Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

GrabBike phát triển chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của xe ôm truyền thống, nhưng đó là quy luật tất yếu của xã hội và chúng ta buộc phải thích ứng, nếu không sẽ bị đào thải.

Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn cả nước xảy ra hàng loạt vụ xung đột giữa xe ôm GrabBike và xe ôm truyền thống.

100 tài xế GrabBike bị hành hung

Theo thông tin từ Công ty Grab Việt Nam, từ đầu năm đến nay có khoảng 100 vụ tài xế GrabBike bị hành hung. Điển hình như vụ anh Lương Quốc Thiện (30 tuổi) bị 1 nhóm 3 người hành nghề xe ôm truyền thống dùng hung khí tấn công, gây thương tích vào đêm 11-3-2017 trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hay vụ GrabBike hỗn chiến với xe ôm truyền thống tại Bến xe miền Tây (quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) vào đêm 15-6-2017 khiến cảnh sát phải mạnh tay trấn áp. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã quyết định xử phạt 1,5 triệu đồng đối với 4 người tham gia vụ xô xát (trong đó có 3 người chạy GrabBike và 1 xe ôm truyền thống) về hành vi "gây rối trật tự công cộng".

11111111grab1111111

Tài xế GrabBike tập trung thành nhóm, hoạt động ngoài Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) (ảnh Gia Minh)

Ở Hà Nội, mối quan hệ giữa xe ôm GrabBike và xe ôm truyền thống cũng không mấy tốt đẹp. Đơn cử như vụ xô xát do mâu thuẫn đón khách xảy ra vào sáng 8-5-2017 tại khu vực cổng bến xe Giáp Bát. Nguyên nhân là do xe ôm truyền thống chặn đường gây sự với các xe ôm GrabBike vì cho rằng bị cướp khách.

Điều đáng nói, sau những vụ va chạm nhỏ, nhiều tài xế GrabBike đã tự trang bị gậy gộc, tuýp sắt… và sẵn sàng tập trung thành từng nhóm để… phòng thân khi va chạm với các xe ôm truyền thống.

Vì đâu nên nỗi ?

grab2

Luật sư Nguyễn Hồng Thái

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất hòa giữa hai loại hình xe ôm nói trên, Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp - cho rằng, GrabBike có đội ngũ nhân viên thường là sinh viên, thanh niên trẻ, nhanh nhẹn, thái độ phục vụ chu đáo hơn, sử dụng phần mềm công nghệ để tiếp cận khách hàng, giá cả lại rẻ hơn so với xe ôm truyền thống nên nhanh chóng hút khách. Trong đó xe ôm truyền thống thường ngồi đợi khách một chỗ, lại thường chèo kéo khách tại các bến xe nên thường chỉ có những khách quen ; họ lớn tuổi hơn nên việc sử dụng phần mềm công nghệ cũng gặp khó khăn. Vì thế, nhiều người đã chuyển từ sử dụng xe ôm truyền thống sang GrabBike là khó tránh khỏi. Thu nhập của nhóm xe ôm truyền thống bị giảm sút, họ lo lắng về công việc của mình nên sẵn sàng tìm mọi cách để GrabBike không được hoạt động ở khu vực của mình, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa hai nhóm.

Đề xuất giải pháp, Luật sư Nguyễn Hồng Thái nêu quan điểm : "Xe ôm truyền thống không thể đổ lỗi cho xe GrabBike, vì xã hội đang công nghệ hóa, dịch vụ tốt hơn thì sẽ được khách hàng lựa chọn, dịch vụ kém hơn thì không thể tồn tại. Đội ngũ xe ôm truyền thống nên tiếp cận và học cách sử dụng công nghệ để hòa nhập với đội ngũ xe GrabBike vì phần mềm này rất dễ để sử dụng. Sự thay đổi nhận thức và hành động của mỗi lái xe là vô cùng quan trọng, giúp họ tìm được hướng đi mới cho công việc của mình".

Ở một góc độ khác, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình nói : "Từ những vụ xô xát xảy ra gần đây, phần lớn xe ôm truyền thống đã có nhiều hành vi không đúng pháp luật, thậm chí xâm hại đến sức khỏe của các GrabBike. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh xe ôm truyền thống".

Cũng theo Luật sư Trần Minh Hùng, xung đột giữa xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống sẽ tùy vào mức độ, tính chất hành vi, hậu quả mà có thể bị xử lý khác nhau theo quy định tại Điều 245 Bộ Luật hình sự. Nếu nhẹ có thể bị phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh nhau, gây rối trật tự công cộng. Nếu nặng có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích.

 

Thiên Minh - Đinh Hương

Published in Việt Nam

Đã nhiều năm nay, anh Nguyn Kim Lân kiếm sng bng ngh xe ôm, ch khách quanh Hà Ni trên chiếc xe máy ca mình.

Nhưng khi gii tr và nhng người sành công ngh bt đu chuyn sang s dng nhng ng dng đi nh xe như Uber và Grab vì giá r hơn và an toàn hơn, nhng người xe ôm như anh dn không còn khách.

uber0

"Bây gi người ta đi Grab với Uber hết, người ta không ra đây na".

Sự bành trướng ca các dch v đi nh xe trong khu vc Đông Nam Á đã giáng một đòn mnh vào ngành dch v ‘xe ôm’ truyn thng, vn là cn câu cơm ca nhng người như anh Lân. Thi đim hin ti, anh Lân cho biết mình ch kiếm được khong 20-30 phn trăm thu nhp trước đây.

Anh Lân cho biết : "Bây gi người ta đi Grab với Uber hết, người ta không ra đây na".

Giống như nhiu khu vc khác, xe máy vn là phương tin giao thông chính ti Vit Nam, đc bit là ti th đô Hà Ni cũng như Thành phố Hồ Chí Minh bi chúng nh, nh, d dàng lun lách qua nhng con ph đông đúc cht hp. Điu mà nhng chiếc ô tô, vn đt hơn v giá thành cũng như chi phí s dng, không d làm được.

Sau khi tấn công vào th trường taxi truyn thng, gi đây, nhng ng dng như Uber hay Grab đang bt đu tranh giành th phn vi gii xe ôm, bng các dch v UberMoto hay GraBike.

Việt Nam, quc gia đc đng 93 triu dân, s hu khong 45 triu xe máy. T l xe máy tính trên đu người ca quc gia này cao hơn bt kì nước nào trong khu vc Đông Nam Á.

Chỉ tính trong năm ngoái, đã có khong 3,1 triu xe máy được bán ra.

Với vic gn như người ai cũng có đin thoi di đng, cng vi dch v Internet gía r, có th nói hu hết mi cư dân thành th ti Vit Nam đu có th ni mng.

Theo anh Nguyễn Tun Anh, Giám đc Grab Vietnam, t 100 tài xế GrabBike khi dch v này mới được trin khai vào năm 2014, cho đến nay, con s này đã lên ti 50.000, vi hơn 100 tài xế mi đăng kí tham gia mi ngày.

"Có rất nhiu người có nhu cu s dng dch v xe ôm nhưng h không có đ tin tr. Nó rt là bt công khi mà anh ch đi có mt quãng ngắn mà li b ‘cht chém’. Vì thế GrabBike mang đến s minh bch, và mi người thích điu này. H hiu rng mình s không b tài xế la. Đây là sn phm mà th trường mong mun".

Tuy nhiên, anh Tuấn Anh cũng cho biết trong năm qua, đã có hơn 100 trường hợp tài xế GrabBike b hành hung, phn ln là do cánh xe ôm truyn thng đánh. H s b giành mt khách.

Trạm xe buýt, bnh vin và trường hc là nhng đim nóng d xy ra va chm. Có trường hp mt tài xế GrabBike b đâm thng phi. Cnh sát thm chí đã phải bn ch thiên đ gii tán mt cuc hn chiến gia cánh xe ôm và GrabBike gn mt trm xe buýt ti TP. HCM.

Tình trạng tương t đang din ra ti Thailand và Indonesia.

Anh Tuấn Anh cho biết GrabBike luôn kêu gi các tài xế ca mình phi đ phòng và cu cu công an nếu cn.

Bất chp nhng mâu thun này, nhiu người dân Vit Nam có v vn thích s dng dch v mi.

Trần Thc Anh, mt nhân viên thiết kế game 21 tui cho biết, cô đã chuyn sang dùng GrabBike đ di chuyn t trm xe buýt đến ch làm t sáu tháng trước, r hơn mt na so vi đi xe ôm.

"Rất là tin, ch cn có mng là có th gi được xe, ch không phi đi tìm như xe truyn thng". Thc Anh nói.

Có nhiều tài xế GrabBike trước đây tng chy xe ôm. Tuy nhiên không phi tài xế xe ôm nào cũng mun đăng kí tham gia dịch v này. Cánh tài xế ln tui nói h không biết dùng các ng dng trên mng, cũng như không có tin mua đin thoi thông minh. Nhng người khác thì không đng ý vi mc giá thp ca GrabBike.

Published in Việt Nam

Đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi xuất hiện trên đường phố loại hình xe ôm rất "lịch sự" với mũ đồng phục, áo ghi lê đồng phục in logo của hãng như Grab, Uber.

xeom1

Xe ôm Grab và xe ôm Uber có đồng phục riêng

Và cùng với những tiện ích mà loại hình xe ôm này mang lại, rất nhiều người có nhu cầu đi lại đã quyết định chọn loại hình xe ôm hiện đại này.

Chị Vũ Thị Liên (Hà Nội, 25 tuổi) thường xuyên sử dụng dịch vụ GrabBike cho biết : "Trước nay mình hay di chuyển bằng xe ôm truyền thống, thậm chí có cả anh xe ôm quen, có luôn số điện thoại để tiện gọi bất cứ lúc nào. Nhưng từ ngày biết đến hình thức GrabBike thì mình lại không đi xe ôm truyền thống nữa. Vì thứ nhất là giá cả so với các loại hình xe ôm khác rẻ hơn rất nhiều. Thêm nữa, không phải đi bộ tìm xe ôm như trước đây mà có thể ngồi đặt qua mạng".

xeom2

Bùng nổ xe ôm công nghệ

Xe ôm truyền thống luôn có một hạn chế rất lớn là giá cả "trên trời dưới biển". Đã có rất nhiều trường hợp, người dân hay du khách nước ngoài đến Việt Nam bị "chặt chém" gia cao ngất ngưởng. Nhiều trường hợp bất tiện hơn, người dân phải đi bộ hàng km đến những nơi ngã ba ngã tư, bến xe để đón được xe ôm truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Hương (34 tuổi, Hà Nội) than phiền : "Trước đi xe ôm truyền thống rất mệt mỏi, nhiều lúc phải đi bộ rất xa mới có xe. Lại thêm, lúc mình vội, họ biết nên hét giá cao mà đành phải chấp nhận. Nhưng khi biết có dịch vụ GrabBike thì lịch sở hơn hẳn, có người đến tận nơi đón, đúng giờ không chờ đợi mà lại giá cả được tính trên máy, không bao giờ bị lo hớ".

xeom3

Xe ôm truyền thống "đói dài cổ"

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, riêng trên địa bàn Hà Nội có đến hơn 7.000 xe GrabBike, và hơn 2.500 xe Uber phủ sóng toàn thành phố. Lái xe GrabBike hay Uber chủ yếu là đội ngũ trẻ, độ tuổi từ 18 - 30 chiếm phần đông, hơn 60%. Đặc biệt, trong số đó có rất nhiều bạn đang là sinh viên tại các trường đại học quanh địa bàn thành phố hay những người làm văn phòng. Họ coi đây là nghề làm thêm sau giờ học, giờ làm chính thức để kiếm thêm thu nhập.

Để đăng ký tham gia vào đội ngũ xe ôm hiện đại này, họ phải xuất trình giấy tờ, đăng ký xe và các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, thẻ sinh viên, sổ hộ khẩu được lưu lại trên hệ thống nhằm quản lý chặt chẽ, và xử lý khi có bất kỳ tình huống không hay xảy ra với hành khách.

Với tiện ích, lịch sử và đặc biệt an toàn, tạo được niềm tin khách hàng, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ xe ôm hiện đại này cũng tăng nhanh từ 35% lên đến khoảng 65%.

Sự xuất hiện và những ưu việt của xe ôm hiện đại đã khiến những người chạy xe ôm truyền thống phải lo lắng. Có những người vẫn quyết trụ với hình thức cũ vì không thích nghi với công nghệ số, nhưng có rất nhiều người đã quyết định chuyển đổi theo "thị hiếu" đông đảo.

Ông Bùi Tiến Đông (60 tuổi, Hà Nội) chia sẻ "Chú chạy xe ôm truyền thống được 20 năm rồi, nhưng mới đây, chú phải từ bỏ và chuyển sang chạy theo hình thức của Grab, vì lượng khách đi xe ôm truyền thống ngày càng giảm. Thực sự, giá của Grab quá "bèo" so với công sức của người lái, nhưng biết sao bây giờ, không thay đổi thì chết đói".

Cũng cùng tâm sự, anh Nguyễn Văn Tú đã làm nghề xe ôm được chục năm, khi được hỏi về lý do vì sao chuyển sang Grab anh cho biết : "Từ ngày Grab phát triển ngoài Hà Nội này, lượng khách đi xe của tôi giảm đến 2/3. Có những ngày, không kiếm nổi vài chục nghìn. Chưa kể, nhiều người có đi thì mặc cả, kì kèo đúng bằng giá cước GrabBike, vì vậy, tốt nhất chuyển sang loại hình này để còn tồn tại".

Theo chuyên gia kinh tế "Việc thay đổi từ dịch vụ xe ôm truyền thống sang các hình thức xe ôm hiện đại là lẽ tất yếu. Vì công nghệ số, Internet phát triển chóng mặt nên các doanh nghiệp buộc phải thay đổi, áp dụng một cách triệt để và hiệu quả. Hơn thế nữa, sự ra đời của dịch vụ xe ôm hiện đại, ứng dụng Internet đã khắc phục được những nhược điểm của xe ôm truyền thống. Suy cho cùng, sự cạnh tranh của các hình thức xe ôm nhằm mang đến một dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng, người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng".

Ngọc Toàn

Published in Việt Nam