ca WB cho biết.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, mt chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rng con s kiu hi cho thy người Vit nước ngoài đt nim tin vào s n đnh của nền kinh tế và nhn thy các cơ hi đu tư tt hơn. Ông cho biết dòng kiu hi v Vit Nam đã có xu hướng tăng k t đu năm.

Hầu hết s tin được gi v Vit Nam đã được đu tư vào bt đng sn.

Ông Hiếu cũng nói rng các công dân thích gi tin vào Việt Nam để đu tư thay cho gi trong ngân hàng, vì các ngân hàng ch có lãi sut ti thiu.

Năm 2017, kiều hi gi v Vit Nam đt 13,8 t đô la, tăng 16% so vi năm 2016 và cũng đã là mc cao k lc ca đt nước.

VietnamNet, Asia Times)

*****************

Thân nhân của tù nhân lương tâm Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với Đại sứ quán Mỹ (RFA, 14/12/2018)

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, có cuộc gặp gỡ với đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ, ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 để trình bày về tình cảnh của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô Trần Thị Xuân đang bị đàn áp trong tù.

kieu2

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với đại diện Đại sứ quán Mý ngày 14/12/18. Courtesy : Facebook Nguyễn Kim Thanh

Đó là tình trạng không cho gửi thức ăn vào mà chỉ được mua đồ ăn của căn tin với giá đắt đỏ, không cho mặc quần áo ấm của gia đình mà chỉ được mặc đồ của trại giam trong mùa đông…

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, vào chiều cùng ngày nói với RFA về nội dung buổi gặp gỡ với Đại sứ quán Hoa Kỳ :

"Chúng tôi trình bày theo ý nguyện chung là tất cả anh em tù nhân trong Hội Anh Em Dân Chủ hiện giờ đang bị đối xử áp đặc khắc nghiệt trong các trại giam ; người bị đi làm ngày 8 tiếng đồng hồ như anh Phạm Văn Trội, còn như chồng tôi là Mục sư Nguyễn Trung Tôn trong phòng giam mỗi ngày bị bắt làm kiểm điểm nhưng anh không làm. Anh bị đưa sang phòng học kỷ luật và anh cũng không học. Bắt họ đi tù mà còn làm những việc đày đọa họ trong tù như bắt não bộ của họ miệt mài làm giấy kiểm điểm như thế".

Hồi tháng 4 năm 2018, Tòa án Việt Nam tuyên án tù đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ với cáo buộc " hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự và mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam.

Thân nhân của 4 tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô TrầnThị Xuân cho biết đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ quan tâm nhiều hơn cũng như lên tiếng cho trường hợp của các tù nhân lương tâm là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ nói riêng và tù nhân lương tâm tại Việt Nam nói chung.

*******************

Thu hồi tài sản tham nhũng trong những vụ án kinh tế còn thấp (RFA, 13/12/2018)

Công quĩ thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng tại Việt Nam còn thấp cần phải được thu hồi cao và kịp thời. Trong thời gian qua dù có giám sát nhưng mức độ hiệu quả trong lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu.

kieu3

Ảnh minh họa. AFP

Đây là thừa nhận của ông Phan Đình Trạc, Bí Thư Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường Trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Thừa nhận của ông Phan Đình Trạc được đưa ra tại cuộc làm việc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam về công tác thu hồi tài sản bị mất mát , thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng.

Đơn cử trường hợp ông Đinh La Thăng người bị tuyên 13 năm tù và phải nộp 30 tỷ đồng khắc phục ; thế nhưng ông này cho biết chỉ có một căn hộ chung cư nếu bán cũng chỉ khắc phục được một phẩn nhỏ.

Trong khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có thông tin về công tác thu hồi tài sản tham nhũng ; cụ thể chỉ có 20 Sở báo cáo và chỉ thu hồi được hơn 30% tài sản tham nhũng liên quan lĩnh vực đất đai.

Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu tại buổi hội nghị của Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn ra hôm 13/12 tại Hà Nội.

Theo báo cáo, công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và được dư luận quan tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai. Trong khi đó, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam chưa theo kịp với thực tiễn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó khăn trong việc quản lý. Các chế tài chưa đủ sức để ngăn chặn đối với các vi phạm.

Ngoài ra, Bộ này còn cho biết cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và giữa trung ương với địa phương còn nhiều chồng chéo, chưa đạt hiệu quả, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng và còn nhiều nội dung có "khoảng trống" pháp luật.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các Luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng để phù hợp với Hiến pháp 2013 và tình hình thực tế, bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Bộ Tài nguyên và Môi trường còn cho biết kết quả thu hồi tài sản tham nhũng dựa theo báo cáo của 20 Sở có các vụ liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai cho thấy, tổng số tiền thi hành theo quyết định của bản án là 332 tỷ đồng, số tiền đã thi hành các bản án là hơn 100 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 30% nên còn rất thấp. Tổng số diện tích đất đã thu hồi gần 700 nghìn m2.

******************

Công an Thanh Hóa bị nghi ngờ bảo kê tín dụng đen (RFA, 13/12/2018)

Hoạt động tín dụng đen tại tỉnh Thanh Hóa có thể được công an bảo kê.

Một số đại biểu Hội đồng Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa bảy tỏ quan ngại vừa nêu trong cuộc họp diễn ra vào ngày 13 tháng 12.

kieu4

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII hôm 13/12/2018. Courtesy thanhhoa.gov.vn

Chất vấn về tình trạng tín dụng đen bị cho là phức tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân nêu ra với ông Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, Giám Đốc Công An Tỉnh Thanh Hóa Tại kỳ họp thứ 7 hôm ngày 13 tháng 12.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa nhìn nhận cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt trong việc ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tín dụng "đen". Ông khẳng định hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn và đã có nhiều gia đình rơi vào tình cảnh tan cửa, nát nhà do vay nợ với lãi suất cao của các công ty dịch vụ tài chính, cơ sở cầm đồ…

Trong buổi chất vấn, các đại biểu có ý kiến về nghi vấn có hay không việc cán bộ, công an bảo kê cho hoạt động tín dụng "đen".

Trả lời các đại biểu, ông Nguyễn Hải Trung khẳng định, hiện chưa phát hiện công an "tiếp tay" cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động, nếu có Công an Thanh Hóa sẽ sử lý nghiêm trước pháp luật.

Cũng tại buổi chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, hiện tỉnh này có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở và 786 cơ sở cầm đồ. Đặc biệt tại huyện Hậu Lộc đã có công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ thuê Hưng Thịnh Phát hoạt động với khẩu hiệu "Đã nợ là phải đòi - Đã đòi là phải trả".

Theo ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đây là vấn đề có sự quan tâm lớn của nhân dân và cử tri trong tỉnh nên cần được chất vấn. Tuy nhiên, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra khá lạnh nhạt so sức nóng của vấn đề, nhiều thời điểm hội trường rơi vào im lặng. Chỉ có 7 trên 94 đại biểu đăng ký chất vấn.

Vấn đề được các đại biểu tập trung chất vấn là trách nhiệm của ngành công an trong tỉnh như thế nào trong vấn đề này ?

Tuy nhiên Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung chỉ trả lời rõ một số vấn đề. Nhiều câu hỏi khác, Giám đốc Công an tỉnh đã chưa trả lời rõ, trực tiếp.

Published in Việt Nam
mercredi, 22 novembre 2017 23:05

Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?

Việc thu hồi tài sản quan chức tham nhũng đang làm nóng nghị trường Việt Nam trong lúc một luật sư bình luận với BBC rằng "quan chức thường chuẩn bị từ trước, không bao giờ đứng tên các tài sản giá trị lớn nên về mặt pháp lý thì họ 'vô sản' khi ra tòa.

quantham1

Ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia bị khai trừ Đảng và bị kết án tử hình

Truyền thông Việt Nam cho hay, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 có nhiều quy định thay đổi với tội phạm tham nhũng. Theo Điều 40, sẽ không thi hành án tử hình đối với những người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng. Hình phạt tử hình khi đó được chuyển thành chung thân.

Báo VnEconomy hôm 21/11 dẫn lời đại biểu Nguyễn Thanh Hồng của tình Bình Dương nói : "Nên áp dụng suy đoán có tội với tài sản bất minh. Tức là nếu tài sản không chứng minh được nguồn gốc, thì có nghĩa là bất minh". Nhưng đại biểu Nguyễn Văn Chiến của Hà Nội cho biết : "Nếu suy đoán có tội để xử lý cả tài sản không xác định được do tham nhũng hay không tham nhũng, chỉ cần không minh bạch, không giải trình được là tịch thu, thì e rằng không phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền tài sản của người dân".

'Chuẩn bị từ trước'

Trả lời BBC hôm 22/11, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói : "Theo tôi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi cần có quy định không nên xem xét đặc xá, ân xá đối với các tội danh liên quan đến tham nhũng. Và cần có những quy định khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội mạnh dạn tố cáo hành vi tham nhũng. Ví dụ như : miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và được hoàn trả lại tiền đưa hối lộ nếu người đưa hối lộ chủ động tố cáo hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn ; thưởng gấp đôi số tiền tang vật cho người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng... Nếu luật hóa vấn đề này thì tôi tin chắc người có chức vụ quyền hạn muốn tham nhũng cũng không dám vì khi đó họ không biết sẽ bị người đưa hối lộ tố cáo lúc nào.

BBC : Theo luật sư, đối với những vụ thất thoát lớn như của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thì cơ chế thu hồi sẽ là thế nào ?

Phùng Thanh Sơn : Trước hết là phải phân biệt nguyên nhân thất thoát. Không phải mọi khoản thất thoát nào cũng có thể thu hồi được. Nếu thất thoát do quản lý yếu kém hay kinh doanh thua lỗ thì chúng ta chỉ có thể xử lý kỷ luật, miễn nhiệm, cách chức những cá nhân liên quan chứ không thể bắt họ bồi thường được. Nếu tiền thất thoát đó là tiền dùng để đưa hối lộ thì chính những người nhận hối lộ phải hoàn trả lại chứ không phải là người đưa hối lội tại PetroVietnam.

Trong trường hợp này, người nhận hối lộ có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Nếu thất thoát xuất phát từ nguyên nhân chủ quan như cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế thì nhà nước sẽ tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội.

Việc thu hồi tiền tham nhũng hiện nay còn khiêm tốn theo tôi do xuất phát từ các nguyên nhân sau :

- Cơ quan tiến hành tố tụng không chủ động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như phong tỏa tài sản, tài khoản của quan chức tham nhũng dẫn đến khi án có hiệu lực pháp luật thì quan chức "không còn tài sản" để thi hành án

- Các quan chức tham nhũng thường đã chuẩn bị từ trước. Họ không bao giờ đứng tên các tài sản giá trị lớn. Họ thường để người thân trong gia đình đứng tên. Do đó, mặc dù bản án tuyên buộc quan chức tham nhũng phải bồi thường nhưng về mặt pháp lý thì họ "vô sản" nên cơ quan thi hành án cũng không thể làm gì được

- Tòa án không mạnh dạn tuyên tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của quan chức tham nhũng

Do đó, theo tôi, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục được các nguyên nhân nói trên trong quá trình giải quyết vụ án thì việc thu hồi tiền thất thoát tại PetroVietnam sẽ hiệu quả hơn.

BBC : Ông nghĩ gì về ý kiến của một đại biểu Quốc hội nói một khi quan chức không giải trình được tài sản tức là tài sản đó có được do tham nhũng ?

Phùng Thanh Sơn : Dù đứng ở góc độ của người dân thì tôi cũng rất muốn đề xuất này được ghi nhận trong việc sửa Luật Phòng chống tham nhũng lần này. Tuy nhiên, dưới góc độ của một luật sư, tôi không đồng tình lắm.

Nếu xét về nguồn gốc hình thành một tài sản thì nó chỉ có xuất phát từ hai khả năng : hoặc là hợp pháp hoặc là bất hợp pháp. Trong khi đó, biểu hiện của hành vi bất hợp pháp thì trên thực tế có rất nhiều như trộm cắp, lừa đảo, chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật... chứ không đơn thuần đến từ hành vi tham nhũng. Do đó, chỉ nên quy định người có chức vụ quyền phạn có nghĩa vụ kê khai tất cả tài sản mà mình đang sở hữu, quản lý, sử dụng và chứng minh tính hợp pháp của tài sản đó. Nếu những tài sản nào không được kê khai hoặc không chứng minh được tính hợp pháp của nó thì được xem là tài sản bất hợp pháp và bị tịch thu sung công quỹ.

BBC : Luật Phòng chống tham nhũng có những lỗ hổng hoặc khoảng mờ nào và khi sửa thì cần chú trọng vào điều khoản nào để có hiệu quả ?

Phùng Thanh Sơn : Dự luật chỉ mới định nghĩa một cách đơn giản tại Khoản 2 Điều 1 "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" và liệt kê 12 hành vi tham nhũng tại Điều 3 mà chưa nêu lên được bản chất của hành vi tham nhũng. Một khi chưa xác định được bản chất của hành vi tham nhũng thì rất khó có thể đưa ra được giải pháp để triệt tiêu tham nhũng.

Theo tôi, tham nhũng là hành vi có chủ đích của người có chức vụ, quyền hạn để cung cấp một số lợi thế không phù hợp với nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn và quyền lợi của người khác ; sử dụng vị thế của người có chức vụ quyền hạn để thu lợi cho cá nhân hoặc người khác mà việc làm đó trái với quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Điều kiện cần và đủ để một hành vi tham nhũng xảy ra là : (I) Phải có người có chức vụ quyền hạn ; và (II) Hành vi cố ý ; và (III) Mục đích vụ lợi ; và (IV) Hành vi đó không phù hợp với nhiệm vụ, trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn hoặc trái với quyền và lợi ích chính đáng của người khác.

Do đó, để triệt được tham nhũng trong điều kiện hiện nay thì phải có cơ chế để người có chức vụ không thể vụ lợi. Muốn làm được điều này thì dự luật cần quy định rõ người có chức vụ quyền hạn và những người thân trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái) : (i) có nghĩa vụ phải công khai minh bạch tài sản và giải trình về nguồn gốc của tài sản.

Những tài sản nào không được công khai hoặc không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp thì được xem là tài sản bất hợp pháp và bị sung công quỹ ; (ii) giới hạn lượng tiền mặt người có chức vụ quyền hạn được phép cất giữ vào một thời điểm, tùy khu vực sẽ có mức giới hạn khác nhau và chỉ đủ mức để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Nếu tại một thời điểm mà lượng tiền mặt vượt quá mức cho phép thì xem như tiền bất hợp pháp và bị tịch thu ; (iii) Mỗi người chỉ có một tài khoản ngân hàng. Mọi giao dịch đều phải thông qua tài khoản này (trừ các giao dịch giá trị nhỏ và phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày thì đươc phép giao dịch bằng tiền mặt). Những giao dịch vi phạm đều bị xem là bất hợp pháp và số tiền giao dịch sẽ bị tịch thu sung công.

Nguồn : BBC, 22/11/2017

Published in Diễn đàn