Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam bắt ông Phạm Minh Hoàng, ‘trục xuất ngày mai’ (VOA, 23/06/2017)

Giáo Sư Phm Minh Hoàng b công an bt vào ngày ti ngày th Sáu 23/6 và s b trc xut vào ngày mai, gia đình ông Phm Minh Hoàng nói vi VOA.

pmh1

Ông Phạm Minh Hoàng và gia đình.

Vài giờ sau khi ông Hoàng b bt, v ông, bà Lê Th Kiu Oanh, nói vi VOA Vit ng : "Lúc 18h10 chiu nay, mt công an khu vực gõ ca nhà tôi và nói rng cn kim tra h khu đnh kỳ, nhưng vài giây sau thì công an p vô nhà, mi chng tôi lên tr s công an phường đ làm vic. H nói gii chng tôi v tr s công an và ngày mai s trc xut chng tôi".

Bà Oanh cho biết thêm, không dng li đó, chính quyn còn mang xe có trang b máy phá sóng truyn tin khi bt ông Hoàng và khóa trái ca sau khi gii ông đi.

"Họ dùng vũ lc, nhiu người xông vô lôi chng tôi ra khi nhà và đóng sp ca nht tôi li trong nhà đi không làm gì được. Khi h đem xe phá sóng đi ri thì tôi mi bt đu thc hin được my cuc gi [đin thoi]. Vic đu tiên là tôi gi cho Tng Lãnh s Pháp Sài Gòn và thông báo s vic". Vn li bà Oanh.

Trước đó, ông Hoàng, mt giáo sư Toán, có song tịch Vit-Pháp, nói vi VOA rng t đu tháng 6, Tng Lãnh s quán Pháp báo cho ông "tin xu" là Vit Nam "mun trc xut" ông.

Ông Hoàng xác nhận vi VOA Vit ng rng ông nhn được quyết đnh ca Hà Ni v vic tước quc tch Vit Nam ca ông.

Vị giáo sư, cũng là mt thành viên Đng Vit Tân, nói quyết đnh do Ch tch nước Vit Nam, Trn Đi Quang, ký ngày 17/5/2017.

Nói với VOA hôm 11/6, ông Hoàng cho hay tòa lãnh s đã đàm phán vi phía Vit Nam đ ông được li đến cui tháng 6, và hin còn quá sm để biết liu chính quyn có "cưỡng chế" đ trc xut ông hay không. Mc dù vy, ông chia s rng ông "chun b cho tình hung xu nht".

Ông Hoàng cho rằng chính quyn mun tước quc tch nhm "tr thù" các hot đng c xúy ôn hòa vì dân ch và nhân quyn tại Vit Nam ca ông và ca đng Vit Tân.

Ông Hoàng, sống thành ph H Chí Minh, nói ông "băn khoăn" vì t quyết đnh không nói rõ chính quyn Vit Nam căn c vào lý do c th gì đ tước quc tch.

Tháng 3/2016, công an đột ngt xông vào mt lp hc v "kỹ năng mm" do ông hướng dn ti mt quán café Sài Gòn, cách ly hc viên vi người hướng dn ; thm vn tng người trong nhiu gi lin.

Trước đó, ông Phm Minh Hoàng b bt năm 2011 khi đang ging dy ti Đi hc Bách Khoa Sài Gòn.

Tháng 1/2012, Blogger Phạm Minh Hoàng đã được tr t do, sau khi được gim phân na bn án 3 năm tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân" theo điu 79 B Lut Hình s vì các bài viết th hin quan đim cá nhân trái vi nhà nước.

Gn 30 năm đnh cư ti Pháp, vào năm 2000, ông Phạm Minh Hoàng quyết đnh v Vit Nam sinh sng đ theo đui ước mơ đóng góp xây dng đt nước qua vic truyn đt tri thc cho thế h tr. Sau án tù vì các bài viết c xúy dân ch ca mình, ông kiên quyết li Vit Nam tiếp tc tham gia đấu tranh kêu gi dân ch - nhân quyn.

Nhà nước Vit Nam nói ông là thành viên đng Vit Tân, mt t chc b chính quyn Vit Nam đt ra ngoài vòng pháp lut. Ông Hoàng xác nhn ông là đng viên ca đng Vit Tân nhưng không làm gì sai vi pháp lut Việt Nam.

VOA Việt Ng gi cho công an phường 4, Qun 10, nơi ông Hoàng cư trú, không có ai tr li đin thoi. VOA Vit Ng gi cho công an Qun 10, thành ph H Chí Minh, thì được tr li : "Ch tr li khi liên lc trc tiếp".

*****************

Âm thanh 12 phút giằng co trước khi Giáo sư Hoàng bị bắt (VOA, 23/06/2017)

Giáo Sư Phm Minh Hoàng b công an bt vào ti ngày th Sáu 23/6 và s b trc xut vào th By 24/6, gia đình ông Phm Minh Hoàng nói vi VOA.

Sau khi Giáo Sư Hoàng b bt, an ninh xung quanh tư gia rt gt gao, phong ta hoàn toàn.

**************

Việt Nam : Blogger Phạm Minh Hoàng bị bắt (RFI, 23/06/2017)

Tối 23/06/2017, blogger Phạm Minh Hoàng, mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, một cây bút tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam đã bị công an bắt đi, tại nhà riêng của ông ở thành phố Hồ Chí Minh, với thông báo sẽ trục xuất ông khỏi Việt Nam. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Phạm Minh Hoàng, và kêu gọi Paris can thiệp khẩn cấp để bảo vệ công dân nước mình.

pmh2

Blogger Phạm Minh Hoàng (Ảnh: @rsf.org)

Theo Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), công an tới nhà ông Phạm Minh Hoàng vào khoảng 6 giờ tối. Lấy cớ kiểm tra giấy tờ, họ đột nhập vào nhà, đọc lệnh trục xuất trong vòng 24 giờ của cơ quan phụ trách di trú, và dùng vũ lực đưa ông Hoàng đi ngay sau đó.

RSF cho rằng hành động nói trên của chính quyền Việt Nam là "bất công và hoàn toàn đi ngược lại chính luật pháp của Việt Nam", đơn giản chỉ là để "làm gia tăng không khí sợ hãi" tại Việt Nam, vốn được đảng Cộng Sản duy trì lâu nay.

Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi chính quyền Pháp có "các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả", để cản trở việc trục xuất.

Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam bị tước quốc tịch : Điều chưa từng có tiền lệ

Hồi giữa tháng 5/2017 đã có thông tin về việc ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam. Ngày 16/07, trong một cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn AFP, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Việt Nam giải thích ngắn gọn là ông "Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam".

Ngay sau khi có thông tin về việc tước quốc tịch, ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn đề nghị chính phủ Pháp cho từ bỏ quốc tịch Pháp, để chính quyền Việt Nam không có cớ trục xuất ông.

Ông Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955 tại Việt Nam. Sau một thời gian sinh sống tại Pháp, ông đã trở lại Việt Nam để dạy học và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Năm 2011, ông bị chính quyền Việt Nam kết án 3 năm tù (án sau đó giảm xuống 17 tháng) và 3 năm quản thúc tại gia với tội danh "có âm mưu lật đổ chính quyền".

Dưới bút danh Phạm Kiến Quốc, ông Hoàng đã đăng nhiều bài viết về giáo dục, môi trường, chủ quyền của Việt Nam trước các thách thức của Trung Quốc và các bài viết này được loan tải rộng rãi trên internet. Blogger Phạm Minh Hoàng đã tham gia vào phong trào phản đối dự án Trung Quốc khai thác bô-xít ở cao nguyên trung phần Việt Nam. Ông là thành viên đảng Việt Tân. Nhà nước Việt Nam do đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo đã đặt đảng Việt Tân ra ngoài vòng pháp luật.

RFI tiếng Việt

***********************

Đảng Việt Tân lên tiếng vụ Giáo sư Phạm Minh Hoàng (VOA, 24/06/2017)

Vài giờ sau khi có tin ông Phm Minh Hoàng b công an Vit Nam bt gi ti 23 tháng Sáu và s b "trc xut trong ngày mai", đng Vit Tân, là đng mà ông Hoàng là mt thành viên, ra thông cáo "phn đi vic bt gi và trc xut anh Phm Minh Hoàng".

pmh3

Giáo Sư Phm Minh Hoàng.

Bản Lên Tiếng ca Vit Tân có đon : "Nhà cm quyn cộng sản Việt Nam mun trc xut anh Phm Minh Hoàng v li Pháp. Do đó, chính quyn Pháp không th tha hip vi chế đ Hà Ni đ đy mt nhà hot đng nhân quyn đi lưu vong".

Bản Lên Tiếng viết tiếp : "Đây là trường hp đu tiên mà nhà cm quyn cộng sản Việt Nam tước quc tch ca mt người có quan đim chính tr khác vi chế đ. Điu 15 ca Bn Tuyên Ngôn Quc Tế Nhân Quyn khng đnh rng không ai có th b tước quc tch ca h mt cách tùy tin".

Trả li VOA Vit Ng, ông Hoàng Tứ Duy, đại din Vit Tân, viết rng : "Trong thi gian qua, nhà cm quyn cộng sản Việt Nam đã mnh tay vi rt nhiu nhà dân ch, thuc đng Vit Tân và không Vit Tân. Đây là lúc phong trào cn đoàn kết và tranh đu cho l phi, cho tt c nhng nhà hot đng b đe da".

Trong Bản Lên Tiếng, Vit Tân "lên án hành đng tước quc tch ca anh Phm Minh Hoàng và toan tính trc xut anh Hoàng v Pháp là hành vi bt hp pháp ca chế đ Cng sn Vit Nam đi vi mt người công dân Vit Nam".

Ông Hoàng Tứ Duy, vn trong phn trả li VOA Vit Ng, viết rng, "Đi vi trường hp ca anh Phm Minh Hoàng, chúng ta hãy cùng ct lên tiếng nói "Tôi là người Vit Nam". Tt c con dân Vit Nam có quyn cư ng, sng và chết trên quê hương mình đ phc v đt nước và dân tc".

Giáo Sư Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955, du học ti Pháp t năm 1973, mang hai quc tch Pháp và Vit. Năm 2000, ông v nước, ging dy môn toán ti Đi Hc Bách Khoa thành ph H Chí Minh.

Ông b
bt năm 2011, đến tháng 1/2012, ông được tr t do sau khi được gim phân nửa bn án 3 năm tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân" theo điu 79 B Lut Hình s vì các bài viết th hin quan đim cá nhân trái vi nhà nước.

Ông Phạm Minh Hoàng công khai mình là đng viên Vit Tân, và cho rng chính quyn mun tước quốc tch nhm "tr thù" các hot đng c súy ôn hòa vì dân ch và nhân quyn ti Vit Nam ca ông và ca đng Vit Tân.

VOA Việt Ng đã liên lc vi công an Qun 10, thành ph H Chí Minh, và được tr li "cn phi liên lc trc tiếp mi được tr li".

Published in Việt Nam

Giáo sư Phạm Minh Hoàng từ chối lời mời "làm việc" (RFA, 16/06/2017)

Cựu tù nhân lương tâm và giảng viên Phạm Minh Hoàng, người bị chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam, vào chiều ngày 16 tháng 6 nhận được giấy mời vào ngày 17 tháng 6 đi làm việc với Cục Quản Lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công An.

pmh1

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ở giữa) bị dẫn ra khỏi phòng xử án tại Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2011. AFP photo

Tuy nhiên ông Phạm Minh Hoàng từ chối không đi làm việc vì những lý do được chính ông cho biết :

"Tôi phản đối với lý do thứ nhất (thư mời đó) vô giá trị vì họ gửi cho tôi với tư cách một cơ quan công quyền mà chỉ xác nhận tư cách quốc tịch Pháp của tôi thôi ; trong khi đó tôi đang làm thủ tục khiếu nại và thủ tục này đang được tiến hành, chưa có câu trả lời mà họ lại ‘ngang nghiên’ nói tôi bị mất quốc tịch rồi.

Ngoài ra là vì những lý do kỹ thuật : mời quá gấp rút và không nêu lý do vì sao mời tôi".

Ông Phạm Minh Hoàng cho biết sau khi nhận được giấy mời đi làm việc như vừa nêu, ông đã thông báo cho phía luật sư cũng nhưng Lãnh sự Pháp.

Riêng bản thân ông và gia đình rất lo âu.

Vừa qua ông Phạm Minh Hoàng chính thức nhận được bản sao quyết định ký ngày 17 tháng 5 tước quốc tịch Việt Nam của ông do chủ tịch Trần Đại Quang ký.

Ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn khiếu nại về vấn đề này và nêu rõ nguyện vọng không ra khỏi nước Việt Nam.

Vào ngày 15 tháng 6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê thị Thu Hằng trả lời hãng thông tấn Pháp AFP trong cuộc họp báo ở Hà Nội rằng việc tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là do ông này vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia. Biện pháp tước quốc tịch là đúng pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó nhiều luật sư trong nước cho rằng biện pháp tước quốc tịch với người Việt Nam như ông Phạm Minh Hoàng là sai trái.

**********************

Việt Nam tuyên bố tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng là đúng luật (VOA, 16/06/2017

*******************

Việt Nam nói tước quốc tịch ông Hoàng là 'đúng luật' (BBC, 16/06/2017)

Việc tước quốc tịch Việt Nam đối với nhà giáo Phạm Minh Hoàng, một cựu tù nhân có song tịch Việt - Pháp, là 'đúng pháp luật', theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

pmh2

Ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam, theo một văn bản, do Chủ tịch nước ký ngày 17/5/2017.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ này hôm 15/6/2017, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng nói với AFP rằng ông Hoàng đã 'phạm pháp' và xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.

Hãng tin Pháp hôm thứ Năm đặt câu hỏi :

"Xin bà cho biết Việt Nam đã xử lý như thế nào đối với khiếu nại của ông Phạm Minh Hoàng về việc tước bỏ quốc tịch của ông này. Với quyết định đó, sự hiện diện của ông Phạm Minh Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là hợp pháp hay bất hợp pháp ? Nếu sự hiện diện của ông Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là bất hợp pháp thì bao giờ Việt Nam sẽ trục xuất ông Hoàng ?"

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đáp :

"Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam",

'Không có thẩm quyền'

Đưa ra phản ứng hôm 16/6, ông Phạm Minh Hoàng, người từng có nhiều năm giảng dạy môn toán ở đại học tại Việt Nam, cho rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam không có thẩm quyền để 'kết tội ông', ông nói với BBC :

"Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi rất ngạc nhiên bởi vì bà ta nói là tôi đã vi phạm pháp luật của Việt Nam, vi phạm an ninh quốc gia, thì theo tôi được biết, bà Hằng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nghĩa là một cơ quan hành pháp.

pmh3

Ông Phạm Minh Hoàng nói Bộ Ngoại giao Việt Nam không có thẩm quyền nói ông có tội.

"Bà ta không có thẩm quyền để kết tội tôi, kết tội tôi chỉ có tòa án và chỉ có tòa án có thể nói tôi có tội, hay không có tội mà thôi.

"Thứ hai nữa mà bảo là các trình tự tước quốc tịch của tôi là đúng pháp luật, tôi không hiểu bà căn cứ vào cái gì để nói đúng pháp luật".

Theo ông Hoàng, một văn bản tước quốc tịch được Chủ tịch nước của Việt Nam, ông Trần Đại Quang ký, đã không nêu rõ ông vi phạm vào điều khoản nào trong luật Quốc tịch và đây cũng là lý do ông đã gửi khiếu nại cách đây năm hôm tới lãnh đạo nhà nước với sự trợ giúp của các luật sư.

Trả lời câu hỏi của BBC về phản ứng của nhà nước Pháp cho tới nay, nhất là sau khi ông tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp, ông Phạm Minh Hoàng nói :

"Cho đến ngày hôm nay, phản ứng của Pháp, tôi chưa thấy gì cả, tôi đã tiếp xúc với Tổng lãnh sự Pháp nhiều lần, kể từ khi họ thông báo cho tôi là nhà nước Việt Nam đã tước quốc tịch của tôi.

"Tôi đã tiếp xúc với họ, tôi chỉ trình bày những suy nghĩ và nguyện vọng của tôi muốn sống, phục vụ, làm việc và có thể, được chết trên đất nước của tôi và tôi hy vọng họ sẽ hành xử theo nguyện vọng của tôi...

"Tôi đã lập lại điều đó cho ông Tổng lãnh sự Pháp và tôi mong là nguyện vọng của tôi được đề cập lên cao hơn, cấp cao hơn, còn về phía Chính phủ Pháp ở Paris, thì đến ngày hôm nay, tôi vẫn chưa nghe thấy tin tức gì cả".

Ông Hoàng cũng cho BBC biết ông đang chuẩn bị nộp đơn ra Tòa án của Việt Nam trong trường hợp đơn khiếu nại về việc bị tước quốc tịch của ông không được chính quyền Việt Nam xem xét, giải quyết.

pmh4

Quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng.

Hôm 16/6, trên trang Facebook cá nhân, ông Hoàng cho hay ông đã từ chối lời mời của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam mời ông tới cơ quan này làm việc vào sáng ngày 17/6 vì nhiều lý do, như ông viết :

"Tôi sẽ không đi vì những lý do sau : Thời gian mời quá gấp. Đưa chiều nay, hẹn sáng mai ; Không nêu lý do rõ ràng ; Đối với tôi Thư mời này vô giá trị vì trong thư có ghi tôi chỉ có quốc tịch Pháp, trong khi tôi đã nộp đơn khiếu nại về việc tước quốc tịch Việt Nam từ ngày 13/6 mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời" và "sau cùng, với những gì họ đã hành xử, gia đình chúng tôi có quyền nghi ngờ họ có thể sẽ dùng vũ lực trục xuất tôi một cách phi pháp".

Năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh và bị đưa ra xử tháng 8/2011 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Ông bị tuyên án 3 năm tù giam, sau đó được giảm còn 17 tháng tù. Ông ra tù ngày 13/1/2012.

Published in Việt Nam

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị dọa trục xuất (RFA, 07/06/2017)

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vào ngày 7 tháng 6 ra thông cáo bày tỏ quan ngại về ý định được công bố của nhà cầm quyền Hà Nội sẽ trục xuất ông Phạm Minh Hoàng, một blogger công khai lên tiếng về các vấn đề tại Việt Nam. Ông Phạm Minh Hoàng là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch Pháp nên Phóng viên Không biên giới kêu gọi phía Pháp hỗ trợ cho ông Phạm Minh Hoàng.

pmh1

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ở giữa) bị dẫn ra khỏi phòng xử án tại Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2011. AFP photo

Vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn thông báo cho ông Phạm Minh Hoàng rằng có thể ông sẽ bị trục xuất trong những ngày tới. Biện pháp trục xuất sẽ được tiến hành theo quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng mà ông chủ tịch nước Trần Đại Quang ký.

Trước thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam mà Lãnh sự quán Pháp ở Sài Gòn cho biết, ông Phạm Minh Hoàng cho đăng lên mạng xã hội facebook tâm thư bày tỏ ước nguyện được ở lại cùng gia đình tại Việt Nam và tiếp tục ôn hòa lên tiếng về những vấn đề của đất nước. Ông Hoàng cũng mong muốn cộng đồng quốc tế và chính phủ Pháp ủng hộ ông trong ước nguyện được ở Việt Nam.

Thông cáo của Phóng viên Không Biên giới cho biết ông Phạm Minh Hoàng là một giáo sư đại học và được nhận quốc tịch Pháp trong thời gian ở Pháp. Bản thân ông này cũng là một thành viên của đảng ủng hộ dân chủ Việt Tân.

Trang blog của ông Phạm Minh Hoàng cho đăng những bài viết về giáo dục, môi trường và mối nguy Trung Quốc đe dọa chủ quyền đất nước Việt Nam. Những bài viết trên blog như thế được cho là nguyên nhân khiến ông bị tuyên án 17 tháng tù và 3 năm quản chế hồi năm 2011.

Gia đình ông cũng là mục tiêu của những đe dọa.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng họ thấy kinh hãi trước biện pháp mới nhất của đảng cộng sản Việt Nam đe dọa và bịt miệng các tiếng nói đối lập. Biện pháp trục xuất được công bố là phi lý và quá mức. Cơ quan chức năng Việt Nam phải bãi bỏ quyết định vừa nêu ; mà đó là cách thức tiêu biểu để sách nhiễu tất cả những ai dám nêu ra những vấn đề gây tranh cãi tại Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục là nhà nước độc đảng cấm đoán quyền tự do bày tỏ. Những nạn nhân gần đây gồm có luật sư nhân quyền cũng là blogger Nguyễn Văn Đài ; ông này bị bắt giam tùy tiện hơn một năm rồi với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Trước tết âm lịch Đinh Dậu vừa qua, Việt Nam cho bắt giữ ba blogger và một nhà báo công dân.

Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ. Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của Phóng viên Không Biên giới thì Việt Nam xếp hạng 175 trên 180.

********************

Blogger Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam (RFI, 07/06/2017)

pmh2

Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gáiDR

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 07/06/2017 ra thông cáo cho biết hết sức quan ngại trước nguy cơ blogger mang hai quốc tịch Việt-Pháp Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Pháp hỗ trợ cho ông Hoàng.

Thông cáo của RSF cho biết, hôm 1/6, ông Phạm Minh Hoàng đã được Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo là phía Việt Nam đã tước quốc tịch của ông, quyết định này do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký. Như vậy ông có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những ngày tới.

Theo RSF, ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học và là thành viên đảng Việt Tân, đã nhiều lần bị sách nhiễu. Các bài viết về giáo dục, môi trường và chủ quyền biển đảo trước Trung Quốc đã khiến ông bị lãnh án 17 tháng tù và 3 năm quản thúc – một bản án đã được tòa phúc thẩm giảm nhẹ nhờ sự đấu tranh của các tổ chức nhân quyền và sự can thiệp của chính phủ Pháp.

Được biết ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn xin từ bỏ quốc tịch Pháp, với mong muốn ở lại Việt Nam.

RSF cực lực phản đối việc tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ quyết định này. Nêu ra trường hợp luật gia Nguyễn Văn Đài bị cầm tù và ba blogger bị bắt vào trước Tết, RSF nhắc nhở Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức này năm 2017.

Trước đây vào năm 2015, Tòa Bảo hiến Pháp đã chấp nhận cho tước quốc tịch của Ahmed Sahnouni, một quân thánh chiến song tịch Pháp-Maroc bị kết án vì tội khủng bố. Luật Dân sự Pháp quy định năm trường hợp cụ thể có thể bị tước quốc tịch, chủ yếu là gián điệp, khủng bố và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc này chỉ áp dụng với các công dân mang hai quốc tịch, để tránh tạo ra những người vô tổ quốc, theo tinh thần Công ước New York năm 1961 và Công ước Châu Âu về quốc tịch năm 1997.

Thụy My

******************

Đảng viên Việt Tân đối mặt với nguy cơ trục xuất khỏi Việt Nam (VOA, 05/06/2017)

Một thành viên Vit Tân b tước quc tch Vit Nam và đi mt vi nguy cơ b trc xut khi Vit Nam.

pmh1

Ông Phạm Minh Hoàng (gia), trong phiên x vào tháng 10, 2011, trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Hôm 6/5, nhà tranh đấu vì dân ch Phm Minh Hoàng ở thành ph H Chí Minh cho VOA – Vit ng biết ông va được thông báo rng Ch tch nước Trn Đi Quang đã ký lnh tước quc tch Vit Nam ca ông hôm 17/5 và ông phi đi mt vi nguy cơ b trc xut khi Vit Nam.

Nhà giáo từng b chính quyn Việt Nam giam cầm 17 tháng nói rng ông là người song tch Pháp – Vit, và vic tước quc Vit Nam ca ông, nếu đúng như thông báo ca Tng Lãnh s quán Pháp vào ngày 1/6, là điu hoàn toàn sai lut :

"Luật sư đã xem tt c h sơ ca tôi và h cho rng vic tước quc tch Vit Nam ca tôi là vi phm pháp lut Vit Nam, vi phm Lut Quc tch Vit Nam".

Ông Hoàng cho biết thêm s vic din ra trước đó như sau :

"Ngày 1/6, Tổng Lãnh s Pháp Sài Gòn mi tôi đến đ thông báo mt tin rt xu là Vit Nam mun trc xut tôi ra khi Vit Nam. H cho biết Ch tch nước Trn Đi Quang đã ký một văn bn tước quc tch Vit Nam ca tôi".

Tuy nhiên, ông Hoàng nói thêm rằng cho đến ngày 5/6, bn thân ông, cũng như đi din chính ph Pháp và c lut sư ca ông vn chưa nhn bt kỳ văn bn nào v vic ông b tước quc tch Vit Nam".

pmh2

Người dân biu tình phn đi v bt nhà hoạt đng Hoàng Đc Bình, Din Châu, Ngh An, 15/5/2017

Ông Hoàng cho rng chính quyn mun tước quc tch nhm "tr thù" cho các hot đng c súy ôn hòa vì dân ch và nhân quyn ti Vit Nam ca ông và ca đng Vit Tân :

"Tôi là đảng viên Vit Tân. Tôi đã được cnh giác là an ninh Vit Nam đã chun b bt tôi ln na. Nhng gì tôi làm cũng rt đơn gin, không h xâm phm an ninh quc gia như h nói. Tôi nghĩ h tr thù tôi. Cách đây 4-5 tháng, B Công an Vit Nam t cáo đng Vit Tân, mà tôi là mt thành viên, là một t chc khng b. K t đó tôi nhn thy vic đàn áp các anh em Vit Tân, đc bit nhng người có án như tôi, càng lúc càng nhiu. Vic đàn áp không ch riêng Vit Tân và nhm vào tt c nhng người đng lên nói tiếng nói cho t do và dân ch".

Nhà tranh đấu cho biết ông rt đau bun khi mt quc tch Vit Nam, và rng ông mun gi c quc tch Vit Nam và quc tch Pháp.

Việc can thip ca chính ph Pháp, nếu có, s đến t "bên trong". Ông Hoàng cho VOA biết thêm :

"Dĩ nhiên khi nghe tin bị tước quốc tch thì tôi rt bàng hoàng. Tôi đã hi xem phía chính ph Pháp có th giúp đ được gì cho tôi hay không, h nói vic tước quc tch là theo lut ca Vit Nam, phía chính ph Pháp không th làm gì được c. Tuy nhiên, chính ph Pháp có làm gì, cũng n tt c các chính ph khác, thì h có nhng can thip t phía trong".

Tháng 3/2016, công an đã đột ngt xông vào mt lp hc v k năng mm do ông hướng dn ti mt quán café Sài Gòn, và cách ly học viên vi thy Hoàng và thm vn tng người trong nhiu gi lin.

Trước đó, ông Phm Minh Hoàng b bt năm 2011 khi đang ging dy ti Đi hc Bách khoa Sài Gòn.

Tháng 1/2012, Blogger Phạm Minh Hoàng đã được tr t do, sau khi được gim phân na bản án 3 năm tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân", theo điu 79 B lut Hình s vì các bài viết th hin quan đim cá nhân trái vi nhà nước.

Gần 30 năm đnh cư ti Pháp, vào năm 2000, ông Phm Minh Hoàng, đã quyết đnh v Vit Nam sinh sống đ theo đui ước mơ đóng góp xây dng đt nước qua vic truyn đt tri thc cho các thế h tr. Sau án tù vì các bài viết c xúy dân ch ca mình, nhà trí thc trăn tr vì hin tình đt nước vn kiên quyết li Vit Nam đ tiếp tc tham gia cuc đu tranh kêu gọi dân ch - nhân quyn cho người dân trong nước.

Nhà nước Vit Nam t cáo ông là thành viên ca đng Vit Tân, mt t chc b chính quyn Vit Nam đt ra ngoài vòng pháp lut. Ông Hoàng xác nhn ông là đng viên ca đng Vit Tân nhưng không làm gì sai với pháp lut Vit Nam.

*********************

Giáo sư Hoàng 'khủng hoảng vì bị tước quốc tịch' (BBC, 05/06/2017)

Giáo sư Hoàng, người hiện mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông được Đại sứ quán Pháp thông báo tin trên vào hôm 1/6.

pmh3

Ông Phạm Minh Hoàng (phải) trong một cuộc biểu tình phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam

"Tôi không còn đầu óc làm việc gì cả và chỉ biết giao phó chuyện này cho các luật sư", ông Hoàng nói với BBC hôm 4/6.

Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại Thành phố Hồ Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp.

Ông cho hay Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã ký văn bản tước quốc tịch đối với ông vào hôm 17/5, "nhưng đến nay văn bản này vẫn chưa được công bố".

"Tôi muốn nhờ các luật sư trợ giúp pháp lý nhưng chính họ và Sứ quán Pháp cũng đang đợi tham khảo văn bản tước quốc tịch để xem họ lấy lý do nào trục xuất công dân".

'Sống và chết trên quê hương'

"Hiện tại, vì chỉ có nguyện vọng sống và chết trên quê hương, tôi đang xin thôi quốc tịch Pháp, nhưng không rõ là thủ tục này sẽ diễn ra bao lâu".

"Tất nhiên, với một người hoạt động ở Việt Nam, việc có một quốc tịch nước ngoài sẽ có đôi chút lợi thế là khi có vấn đề, mình sẽ được sứ quán trợ giúp, can thiệp".

"Tuy vậy, sự trợ giúp ấy bao giờ cũng đến sau".

"Tôi tự xét thấy những gì mình làm đều mang tính chất ôn hòa, không vi phạm an ninh quốc gia, không lăng mạ ai và không có gì nguy hiểm đến mức phải bị tước quốc tịch".

Đề cập về mối liên hệ của ông với Đảng Việt Tân, ông nói : "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố".

"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai".

Hồi tháng 8/2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt và sau đó bị án tù 17 tháng tại Việt Nam, thêm ba năm quản chế với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

"Việc nhà cầm quyền Việt Nam muốn trục xuất tôi trong bối cảnh gia đình neo đơn, anh tôi là thương phế binh, tôi còn mẹ già, vợ con ở Việt Nam là một hành động phi nhân", ông Hoàng nói.

Hôm 5/6, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói với BBC từ Hà Nội :

"Tôi chưa được tiếp xúc với hồ sơ của ông Phạm Minh Hoàng nên cũng khó đưa ra bình luận".

"Tuy vậy, nếu ông ấy quyết định hủy bỏ quốc tịch Pháp và chỉ còn quốc tịch Việt Nam thì không thể bị trục xuất đi đâu được".

Hôm 5/6, BBC liên hệ Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa nhận được phản hồi.

************************

Một cựu tù nhân lương tâm nhận thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam (RFA, 03/06/2017)

pmh4

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO

Không có văn bản rõ ràng

Trong nội dung bức Tâm thư do Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ trên trang mạng xã hội ngày 1 tháng 6 cho biết, ông đã bị nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam vào ngày 17 tháng 05, 2017. Điều này đồng nghĩa với việc từ người mang song tịch Việt Nam và Pháp, ông sẽ chỉ còn là công dân của nước Pháp.

Từng là du học sinh, sinh sống ở Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về nước dạy học tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với tội danh lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Sau khi mãn hạn 17 tháng tù giam, ông được trả tự do vào Tháng Giêng năm 2012 và chịu ba năm quản chế. Dù không được các trường đại học ở Việt Nam nhận giảng dạy, ông tiếp tục những gì đã làm trước đó là mở những lớp dạy tiếng Pháp và kỹ năng mềm cho các em học sinh tại Sài Gòn.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 3 tháng 6, Giáo sư Phạm Minh Hoàng kể lại sự việc xảy ra cách đây 2 ngày :

"Ông Tổng lãnh sự Pháp có mời tôi lên để trao đổi một số chuyện, thì ông nói là có một tin rất xấu cho tôi, là nhà nước Việt Nam, qua trung gian là chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 17 tháng 5 đã ký một văn bản tước quốc tịch của tôi, và chuyện này chắc chắn sẽ dẫn đến việc trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam vì tôi có song tịch Pháp – Việt".

Cũng theo lời giáo sư Hoàng, phía Đại sứ quán Pháp đã đặt vấn đề với Bộ Ngoại giao Việt Nam liệu có cách nào để hoãn, hoặc hủy quyết định này không ? Câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam là một khi chủ tịch nước đã ký thì phải thi hành.

Tuy nhiên, cho đến khi diễn ra cuộc nói chuyện giữa ông Phạm Minh Hoàng và ông Tổng lãnh sự Pháp vào khoảng 8g30 tối ngày 3 tháng 6, thì cá nhân giáo sư Hoàng và Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội vẫn chưa nhận được văn bản chính thức có chữ ký của chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Theo lời nói của ông Tổng lãnh sự Pháp, Đại sứ Pháp tại Hà Nội chỉ nhận được một tờ giấy do đại diện của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội gửi đến thông báo rằng ngày 17 tháng 5, ông đã bị tước quốc tịch Việt Nam và chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký.

"Đến ngày hôm nay, qua nhiều lần đòi hỏi phía Việt Nam cũng chưa cung cấp cho phía Pháp cũng như cho tôi cái văn bản chính thức có chữ ký của ông Trần Đại Quang về việc tước quốc tịch của tôi".

Từ bỏ quốc tịch Pháp !

Giáo sư Phạm Minh Hoàng chia sẻ rằng đến ngày hôm nay, ông và gia đình vẫn chưa biết sẽ phải như thế nào, vì những gì liên quan đến quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông chỉ được thông tin qua hai lần nói chuyện với ông Tổng lãnh sự Pháp.

pmh5

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO

Tuy nhiên, ông cho biết ông và gia đình đã gặp luật sư để nhờ sự can thiệp về khía cạnh pháp lý.

"Sau những giây phút bối rối thì tôi đã liên hệ với luật sư để họ trợ giúp pháp lý. Tôi đã đưa hết tất cả những giấy tờ chứng minh tôi có quốc tịch Việt Nam như thế nào, vì cái đó cũng khá quan trọng. Họ trả lời cho tôi là việc của tôi cũng tương đối thuận lợi nhưng cái quan trọng là họ phải có văn bản của chủ tịch nước ký. Vì văn bản đó sẽ nói nhiều thứ trong đó lắm, và mình phải căn cứ vào những điều đó thì mới có những phản ứng nhất định.

Và ngay cả ông Tổng lãnh sự Pháp cũng nói với tôi là phía Pháp cũng yêu cầu Việt Nam cho họ xin cái văn bản đó để họ có những luật sư của họ, tiến hành những bước có thể làm được gì cho tôi".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho chúng tôi biết hai vị luật sư ông nhờ can thiệp về mặt pháp lý là luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội và luật sư Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn. Đặc biệt, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Công Định cũng đã liên lạc với giáo sư Hoàng và cho biết cá nhân ông sẽ theo đuổi vụ việc này.

Cả hai luật sư, Đặng Đình Mạnh và luật sư Lê Công Định đều cho rằng có một vấn đề pháp lý trong hồ sơ chứng minh quốc tịch Việt Nam của giáo sư Phạm Minh Hoàng. Riêng luật sư Hà Huy Sơn có đưa ra một cách giải quyết mà giáo sư Hoàng cho rằng khá độc đáo. Ông kể lại :

"Anh Hà Huy Sơn bảo rằng chúng ta có thể xin từ bỏ quốc tịch Pháp luôn, tôi chỉ còn một quốc tịch thôi. Khi đó chính phủ Việt Nam sẽ không làm gì được cả. Bây giờ họ có quyền bởi vì tôi có hai quốc tịch. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như tuyên ngôn trong các bản quốc tế nhân quyền đều cho phép như thế. Nhưng khi tôi không còn quốc tịch nào ngoài quốc tịch Việt Nam thì nhà nước làm việc này sẽ vi phạm các điều cam kết".

‘Mong được chết trên quê hương’

Ngay trong ngày 3 tháng 6, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã viết trên trang cá nhân của ông rằng ông sẵn sàng từ bỏ quốc tịch Pháp. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói rằng ông ao ước được "thực hiện giấc mơ của một người Việt Nam bình thường đó là được sống và được chết trên quê hương của mình".

Và ông biết ao ước này chỉ trở thành hiện thực khi không ai có thể dung biện pháp pháp lý nào để trục xuất ông.

"Tôi nghĩ là tôi không mất mát gì cả. Cái ước vọng được sống trên quê hương, sống gần gia đình nó quá lớn. Tôi không còn trẻ nữa, tôi cũng không ham muốn tiến thân gì nữa. Tôi chỉ mong được sống và phục vụ ở Việt Nam. Tôi đã suy nghĩ và không có gì phải đắn đo.

Tuy nhiên cũng phải như mình nghĩ, có nhiều thế lực hợp tác với nhau để tống tôi ra ngoài. Tôi chỉ là 1 con người nhỏ bé, không quyền hạn gì cả. Mình đứng về lẽ phải nhưng đôi khi phải chịu thua".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng có nhắc lại lời luật sư Lê Công Định khi nói về sự việc này, cho rằng trường hợp này sẽ gây rất nhiều chú ý cho giới luật sư cả nước.

Những luật sư đại diện pháp lý cho Giáo sư Phạm Minh Hoàng có ý kiến thế nào về trường hợp được cho là chưa từng xảy ra từ trước đến nay ?

Vấn đề này sẽ được luật sư bên Đại sứ quán Pháp và luật sư Việt Nam can thiệp thế nào ?

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng, người có song tịch Pháp – Việt và gửi đến quí vị những diễn tiến mới nhất.

Cát Linh, phóng viên RFA

Published in Việt Nam