Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/01/2021

Tứ trụ lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 là những ai ?

Nhiều tác giả

‘Trường hp đc bit’ chng t Đng ‘tht bi v nhân s’ 

VOA, 20/01/2021

Vic Đng Cng sn Vit Nam tiếp tc có bit l v nhân s cho mt s trường hp đã quá tui quy đnh ch càng chng t h ‘đã tht bi trong công tác phát hin và bi dưỡng cán b và h ‘đt ra quy đnh nhưng li làm sai quy đnh, mt nhà quan sát t trong nước nói vi VOA.

nhansu1

Ông Nguyn Phú Trng đã làm hai nhim k tng bí thư

Đng Cng sn Vit Nam va kết thúc hi ngh trung ương 15 hôm 17/1 hi ngh toàn th Trung ương Đng ln cui cùng trước khi khai mc Đi hi Đng ln th 13 đ thc hin vic chuyn giao thế h lãnh đo mi năm năm mt ln.

Hi ngh 15 đã thông qua danh sách b sung vào Ban chp hành trung ương khóa mi, các trường hp đc bit được li Trung ương Đng và B Chính tr khóa 13. Nhưng quan trng nht là biu quyết v các trường hp đc bit trong s bn v trí lãnh đo ch cht là Tng bí thư, Ch tch nước, Th tướng Chính ph và Ch tch Quc hi, theo tường thut ca Thông tn xã Vit Nam.

Hi ngh này đã hp xong ch trong vòng 1,5 ngày trong khi lúc đu d kiến hp đến 3 ngày và s phiếu dành cho các trường hp đc bit ‘tp trung rt cao, cũng theo hãng tin Nhà nước Vit Nam.

‘Phương án nhân s mi

Theo quy đnh lâu nay ca Đng Cng sn Vit Nam thì nhng ai đã quá 68 tui thì không được phép tái c. Như vy thì tt c các v t Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng, Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân đu phi v hưu. Đ được tiếp tc li thì h phi được Trung ương Đng chp thun cho là trường hp đc bit.

Hin gi vn chưa rõ các trường hp đc bit đó là ai. Theo quy đnh ca Chính ph thì thông tin v nhân s lãnh đo được đ c ca Đng thuc din tuyt mt, nhưng sau hi ngh 15 thì đã có nhng tin tc rò r v các trường hp đc bit này.

Trao đi vi VOA t Hà Ni, Tiến sĩ Nguyn Quang A, mt nhà bt đng chính kiến đng thi là nhà quan sát chính tr, cho biết sau hi ngh 15 va qua, đã có tin rò r ra là ông Trn Quc Vượng, thường trc Ban bí thư vn được d kiến s lên làm thay ông Trng làm Tng bí thư ti Đi hi 13, không đt đ tín nhim trong Đng.

Ông ch ra vic k này Đng phi hp thêm hi ngh 15 trong khi các khóa trước ch hp ti ln th 14 là đã quyết đnh xong đ chng t rng Đng đã không th thng nht v danh sách nhân s ch cht.

Tuy nhiên, đến hi ngh 15 thì ch cn có 1,5 ngày là đã hp xong nên ông A cho rng ngay t đu hi ngh h đã đi đến s thng nht (v phương án mi).

"Có l h ch b phiếu thôi ch không có bàn cãi gì nên hi ngh mi din ra nhanh như vy", ông suy đoán.

Hin gi theo các tin đn trên mng xã hi mà VOA chưa kim chng được thì Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Th tướng Nguyn Xuân Phúc là các trường hp đc bit được phép li.

"Nếu ông Nguyn Phú Trng là trường hp đc bit thì s to tin l rt xu cho Đng Cng sn Vit Nam", ông A nói. "Bi vì ông y đã được mt ln đc bit ri (ti Đi hi 12 hi năm 2016). Bây gi thêm mt ln đc bit na thì hơi k".

Ông dn ra điu l ca Đng ghi rng không ai được gi chc tng bí thư quá hai nhim kỳ’ đ cho rng nếu ông Trng li thì phi thay đi điu l Đng. Ông Trng lên làm tng bí thư t năm 2011 và đến nay đã được hai nhim k.

"Nếu phi sa đi Điu l Đng cho ông Trng thì cũng na ná như ông Tp Cn Bình bên Trung Quc đã sa Hiến pháp đ cho ông y làm ch tch nước sut đi", ông A lưu ý.

‘Ông Phúc xng đáng

Ngoài vic sa đi Điu l Đng, nhà hot đng dân ch này còn ch ra rng vic ông Trng tiếp tc nm quyn là điu không tt cho nhân quyn và phong trào đu tranh dân ch Vit Nam vì trong năm năm va qua tình hình nhân quyn Vit Nam ti t đi mt cách đáng k.

Ông cho rng ch trương hi nhp kinh tế quc tế đ giúp Vit Nam tăng trưởng như hin nay không ph thuc vào ông Trng mà là ch trương chung ca Đng Cng sn Vit Nam nên ai làm Tng bí thư cũng phi vy thôi.

Còn công cuc chng tham nhũng mang du n cá nhân ca ông Trng, ông A cũng cho rng không phi da vào ông Trng mà thành công được mà phi có các điu kin như có nhà nước pháp quyn, nn tư pháp đc lp, báo chí t do và xã hi dân s năng đng.

Mc dù ch trích Đng làm sai quy đnh, nhưng ông A cho rng nếu cc chng đã phi có trường hp đc bit thì Th tướng Nguyn Xuân Phúc là người xng đáng.

"Ông Phúc rt năng n trong ch đo các chính sách kinh tế và chng dch Covid-19", ông nói.

"Chính ph đã có nhng hot đng ráo riết, rt phù hp vi khoa hc v chng dch bnh và làm rt kiên quyết. Chính vì thế nên thành tích chng dch Vit Nam đt được rt tt", ông A ch ra.

‘Nên cnh tranh công khai

Nhà quan sát chính tr này cho rng vic có trường hp đc bit là tht bi ca Đng.

"Nếu đã có quy đnh mà hết ln này đến ln khác phi có trường hp đc bit thì ch chng t rng các v đc bit ch là đc bit tham quyn c v", ông phân tích.

Ngoài ra, theo li ông, nếu lâu nay Đng luôn lp đi lp li là công tác cán b là quan trng mà đến gi không có người thay thì ch chng t chính sách đó là tht bi.

"Nó cho thy công tác cán b chun b nhiu năm qua vn không xong. Nó tht s gây bt n đnh cho Đng", ông nói thêm.

L ra, theo lp lun ca ông, đ cho trong Đng xut hin người tài thì Đng nên áp dng phương pháp cho các ng viên trong Đng cnh tranh công khai vi nhau.

"H phi tranh lun vi nhau, nêu đường li h là thế này thế kia, và cui cùng trong Đng h s b phiếu cho mt lãnh đo mi", ông gii thích.

"Qua các cuc tranh lun như thế thì người ta mi biết h là người như thế nào", ông nói thêm. Đây là mô hình mà hu hết các đng chính tr các nước phương Tây đu áp dng khi bu lãnh đo.

Nguồn : VOA, 20/01/2021

**********************

Khủng hoảng nhân sự Đảng : phải làm sao ?

Khánh Hòa, VNTB, 19/01/2021

Với những gì đang diễn ra ở Hội nghị Trung ương 15 của Đảng, cho thấy dường như Việt Nam đang khủng hoảng nhân sự lãnh đạo.

tutru1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự bế mạc Hội nghị trung ương 15 Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 ngày 17/01/2021 - Ảnh TTXVN

Tránh bị chụp mũ ‘diễn biến hòa bình’, hay ‘chính trị hóa’ vấn đề mang tính học thuật, bài viết tiếp theo đây xin được ‘mượn hoa lễ Phật’, khi thử đi tìm những tham vấn cho băn khoăn "Nhà lãnh đạo cần làm gì để đối phó với khủng hoảng nhân sự ?" từ góc nhìn quản trị doanh nghiệp, để từ đó suy rộng ra về quản trị quốc gia trong môi trường chính trị đơn nguyên.

Xác định nguyên nhân

Xác định đúng nguyên nhân của vấn đề là bước đầu tiên lãnh đạo cao nhất cần thực hiện khi tiến hành giải quyết khủng hoảng nhân sự. Và vấn đề nói ở đây, phần lớn liên quan đến cơ chế quản lý chung quốc gia, hoặc chính đảng cầm quyền đề ra.

Bởi nếu chỉ có một hai nhân sự vì dính án tham nhũng mà rời ghế, thì chưa thể gọi là khủng hoảng, và thường xuất phát từ lý do cá biệt nào đó. Nhưng nếu người ta đang chứng kiến một tình huống "quá nhiều củi" đang cần đến ‘lò’, thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ chế quản lý nhân sự đang thực sự có vấn đề lớn.

Điều cần rõ ràng bây giờ, là xác định lý do gì khiến đại đa số các nhân sự trong bộ máy sẳn sàng tham nhũng đến như vậy ? Đó có thể do các nhân sự quá bất mãn với cấp trên – chính bản thân người đứng đầu quốc gia, đảng chính trị chẳng hạn.

Thẳng thắn đối mặt với những yếu kém

Sau khi đã biết chính xác nguyên nhân của sự việc, việc tiếp theo cần làm là thẳng thắn đối diện với những yếu kém để tìm ra giải pháp phù hợp.

Đừng nghĩ đến chuyện ‘bút phê’ cho hàng loạt ‘củi vào lò’, để rồi tìm kiếm mới một loại các nhân sự trung thành khác. Cần nhớ rằng, không có cách nào khác để giải quyết triệt để vấn đề này nếu không giải quyết nó từ gốc tới ngọn. Đó là chưa kể, các sai phạm vẫn còn nằm nguyên ở đó và trước sau gì cũng đối diện với một cuộc "thay máu" nhân sự mới trong tương lai. Điều đó cho thấy với cách làm ‘củi – lò’ như vậy, chưa tính thêm việc đôi lúc phải đối mặt giải thích với cử tri về chất lượng nhân sự yếu kém dưới trướng của mình ngày càng gia tăng.

Nếu ‘đổ thừa’, cho rằng sai phạm ở đây nằm ở lỗi cơ chế quản lý, hãy mạnh dạn liệt kê ra các yếu kém và đề xuất một cơ chế mới ngay trong chính đảng của mình. Nếu vấn đề nằm ở chế độ chung của cả thể chế, hãy đưa ra các đề xuất và họp bàn với Bộ Chính trị chẳng hạn, để cải thiện tình hình. Nếu vấn đề nằm ở chỗ cá nhân lãnh đạo tối cao cứ liên tục tăng khối lượng công việc cho cấp dưới, hãy nghiêm túc nhìn nhận và nói chuyện với các bên liên quan để tìm ra giải pháp.

Xây dựng kế hoạch nhân sự lâu dài

Trong mọi cơ chế chính trị, nhân tố con người luôn là ưu tiên hàng đầu đảm bảo cho sự thành công cả về lượng và chất cho chính thể chế đó. Đây cũng chính là các lý do mà một số các chính khách rất thành công trong bài toán chiếm lĩnh lòng tin của cử tri. Do đó, nếu kế hoạch "cải tổ" cơ chế của lãnh đạo tối cao không nhắm được đến các lợi ích lâu dài trong tương lai, đó sẽ chỉ là giải pháp nhất thời và không mang tính hiệu quả cao trong dài hạn. ‘Củi – lò’ là ví dụ.

Để tạo nên sự vững mạnh về lực lượng nhân sự, điều cần làm là lấy nhân viên làm trung tâm cho mọi thay đổi về chiến lược, sách lược của đảng chính trị. Các chiến lược này đòi hỏi sự thống nhất, tập trung và có các giải pháp A,B,C rõ ràng cho các tình huống khủng hoảng có thể xảy ra, và thường sẽ kéo dài ít nhất 05 năm cho một hoạch định tầm vóc vĩ mô quốc gia. Nhờ đó, người ta có thể tiên liệu trước các tình huống biến động bất thường về mặt nhân sự, và từ đó phác thảo ra các giải pháp cụ thể để ứng phó.

Trong mọi trường hợp, người lãnh đạo tối cao cần nhớ rằng giải quyết khủng hoảng nhân sự bao giờ cũng khó khăn và đòi hỏi ngân sách nhiều hơn so với các biện pháp dự phòng.

Khánh Hòa

Nguồn : VNTB, 19/01/2021

**********************

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tứ trụ, và các chủ đề nhân sự 'giải quyết' ở Hội nghị 15

BBC, 18/01/2021

Hội nghị Trung ương 15 của Đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sáng Chủ nhật 17/1, sau một ngày rưỡi làm việc, kết thúc hội nghị sớm so với lịch trình lẽ ra kéo sang thứ Hai 18/1.

tutru2

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự bế mạc hội nghị Trung ương lần thứ 15.

Thông báo chính thức của Đảng xác nhận hội nghị này đã hoàn tất việc đề cử nhân sự bốn chức danh chủ chốt : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội.

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại ?

Đảng cộng sản không tiết lộ tên cụ thể của những nhân vật đã được đề cử cho Đại hội 13 sẽ diễn ra ngày 25/1.

Trong khi đó, trong thiểu số những người được xem là thạo tin chính trường Việt Nam, họ cho rằng đương kim Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được Bộ Chính trị giới thiệu và Trung ương Đảng tại hội nghị 15 thông qua phương án dự kiến cho chức danh Tổng bí thư khóa 13.

Người ta cũng cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Trung ương Đảng ở Hội nghị 15 thông qua cho phương án dự kiến vị trí Chủ tịch nước.

Tương tự, ông Phạm Minh Chính được Hội nghị thông qua cho phương án dự kiến Thủ tướng, và ông Vương Đình Huệ Chủ tịch quốc hội.

Thông tin này chính xác đến đâu, sẽ chỉ được xác nhận khi Đại hội 13 đã diễn ra.

Cũng cần lưu ý rằng, đây mới chỉ là các phương án dự kiến, được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 giới thiệu ra Đại hội 13 xem xét, quyết định.

Trở lại quy trình bầu cử ở Đại hội XII năm 2016, đầu tiên các đại biểu khi đó đã được thông báo để xem xét danh sách nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ngày 25/1/2016.

Đến ngày 26/1/2016, họ tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Các tân ủy viên trung ương khóa mới sau đó đã họp để bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng bí thư. Khi đó, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tái cử Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Có thể 'không cần sửa Điều lệ Đảng'

Điều lệ Đảng sau lần sửa đổi ở Đại hội IX, năm 2001 đã bổ sung quy định : "Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nói với báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh rằng hầu hết nhất trí với đề nghị của Ban chấp hành Trung ương là không đặt vấn đề sửa đổi Điều lệ ở Đại hội XIII.

"Điều lệ quy định Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Theo tôi, quy định này không chỉ điều chỉnh với chức danh Tổng bí thư mà còn có giá trị định hướng, dẫn tới các quy định ràng buộc với chức danh người đứng đầu trong cả hệ thống chính trị. Không chỉ là bí thư ở cấp ủy các cấp mà còn người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước nữa.

Điều lệ là quy định mang tính lâu dài, nguyên tắc. Nhưng không vì vậy mà thành rào cản cho tình huống đặc biệt phát sinh, nhất là khi giải pháp đưa ra đạt được đồng thuận, nhất trí cao ở Bộ Chính trị, Trung ương khi giới thiệu, đề cử và ở Đại hội toàn quốc khi thông qua danh sách giới thiệu, và kết quả bầu cử.

Trường hợp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba nếu có thì là rất đặc biệt. Vì rất đặc biệt nên không thể lấy đó làm lý do để sửa, bỏ quy định không quá hai nhiệm kỳ của Điều lệ" - ông Thông nói.

Thông qua danh sách Trung ương khóa mới

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị 15, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua danh sách nhân sự đề cử bổ sung một số người lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bổ sung một số Ủy viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và một số người lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.

Chữ "đặc biệt" ở đây ám chỉ về độ tuổi các ứng viên.

Theo quy định của Đảng cộng sản về công tác nhân sự, người tham gia Ban chấp hành Trung ương lần đầu phải bảo đảm còn tuổi công tác hai nhiệm kỳ, ít nhất trọn một nhiệm kỳ (tức không quá 55 tuổi).

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tái cử không quá 60 tuổi.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương có thể xem xét giới thiệu tái cử đối với ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi, và Ủy viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65 để Đại hội quyết định bầu vào Ban chấp hành, Bộ Chính trị.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016), Trung ương Đảng giới thiệu 5 trường hợp đặc biệt về tuổi.

Có 1 trường hợp đặc biệt trong Bộ Chính trị là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

4 trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương gồm các ông : Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Văn Nam và Huỳnh Phong Tranh ; trong đó chỉ có ông Huỳnh Phong Tranh không trúng cử.

Cũng trong diễn văn bế mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho hay Hội nghị 15 thông qua nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và danh sách đề cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XIII "với số phiếu tập trung rất cao".

Đại hội 13 sẽ diễn ra ngày 25/1 và bế mạc ngày 2/2, theo thông báo trước đó của Đảng cộng sản.

Đại hội 13 sẽ có sự tham dự của 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên. Trong đó, đại biểu đương nhiên 191 (các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII) ; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương 1.381 ; đại biểu chỉ định 15.

Đại hội sẽ họp phiên trù bị trong ngày 25/1 ; phiên khai mạc diễn ra vào 8h sáng ngày 26/1, sẽ bầu Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Nguồn : BBC, 18/01/2021

***********************

Nhận định về ‘Tứ Trụ’ sắp đến

Carl Thayer, RFA, 16/01/2021

Chỉ còn vài ngày nữa Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành đại hội đảng lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính yếu của một đại hội đảng toàn quốc là bầu ra lớp lãnh đạo cho năm năm kế tiếp.

tutru3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự bế mạc hội nghị trung ương 15 ngày 17/01/2021.

Năm ngoái, 4 hội nghị trung ương từ 11 đến 14 đã được tiến hành. Một mục quan trọng lớn trong chương trình nghị sự của mỗi hội nghị trung ương liên quan đến ‘công tác nhân sự’, hoặc chọn những ứng viên để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương.

Theo điều lệ đảng cộng sản Việt Nam hiện hành, các quan chức đảng phải về hưu khi đến tuổi 65. Và không ai có thể đảm đương chức vụ hơn hai nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên điều lệ đảng có mục miễn trừ trong ‘những trường hợp đặc biệt’. Đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nắm vị trí này hai nhiệm kỳ và vào đại hội đảng năm 2016 được cho là trường hợp miễn trừ.

Vào tháng 10 năm 2018, ông Trọng nắm luôn chức chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang chết ngay khi còn đương chức. Vào tháng 4 năm 2019, ông Trọng bị đột quỵ nhưng một tháng sau đó lại tái tục công tác. Khi hoạt động chuẩn bị cho đại hội 13 được tiến hành, nhiều đồn đoán cho rằng ông Trọng, 76 tuổi, sẽ về hưu kỳ này. Suy đoán này được củng cố khi ông Trọng yên ắng vận động cho người sẽ thay thế cho ông là Trần Quốc Vượng.

Tại hội nghị trung ương thứ 13 vào tháng 10 năm ngoái, rõ ràng ông Vượng không thu hút được ủng hộ mạnh từ những quan chức ngang ngửa trong Ban Chấp Hành Trung ương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nổi lên như một đối thủ cho vai trò lãnh tụ đảng. Tuy vậy cả hai đều quá tuổi 65 và cần được miễn trừ để có thể đáp ứng tư cách ứng viên.

Tại hội nghị trung ương 14 vào tháng 12, các ủy viên Trung ương nhận được một danh sách gồm 22 tên tuổi do Bộ Chính Trị đưa ra như là những ứng viên tiềm năng cho Ban chấp hành Trung ương để các đại biểu bầu chọn tại đại hội toàn quốc thứ 13. Mỗi người trong danh sách đều được kèm vai trò hay chức vụ dự kiến đề cử.

Tên đầu tiên trong danh sách là Trần Quốc Vượng, ứng viên cho chức tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc thứ hai, ứng viên cho chức chủ tịch nước. Trương Hòa Bình thứ ba cho chức thủ tướng ; và Phạm Bình Minh thứ bảy cho chức chủ tịch Quốc hội. Tình hình cho thấy rõ ràng Ban Chấp Hành Trung ương lại chia rẽ và Trần Quốc Vượng không được đa số áp đảo ủng hộ.

Kể từ tháng 12, nhiều danh sách được lan truyền suy đoán về ai sẽ chiếm 4 vị trí ‘tứ trụ’ hay là những chức lãnh đạo hàng đầu. Có suy đóan mạnh mẽ, theo diễn biến thời sự, là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ. Điều này sẽ hàm nghĩa hai điều. Thứ nhất, ông Trọng sẽ đảm nhận nhiệm kỳ năm năm tới. Thứ hai, ông Trọng sẽ thôi chức khi Ban Chấp hành Trung ương đạt được đồng thuận về người sẽ thay thế ông Trọng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc dường như được ưu ái cho chức chủ tịch nước.

Những nguồn tin riêng từ Hà Nội cho biết Hội nghị Trung ương 15 nhóm họp hôm 16 tháng và bỏ phiếu chuẩn thuận đề cử cho ông Nguyễn Phú Trọng chức Tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc chức chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính chức thủ tướng và ông Vương Đình Huệ chức chủ tịch Quốc hội. Nếu chính thức được xác nhận, điều này có nghĩa ông Trần Quốc Vượng, Trương Hòa Bình và Phạm Bình Minh không còn trong cuộc tranh một chức ‘tứ trụ’ nữa. Hội nghị 15 theo kế hoạch kết thúc vào ngày 18 tháng 1 và đại hội toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam sẽ khai diễn vào ngày 25 tháng 1.

Carl Thayer

Nguồn : RFA, 16/01/2021

*********************

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 17/01/2021

"Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể". Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12.

tutru4

Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng cộng sản Việt Nam, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội.

Việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ là một điều bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam. Trong một bài bình luận vào tháng 9 năm 2020, tác giả bài biết này cho rằng có khả năng ông Trọng sẽ ở lại sau Đại hội 13 nhưng trên cương vị chủ tịch nước chứ không phải tổng bí thư. Điều này là do trong khi Đảng có thể một lần nữa coi ông Trọng là "trường hợp đặc biệt" để miễn giới hạn tuổi tác cho ông, thì Điều lệ của Đảng quy định rằng "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp". Vì ông Trọng đang đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ ý định nào sẽ sửa đổi điều lệ, giới hạn nhiệm kỳ sẽ là trở ngại lớn nhất để ông có thể ở lại trên cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có nghĩa là việc sửa đổi điều lệ Đảng sẽ được tiến hành ngay tại Đại hội 13 để mở đường cho ông Trọng tiếp tục ở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu nếu không giành được vị trí tổng bí thư. Điều này là do ông Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị, trong khi thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 15 đã quyết định lần này ông Phúc sẽ được coi là trường hợp đặc biệt thứ hai để có thể ở lại đảm nhiệm chức chủ tịch nước.

Việc sắp xếp để ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng chính phủ và ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm vị trí chủ tịch quốc hội ít gây ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, việc ông Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một sự phá vỡ truyền thống vì từ năm 1986 đến nay, vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước, một vị trí mà ông Chính chưa từng đảm nhiệm. Hơn nữa, việc không có chính trị gia miền Nam nào nắm giữ một trong bốn vị trí cao nhất có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định gạt qua một bên một thông lệ quan trọng khác, đó là duy trì sự cân bằng vùng miền trong bốn vị trí hàng đầu của đất nước. Để bù đắp cho điều này, một trong những chính trị gia miền Nam trong Bộ Chính trị tiếp theo được dự kiến sẽ nắm giữ ghế thường trực Ban Bí thư, vị trí chính trị số năm trong hệ thống thứ bậc của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tất cả những thay đổi trên là chưa có tiền lệ. Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực. Bên cạnh lý do thuận tiện chính trị, các xoay sở của họ để đàm phán các lựa chọn hạn chế và vượt qua những ràng buộc về hoàn cảnh và thể chế cũng là điều đáng kể. Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa "chính trị kế nhiệm" của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên.

Các quyết định về nhân sự "tứ trụ" và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với Đảng cộng sản Việt Nam và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới. Những diễn biến tiếp sau đại hội 13 cho tới hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng sẽ là những chỉ dấu quan trọng cho thấy Đảng sẽ xử lý như thế nào những hậu quả có thể xảy ra xuất phát từ việc Đảng rời xa các chuẩn mực đã được thiết lập, đặc biệt là sự bất ổn và khó đoán định ngày càng tăng trong "chính trị kế nhiệm" cấp cao của Đảng.

Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không ? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này. Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về "nghệ thuật của những điều có thể". Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/01/2021

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.

****************

Cơ cấu Vùng – Miền trong chính trị Việt Nam

Huy Đức, 10/01/2021

Nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao, vừa phải là thành tựu của một nhiệm kỳ, mà thành tựu lớn nhất của nhiệm kỳ này là "chống tham nhũng" ; vừa phải đảm bảo được tính đoàn kết quốc gia, mà đại diện luôn là biểu tượng.

tutru5

Ba lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt nam hiện nay vẫn gồm đủ ba miền Bắc Trung Nam : ông Nguyễn Phú Trọng (quê Hà Nội) miền Bắc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (quê Bến Tre) người miền Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (quê Quảng Nam) người miền Trung. Ảnh minh họa các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị Asean ở Hà Nội ngày 12/11

Trong xã hội Việt Nam, vùng - miền là vấn đề muôn thuở. Nhưng câu chuyện vùng miền chưa bao giờ được khoét sâu một cách sâu sắc như trong nhiệm kỳ qua. Trước Đại hội XII, khi mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn được nhiều người nghĩ như là ứng cử viên số một của chức Tổng bí thư, một luồng thông tin được tung ra một cách cố ý cho rằng, Tổng bí thư phải "là người miền Bắc có lý luận".

Thoạt nghe thì cứ tưởng thông tin này chống ông Dũng nhưng hiệu quả của nó là ngược lại. Nó âm ỉ gieo mầm kháng cự sự mặc định chính trị ấy. Việc, cho dù không được Ban chấp hành Trung ương Khóa XI giới thiệu, nhưng ở Đại hội XII ông Dũng vẫn nhận được 41,15% phiếu đồng ý cho ông "ở lại", cho thấy không ít vai trò của vấn đề vùng - miền.

Trong 5 năm qua, các trường hợp cán bộ cao cấp bị kỷ luật, bị bắt... chủ yếu vẫn là người miền Bắc. Những lãnh đạo miền Nam dù bị dân chúng coi như tội đồ như Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải..., dường như đang được nương tay, phẩm hàm vẫn không có bao nhiêu sứt mẻ.

Trước năm 1975, tuy trong chính trị chưa thể hiện sâu sắc vấn đề vùng - miền và các lãnh tụ tập kết gốc miền Nam như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn đều chủ yếu "ngồi chơi xơi nước", nhưng Đảng vẫn chọn được "Bác Tôn", một người thợ máy làm biểu tượng hoàn hảo cho Nam Bộ (miền Trung có Phạm Văn Đồng).

Dù "thay Bác Hồ" từ 1969 cho đến 1980, "Bác Tôn" chưa bao giờ được cơ cấu vào Bộ Chính trị. Người miền Nam tạm kế tục ông cũng chỉ là một người "theo Đảng", luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Khi Nguyễn Văn Linh được chuẩn bị trở thành Tổng bí thư chính trường bắt đầu bàn về xuất thân của ông. Ông Linh, một nhà lãnh đạo cách mạng miền Nam, khi trở thành Tổng bí thư với "lưu ý", quê Hưng Yên, có lẽ đã giúp hình thành quan niệm, Tổng bí thư là "người miền Bắc".

Thời ông Linh, khóa VI, miền Trung có ông Võ Chí Công, miền nam có ông Phạm Hùng (khi ông Phạm Hùng mất, dù ông Linh chọn một người miền Bắc là ông Đỗ Mười thay, 32 đoàn - chủ yếu là miền Nam - vẫn đề nghị bầu ông Kiệt).

Tam nhân : Mười - Anh - Kiệt là một phân bố tiêu biểu không chỉ về quê quán mà cả về quyền lực cho cả 3 miền. Cấu trúc Bắc - Trung - Nam đứng vững cho tới khóa XII. Và chức Thủ tướng kể từ sau Đổi Mới, liên tục 4 đời liền đều là người Nam Bộ.

Cả khi bổ sung giữa nhiệm kỳ và đề cử mới lần này, các ứng cử viên miền Nam đều được chú ý. Nhưng, sau cuộc "bể dâu" vừa qua, tầm nguyên thủ trong các ủy viên Bộ Chính trị người miền Nam, quả thực là, chưa có nhiều cơ thể hiện.

Không có người làm chính trị nào, đặc biệt là người làm tổ chức, không tham vọng quyền lực. Nhưng, làm tổ chức sau một đại hội như Đại hội XII mà không đặt vấn đề hàn gắn những rạn nứt vùng miền thì công tác tổ chức ấy là không chính trị.

Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể. Người dân Việt Nam chưa được hưởng một nền chính trị có thể làm xuất hiện người tài - người có khả năng thuyết phục dân chúng, khơi dậy và thống nhất mọi nguồn lực quốc gia ; Và, mô hình quyền lực vẫn là "vua tập thể"(như cách nói của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An) - thì cơ cấu vùng - miền vẫn là một phương pháp chính trị không thể coi thường được.

Huy Đức

Nguồn : osinhuyduc, 10/01/2021

****************

Vì sao 'trường hợp đặc biệt' được xem xét sau cùng ?

Hoài Thu, Zing, 16/01/202

Mỗi "trường hợp đặc biệt" đều phải trải qua quy trình rất chặt chẽ, kỹ lưỡng, qua nhiều cửa, nhiều vòng xét duyệt.

tutru6

Hội nghị Trung ương 15 chỉ còn cách Đại hội XIII 10 ngày, sẽ xem xét, quyết định trường hợp đặc biệt để giới thiệu ra Đại hội. Ảnh : TTXVN.

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc sáng 16/1. Một trong những nội dung quan trọng được Ban Chấp hành Trung ương xem xét tại hội nghị lần này là "trường hợp đặc biệt" - các nhân sự tham gia lần đầu, các ủy viên Trung ương quá tuổi theo quy định, tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Zing trao đổi với một số chuyên gia trước thềm hội nghị.

Nhân sự có quyền "tự ghi phiếu"

"Việc Hội nghị Trung ương 15 bàn trường hợp đặc biệt là theo đúng lộ trình xem xét các trường hợp tái cử trước, những người mới tham gia lần đầu sau, rồi mới đến các trường hợp đặc biệt", Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương) giải thích.

Theo ông, không phải "có vấn đề phức tạp" để cần có hội nghị Trung ương lần này.

Ông Thông cho biết trong quy trình nhân sự, đầu tiên phải chuẩn bị cho nhân sự tái cử với những ủy viên Trung ương khóa XII đủ điều kiện tái cử khóa XIII. Bước tiếp theo tính đến số nhân sự mới tham gia lần đầu. Và sau cùng mới tính đến "trường hợp đặc biệt".

Theo Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, trong phương hướng công tác nhân sự, trường hợp đặc biệt sẽ do Bộ Chính trị xem xét, trình Trung ương để giới thiệu với đại hội. Tại đại hội, các đại biểu bỏ phiếu kín bầu trường hợp đặc biệt.

Ví dụ, theo cơ cấu 3 độ tuổi, người lần đầu tiên tham gia vào Trung ương không quá 55 tuổi, người nào quá 55 tuổi do các địa phương, đơn vị giới thiệu thì Bộ Chính trị phải xem xét.

Ủy viên Trung ương được quy định không quá 60, nếu ai quá độ tuổi này muốn tái cử, Bộ Chính trị phải xem xét.

Thực tiễn ở Đại hội Đảng XI khi chuẩn bị nhân sự cho khóa XII đã có 4 trường hợp đặc biệt được xem xét gồm các ông : Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Văn Nam, Huỳnh Phong Tranh. Nhưng khi giới thiệu ra đại hội, chỉ có 3 người trúng cử.

Ở cấp Bộ Chính trị chỉ có một trường hợp duy nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu và được đại hội bầu tiếp tục giữ chức Tổng bí thư khóa XII.

Theo ông Thông, về nguyên tắc, các ủy viên Trung ương tại các hội nghị Trung ương được quyền giới thiệu nhân sự "trường hợp đặc biệt", sau đó Trung ương thảo luận và chọn danh sách.

"Bản thân từng đồng chí cũng có quyền tự ghi phiếu xem mình có tái cử không, dù có quá tuổi. Sau đó, Bộ Chính trị sẽ xem xét, trình Trung ương thảo luận tập thể", ông Thông giải thích và nhấn mạnh quy trình lựa chọn trường hợp đặc biệt rất nhiều bước và rất chặt chẽ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hà (nguyên Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương), khẳng định : "Những trường hợp đặc biệt sẽ được các cấp có thẩm quyền cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt thông qua quy trình chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, minh bạch trước khi trình Ban chấp hành Trung ương khóa XII xem xét tại Hội nghị lần thứ 15 và quyết định việc giới thiệu với Đại hội XIII".

Nhấn mạnh để trở thành một "trường hợp đặc biệt", quy trình rất chặt chẽ, ông Hà giải thích Bộ Chính trị phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, nhiều mặt. Khi đã trình ra Bộ Chính trị rồi, phải thông qua Tiểu ban Nhân sự, rồi Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

"Mỗi trường hợp đặc biệt được xét qua nhiều cửa, rất kỹ lưỡng với nhiều người, nhiều vòng xét duyệt hồ sơ. Trên cơ sở quy hoạch còn rà đi rà lại, sau đó mới quyết định giới thiệu, đề cử để xem xét, quyết định", ông Hà khẳng định và cho rằng không phải ai cũng có thể là trường hợp đặc biệt.

Quy định quá cứng về độ tuổi có một số bất cập

Nói về "trường hợp đặc biệt" ở các kỳ đại hội Đảng, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, cho rằng khi cần thiết phải có "trường hợp đặc biệt", cần 5 nguyên tắc cụ thể để xem xét kỹ lưỡng.

Một, đã là trường hợp đặc biệt phải là số ít, ít ai trao giải đặc biệt cho nhiều người. Hai, đã là đặc biệt, chỉ nên dành cho người đứng đầu. Ba, đã là đặc biệt, phải có tín nhiệm cao. Bốn, phải có sức khỏe tốt, đủ sức đảm đương nhiệm vụ. Năm, cần "trường hợp đặc biệt" là do chưa tìm được người nào thay thế tốt hơn, yên tâm hơn.

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng ngay sau Đại hội Đảng XIII, Đảng cần chuẩn bị cán bộ bài bản hơn bao gồm cả công tác quy hoạch, đào tạo, tạo nguồn để nhiệm kỳ sau không phải dùng trường hợp đặc biệt nữa thì tốt nhất.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Viết Thông cho rằng vì có quy định về giới hạn độ tuổi cho chính khách, nên vẫn cần có trường hợp đặc biệt. Bởi nhiều chính khách hết độ tuổi theo quy định nhưng vẫn còn sức khỏe, năng lực cống hiến, nếu không tận dụng được sẽ là sự lãng phí nhân tài rất lớn.

Ông Thông nhắc lại giai đoạn trước đây, Đảng ta không có quy định về độ tuổi cho lãnh đạo. Ví dụ ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư khi 74 tuổi, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư khi đã 79 tuổi.

"Bước sang thời kỳ đổi mới, những đại hội gần đây, chúng ta có quy định về độ tuổi. Quy định này có lợi thế nhằm trẻ hóa cán bộ, không chỉ ở Trung ương mà ở cả các cấp. Đó là chủ trương đúng", ông Thông nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng quy định quá cứng về độ tuổi có một số bất cập. Bởi những lãnh đạo chủ chốt dù tuổi cao nhưng sức khỏe còn, trí tuệ mà phải nghỉ sẽ là điều rất đáng tiếc, gây lãng phí nhân tài.

Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ ra một số bất cập khi tuổi thọ trung bình của Việt Nam được nâng lên, Trung ương cũng đã thảo luận, Quốc hội quyết định tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng tiêu chuẩn về tuổi với cấp ủy viên và ở Trung ương vẫn như cũ.

"Tôi cho rằng tới đây phải nâng quy định về độ tuổi với các ủy viên Trung ương. Nếu còn giữ quy định về độ tuổi thì các đại hội sau vẫn cần xem xét các trường hợp đặc biệt. Còn nếu quy định chính khách không bị giới hạn độ tuổi, lúc đó sẽ không cần nữa", ông Thông nêu quan điểm.

Định nghĩa về "trường hợp đặc biệt", Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng là người có phẩm chất, năng lực, khả năng nổi trội so với những người khác. Họ phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị từng giữ. Và vị trí đó nếu tìm người khác sẽ khó thay thế, hoặc có thay thế sẽ không bằng người đặc biệt.

Về số lượng, ông Thông cho rằng trường hợp đặc biệt không nhất thiết là một người duy nhất. "Ví dụ 2 trường hợp đặc biệt trên tổng số 17 ủy viên Bộ Chính trị, hoặc 4 trường hợp đặc biệt trong số 180 ủy viên Trung ương là tỷ lệ nhỏ nên vẫn được coi là đặc biệt", ông Thông nói.

Ban chấp hành Trung ương đã quyết định triệu tập 1.590 đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tăng 80 người so với Đại hội XII), diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2 tại Hà Nội.

Trong 1.590 đại biểu, Ủy viên Trung ương khóa XII là đại biểu đương nhiên. Đại biểu do đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương bầu là 1.381. Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định chọn 15 đại biểu là Bí thư Đảng bộ ngoài nước ; đại sứ một số nước lớn, những nước có quan hệ đặc biệt và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Hoài Thu

Nguồn : Zing, 16/01/2021

*******************

Phạm Minh Chính nắm ghế thủ tướng hay ghế chủ tịch quốc hội ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 18/01/2021

Việc ông Nguyễn Phú trọng tái cử thì không cần phải bàn cãi. Ông Trọng vẫn giữ chiếc ghế quyền lực nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam, đó là ghế tổng thí thư. Nguyễn Xuân Phúc tuy được suất đặc biệt nhưng về quyền lực thì xem như bị mất, ghế chủ tịch nước là chiếc ghế không có thực quyền, giữ ghế này xem như ông Phúc mất quyền lực chứ không thể có thêm quyền lực. Đó là bước lùi, không phải bước tiến.

tutru7

Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ, 2 ứng viên tranh ghế thủ tướng

Trong tứ trụ, có 2 ghế quyền lực và 2 ghế không có thực quyền. 2 ghế quyền lực ấy chính là ghế tổng bí thư và ghế thủ tướng. Ghế tổng bí thư là ông Trọng giữ, giờ ghế thủ tướng ai sẽ nắm giữ chiếc ghế này mới là điều đáng quan tâm vì nó liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam.

Có 2 phương án được đưa ra, thứ nhất Vương Đình Huệ là thủ tướng thì Phạm Minh Chính là chủ tịch quốc, thứ nhì Phạm Minh Chính làm thủ tướng thì Vương Đình Huệ làm chủ tịch quốc hội. Tuy nhiên, sau hội nghị Trung ương 15, tin rò rỉ cho biết, khả năng cao là Phạm Minh Chính sẽ giữ ghế thủ tướng và Vương Đình Huệ giữ ghế chủ tịch nước.

Ông Vương Đình Huệ là người được Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ từ khi mới tiếp quản chức tổng bí thư từ Nông Đức Mạnh. Năm 2013 ông Trọng đưa Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng không thành, đến năm 2016 thì ông Huệ chính thức vào Bộ Chính Trị và tiến thân cho đến nay thì được cơ cấu vào tứ trụ.

Còn Phạm Minh Chính thì là con người có gắn bó mật thiết với những dự án của Tàu Cộng tại tỉnh Quảng Ninh và khá được lòng Bắc Kinh. Ông Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ đang giành ghế thủ tướng, liệu ai là người chiến thắng đây ?

Phạm Minh Chính là ai ?

Phạm Minh Chính sinh năm 1958, đến nay là 63 tuổi, vẫn còn trong giới hạn trong độ tuổi cho phép của một ủy vien bộ chính trị. Ông này là tướng Công an, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông nguyên là Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh ; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an ; Tổng cục phó Tổng cục Tình báo.

Sự nghiệp chính trị của Phạm Minh Chính lên như dìu gặp gió từ sau khi đảm nhiệm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh thời kỳ ông Chính làm bí thư, dự án Đặc khu kinh tế Vân Đồn được đẩy mạnh với người đối tác là bà giáo sư Đào Nhất Đào cố vấn cho Tập Cận Bình về dự án Vành Đai Con đường. Sau khi thành công kết nối với Trung Cộng, năm 2015 ông Chính về trung ương và nắm chức phó ban tổ chức Trung ương để chuẩn bị thay thế Tô Huy rứa. Đến đại hội 12 ông Chính thay Tô Huy Rứa giữ chức trưởng ban tổ chức trung ương đồng thời vào Bộ Chính Trị. Nay đến đại hội 13 thì ông ta được cơ cấu vào tứ trụ. Vì thế có thể nói đường quan lộ của Phạm Minh Chính là rất thần tốc. Điều đáng nói là thần tốc nhanh như vậy từ sau khi kết nối với Trung Cộng làm cho nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu có bàn tay Phương Bắc tác động vào hay không ? !

Theo nguồn tin đáng tin cậy thì ngoài việc ông Ngyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là có tên trong một danh sách đề cử cho hai trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi ở lại trong Tứ trụ thêm một nhiệm kỳ nữa với việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước thì nguồn tin cho thấy ông Phạm Minh Chính sẽ nắm giữ ghế thủ tướng là bất ngờ với nhiều người.

Càng cận ngày đại hội thì về ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng càng lộ rõ. Ông Chính hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Nếu đây là sự thật thì thế lực thân Tàu đã được cất nhắc vào 2 vị trí quan trọng của tứ trụ.

Việc đề cử Phạm Minh Chính chưa có tiền lệ ?

Ông Nguyễn Phú Trọng thành trường hợp đặc biệt ở lại chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 là một tiền lệ chưa hề xảy ra với Đảng cộng sản từ thời Lê Duẩn. Nay Phạm Minh Chính từ trưởng ban tổ chức trung ương được cơ cấu vào ghế thủ tướng thì cũng chưa có tiền lệ luôn. Từ bên đảng mà qua bên chính phủ là một việc bổ nhiệm tréo nghoe. Tuy nhiên với Đảng cộng sản thì điều gì cũng có thể, miễn sao người đó có thế lực mạnh.

Phạm Minh Chính vốn học ngành xây dựng ở Romani về, nghề được đào tạo là kỹ sư xây dựng tốt nghiệp năm 1985, nhưng không biết học từ bao giờ mà lại có bằng Tiến sĩ và hàm Giáo sư về Luật học dễ dàng. Được bổ nhiệm rất nhiều vị trí, có vị trí chưa đầy 1 năm là thăng chức, rất đáng ngờ. Ông Chính cũng từng là cán nộ Bộ Ngoại giao, một công việc chẳng liên quan gì đến nghề kỷ sư xây dựng của ông. Lại càng đặc biệt hơn nữa, kỹ sư xây dựng lại chui được vào ngành công an và được phong tướng cũng rất nhanh. Năm 2007 ông được lên thiếu tướng và 2010 đã lên trung tướng và được phong thứ trưởng Bộ công an. Năm 2011, ông được trúng ủy viên trung ương đảng khóa 11, ông ta về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, thì ông ta bắt đầu kề vai sát cánh với Trung Quốc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn và từ đó con đường quan lộ thăng tiến như dìu gặp gió.

Từ nghề nghiệp, cho đến bổ nhiệm ông Phạm Minh Chính được hưởng những ưu đãi đặc biệt rất khó hiểu. Tại trung ương đảng ông Phạm Minh Chính cũng được ưu tiên cho chức Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII. Ngày 20 tháng 01 năm 2018, ông Chính được bổ nhiệm ông làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng đặc khu kinh tế Việt Nam, một chức vụ là cầu nối quan trọng với phía Bắc Kinh. Đến ngày 06 tháng 10 năm 2018, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa XII, Phạm Minh Chính được phân công làm Trưởng Tiểu ban Điều lệ Đảng để chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam. Và đến này là vào tứ trụ.

Liệu có thế lực nào can thiệp vào bữa tiệc chia chác quyền lực của Đảng cộng sản không ?

Trong tứ trụ kỳ này, Nguyễn Xuân Phúc là khá lạc lõng vì mức độ thân Tàu của ông Phúc không được đánh giá cao như Nguyễn Phú Trọng hay Phạm Minh Chính. Ông Nguyễn Xuân Phúc khi được ưu tiên suất đặc biệt thì đáng lẽ ra ông Phúc ở lại chức thủ tướng mới đúng. Nhưng không ! Ông Phúc lại bị đá văng sang ghế chủ tịch nước, một chiếc ghế không có mấy quyền lực so với ghế thủ tướng. Nếu Phạm Minh Chính ngồi vào ghế thủ tướng xem như lần này thế lực thân Tàu đã giành lấy 2 chiếc ghế quyền lực nhất trong chính quyền cộng sản Việt Nam.

Theo truyền thống phó thủ tướng thường trực sẽ lên nắm chức thủ tướng. Tuy nhiên có Phạm Minh Chính xen vào, quy luật đó đã bị phá vỡ. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã bị đá văng ra khỏi cuộc đua vào ghế thủ tướng là một dấu hỏi to tướng là ai đã làm nên sự bất thường này ? Ông Phạm Minh Chính là người Thanh Hóa thuộc miền bắc, ông chính ngồi vào ghế thủ tướng cũng có nghĩa là miền bắc đã thắng miền nam.

Quyết định của Nguyễn Phú Trọng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ cũng có thể có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực và cũng không loại trừ có bàn tay sắp xếp từ bên ngoài đảng, mà đặc biệt là từ Bắc kinh. Đến giờ hầu hết nhiều người cho rằng, Bắc Kinh có can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam, nhưng mức độ can thiệp sâu đến đâu thì không ai có thể khẳng định được.

Chưa có lần đại hội nào mà tốn nhiều lần hội họp để sắp xếp nhân sự như đại hội 13 này. Bởi cơ cấu cố định Bắc – Trung – Nam lâu nay phá vỡ không dễ. Phá vỡ kết cấu ấy chắc cũng xảy ra đấu đá át liệt chứ không đơn giản. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng mới là quan trọng.Và cuối cùng là Trung và Nam phải nhường bước trước Bắc. Tứ trụ kỳ này cả tổng bí thư và thủ tướng đều thân Tàu thì có thể nói, khó mà bác bỏ việc Tàu có nhúng vào cơ cấu nhân sự hay không.

Nếu không gì thay đổi, Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng.

Việc cơ cấu ở hội nghị trung ương 15 gần như chức vụ đã được định, đại nhội 13 thường chỉ mang tính thử tục, chỉ thông báo kết quả trước dân chúng chứ hầu như không có khả năng lật ngược kết quả. Còn chưa đầy 1 tuần nữa là báo chí nhà nước sẽ đồng loạt thông báo chính thức, nếu không có gì thay đổi thì Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng. Ông Phạm Minh Chính còn rất trẻ, ông ta thân Tàu có thể nói là Việt Nam những năm tiếp theo sẽ tiếp bước con đường mà ông Trọng đã vạch ra.

Ngày 17/1, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 15, cũng là hội nghị cuối cùng trước khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng nói về việc biểu quyết thông qua danh sách nhân sự trong đó có các "trường hợp đặc biệt" vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với "số phiếu tập trung rất cao".

Quả thật, những số phiếu tập trung cao đó thuộc về bản chất của cộng sản rồi. Khi bầu cử thì bao giờ cũng trên 90% chứ chẳng bao giờ có tỷ lệ thấp hơn.

Hôm 30/12/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành một danh mục được xếp hạng các "bí mật nhà nước", trong đó có các thông tin liên quan nhân sự và nội bộ của đảng, vào theo truyền thông nhà nước thì "phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội là tuyệt mật". Tuy nhiên, mật đâu không thấy chỉ thấy giờ này toàn dân ai cũng biết gần như chính xác tứ trụ.

Việt Nam là quốc gia nhỏ bé gần một cường quốc nguy hiểm và thực tế thì chủ quyền Việt Nam mấtquá nhiều vào tay Trung Cộng. Tứ trụ mà những người thân Tàu nắm quyền thì đó là mối nguy không nhỏ cho đất nước. Phạm Minh Chính là thủ tướng là một mối lo thực sự.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/01/2021

**********************

Hội nghị Trung ương 15 thông qua danh sách Tứ Trụ

RFA, 17/01/2021

Hội nghị Trung ương 15 Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua danh sách các đề cử vào Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương khóa 13. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong bài diễn văn bế mạc hội nghị vào ngày 17/1.

tutru8

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 15 - TTXVN

Trong bài phát biểu được truyền thông Nhà nước trích đăng, ông Trọng cho biết Trung ương đã thông qua danh sách nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao.

Theo quyết định của Chính phủ Việt Nam đưa ra hồi cuối năm ngoái, danh sách các ứng viên vào các vị trí chủ chốt của Đảng được coi là thông tin "tuyệt mật".

Tuy nhiên, các phân tích của một số chuyên gia theo dõi tình hình chính trị trong và ngoài nước cho rằng nhiều khả năng ông Trọng - 76 và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - 67 tuổi là hai trường hợp đặc biệt sẽ ở lại tại nhiệm kỳ 5 năm tới. Ông Trọng sẽ tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là Chủ tịch nước. Hai vị trí quan trọng còn lại của Tứ Trụ là Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội sẽ do ông Phạm Minh Chính - Trưởng Ban tổ chức Trung ương và ông Vương Đình Huệ - Bí thư Hà Nội nắm giữ.

Nếu đây là thông tin chính xác, ông Trọng sẽ là trường hợp đặc biệt vượt cả hai quy định về các vị trí lãnh đạo của Đảng bao bồm quá độ tuổi 65 và nắm giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ. 

Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ca ngợi thành công của hội nghị : "Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp ; công việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra với cách làm hết sức chặt chẽ, dân chủ, công tâm, khách quan, bài bản và tạo được sự thống nhất rất cao của các đồng chí"

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2 tới.

Nguồn : RFA, 17/01/2021

**********************

Hội nghị trung ương 15 có đạt được đồng thuận ?

Thu Thủy, Thoibao.de, 17/01/2021

Hội nghị trung ương 15 khai mạc vào ngày 15/01/2021 là hội nghị cuối cùng, khép lại nhiệm kỳ XII của Đảng cộng sản với không ít sóng gió cả về tình hình nội bộ trong Đảng cũng như diễn biến bên ngoài. Khi mà tại Hội nghị trung ương 14, Đảng đã không thống nhất được về việc ai ở, ai đi, chưa định hình được bộ khung "tứ trụ" thì câu hỏi đặt ra là một tháng sau đó liệu Đảng có đạt được đồng thuận tại Hội nghị 15 theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo ?

tutru9

Bốn nhân vật được dự đoán là tứ trụ tương lai theo một nguồn tin chưa kiểm chứng

Nhà quan sát Phạm Quý Thọ nhìn nhận nguyên tắc "tập thể lãnh đạo" của Đảng cộng sản Việt Nam đang bị lung lay.

Tại Việt Nam nguyên tắc tập thể lãnh đạo còn được gọi là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, theo đó, hầu như không có một lãnh đạo tối cao bởi quyền lực được san sẻ tập trung cho bốn vị trí cao nhất trong chính quyền là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội cùng với các tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.

Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948 từng giải thích rằng "một người dù khôn ngoan đến đâu, cũng chỉ trông thấy một số mặt của vấn đề ; vì vậy cần tổng hợp sự xem xét của nhiều người để xét rõ mọi mặt của vấn đề, cho nên mới cần lãnh đạo tập thể. Không lãnh đạo tập thể sẽ dẫn đến "bao biện, độc đoán, chủ quan"… Tuy nhiên, "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa", sinh ra sự "bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ". Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải đi kèm với nhau.

Nguyên tắc này đang bị lung lay trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đỉnh điểm là nhiệm kỳ 2011-2015, khi "một bộ phận không nhỏ" quan chức "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Một trong những dấu hiệu là Ban Chấp hành TƯ đã "làm trái ý" của Bộ Chính trị. Tại Hội nghị TƯ 7 năm 2013 hai ông Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính TƯ và Vương Đình Huệ, nguyên Trưởng ban Kinh tế TƯ, mặc dù được Bộ Chính trị giới thiệu, đã không được Ban chấp hành TƯ khóa 11 bầu bổ sung vào Bộ chính trị.

Một sự kiện "đình đám" khác cũng diễn ra tương tự về việc kỷ luật nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành nền kinh tế. Ông Dũng trước Quốc hội ngày 22/10/2012, đã xin lỗi với tư cách người đứng đầu vì tình trạng "bất ổn kinh tế vĩ mô". Tuy nhiên, ông đã không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào, và trái lại ông lại được số phiếu tín nhiệm cao trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Quốc hội.

Trong một diễn biến khác, thời gian qua Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không ngừng tăng cường tập trung quyền lực cho bản thân.

Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nắm giữ quyền tối cao, như Bí thư Quân uỷ Trung ương, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng… đồng thời là Trưởng tiểu ban nhân sự cho Đại hội 13.

Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực tối cao đang gặp khó khăn. Sự giới thiệu người kế nhiệm của ông đã không đạt được sự đồng thuận của tập thể Bộ Chính trị và tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 14. Bởi vậy, theo các nhà quan sát, ông có thể tiếp tục ở lại để tìm người kế vị để bàn giao nhằm duy trì chế độ độc đảng. Ngoài ra, nếu ở lại, ông chắc sẽ còn nhiều việc phải làm để nội bộ đảng trong sạch. Dư luận băn khoăn về sự bình phục sức khoẻ của ông sau cơn đột quỵ cuối năm 2018.

Cuộc họp Bộ Chính trị hôm 09/01/2021 ngay trước thềm Hội nghị trung ương 15 được giới thạo tin đánh giá là cuộc họp mang tính chất sống còn của các kỳ phùng địch thủ.

Facebook Thu Hà tiết lộ thông tin chưa được kiểm chứng là cuộc họp có hai nội dung vô cùng gay cấn là chọn trường hợp đặc biệt và đề cử tứ trụ. Kịch bản lần này cũng khác so với các cuộc họp Bộ Chính trị trước Đại hội XII, khi mà ông Trọng gây sức ép cho các đồng chí rút, còn ông thì nguyện vọng ở lại. Nhưng hôm 09/01 vừa qua Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng đã có động thái ngược lại, ông xin rút vì lý do tuổi cao, sức khoẻ kém và mong những người khác hãy… ở lại.

Trước đó, phe ông Trọng cho rằng tuổi tác không là vấn đề, nhiều chính trị gia trên thế giới còn cao tuổi hơn ông. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã ngoài 80 tuổi (sinh năm 1940), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden 78 tuổi (sinh năm 1942), Tổng thống vừa thất cử Donald Trump 74 tuổi (sinh năm 1946) ; cựu Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, sinh tháng 7/1925, từ chức hồi tháng 2/2020 khi gần 95 tuổi…

Mưu lược tổng Trọng đúng là bậc thầy. Kịch tính đến phút chót, khi các Ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có ông Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải phát biểu mạnh mẽ, tha thiết yêu cầu ông Trọng ở lại để "lèo lái con thuyền đất nước". Thế là "không phụ niềm tin yêu của đồng chí, đồng bào", ở tuổi 76, cụ Trọng đành ghi tên mình vào danh sách đề cử, thượng đài, so găng tranh "tứ trụ" một nhiệm kỳ nữa.

Facebooker này cũng đưa ra kết quả được thống nhất tại cuộc họp ngày 09/01/2020 là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc được giữ lại và khung bộ tứ được hình thành : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai.

Còn BBC tiếng Việt thì tiết lộ hai phương án nhân sự của Đảng Cộng Sản trình tại Hội nghị trung ương 15 xem xét và bỏ phiếu :

Phương án Một :

Tổng bí thư : Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước : Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng : Vương Đình Huệ

Chủ tịch quốc hội : Phạm Minh Chính

Phương án Hai, có chút khác biệt là đảo ngược lại hai chức danh :

Thủ tướng : Phạm Minh Chính

Chủ tịch quốc hội : Vương Đình Huệ

Có thể thấy hai nguồn tin giống nhau đến 3 vị trí trong tứ trụ. Dù nhân vật thứ tư trong bộ tứ quyền lực của Việt Nam là bà Trương Thị Mai hay ông Phạm Minh Chính thì hai nguồn tin này mang đến bất ngờ lớn là lần đầu tiên sau nhiều năm, Nam Bộ đã không có người lọt vào tứ trụ.

Một thông tin khác được lan truyền trong những ngày nhạy cảm này là Phía miền Bắc đã giành được áp đảo 11/16 vào Bộ Chính trị, còn phía Miền Nam chỉ có 5/16 vị trí trong Bộ Chính trị.

Nhà báo Đỗ Ngà lý giải cho kết quả này như sau : Bên trong Đảng cộng sản có thể nhìn ra hai phe lớn rất rõ, phe Lò (có thể hiểu là phe miền Bắc mà đại diện là đương kim Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người đốt lò vĩ đại) và phe Củi (tạm hiểu là phe miền Nam đứng đầu là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Hai phe này này sống mái với nhau ròng rã nhiều năm, phe Lò đốt cũng nhiều nhưng không thể đốt hết. Phe củi thì cũng không vừa, họ chấp nhận những thanh củi vừa và nhỏ bị quẳng vào lò nhưng những thanh củi lớn thì vẫn được bảo vệ tốt. Cuộc chiến giữa 2 phe kỳ này cho thấy rất rõ ràng là không cân sức, phe thì chuyên tấn công và phía còn lại chỉ chuyên phòng thủ. Chính vì vậy việc ngã giá trên bàn tiệc chia chác quyền lực cũng lệch hẳn. Đến chiếc ghế quyền lực thứ 5 trong hệ thống chính trị Việt Nam là Thường trực Ban bí thư phe miền Nam cũng không được nắm giữ.

Nhà báo này gọi cuộc ngã giá, tranh giành quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam là "sới chọi khốc liệt".

Ông viết :

Ở trung ương đảng khóa 11, trong quá trình chiến nhau đã xảy ra cái chết với Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh, như thế mới thấy nó khốc liệt như thế nào. Sau khi "đổ máu" như thế thì mới kéo nhau lên bàn đàm phán ngã giá cho đại hội 12. Ở trung ương đảng khóa 12 thì chẳng khác mấy, cũng chiến nhau khốc liệt với cái chết của Trần Đại Quang và căn bệnh mất trí của Đinh Thế Huynh thì họ mới kéo nhau "lên bàn đàm phán" kỳ đại hội 13 này. Ngoài những cái chết, những trò đầu độc ấy thì việc chiến nhau dưới cái mác "chống tham nhũng" cũng liên tục xảy ra ròng rã trong 5 năm nhiệm kỳ thì mới có được kết quả của đại hội như hôm nay chứ không dễ. Kẻ thủ lãnh của phe lò đã chiến đấu hăng máu suốt 5 năm như thế chỉ để mục đích là hưởng thành quả ở đại hội 13 mà bảo lão phải rút lui để cho thế hệ trẻ tiếp quản thì làm sao lão cam tâm được chứ ? "Công tao khổ cực 5 năm mới giành được làm sao tao dâng đứa khác ăn được chứ ? Không đời nào !". Chính vì thế mà lão phải bám ghế, dù còn chút hơi tàn cũng phải bám vì đó là công lao của lão nên Trần Quốc Vượng đừng có hòng.

Đó là toàn cảnh của sới chọi trong suốt 5 năm qua, và cho dù 5 năm tới cũng vậy. Cũng chiến nhau, cũng thuốc nhau, cũng đánh nhau dưới chiêu bài "chống tham nhũng". Rồi 5 măm tới cũng sẽ có kẻ chết, cũng sẽ có ngã bệnh một cách khó hiểu, rồi cũng có kẻ vào tù vv… Tất cả đều phục vụ một mục đích duy nhất, đó là giành ăn, hết. Chỉ tội cho người dân Việt, vì hiểu biết còn hạn chế vẫn cứ tung hô "Bác tổng diệt trừ tham nhũng cho dân nhờ". Dân mình khá dễ dãi, họ thấy diệt được tên tham nhũng thì họ mừng, nhưng tên trám vào đó có trong sạch hay không thì họ không cần biết. Cái thể chế đã hổng thì thằng nào ngồi vào ghế quyền lực cũng ăn chứ chẳng có đứa nào có thể "sạch" được. Tuy nhiên, nói đến "thể chế" thì không mấy ai chịu tìm hiểu tới nơi. Chính vì vậy nên dân Việt còn bị cộng sản lừa lâu lắm.

Việc ông Trọng tiếp tục ngồi ghế đỉnh cao quyền lực không khiến dư luận trong và ngoài nước ngạc nhiên.

Bởi một hai tháng gần đây, ông Trọng xuất hiện dày đặc trong các sự kiện hội nghị tổng kết các ban bộ ngành về chống tham nhũng, thi đua, mặt trận, công an, quân đội… mà như nhà quan sát Lê Văn Đoành nhận định là ông Trọng muốn chứng minh kiểu Nguyễn Bá Thanh năm xưa, sắp chết vẫn "Tau khoẻ mà, có chi mô".

Hơn nữa, những dư luận viên cùng bồi bút quốc doanh, công khai trên báo chí và Facebook cá nhân rằng, đảng viên, lão thành cách mạng và nhân dân mong muốn ông Trọng tái cử. Kinh hơn nữa, họ ngỏ rằng nếu cần cứ mạnh dạn sửa điều lệ Đảng để Tổng – Chủ Trọng có cơ hội "công hiến" thêm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba, hoặc chí ít cũng nửa nhiệm kỳ.

Ông Đoành cũng chua xót bày tỏ :

Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản sẽ khai mạc vào cuối tháng 01/2021. Đại hội 13, ứng với 13 cơn bão đổ bộ vào đất nước này trong năm 2020. Cũng thật kỳ lạ khi con số tướng tá quân đội bị chôn vùi trong sự cố sạt lở thuỷ điện Rào Trăng là 13 và tổng số quân dân chết vì bão lũ vừa qua, được thống kê là 130 người.

Quốc gia đại nạn, dịch bệnh từ anh "bạn vàng" lan sang làm dân tình khốn đốn. Chỉ có dân nghèo là gánh chịu thiên tai từ cơn thịnh nộ của trời đất. Quan lại từ địa phương đến trung ương mặc sức vơ vét hàng trăm ngàn tỷ, phè phỡn, đại hội và chia ghế.

Nhìn đồng bào bảy tỉnh miền Trung rồng rắn ngửa tay nhận tiền quyên góp từ bá tánh, từ cô ca sĩ Thuỷ Tiên, không biết những bậc thầy "cao cấp lý luận" hai miền Nam – Bắc có thấy hổ thẹn ?

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 17/01/2021

************************

Trung ương 15 : Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước (Tin nội chính)

Lê Anh, Thoibao.de, 16/01/2021

Hội nghị Trung ương 15 của Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu diễn ra tại Hà Nội vào hôm 16/01/2021, các chức danh " Tứ trụ" đã được đề cử để đưa ra Đại hội 13 bầu chính thức.

tutru10

Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước

Trước thềm Đại hội 13, các diễn biến đầy sôi động với nhiều cuộc vận động âm thầm, bí mật của các chính trị gia thuộc Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang diễn ra quyết liệt đến phút chót.

Trước khi Hội nghị Trung ương 15 diễn ra, các phiếu thăm dò tín nhiệm cho những "trường hợp đặc biệt", trên 65 tuổi đối với ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng đã được gửi qua thư tới các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng trên cả nước.

Trong phiếu thăm dò được xếp từ trên xuống dưới và theo thứ tự, ông Nguyễn Phú Trọng, người tự xếp mình vào hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước, sau khi thu hồi các phiếu thăm dò qua đường bưu điện gửi về văn phòng Trung ương đảng, hôm 9/1 vừa rồi, Bộ Chính trị đã họp và đưa kết quả thăm dò ra để thảo luận.

Ở cột thăm dò Tổng bí thư thì ông Nguyễn Phú Trọng được 60% còn 30% bỏ phiếu cho cột Chủ tịch nước. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc thì cao phiếu thứ hai. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì thua ông Nguyễn Xuân Phúc với tỷ lệ sát nút 2%, xếp thứ tư là ông Trần Quốc Vượng.

Kết quả cuộc họp Bộ Chính trị trên cơ sở đó đã quyết là hai suất "đặc biệt" dành cho hai người cao phiếu nhất là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc được ở lại khóa 13. Tiếp theo Bộ Chính trị đã thảo luận để đưa ra thêm 2 người nữa cho hai ghế còn lại là ông Phạm Minh Chính và ông Vương Đình Huệ. Đó là kết quả vòng thứ nhất.

Vòng thứ hai tức là Hội nghị trung ương 15 hôm 16/1 bỏ phiếu cho 4 ông, thì ông Nguyễn Xuân Phúc cao phiếu nhất là hơn 95% còn hai ông Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ cũng trên 90%, tức là rất cao. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thấp nhất là 82%, nhưng quá bán là đã hội đủ yêu cầu, với đương kim Tổng bí thư tuổi cao và sức yếu, thì con số phiếu đạt 82% cũng là thành công với ông.

Theo quy trình, tới đây trong Đại hội 13, trong phiên đầu tiên sẽ biểu quyết để sửa đổi điều lệ, tức là thông qua cho ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, vì ông Trọng đã 2 nhiệm kỳ rồi mà theo điều lệ thì chỉ được 2, nếu muốn 3 thì phải sửa đổi điều lệ, nhưng hiện nay phía Đảng cộng sản Việt Nam chưa biết có sửa hay không. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ ban Tuyên giáo cho rằng không nên sửa điều lệ, bởi vì sửa điều lệ rất nguy hiểm, nếu sửa, sau ông Trọng, người khác lên cũng sẽ muốn ngồi ghế Tổng bí thư cho tới chết, vì vậy chỉ cần bỏ phiếu cho ông Nguyễn Phú Trọng là được.

Dự kiến tại Đại hội 13, cuộc bỏ phiếu tới đây ở vòng thứ ba thì số phiếu có lẽ cũng không thấp, nếu vòng thứ 2 bây giờ đã cao như vậy.

Theo một Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tường thuật từ Hội nghị trung ương 15, Hà Nội 16/01/2021

Lê Anh

Nguồn : Thoibao.de, 16/01/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Khánh Hòa, Carl Thayer, Lê Hồng Hiệp, Huy Đức, Hoài Thu, Nguyễn Duy, Thu Thủy, Lê Anh, BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 995 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)