Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Phải dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng" tiếp tục là lời sáo rỗng, giáo điều !

Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 hôm 10 tháng 5 năm 2022, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Theo ông Trọng, phải phát huy thật tốt dân chủ trong đảng và trong xã hội ; phải tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân ; phải dựa vào nhân dân để xây dựng đảng và rèn luyện đảng viên.

npt1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - AFP

Với tư cách là một người dân, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn nêu quan điểm của ông về vấn đề này :

"Đấy là nguyên văn lời phát biểu của ông ấy nhưng trên thực tế, chúng tôi thấy đây là những lời nói sáo rỗng, giáo điều bao năm qua mà người dân trong nước đã học thuộc rồi. Không có gì mới cả. Trước hết, nói về dân chủ trong đảng thì đảng viên ở trong nước là hơn năm triệu, theo thống kê mà Đảng cộng sản Việt Nam công bố, tưởng rằng họ được hưởng quyền tự do dân chủ và quyền con người hơn dân, nhưng thực tế họ rất khổ.

Tôi rất đồng ý với ý kiến của cụ Nguyễn Hộ, một trong những lão thành cách mạng đã tham gia hai cuộc chiến tranh. Sau này cụ cũng là quan chức lớn trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ nói rằng :‘đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam là một thứ tù binh của đảng". Đấy là nói về đảng.

Nói về xã hội thì các quyền tự do dân chủ căn bản mà Hiến Pháp đã xác nhận và phù hợp với giá trị các công ước quốc tế như quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do ứng cử - bầu cử, tự do đi ra nước ngoài và trở về…trên thực tế bị hạn chế, bị thủ tiêu bằng luật hình sự.

Muốn Đảng gắn bó máu thịt với Nhân dân, dựa vào nhân dân thì chỉ có một cách là phải lắng nghe những ý kiến, những khát vọng của nhân dân và đổi mới về mặt thể chế chính trị".

Ông Nguyễn Hộ là một nhân vật cách mạng kỳ cựu, gia nhập Đảng cộng sản từ năm 1937. Ông đã trở thành nhà đấu tranh dân chủ từ giữa thập niên 80. Ông từ bỏ Đảng vào năm 1991 và viết nhiều bài để bày tỏ lập trường của ông về tình hình đất nước. Ông là tác giả cuốn sách "Quan điểm và cuộc sống".

"Lấy dân làm gốc" được cho là mục tiêu, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, Đảng và Nhà nước phải phát huy tinh thần làm chủ và tinh thần sáng tạo của nhân dân ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thực tế ra sao, ông Võ Minh Đức, người từng là sĩ quan chính trị trong quân đội từ những năm 90, nêu quan điểm của mình với RFA :

"Từ xưa đến giờ, về mặt tuyên truyền, về mặt hình thức cũng như phát ngôn từ các quan chức thì vẫn nói ‘lấy dân làm gốc’. Trong thực tiễn, tôi thấy họ ‘lấy dân làm thớt’ nhiều hơn. Nhiều chính sách không hợp lòng dân, làm mất niềm tin của dân".

Nhân dân là chủ thể của một đất nước. Nhà cầm quyền muốn gần dân thì phải chăm lo cho người dân, đem lại hạnh phúc cho người dân, phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân được quy định trong Hiến pháp. Nếu người dân không có những quyền căn bản này thì những câu nói như "phải đoàn kết với Nhân dân, dựa vào Nhân dân" hay "phải tăng cường mối quan hệ máu thịt với Nhân dân" khó mà có tác dụng.

Luật sư Phạm Công Út nêu nhận định của ông :

"Trước giờ, những khẩu hiệu, phương châm của tổ chức Đảng lúc nào cũng gắn bó giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân. Lúc nào cũng vậy, nó chỉ như một cái khẩu hiệu chứ không đi vào hành động thật của những người cầm quyền. Ví dụ câu "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" chỉ là khẩu hiệu chứ thực tế người dân mất nhà, mất đất, mất những quyền của họ. Họ bị hạn chế tối đa quyền con người bằng những rào cản pháp luật.

Họ đặt ra như vậy thì đâu có gần dân được. Nếu gần dân thì phải cho dân cất tiếng nói. Đó là phải xóa đi những rào cản về tự do ngôn luận. Ngoài ra, những quyền cơ bản khác của người dân phải được tôn trọng. Lúc đó mới là gân dân, hiểu dân, lo cho dân. Quan điểm của tôi là khi nào không còn chủ nghĩa lý lịch thì lúc đó đảng và Nhà nước mới gần dân".

Cũng trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi đảng. Ông Trọng cũng yêu cầu phải thường xuyên kết hợp giữa xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với củng cố, chấn chỉnh cơ sở đảng yếu kém ; coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng phải đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Với phương châm ‘còn đảng, còn mình’, tháng 10 năm 2021, ông Trọng ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về 19 điều đảng viên không được làm. Quy định mới bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu chỉnh đốn đảng theo Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII.

Quy định số 37 không chỉ cấm đảng viên không được nói và làm trái, mà đảng viên không được viết trái (nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của đảng ; làm những việc mà pháp luật không cho phép).

Dư luận cho rằng, ngay các đảng viên còn bị áp đặt theo những quy định khắt khe như thế thì còn lâu người dân mới có quyền làm chủ. Mà nếu không có dân chủ cho dân thì đảng không thể "tăng cường mối quan hệ máu thịt với Nhân dân" như yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguồn : RFA, 11/05/2022

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
mardi, 23 janvier 2018 16:29

Càng xây càng vỡ

Đảng cộng sản Việt Nam đang tìm cách không tự đào hố chôn mình trong công tác thanh lọc hàng ngũ trước Hội nghị Trung ương 7 diễn ra vào tháng 05/2018.

xaydung1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp. (Ảnh : Phương Hoa/TTXVN)

Đây là kế hoạch "Xây Dựng Đảng" không có lối thoát được gọi là "chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", từng quy định tại kỳ họp Trung ương lần thứ ba của khóa đảng VIII, ngày 18/06/1997, thời Tổng bí thư Đỗ Mười.

Nhưng sau 21 năm thi hành, qua 4 đời tổng bí thư (Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng), công tác cán bộ vẫn là khúc xương khó nuốt của đảng cộng sản Việt Nam. Trong nội bộ, các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm, suy thoái đạo đức, tư tưởng lệch lạc, công khai chỉ trích chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xa dân, lánh đảng, trên bảo dưới không nghe, "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" ra ngoài chủ trương, đường lối đảng v.v… đã bộc lộ công khai và lan rộng trên khắp lĩnh vực, kể cả trong Quân đội và Công an.

Công tác cải tổ hành chính, thực hiện từ mấy chục năm, để cho bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ bớt gánh nặng phải chi tiền nhiều cửa cho dân, thực tế chỉ để "hành dân". Trong khi chủ trương giảm bớt cán bộ, viên chức trong guồng máy cai trị từ trung ương xuống cơ sở chỉ giúp phình to ra, năm sau cao hơn năm trước. Thậm chí có tới 30% cán bộ, viên chức ăn lương mà không có việc gì để làm, ngoài việc hẹn nhau đi nhậu để chạy áp-phe, môi giới dự án kiếm tiền bỏ túi.

Nhiều viên chức lãnh đạo đảng và đại biểu quốc hội đã than phiền từ năm này qua năm khác mà tình hình vẫn như vịt nghe sấm, không Tổng bí thư nào có khả năng thay đổi.

Ngang tầm - dưới tầm

Vậy Nghị quyết 03-NQ/HNTW ngày 18/06/1997 của đảng khóa VIII đã nói gì ?

Hãy nghe :

"Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa".

Nhưng "ngang tầm" với ai, theo tiêu chuẩn nào mà từ đó đền nay (2018), sau 21 năm, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn than trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6 rằng :

"Đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả ; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo".

(Hội nghị Trung 6/Khóa XII Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc ngày 11/10/2017)

Đến ngày 19/01/2018 tại Hà Nội, ông Trọng lại than tại "Hội nghị toàn quốc Ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018" :

"Tình hình vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên còn diễn biến phức tạp, đáng báo động".

Ông nói :

"Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối ; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp giữa các bộ, ngành. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn ; dẫn đến chi thường xuyên ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi ngân sách nhà nước".

Ngoài ra, Tổng bí thư Trọng còn nhìn nhận :

"Công tác cán bộ còn nhiều khe hở, lỗ hổng, tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém ;chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền một cách hiệu quả. Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn ? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai ?... Vậy vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong việc này thế nào ?".

Ông Trọng là tổng bí thư, người có quyền hành cao nhất nước, nắm trong tay mọi chỉ tiêu, nhất cử nhất động phải được ông đồng ý mà hỏi cán bộ dưới quyền như thế thì nhân dân biết hỏi ai bây giờ ?

Nên biết chuyên gia kinh tế bà Phạm Chi Lan từng báo động :

"Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy… Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. 

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy".

(theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn tố cáo đảng đã lấy tiền của dân để chi tiêu cho các Tổ chức chính trị của đảng, thay vì các dự án kinh tế ích quốc lội dân. Bà nói :

"Theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng) ; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng) ; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng) ; Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng) ; Hội Cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng) ; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng".

(theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

Như vậy thì có phải chính đảng đã đẻ ra rồi nuôi ăn đám cán bộ mà đảng hô hào phải biên chế, tinh giảm để bớt gánh nặng cho ngân sách ?

Cấp chiến lược

Sau Hội nghị 6, công tác cán bộ chưa ra ngô khoai gì cả thì đảng lại bày ra đề án"Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Theo lời ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương, phát biểu tại Hội nghị xin ý kiến Hội đồng Lý luận trung ương và một số cấp lãnh đạo các cơ qan đảng ngày 12/1/2018 tại Hà Nội, thì Đề án quan trọng này sẽ trình Bộ Chính trị (cuối tháng 3-2018) và trình Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 7 (đầu tháng 5-2018).

(Theo Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 11/01/018)

Tầm quan trọng của Hội nghị 7 còn được ông Trọng diễn giải :

"Đề án này phải kế thừa, bổ sung, đổi mới và phát triển trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ ; thể chế hóa, cụ thể hóa Cương lĩnh 2011, Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng. Tinh thần là chuẩn hóa và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và tình hình mới đặt ra, giải phóng được nguồn lực, phát huy tiềm năng, trí tuệ và sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực".

(Trích phát biểu ngày 19/01/2018)

Nghị quyết 3/VIII

Tham vọng nhiều như thế, nhưng những "chứng hư tật xấu" của cán bộ, đảng viên, không những đã tồn tại mà còn nghiêm trọng hơn theo lời than của Lãnh đạo đảng. Vậy ta nên xem lại những yếu kém nêu trong Nghị quyết 3/khóa đảng VIII để xem đảng cộng sản Việt Nam đã tiến được bước nào trong 21 năm.

Hồi ấy, đảng khóa VIII báo cáo :

- Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng ; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân.

- Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công ; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán ; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

- Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém. Có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.

- Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng "vừa thừa vừa thiếu". Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, luật pháp… Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá".

Ngoài ra, Nghị quyết 3/VIII còn "hứa Tiều hứa Quảng" rằng :

"Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30%-40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước".

Thực tế đã không xẩy ra như đảng muốn, ngoài con số có nhiều cán bộ, đảng viên mang bằng gỉa, hay mua được bằng thật.

Nghị quyết 4/XII nói gì ?

Đến Hội nghị trung ương 4/khóa đảng XII năm 2016, tức 19 năm sau, đảng vẫn ngổn ngang trăm mối tơ vò với cái tổ ong cán bộ biến chất và suy thoái tiếp tục nghiêm trọng.

Nghị quyết số 04-NQ/TW được ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10/2016 viết như sau :

"Công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu.

Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém.

Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu ; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái.

Thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI, một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức ; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm ; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao.

Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn ; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao".

 Cuối cùng đảng cảnh cáo :

"Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng ; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ".

Tiền đâu ?

Như vậy thì cái đảng lúc nào cũng oang oang cái mồm "không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân" bây giờ như thế nào ?

Hãy đọc vài đoạn phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) với ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam :

"Vào dịp cuối năm, các nơi đều tổ chức tổng kết, kiểm điểm, gắn với đánh giá công việc của từng thành viên trong đơn vị. Tuy nhiên trong tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm".

Trao đổi với Đại Đoàn Kết về vấn đề này, ông Nguyễn Túc cho rằng, ở nhiều nơi, tự phê bình và phê bình trở thành hình thức, là dịp để khen nhau. Vì vậy phải thay đổi cách tổ chức sinh hoạt tự phê bình và phê bình làm sao cho thực chất.

Phóng Viên : Nhận định tình hình về công tác xây dựng Đảng những năm qua, Nghị quyết trung ương 4, khóa XII đã chỉ rõ : "Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức ; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm ; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao". Vậy theo ông tình trạng này tới nay đã được cải thiện ?

Nguyễn Túc : Tự phê bình và phê bình trong bối cảnh hiện nay khác nhiều so với trước đây. Hiện tự phê bình thường ít nói về khuyết điểm, thích nói nhiều đến ưu điểm. Đối với người phê bình thường hay khen hơn là chê. Trước đây, người ta coi được giao chức vụ, quyền hạn là một trách nhiệm nhưng nay được thăng chức là quyền lợi. 

Phục vụ là mục đích tối cao của người đảng viên, làm sao suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân nhưng hiện giờ lấy mục tiêu đầu tiên của một số người là "tiền đâu" ? lên chức là "lên tiền" nên có tình trạng chạy chức chạy quyền. Điều đó dẫn đến chuẩn mực của tự phê bình và phê bình của hai giai đoạn rất khác nhau.Cho nên một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đưa lợi ích vật chất lên trên.Điều đó khiến nhiều nơi không khí đấu tranh nội bộ trong Đảng không sôi động như trước đây.

Phóng viên : Thưa ông, khi bắt đầu quá trình đổi mới Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng đặt ra nhiều vấn đề trong tự phê bình và phê bình nhưng đến nay sau 30 năm đổi mới nhiều chi bộ vẫn chưa đạt được điều này ?

Nguyễn Túc : Bước vào đổi mới, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ những việc cần làm ngay, trong đó nêu rõ mỗi người phải xem mặt mạnh, mặt yếu của mình, không ai "xem mình trung thực hơn bằng bản thân mình xem mình". Nếu chúng ta làm đúng theo những vấn đề trước đó được đặt ra thì tự phê bình và phê bình sẽ khác đi. Qua 30 năm đổi mới những ý kiến đó hình như nhiều cấp ủy đã quên mất, chỉ "tâng bốc" nhau làm cho bệnh thành tích ngày càng trầm trọng thêm.Vì bệnh thành tích dẫn đến che giấu khuyết điểm, cấp dưới che dấu khuyết điểm đối với cấp trên. Điều đó làm cho chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới không sát với thực tế. Một loạt vụ việc xảy ra vừa qua đã cho thấy điều đó. Nếu không thực tâm với bản thân, nhận ra thiếu sót khuyết điểm hạn chế thì trước hết cơ quan không tiến được, và cả đất nước không tiến nhanh được. Đó là một trong những khía cạnh trong xây dựng chỉnh đốn Đảng không thể không lưu tâm.

(Đại Đoàn Kết, ngày 16/12/2018)

Như vậy, nếu so sánh 2 Nghị quyết 3/VIII và 4/XII, cộng thêm với nhận xét của ông Nguyễn Túc thì ta sẽ thấy khi có nhiều lãnh đạo đảng đề cao và hô hào xây dựng đảng thì số cán bộ, đảng viên tụt hậu và suy thoái càng lên cao.

Vấn đề bây giờ là liệu ông Nguyễn Phú Trọng có đủ bản lĩnh để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2018, hay ông lại sợ vỡ bình mà không dám đập chuột, hoặc chỉ biết đút củi vào lò đốt cho đẹp mắt ?

Phạm Trần

(23/01/2018)

*******************

8 nhóm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng (VoH, 05/12/2018)

Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận. Không bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm việc.

xaydung2

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 126/ NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng chống tham nhũng đến năm 2020. 

Mục tiêu của Chương trình nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác phòng chống tham nhũng nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/4/2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 ; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị. Củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Chương trình hành động là kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng ; là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng.

Thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ chính :

Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu thực hiện từ nay đến năm 2020 :

  1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức ; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
  3. Kiểm soát tài sản, thu nhập ; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ.
  4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội ; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng.
  5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử ; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng.
  6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội.
  7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.
  8. Nội luật hóa các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam ; mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng.

Nhằm tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức ; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng ; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý ; quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Không bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm việc

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ; tăng thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng.

Quy định và thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận ; khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng ; thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương ; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ; có các chính sách tiền lương hợp lý để từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu và có thu nhập khá trong xã hội...

Nguồn: xaydungdang

Published in Diễn đàn