Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam (VCP) sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2021, chỉ khoảng 8 tháng tính từ thời điểm này. Thời gian còn lại trong năm nay sẽ là khoảng thời gian cho một loạt các cuộc họp để hoàn tất các kế hoạch cho đại hội bao gồm cả việc lựa chọn đại biểu và các ứng viên cho Ban Chấp hành trung ương. Vấn đề đáng quan tâm chính là ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Ai sẽ là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội sắp tới ?
200 ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản VN chụp hình tại lễ bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 - AFP
Ban Chấp hành trung ương vừa có Hội nghị trung ương thứ 12 (từ ngày 11 đến 14 tháng 5), ưu tiên việc hoàn tất các quy định liên quan đến các tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự. Bộ Chính trị sẽ xem xét những kiến nghị và các bước quan trọng trong quá trình lựa chọn người lãnh đạo tại hội nghị 13 diễn ra vào cuối năm nay.
Vậy những lãnh đạo Việt Nam - thường được gọi là "Tứ trụ" - được chọn lựa ra sao ?
Câu trả lời phức tạp vì nó liên quan đến các quy định hiện hành và quá trình lựa chọn nhiều bước. Ban Chấp hành trung ương hiện thời sẽ đưa ra một danh sách các ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo trong Ban Chấp hành trung ương do Bộ Chính trị chuẩn bị, bao gồm cả những đề nghị cho những người được đề cử để xem xét cho 4 vị trí lãnh đạo.
Quá trình bầu chọn sẽ được tiến hành như sau : các đại biểu của đảng từ các tỉnh, thành, quân đội và các quan chức đang nắm giữ các vị trí cấp quốc gia trong đảng và chính quyền trung ương sẽ bỏ phiếu cho một danh sách các ứng cử viên đã được Ban Chấp hành trung ương khóa hiện tại chấp thuận. Sau khi Ban Chấp hành trung ương khóa mới được bầu chọn, các ủy viên của ban sẽ bầu chọn các người được đề cử cho các vị trí trong Bộ Chính trị bao gồm cả việc lựa chọn một trong những ủy viên của ban làm Tổng bí thư mới.
Sau đại hội 13, Tổng bí thư sẽ triệu tập một cuộc họp của Bộ Chính trị để quyết định giao công việc cho các ủy viên, bao gồm cả việc ai là người sẽ được chọn làm Chủ tịch, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội. Những cái tên của những người được đề cử sẽ được đưa ra Quốc hội để phê duyệt chính thức.
Các quy định và thông lệ của đảng yêu cầu các ủy viên Bộ chính trị, những người có tuổi đời quá 65 hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ, phải nghỉ hưu. Chỉ thị số 35-CT/TW được Bộ Chính trị ban hành xác định năm 2020 là hạn để quyết định độ tuổi hợp lệ cho các ứng viên cho một trong 4 vị trị trứ trụ.
Các cá nhân được lựa chọn cho một trong 4 vị trí tứ trụ phải phục vụ đủ 1 nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến công việc cụ thể của họ. Quy định của Đảng cho phép miễn trừ tiêu chuẩn tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp "ngoại lệ". Thông lệ của Đảng đã cho phép duy nhất một trường hợp ngoại lệ trong quá khứ đối với vị trí Tổng bí thư, và theo quy định 214 của Đảng (tháng 2 năm 2020), chỉ có Ban Chấp hành trung ương mới có quyền phê duyệt những ngoại lệ.
Tuy nhiên, có một nhân tố phức tạp. Do Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, đảng đã đồng ý cho phép Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch nước. Đây là một quyết định chưa từng có. Ông Trọng sẽ nghỉ hưu sau khi hoàn tất nhiệm kỳ của mình vào tháng 1 năm 2021. Với tuổi tác và sức khỏe của mình, rất khó có khả năng ông Trọng sẽ ở lại vị trí Chủ tịch nước nhiệm kỳ hai. "Tam trụ" sẽ trở lại với "Tứ trụ".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) phát biểu trước 200 ủy viên Ban chấp hành trung ương tại phiên bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 - AFP
Tại Đại hội 12, 19 ủy viên Ban Chấp hành trung ương đã được bầu vào Bộ Chính trị (bao gồm 3 nữ). Sau đó, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã bị khai trừ và Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần. Trong số 17 ủy viên còn lại, 8 người sẽ quá tuổi 65 và do đó sẽ nghỉ hưu (bao gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng và Trương Hòa Bình). Danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu có thể giảm mất 2 người : Đinh Thế Huynh bị bệnh, Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Ngoài ra, có tin đồn chưa được kiểm chứng là Võ Văn Thưởng, người trẻ nhất trong Bộ Chính trị hiện đang ở độ tuổi 49, cũng sẽ nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ này vì lý do cá nhân.
Các vị trí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội cho nhiệm kỳ tới chỉ có thể được bầu chọn từ những ủy viên còn lại đáp ứng tiêu chuẩn thuộc Bộ Chính trị, những người đã phục vụ đủ 1 nhiệm kỳ. Vì vậy, chỉ còn 6 người trong Bộ Chính trị - 5 nam và 1 nữ (không bao gồm Võ Văn Thưởng) - những người đáp ứng tiêu chuẩn cho việc bầu chọn vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu bao gồm : Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh và Nguyễn Văn Bình.
Quá trình lựa chọn cuối cùng cho 4 vị trí hàng đầu sẽ chịu ảnh hưởng bởi các quy định của đảng, quy định về ngoại lệ, thông lệ của đảng rằng Tổng bí thư phải là người Bắc, và phải có đại diện nữ. Theo quy định 214, Tổng bí thư cần phải có "năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ các lãnh đạo cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nghiệm, các cán bộ cấp chủ chốt". Tổng bí thư phải "kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnhủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương ; tham gia Bộ Chính trị ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên"
Nếu một ngoại lệ được chấp thuận thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm. Ông Vượng có kinh nghiệm ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan trung ương đảng - nơi ông là Chủ tịch Ban Chấp hành trung ương (2011), Ban Bí thư (từ tháng 5/2013) và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng (2016), Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 3/2018). Ông Trần Quốc Vượng sinh ở Thái Bình. Ông là cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng hôm 26/10/2019 trong chuyến thăm Pháp AFP
Tuy nhiên, có một nhân tố cần phải xem xét, đó là tuổi của ông Vượng và sức khỏe của ông. Ông Vượng sẽ 67 tuổi vào năm 2021 và 72 tuổi vào đại hội 14. Liệu ông ta sẽ là Tổng bí thư 1 nhiệm kỳ hay ông cũng giống ông Trọng (nghỉ hưu ở độ tuổi 76), được cho thêm một ngoại lệ và nghỉ hưu ở độ tuổi 77 ?
Vị trí thủ tướng thường rơi vào Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiệm kỳ 2007 - 2016 đã bị loại vì bị kỷ luật. Trong số 6 người còn lại có độ tuổi dưới 65, 2 người có khả năng được chọn gồm : Vương Đình Huệ (Phó thủ tướng từ năm 2016 và hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội) dường như đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn ; và Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Một lựa chọn có thể khác là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã phục vụ một nhiệm kỳ, tái cử. Ông Phúc sẽ 66 tuổi vào đại hội 13 và vì vậy nếu tái cử ông phải được chấp thuận là ngoại lệ.
Nếu Vương Đình Huệ được chọn làm Thủ tướng, 5 người còn lại sẽ là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch nước. Tiêu chuẩn cho vị trí này bao gồm kinh nghiệm sâu trong chính phủ. Vì vậy sẽ có hai ứng viên có thể cho vị trí này là Tô Lâm và Phạm Bình Minh.
Tô Lâm, hiện là Bộ trưởng Bộ Công an, có thể theo bước người tiền nhiệm là Trần Đại Quang người từng là Bộ trưởng Bộ Công an trước khi là Chủ tịch nước.
Phạm Bình Minh, người sẽ hoàn thành 2 nhiệm kỳ ở chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và sẽ phải rời khỏi vị trí này. Sự nghiệp của ông Minh gắn với Bộ Ngoại giao và là Phó Thủ tướng. Ông Minh, người nói thạo tiếng Anh, được coi là một ưu điểm được biết đến trên trường quốc tế.
Nếu những vị trí nói ở trên đã tìm được người thì sẽ còn lại 5 ủy viên Bộ Chính trị còn lại đủ tiêu chuẩn để được chọn vào vị trí Chủ tịch quốc hội. Bây giờ câu hỏi về đại diện nữ giới được đặt ra và chỉ có một lựa chọn là bà Trương Thị Mai - Trưởng ban Dân vận trung ương.
tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (thứ ba từ trái sang) chụp hình cùng những người dự bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 AFP
Một khả năng khác là tái bổ nhiệm đương kim Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã phục vụ đủ một nhiệm kỳ. Nhưng bà Ngân sẽ 66 tuổi vào đại hội 13, và để được tái bổ nhiệm bà Ngân sẽ cần được chấp thuận là ngoại lệ.
Như đã đề cập ở trên, đại hội 12 đã bầu chọn 19 ủy viên Bộ Chính trị. Con số này đã giảm xuống còn 14 do có người mất, người bị khai trừ và người bị bệnh. Nếu 8 người còn lại phải nghỉ hưu do quá tuổi 65, sẽ chỉ còn 6 người cho 4 vị trí cao nhất. Điều này gợi ý ít nhất một người quá tuổi 65 sẽ được cho là ngoại lệ.
Kể từ đại hội 4 vào năm 1976, số lượng con số các ủy viên Bộ Chính trị thường từ 13 đến 19. Con số trung bình là 16 người mà theo một số đảng viên thì đây là không bền vững vì sẽ có khả năng về ngang bằng phiếu bầu.
Đảng cộng sản Việt Nam đang đối mặt với một quyết định chính về chuyển giao thế hệ. Nếu số lượng người trong Bộ Chính trị vẫn được giữ ở con số 19, điều này có nghĩa là 12 người mới sẽ được bầu vào. Nếu con số người trong Bộ Chính trị giảm xuống còn 15 người, 8 người mới sẽ được bầu vào.
Đại sứ quán Trung Quốc theo dõi chặt hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam. Trong quá khứ, Đại sứ Trung Quốc và các nhân viên cao cấp của Đại sứ quán Trung Quốc đã nói (với Việt Nam) về những lựa chọn của họ cho các vị trí lãnh đạo (của Việt Nam). Việc này thường được làm dưới hình thức gợi ý chỉ ra rằng có 1 lãnh đạo quá thân Mỹ (trường hợp Phạm Bình Minh trong quá khứ) hoặc không thiện cảm với Trung Quốc.
Vậy Trần Quốc Vượng đứng đâu trong quan hệ với Trung Quốc ? Đánh giá dựa vào tiểu sử của ông Vượng kể từ khi ông trở thành Thường trực Ban Bí thư vào tháng 3/2018 và là người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, quan điểm của ông Vượng có thể được miêu tả là thực tế và thống nhất với khuôn khổ chính sách của đảng là "hợp tác và đấu tranh".
Ví dụ, vào tháng 1/2020, ông Vượng đã tiếp Trưởng ban Đối ngoại trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Ông Vượng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cả hai nước tăng cường hợp tác thực tế và hiệu quả trên mọi lĩnh vực để chào mừng ngày kỷ niệm. Ông nói rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu thêm các trao đổi hợp tác, có lợi cho người dân hai nước.
Tuy nhiên hơn cả lời nói lịch sự, ông Vượng đã nói đến những khó khăn và nhiều thách thức mà hai nước đang đối mặt. Ông kêu gọi sự phát triển các mối quan hệ truyền thống theo cách có kết quả, bền vững và lành mạnh, đồng thời gợi ý rằng hai bên nên bắt tay để tìm ra các giải pháp thỏa đáng để giải quyết hợp lý những bất đồng qua các biện pháp hòa bình, theo luật quốc tế.
Carl Thayer
Nguồn : RFA, 20/05/2020
Carl Thayer là Giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực "trình làng" một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý "đổi mới". Kể từ những ngày đầu năm trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi "chốt" các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu "cứng" như các quy định "thành văn" được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước "bất thành văn" để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản.
Không thể phủ nhận rằng các Đại hội kể từ hai thập niên trở lại đây sự dân chủ trong Đảng đã được gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt đối với vấn đề chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho mỗi kì Đại hội. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn về các vị trí nhân sự chủ chốt của Đảng được ban hành chi tiết. Các thông tin về nhân sự chủ chốt, quy trình bỏ phiếu đều được công khai tối đa. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng để các phân tích và phán đoán trở nên chất lượng hơn.
Bộ chính trị Đại hội khóa XII có 19 người nhưng hiện nay chỉ còn 16 Ủy viên làm việc. Theo các quy định về độ tuổi, chúng tôi tạm thời chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ nhất là những người quá tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị theo quy định, và phải rời vị trí sau Đại hội XIII (trên 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội), tạm gọi là nhóm "Bộ Tám" bao gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước và 7 người sinh vào những năm 1953, 1954, 1955. Cụ thể, nhóm này gồm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (SN 1944), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (SN 1954), bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch quốc hội (SN 1954), ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, (SN 1953), bà Tòng Thị Phóng, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội (SN 1954), ông Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng thường trực (SN 1955), ông Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng (1954), và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh (SN 1953).
Như vậy "Bộ Tám" về nguyên tắc sẽ không tái cử Đại hội khóa XIII (chiếm 50% số lượng Ủy viên Bộ chính trị hiện nay) tương đối phù hợp với nguyên tắc kế cận.
Nhóm thứ hai gồm Sáu Ủy viên Bộ Chính trị, là nhóm theo quy định được cơ cấu tái cử, (dưới 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội XIII) sinh vào các năm 1957, 1958, 1959 tạm gọi là nhóm "Bộ Sáu". Cụ thể bao gồm, ông Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức trung ương (SN 1958), bà Trương Thị Mai, trưởng ban Dân vận (SN 1958), ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao (SN 1959), ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ (SN 1957), ông Tô Lâm Bộ trưởng Công an (SN 1957), ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội (SN 1959).
Nhóm thứ ba là nhóm sinh từ năm 1961 trở về sau, tạm gọi là "Nhóm 2026", tức là nhóm không những tái cử ở nhiệm kì Đại hội XIII, mà còn đủ tuổi để tái cử vào nhiệm kì Đại hội XIV (2026), bao gồm hai ông là Võ Văn Thưởng trưởng ban Tuyên giáo trung ương (SN 1970) và ông Nguyễn Văn Bình, (SN 1961) trưởng ban Kinh tế trung ương.
Trong trường hợp Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không tái cử Đại hội XIII, chúng ta bắt đầu tiến hành "diễn dịch" của Quy định 90-QĐ/TW về "Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lí" được ban hành ngày 4/8/2017. Đoạn quy định chức danh Tổng bí thư ngoài các tiêu chí chung có một điều kiện đặc biệt, ứng cử viên phải "có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Trong các phiên họp của Ban chấp hành trung ương hiện nay ngoài Tổng bí thư chỉ có Ba chức danh là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, và Thường trực Ban bí thư được phép ngồi Chủ tọa và điều hành phiên họp.
Trong lịch sử và theo truyền thống kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn tại Đại hội VI (1986), các nhân vật phải nắm giữ vị trí từ Thường trực ban bí thư trở lên cho đến các vị trí cao nhất mới có khả năng kế cận trở thành Tổng bí thư.
Cụ thể ở đây, tại Đại hội VI (1986) là ông Nguyễn Văn Linh, trước đó ông là Thường trực Ban bí thư, Đại hội VII (1991) ông Đỗ Mười, trước đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng hiện nay), Đại hội VIII (1996) ông Đỗ Mười tiếp tục tái cử. Tại Hội nghị trung ương tháng 12/1997, Ban Chấp hành trung ương đã bầu ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu lúc đó là Thường vụ Bộ chính trị, một trong bốn vị trí cao nhất, sau Tổng bí thư Đỗ Mười. Đại hội IX (2001), là ông Nông Đức Mạnh, trước đó ông là Chủ tịch quốc hội, Đại hội X (2006) ông Nông Đức Mạnh tiếp tục tái cử. Đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng, ông lúc đó là Chủ tịch quốc hội, Đại hội XII (2016), ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái cử.
Với Quy định về chức danh Tổng bí thư, và theo lịch sử lựa chọn các vị trí quyền lực nhất từ trên xuống được "truyền thống hóa" kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn, thì hiện nay các ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và ông Trần Quốc Vượng hiện sẽ có nhiều lợi thế.
Tuy nhiên trong ba người, thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ như không được truyền thống hay lịch sử "ưu ái", vì trong lịch sử cũng như theo truyền thống Đảng chưa có Tổng bí thư nào là nữ. Ngoài ra Tổng bí thư qua tất cả các thời kì cũng đều là người miền Trung và miền Bắc.
Xét trên nhưng quy ước bất thành văn đó thì hiện nay mọi cặp mắt đang đổ dồn về bộ đôi hai ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng.
Với các tiêu chí, "đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định), cho thấy việc quy định ứng cử viên Tổng bí thư phải "đi địa phương" hay tham gia trọn một nhiệm kì Bộ Chính trị đã không còn "cứng" như trước.
Việc Đảng chưa có chủ tương nhất thể hóa hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nên đến Đại hội XIII, khả năng cao chúng ta lại chứng kiến sự quay lại của cấu trúc bốn chức danh chủ chốt (thường gọi là "Tứ trụ").
Vậy những ai có khả năng tiến đến những chiếc ghế còn lại trong "Tứ trụ" bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội.
Quy định 90-QĐ/TW đối với chức danh Chủ tịch nước đều có các tiêu chí chung cụ thể bao gồm uy tín (được hiểu là không bị các kỉ luật về Đảng, hoạc mức độ tín nhiệm cao trong Bộ chính trị đã được bỏ phiếu), năng lực nổi trội, lĩnh vực công tác. Nếu "áp" các tiêu chí chung cho nhóm "Bộ Sáu", và "nhóm 2026" thì cả 8 vị trí tái của Bộ chính trị đều có cơ hội ngang nhau. Tuy nhiên theo tiêu chí của chức danh này là "kinh qua và nổi trội trong các lĩnh vực công tác an ninh, đối ngoại, tư pháp…", thì ba ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao, ông Tô Lâm Bộ trưởng công an, và ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức trung ương sẽ có lợi thế hơn.
Đối với chức danh Thủ tướng, ngoài các tiêu chí chung, theo lịch sử và truyền thống tất cả các Thủ tướng hay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (trước đây) kể từ thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều trưởng thành từ Phó Thủ tướng. Đó là các ông Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Điều này thể hiện tiêu chí cho việc chọn lựa nhân sự thủ tướng đặt yếu tố "kinh nghiệm trong điều hành bộ máy hành pháp" lên hàng đầu.
Như vậy các lợi thế sẽ thuộc về các Phó thủ tướng hiện nay, ông Trương Hòa Bình, ông Phạm Bình Minh, và ông Vương Đình Huệ. Hai ông Trịnh Đình Dũng và ông Vũ Đức Đam không tham gia Bộ Chính trị.
Trong 3 Phó thủ tướng thì ông Trương Hòa Bình sinh năm 1955 thì hiện nay không đủ tiêu chuẩn tuổi để tái cử Bộ Chính trị, và về lĩnh vực phụ trách ông cũng chuyên trách về mảng nội chính, tư pháp. Ông Phạm Bình Minh chủ yếu phụ trách lĩnh vực đối ngoại. Ông Vương Đình Huệ, nếu xét về tiêu chí thứ ba trong quy định chức danh Thủ tướng là cần "có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước ; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế", thì có vẻ như là người có nhiều lợi thế nhất.
Cuối cùng là chức danh Chủ tịch quốc hội, cả hai nhóm "Bộ Sáu" và "nhóm 2026" gồm 8 Ủy viên Bộ Chính trị có thể tái cử đều có cơ hội như nhau để tiến đến chức danh đứng đầu cơ quan Lập pháp này. Tuy nhiên nếu theo tiêu chí của chức danh Chủ tịch quốc hội như "có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật…" thì bà Trương Thị Mai (SN 1958), Trưởng ban Dân Vận hiện nay đang có lợi thế hơn cả.
Bà Mai, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề của Xã hội của Quốc hội, và cũng là Ủy viên Thường vụ Quốc hội hai khóa liền từ 2007-2016.
Bà Mai hiện cũng là một trong Ba người có thâm niên tham gia Ban chấp hành trung ương chính thức lâu nhất (Ba khóa, từ Đại hội X, 2006) trong số "bộ Tám tái cử" cùng với hai người còn lại là ông Hoàng Trung Hải tham gia ban chấp hành trung ương Bốn khóa, từ Đại hội IX (2001) ông Vương Đình Huệ từ Đại hội X (2006).
Bà là đại biểu quốc hội có thâm niên cao nhất trong nhóm "Bộ Tám" Ủy viên Bộ Chính trị có khả năng tái cử hiện nay. Nếu không có gì thay đổi Bà sẽ tham gia làm Đại biểu Quốc hội ít nhất trọn 24 năm (kể từ năm 1997 cho đến Đại hội 2021) là người tham gia sinh hoạt nghị trường hơn hai thập kỉ liên tục.
Cuối cùng cần nói thêm một truyền thống "bất thành văn" có tính chất vùng miền khó có thể bỏ qua đó là kể từ sau năm 1975, 4 vị trí cao nhất chưa bao giờ vắng mặt một nhân vật đến từ Miền Nam. Bộ Chính trị khóa XII hiện nay có 4 nhân vật đến từ Miền Nam bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), ông Nguyễn Thiện Nhân (Trà Vinh), ông Trương Hòa Bình (Long An), ông Võ Văn Thưởng (Vĩnh Long).
Tuy nhiên trong 4 nhân vật trên theo quy định bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Trương Hòa Bình đã quá tuổi tái cử Bộ Chính trị. Nhân vật miền Nam theo quy định đủ tuổi tái cử là ông Võ Văn Thưởng (SN 1970), Trưởng ban Tuyên giáo trung ương trưởng thành khá trẻ, ông sinh năm 1970. Vì vậy việc "Tứ trụ" khóa XIII có "cơ cấu cứng" một nhân vật đến từ Miền Nam hay không vẫn còn là một ẩn số lớn.
Theo nguyên tắc đến hết Khóa này số lượng Ủy viên Bộ Chính trị vẫn có thể được bổ sung để đạt trở lại con số 19 như Đại hội XII đã bầu. Nếu số lượng Ủy viên Bộ Chính trị trở lại con số 19 thì các vị trị "Tứ trụ" được dự kiến cho Đại hội XIII như phân tích ở trên theo chúng tôi không bị ảnh hưởng. Nó chỉ ảnh hưởng đối với vị trí của nhóm ở dưới, nhóm "Bộ Tám" tái cử.
Đối với vị trí Thường trực Ban Bí thư, cơ hội cũng chia đều cho nhóm "Bộ Tám" Ủy viên Bộ chính trị tái cử. Tuy nhiên các nhân vật đang điều hành công tác Đảng hiện nay được chú ý hơn bao gồm các ông Phạm Minh Chính, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Văn Bình.
Vị trí Bộ trưởng quốc phòng, nếu ông Ngô Xuân Lịch không tái cử, theo truyền thống kế cận sẽ là một nhân vật đến từ lực lượng vũ trang là Bộ Quốc phòng. Hiện nay trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư chỉ có ông Lương Cường (SN 1957) Bí thư trung ương Đảng, công tác tại Bộ Quốc phòng, ông là Đại tướng, và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Những người ủng hộ ông đương nhiên là muốn một kịch bản lặp lại như ở Đại hội XI, lúc đó ông Ngô Xuân Lịch cũng là Bí thư trung ương Đảng và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Vị trí Bộ trưởng ngoại giao nếu ông Phạm Bình Minh rời đi để tiến đến một vị trí cao hơn sau hai nhiệm kì chúng ta sẽ có Tân bộ trưởng ngoại giao. Nhân vật này theo truyền thống Bộ trưởng sẽ là người từ Bộ này, người hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp. Duy nhất trong quá khứ tại Đại hội X (2006), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm từ Chính phủ sang kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, do lúc đó Bộ này khủng hoảng nhân sự (chỉ bầu được một Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương, đó là Thứ trưởng Phạm Bình Minh). Bộ Ngoại giao hiện có hai thứ trưởng là Bùi Thanh Sơn và Lê Hoài Trung đều là Trung ương Ủy viên.
Các vị trí còn lại như các Trưởng các ban Đảng bao gồm, Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Kinh tế, các Bộ trưởng Công an, Bí thứ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo chúng tôi vẫn còn là ẩn số cho đến khi cấu trúc các vị trí chủ chốt bên trên ổn định.
Theo nguyên tắc việc cơ cấu các Ủy viên Bộ chính trị để bầu tại Đại hội thường nhắm vào các chức danh cụ thể, ngược lại các chức danh đó phải được cơ cấu "cứng" là Ủy viên Bộ chính trị nắm. Như vậy hai Bí thư trung ương Đảng hiện nay là ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lí luận trung ương, và ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương hiện nay đang có nhiều lợi thế để "ngồi vào" chiếc ghế Ủy viên Bộ chính trị kế tiếp. Vì thường hai vị trí này theo truyền thống đều được cơ cấu "cứng" phải là Ủy viên Bộ Chính trị nắm.
Trong số 23 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư hiện nay, chỉ có ba nhân vật sinh ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị (1961), ông Trần Cẩm Tú, Bí thư trung ương Đảng (1961), và ông Trần Thanh Mẫn Bí thư trung ương Đảng (1962).
Điều đặc biệt lưu ý đó là hiện trong Bộ Chính trị chỉ có một nhân vật duy nhất ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961, điều đó cho thấy đang có một khoảng trống thế hệ cho nhóm lãnh đạo thế hệ 6X, hay sự thiếu vắng những lãnh đạo chủ chốt thế hệ 6X.
Điều đó dẫn đến việc Đại hội XIV (2026) một thế hệ lãnh đạo "6X, 7X" nhiệm kì Bộ Chính trị Ban Bí thư Khóa này nếu được tái cử chỉ còn Bốn nhân vật là các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn. Đó là một tỉ lệ kế cận 6X khá khiêm tốn.
Do vậy chúng tôi nhận định tại Đại hội XIII chủ yếu sẽ là sự bổ sung "thế hệ tuổi từ giữa cho đến cuối 6X" cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư để đảm bảo vững chắc nguyên tắc kế thừa các thế hệ lãnh đạo.
Theo như phân tích trên đây cùng với truyền thống thâm niên và kế thừa lãnh đạo nếu không có gì thay đổi, các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, ông Trần Cẩm Tú, và Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến đến những vị trị cao nhất trong hệ thống quyền lực tại Đại hội XIV (2026).
Trương Xuân Danh
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/05/2019 (Facebook Trương Xuân Danh)
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực "trình làng" một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý "đổi mới". Kể từ những ngày đầu năm trước Đại hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi "chốt" các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam giơ tay biểu quyết một nghị quyết - Ảnh minh họa
Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu "cứng" như các quy định "thành văn" được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước "bất thành văn" để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản.
Không thể phủ nhận rằng các đại hội kể từ hai thập niên trở lại đây sự dân chủ trong Đảng đã được gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt đối với vấn đề chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho mỗi kì đại hội. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn về các vị trí nhân sự chủ chốt của Đảng được ban hành chi tiết. Các thông tin về nhân sự chủ chốt, quy trình bỏ phiếu đều được công khai tối đa. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng để các phân tích và phán đoán trở nên chất lượng hơn.
Bộ chính trị Đại hội khóa XII có 19 người nhưng hiện nay chỉ còn 16 Ủy viên làm việc. Theo các quy định về độ tuổi, chúng tôi tạm thời chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ Nhất là những người quá tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị theo quy định, và phải rời vị trí sau Đại hội XIII (trên 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội), tạm gọi là nhóm "Bộ Tám" bao gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước và 7 người sinh vào những năm 1953, 1954, 1955. Cụ thể, nhóm này gồm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (SN 1944), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (SN 1954), bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội (SN 1954), ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, (SN 1953), bà Tòng Thị Phóng, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội (SN 1954), ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực (SN 1955), ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng (1954), và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh (SN 1953).
Như vậy "Bộ Tám" về nguyên tắcsẽ không tái cử Đại hội khóa XIII (chiếm 50% số lượng Ủy viên Bộ chính trị hiện nay) tương đối phù hợp với nguyên tắc kế cận.
Nhóm thứ Hai gồm 6 ủy viên Bộ Chính trị, là nhóm theo quy định được cơ cấu tái cử, (dưới 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội XIII) sinh vào các năm 1957, 1958, 1959 tạm gọi là nhóm "Bộ Sáu". Cụ thể bao gồm, ông Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức trung ương (SN 1958), bà Trương Thị Mai, trưởng ban Dân vận (SN 1958), ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao (SN 1959), ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng chính phủ (SN 1957), ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an (SN 1957), ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội (SN 1959).
Nhóm thứ Ba là nhóm sinh từ năm 1961 trở về sau, tạm gọi là "Nhóm 2026", tức là nhóm không những tái cử ở nhiệm kì Đại hội XIII, mà còn đủ tuổi để tái cử vào nhiệm kì Đại hội XIV (2026), bao gồm hai ông là Võ Văn Thưởng trưởng ban Tuyên giáo trung ương (SN 1970) và ông Nguyễn Văn Bình, (SN 1961) trưởng ban Kinh tế trung ương.
Trong trường hợp Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không tái cử Đại hội XIII, chúng ta bắt đầu tiến hành "diễn dịch" của Quy định 90-QĐ/TW về "Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lí" được ban hành ngày 4/8/2017. Đoạn quy định chức danh Tổng bí thư ngoài các tiêu chí chung có một điều kiện đặc biệt, ứng cử viên phải "có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Trong các phiên họp của Ban chấp hành trung ương hiện nay ngoài Tổng bí thư chỉ có 3 chức danh là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, và Thường trực Ban bí thư được phép ngồi Chủ tọa và điều hành phiên họp.
Trong lịch sử và theo truyền thống kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn tại Đại hội VI (1986), các nhân vật phải nắm giữ vị trí từ Thường trực ban bí thư trở lên cho đến các vị trí cao nhất mới có khả năng kế cận trở thành Tổng bí thư.
Cụ thể ở đây, tại Đại hội VI (1986) là ông Nguyễn Văn Linh, trước đó ông là Thường trực Ban bí thư, Đại hội VII (1991) ông Đỗ Mười, trước đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng hiện nay), Đại hội VIII (1996) ông Đỗ Mười tiếp tục tái cử. Tại Hội nghị trung ương tháng 12/1997, Ban Chấp hành trung ương đã bầu ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu lúc đó là Thường Vụ Bộ chính trị, một trong bốn vị trí cao nhất, sau Tổng bí thư Đỗ Mười. Đại hội IX (2001), là ông Nông Đức Mạnh, trước đó ông là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội X (2006) ông Nông Đức Mạnh tiếp tục tái cử. Đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng, ông lúc đó là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội XII (2016), ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái cử.
Với Quy định về chức danh Tổng bí thư, và theo lịch sử lựa chọn các vị trí quyền lực nhất từ trên xuống được "truyền thống hóa" kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn, thì hiện nay các ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và ông Trần Quốc Vượng hiện sẽ có nhiều lợi thế.
Tuy nhiên trong ba người, thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ như không được truyền thống hay lịch sử "ưu ái", vì trong lịch sử cũng như theo truyền thống Đảng chưa có Tổng bí thư nào là nữ. Ngoài ra Tổng bí thư qua tất cả các thời kì cũng đều là người miền Trung và miền Bắc.
Xét trên nhưng quy ước bất thành văn đó thì hiện nay mọi cặp mắt đang đổ dồn về bộ đôi hai ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng.
Với các tiêu chí, "đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành trung ương quyết định), cho thấy việc quy định ứng cử viên Tổng bí thư phải "đi địa phương" hay tham gia trọn một nhiệm kì Bộ Chính trị đã không còn "cứng" như trước.
Việc Đảng chưa có chủ tương nhất thể hóa hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nên đến Đại hội XIII, khả năng cao chúng ta lại chứng kiến sự quay lại của cấu trúc bốn chức danh chủ chốt (thường gọi là "Tứ trụ").
Vậy những ai có khả năng tiến đến những chiếc ghế còn lại trong "Tứ trụ" bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội.
Quy định 90-QĐ/TW đối với chức danh Chủ tịch nước đều có các tiêu chí chung cụ thể bao gồm uy tín (được hiểu là không bị các kỉ luật về Đảng, hoạc mức độ tín nhiệm cao trong Bộ chính trị đã được bỏ phiếu), năng lực nổi trội, lĩnh vực công tác. Nếu "áp" các tiêu chí chung cho nhóm "Bộ Sáu", và "nhóm 2026" thì cả 8 vị trí tái của Bộ chính trị đều có cơ hội ngang nhau. Tuy nhiên theo tiêu chí của chức danh này là "kinh qua và nổi trội trong các lĩnh vực công tác an ninh, đối ngoại, tư pháp", thì ba ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, ông Tô Lâm Bộ trưởng Công an, và ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức trung ương sẽ có lợi thế hơn.
Đối với chức danh Thủ tướng, ngoài các tiêu chí chung, theo lịch sử và truyền thống tất cả các thủ tướng hay chủ tịch hội đồng bộ trưởng (trước đây) kể từ thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều trưởng thành từ Phó Thủ tướng. Đó là các ông Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Điều này thể hiện tiêu chí cho việc chọn lựa nhân sự Thủ tướng đặt yếu tố "kinh nghiệm trong điều hành bộ máy hành pháp" lên hàng đầu.
Như vậy các lợi thế sẽ thuộc về các Phó thủ tướng hiện nay, ông Trương Hòa Bình, ông Phạm Bình Minh, và ông Vương Đình Huệ. Hai ông Trịnh Đình Dũng và ông Vũ Đức Đam không tham gia Bộ Chính trị.
Trong 3 Phó thủ tướng thì ông Trương Hòa Bình sinh năm 1955 thì hiện nay không đủ tiêu chuẩn tuổi để tái cử Bộ Chính trị, và về lĩnh vực phụ trách ông cũng chuyên trách về mảng nội chính, tư pháp. Ông Phạm Bình Minh chủ yếu phụ trách lĩnh vực đối ngoại. Ông Vương Đình Huệ, nếu xét về tiêu chí thứ ba trong quy định chức danh Thủ tướng là cần "có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước, kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế", thì có vẻ như là người có nhiều lợi thế nhất.
Cuối cùng là chức danh Chủ tịch quốc hội, cả hai nhóm "Bộ Sáu" và "nhóm 2026" gồm 8 ủy viên Bộ Chính trị có thể tái cử đều có cơ hội như nhau để tiến đến chức danh đứng đầu cơ quan Lập pháp này. Tuy nhiên nếu theo tiêu chí của chức danh Chủ tịch quốc hội như "có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật…" thì bà Trương Thị Mai (SN 1958), Trưởng ban Dân vận hiện nay đang có lợi thế hơn cả.
Bà Mai, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề của xã hội của Quốc hội, và cũng là Ủy viên Thường vụ Quốc hội hai khóa liền từ 2007-2016. Bà Mai hiện cũng là một trong 3 người có thâm niên tham gia Ban chấp hành trung ương chính thức lâu nhất (3 khóa, từ Đại hội X, 2006) trong số "Bộ Tám tái cử" cùng với hai người còn lại là ông Hoàng Trung Hải tham gia ban chấp hành trung ương 4 khóa, từ Đại hội IX (2001) ông Vương Đình Huệ từ Đại hội X (2006). Bà là đại biểu quốc hội có thâm niên cao nhất trong nhóm "Bộ Tám" Ủy viên Bộ Chính trị có khả năng tái cử hiện nay. Nếu không có gì thay đổi bà Mai sẽ tham gia làm Đại biểu quốc hội ít nhất trọn 24 năm (kể từ năm 1997 cho đến Đại hội 2021) là người tham gia sinh hoạt nghị trường hơn hai thập kỉ liên tục.
Cuối cùng cần nói thêm một truyền thống "bất thành văn" có tính chất vùng miền khó có thể bỏ qua đó là kể từ sau năm 1975, 4 vị trí cao nhất chưa bao giờ vắng mặt một nhân vật đến từ Miền Nam. Bộ Chính trị khóa XII hiện nay có 4 nhân vật đến từ Miền Nam bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), ông Nguyễn Thiện Nhân (Trà Vinh), ông Trương Hòa Bình (Long An), ông Võ Văn Thưởng (Vĩnh Long).
Tuy nhiên trong 4 nhân vật trên, theo quy định bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Trương Hòa Bình đã quá tuổi tái cử Bộ Chính trị. Nhân vật Miền Nam theo quy định đủ tuổi tái cử là ông Võ Văn Thưởng (SN 1970), Trưởng ban Tuyên giáo trung ương trưởng thành khá trẻ, ông sinh năm 1970. Vì vậy việc "Tứ trụ" khóa XIII có "cơ cấu cứng" một nhân vật đến từ Miền Nam hay không vẫn còn là một ẩn số lớn.
Theo nguyên tắc đến hết Khóa này số lượng Ủy viên Bộ Chính trị vẫn có thể được bổ sung để đạt trở lại con số 19 như Đại hội XII đã bầu. Nếu số lượng Ủy viên Bộ Chính trị trở lại con số 19 thì các vị trị "Tứ trụ" được dự kiến cho Đại hội XIII như phân tích ở trên theo chúng tôi không bị ảnh hưởng. Nó chỉ ảnh hưởng đối với vị trí của nhóm ở dưới, nhóm "Bộ Tám" tái cử.
Đối với vị trí Thường trực Ban Bí thư, cơ hội cũng chia đều cho nhóm "Bộ Tám" ủy viên Bộ chính trị tái cử. Tuy nhiên các nhân vật đang điều hành công tác Đảng hiện nay được chú ý hơn bao gồm các ông Phạm Minh Chính, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Văn Bình.
Vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, nếu ông Ngô Xuân Lịch không tái cử, theo truyền thống kế cận sẽ là một nhân vật đến từ lực lượng vũ trang là Bộ Quốc phòng. Hiện nay trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư chỉ có ông Lương Cường (SN 1957) Bí thư trung ương Đảng, công tác tại Bộ Quốc phòng, ông là Đại tướng, và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Những người ủng hộ ông đương nhiên là muốn một kịch bản lặp lại như ở Đại hội XI, lúc đó ông Ngô Xuân Lịch cũng là Bí thư trung ương Đảng và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Vị trí Bộ trưởng Ngoại giao nếu ông Phạm Bình Minh rời đi để tiến đến một vị trí cao hơn sau hai nhiệm kì chúng ta sẽ có Tân bộ trưởng Ngoại giao. Nhân vật này theo truyền thống Bộ trưởng sẽ là người từ Bộ này, người hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp. Duy nhất trong quá khứ tại Đại hội X (2006), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm từ Chính phủ sang kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, do lúc đó Bộ này khủng hoảng nhân sự (chỉ bầu được một Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương, đó là Thứ trưởng Phạm Bình Minh). Bộ Ngoại giao hiện có hai thứ trưởng là Bùi Thanh Sơn và Lê Hoài Trung đều là Trung ương Ủy viên.
Các vị trí còn lại như các Trưởng ban Đảng bao gồm, Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Kinh tế, các Bộ trưởng Công an, Bí thứ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo chúng tôi vẫn còn là ẩn số cho đến khi cấu trúc các vị trí chủ chốt bên trên ổn định.
Theo nguyên tắc việc cơ cấu các Ủy viên Bộ chính trị để bầu tại Đại hội thường nhắm vào các chức danh cụ thể, ngược lại các chức danh đó phải được cơ cấu "cứng" là Ủy viên Bộ chính trị nắm. Như vậy hai Bí thư trung ương Đảng hiện nay là ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lí luận trung ương, và ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương hiện nay đang có nhiều lợi thế để "ngồi vào" chiếc ghế Ủy viên Bộ chính trị kế tiếp. Vì thường hai vị trí này theo truyền thống đều được cơ cấu "cứng" phải là Ủy viên Bộ Chính trị nắm.
Trong số 23 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư hiện nay, chỉ có ba nhân vật sinh ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị (1961), ông Trần Cẩm Tú, Bí thư trung ương Đảng (1961), và ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư trung ương Đảng (1962).
Điều đặc biệt lưu ý đó là hiện trong Bộ Chính trị chỉ có một nhân vật duy nhất ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961, điều đó cho thấy đang có một khoảng trống thế hệ cho nhóm lãnh đạo thế hệ 6X, hay sự thiếu vắng những lãnh đạo chủ chốt thế hệ 6X.
Điều đó dẫn đến việc Đại hội XIV (2026) một thế hệ lãnh đạo "6X, 7X" nhiệm kì Bộ Chính trị Ban Bí thư Khóa này nếu được tái cử chỉ còn Bốn nhân vật là các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn. Đó là một tỉ lệ kế cận 6X khá khiêm tốn.
Do vậy chúng tôi nhận định tại Đại hội XIII chủ yếu sẽ là sự bổ sung "thế hệ tuổi từ giữa cho đến cuối 6X" cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư để đảm bảo vững chắc nguyên tắc kế thừa các thế hệ lãnh đạo.
Theo như phân tích trên đây cùng với truyền thống thâm niên và kế thừa lãnh đạo nếu không có gì thay đổi, các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, ông Trần Cẩm Tú, và Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến đến những vị trị cao nhất trong hệ thống quyền lực tại Đại hội XIV (2026).
Trương Xuân Danh
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/05/2019
Một bài viết gây chú ý trên báo Vietnamnet với tiêu đề : Nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, quên 60 tỷ USD 'ngủ yên' trong két. Trong tin bài này, đặt vấn đề vì sao cần phải chú ý đến 50 tỷ USD đang ngủ trong dân ? Theo đó, trong nhiều năm trở lại đây, ngoài vốn vay nước ngoài, Chính phủ chủ trương vay từ nguồn trong nước, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, ngoài ra còn vay Quỹ bảo hiểm xã hội... đã trở nên hạn chế.
Nợ công ngày càng nhiều - Ảnh VnExpress (26/08/2048)
Cùng lúc đó, trong fanpage Tin Quân sự với lá cờ đỏ sao vàng chia sẻ một trạng thái trong đó trích dẫn : đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc. Hãy cùng nhau dâng hiến vì Đảng, Nhà nước, Chính phủ thân yêu.
Thực tế, số tiền nhàn rỗi trong dân (qua ngoại tệ, vàng) là rất lớn. Một công ty ở phía nam thông qua dự án iFan đã lừa đảo nhà đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng, và công ty này chỉ đóng thuế 1,5 triệu đồng Việt Nam. Số lượng người Việt Nam chơi trong lĩnh vực tiền ảo (bitcoin) với giá trị tiền sở hữu cá nhân từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng không phải là hiếm.
Nhà nước có thể huy động nguồn tiền này, và chính nó sẽ đảm bảo thay thế cả nguồn tiền vay ODA trong thời gian sắp tới (khi tính ưu đãi sẽ chấm hết). Vấn đề là : nhà nước làm sao để vay ?
Nhà nước đã và đang tiến hành đảm bảo vay bằng uy tín trong nhiều năm qua thông qua trái phiếu và vay Quỹ bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa.
Bằng uy tín ? Thực tế, nhà nước đã và đang tiến hành đảm bảo vay bằng yếu tố này trong nhiều năm qua thông qua trái phiếu và vay Quỹ bảo hiểm xã hội. Nhưng cả hai nguồn vay này, hoặc đang ế ẩm (trong 5 tháng đầu năm của năm 2018, Kho bạc Nhà nước chỉ huy động được 900 tỷ đồng/3.500 tỷ đồng dự kiến, nghĩa là 'ế ẩm'), hoặc luôn trong tình trạng báo động vỡ quỹ (vì sự hoàn lại của Chính phủ chậm chạp, bản thân Chính phủ vừa qua cũng thừa nhận nợ Quỹ bảo hiểm xã hội 22.090 tỷ đồng, và đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam). Cả hai yếu tố này cho thấy 'uy tín' của Chính phủ trong hoàn lại nguồn vốn vay là khá thấp, sự hiện diện của đợt phát hành Công trái năm 1980 cũng như chiến dịch đổi tiền 1985 tái hiện trong tiềm thức của không ít người, và ý thức thường trực về uy tín của Chính phủ của người dân hiện nay không khác gì đợt khủng hoảng về niềm tin đổi tiền năm 80.
Đó là chưa kể những bài học 'đầy xương máu' từng xảy ra với bà địa chủ Nguyễn Thị Năm (người từng hiến 20.000 đồng bạc Đông Dương) hay nhà tư sản Trịnh Văn Bô (ít nhất 2.000.000 đồng bạc Đông Dương), cho đến những nhà tư sản tại miền Nam sau năm 1975 đã gián tiếp tạo ra một bài học kinh nghiệm : nên hay không nên 'vượt khó cùng Nhà nước xã hội chủ nghĩa'.
Nếu dân không có niềm tin thì Chính phủ cần ra quyết sách gì để có thể huy động được 60 tỷ USD ? Đặc khu cũng có thể là một câu trả lời, bởi việc đưa 3 đặc khu vào hoạt động, thì chỉ tính riêng tiền thu từ đất đã lên đến 9,5 tỷ USD. Do đó, bản thân bà Chủ tịch quốc hội nôn nóng đến mức nhấn mạnh 'phải bàn ra luật đặc khu' không phải là không có lý. Và tiến hành áp dụng 'mỗi tỉnh thành là một đặc khu' như đã từng biến mỗi tỉnh thành là một pháo đài, hay một nhà máy đường về mặt Nghị quyết không phải là khó.
Nếu các phương cách nêu trên (đặc khu và thậm chí thuyết phục người dân mua trái phiếu Chính phủ) vẫn chưa thể giải quyết ngân khố kiệt quệ, thì Nhà nước có thể chú ý đến đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh (giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội) trong một hội luận gần đây trên BBC Việt ngữ. Đó là, Nhà nước nên 'kêu gọi vốn từ các quan chức chính phủ vì những người đó rất giàu, những quan chức này đang sống nhờ vào chế độ nên nếu họ đứng ra đầu tư, đóng góp cho chế độ thì cũng là điều tốt, đồng thời giúp cải thiện hình ảnh của chính quyền trong mắt người dân'.
Ý kiến này khá hợp lý, và có tính khả thi cao. Bởi đội ngũ quan chức hiện thời phải là tấm gương đi đầu trong việc ủng hộ và tán thành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Bản thân những phát lộ về khối tài sản, cũng như thân nhân của đội ngũ quan chức cũng cho thấy, các quan chức rất 'siêng năng làm ăn', và có tích lũy nguồn tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng (cả về mặt động sản lẫn bất động sản). Nguồn tài sản này lại được hưởng đặc quyền là 'không kiểm kê' vì tính nhạy cảm của nó, nghĩa là bản thân đội ngũ quan chức đã lách một số thuế khá lớn từ nguồn tài sản hiện có này. Do vậy, việc tiến hành huy động nguồn tiền 60 tỷ USD trong dân là có thể thực hiện được khi bản thân đội ngũ quan chức đã làm gương.
Để thực hiện tốt có thể tiến hành quy trình huy động cưỡng chế trong 4 vị 'tứ trụ' : Tổng bí thư ; Chủ tịch nước ; Chủ tịch quốc hội ; Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, huy động các vị ủy viên Bộ Chính trị, tiếp theo là hơn 500 vị Đại biểu quốc hội khóa XIV... Nếu vẫn không đủ 1/2 (của 60 tỷ USD) thì huy động tiếp tục trong đội ngũ lực lượng Vũ trang nhân dân gồm : công an nhân dân và quân đội nhân dân. Tiếp tục huy động từ những người đảm nhiệm hoặc hoạt động trong nhà nước và gia đình họ cho đến những người cảm tình với Đảng và Chính phủ.
Quyền lợi đến đâu thì huy động đến đó ; chức vụ cao đến đâu thì mức độ hy sinh cho Tổ quốc cao đến đó. Tổ quốc hiện nay đã làm quá nhiều cho đội ngũ quan chức, cung ứng cho họ không những nhà biệt phủ, xe siêu sang, mà còn giúp con cái họ được học tập, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài,... Và vì vậy, họ phải là tấm gương sáng nhất cho câu trả lời : ta làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Hay sát hơn là trả lời đúng đắn cho câu hỏi 'làm gì cho đất nước' của bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa có trở thành hiện thực hay không, nhà nước có vượt qua những khó khăn về nguồn tiền hay không giờ đây sẽ phụ thuộc vào bản thân các đội ngũ quan chức.
Hợp lý đấy chứ sao không ?
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 30/08/2018