Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kiên trì vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam trong nhiều năm và đạt kết quả khả quan. Nhà cầm quyền Việt Nam bị tra vấn trong các phiên điều trần về nhân quyền trong những buổi kiểm điểm việc thực thi những công ước mà Việt Nam đã tham gia. Họ cũng bị nêu tên trong các hội nghị về tự do tôn giáo khu vực và toàn cầu với bằng chứng vi phạm cụ thể, rõ ràng từ những báo cáo của các nạn nhân tôn giáo tại Việt Nam. Việt Nam không thể chối cãi. Họ phải có một vài luật tôn giáo, dù còn nhiều bất cập, ẩn nhiều ràng buộc tinh tế cho các tôn giáo, thậm chí có điều khoản đi ngược với tính tự do tôn giáo toàn cầu.
Ngày càng nhiều linh mục trước đây lên tiếng cho công lý sự thật, bị vô hiệu hóa bởi chính bề trên dòng tu, hay Giám mục địa phận
Tôn giáo là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Tận diệt tôn giáo là chiến lược quan trọng bền bỉ và không thể chấm dứt khi còn một nhóm tôn giáo nhỏ nhất. Tuy vậy, tùy thời điểm chiến, lược này thay đổi chiến thuật. Trước đây trực tiếp dùng bạo lực, nhà cầm quyền huy động toàn bộ hệ thống chính quyền vào cuộc đàn áp các tôn giáo như bỏ tù các lãnh đạo tôn giáo, hay san bằng chùa Liên Trì, Thủ Thiêm. Nói riêng về công giáo, những cuộc đàn áp giáo hội tại Tòa Khâm Sứ và nhà thờ Thái Hà năm 2010 tại Hà nội là những điển hình (*).
Ngày càng bị Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế chú ý, và bị tra vấn nhiều hơn như trình bày ở trên. Nhà cầm quyền Việt Nam dụng nhiều mưu ma chước quỷ, một trong âm mưu độc ác là chuyển hướng đàn áp kiểu du long chuyển phượng, treo đầu dê bán thịt chó, ném đá dấu tay, để tránh né bị kiểm điểm, chỉ trích và chế tài bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế như hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHCR), Ủy ban tự do tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (USCIRF), Human Rights Watch.
Thỏa hiệp được với chính quyền, có thể như đổi chác cho xây dựng những cơ sở tôn giáo đồ sộ kiểu các chùa chiền Bái Đính, Ba Vàng hay cho phép những sinh hoạt tôn giáo hoành tráng như rước kiệu quanh Hồ Gươm vài tháng trước, các vị bề trên đã nhận làm thay nhà cầm quyền một số việc mà chính quyền không dám làm như tự kiểm duyệt, tự hạn chế tôn giáo của mình và hơn thế nữa bị miệng các linh mục dấn thân đòi hỏi nhân quyền, công lý, sự thật, bảo vệ nhân phẩm và quyền tự do tôn giáo cho công giáo cũng như các tôn giáo khác đang bị đàn áp tại Việt Nam.
Câu chuyện có thật được tường thuật lại của một linh mục dấu tên vì sợ gặp khó khăn với bề trên. Trong một buổi giảng tĩnh tâm ở một nơi gần Sài Gòn cho hơn 500 linh mục, vị giảng phòng là một Tổng giám mục. Trước khi giảng ngài thẳng thừng cấm các linh mục ghi âm. Nếu nói về lời Chúa hay yêu thương bác ái, công lý, sự thật đâu cần phải sợ ghi âm mà nên còn khuyến khích làm truyền thông để lời Chúa lan xa, công bình bác ái nhân rộng ra, đi đến mọi ngóc ngách của đời sống, để nhân quyền, nhân phẩm được ngày càng cải thiện. Trong buổi tĩnh tâm cho các linh mục trong giáo phận đó, Ngài nói, "[tôi] nhắc lại lời tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam trong bài học chính trị, trong các trại tù cải tạo quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, nửa triệu quân Mỹ, một triệu quân chế độ cũ, với đầy đủ khí tài quân sự hùng mạnh còn chẳng làm gì được họ – Đảng cộng sản Việt Nam. Các anh lèo tèo một số ít linh mục, không có gì trong tay làm gì được họ. Lải nhải chống đối đảng và nhà nước chỉ làm hại giáo hội thôi". Ngài tiếp tục sỉ vả các linh mục dấn thân một cách ôn hòa, đúng luật pháp và công ước quốc tế cho công lý sự thật, đòi quyền được sống cho những người nghèo thấp cổ bé họng, bị cướp đất cướp nhà…
Ngày càng nhiều linh mục trước đây lên tiếng cho công lý sự thật, bị vô hiệu hóa bởi chính bề trên dòng tu, hay Giám mục địa phận :
– Linh mục PTT bị ép về hưu non khi còn năng lực và sức khỏe
– Linh Mục ĐHT còn rất trẻ nhưng không được giao một nhiệm vụ gì cụ thể, không khác gì phải về hưu
– Linh Mục NNNP cũng vậy, không được tiếp xúc với giáo dân.
– Linh mục Nguyễn Duy Tân cũng như thế.
Ngoài những linh mục nêu trên còn nhiều linh mục đã từng lên tiếng cách này cách khác, bị bề trên trực tiếp hay gián tiếp cảnh cáo nếu còn ‘tranh đấu’ sẽ nhận hình thức kỷ luật cao hơn nữa. Gương linh mục Đặng Hữu Nam là một răn đe. Đó cũng là lý do bài này không nêu tên các linh mục đó.
Đàn áp linh mục dưới quyền công khai lộ liễu nhất là Giám mục Nguyễn Hữu Long. Ngài đã lợi dụng "đức vâng lời" để treo chén linh mục Đặng Hữu Nam và còn đi xa hơn là nộp hồ sơ giả mạo xin Tòa Thánh Vatican huyền chức (đuổi khỏi hàng giáo sĩ) cha Nam, không có lý do chính đáng.
Qua hình mẫu đàn áp cha Nam trong nội bộ, tất cả những linh mục tại Giáo phận Vinh nói riêng và các linh mục ở những nơi khác dù chưa bị kỷ luật, hoặc đã bị vô hiệu hóa, bịt miệng cách này cách khác cũng đã lùi lại thủ thân không dám lên tiếng nữa.
Chính quyền Việt Nam đã phần nào thành công chuyển giao công cụ bịt miệng các linh mục cho chính những vị lãnh đạo của họ.
Một linh mục dòng Phan Sinh ở B. chia sẻ cho người viết bài này như sau :
"Tôi đã nhận được email của Anh. Cám ơn Anh. Bận việc quá, mãi đến hôm nay tôi mới trả lời cho Anh được ! Xin Anh thứ lỗi !
Chúng ta còn cần sáng suốt và kiên trì hành động để các vị trách nhiệm này suy nghĩ trước những bổng lộc và hào quang cá nhân, để thấu hiểu, chấp nhận hy sinh và can đảm tranh đấu cho những người đang gặp thống khổ.
Cái đó khó lắm !!! Bởi vì một khi đã được nhà cao cửa rộng, xe pháo rầm rộ, cờ xí tán lọng uy linh, áo mão uy nghi, vòng hoa lẫm liệt, kẻ chào đón người vỗ tay, kẻ hầu người hạ, kẻ tâng người bốc rồi. Và đàng khác trước những áp lực và nguy hiểm luôn rình rập từ độc tài, độc tôn, thì dĩ nhiên là sợ hãi vì có nguy cơ mất hết tất cả và ngồi bốc lịch trong tù…
Vì thế mà họ khó mà dám lên tiếng đấu tranh cho người nghèo, lên tiếng cho kẻ bị áp bức, lên tiếng đòi hỏi nhân quyền, lên tiếng yêu cầu thay đổi… lắm !!! Giá phải trả quá đắt ! Luôn ham muốn lợi danh giàu sang và đã đạt được an thân phì gia, thì tội gì phải trả giá và mất cả ? Nhắm mắt nói càng nói theo quyền lực thì khoẻ hơn, lợi hơn nhiều ! Còn nếu ai chống đối hả ? thì cứ la mắng trị tội kẻ dưới quyền và phủ phục nịnh bợ kẻ ngồi trên ! Còn Phúc âm Chúa hả ?, thì để giảng cho hay chứ không phải để thực hành đâu, cũng không để vác thập giá theo chân Ngài thật sự đâu ! Tội gì phải làm khác ???
Chia sẻ cho nhau ít, nhưng chúng ta đã hiểu quá nhiều !
Tội cho Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh quá !
Lạy Vị Thầy Cả Tư Tế Tối Cao muôn đời (Do thái 2,17-18), Ngài lại chấp nhận chết nhục hình để cứu độ con người !
Bình an"
California, 09/28/22
Phan Nhân Quyền
Nguồn : VNTB, 02/10/2022
(*) Nhà thờ Thái Hà : 'Côn đồ' tới tấn công
BBC, 03/11/2011
Trang web của Giáo xứ Thái Hà đưa ra cáo buộc rằng 'côn đồ' đã tới tấn công nhà thờ làm hỏng cửa và 'đánh đập' tu sĩ và giáo dân.
Các trang mạng công giáo cáo buộc chính quyền đứng đằng sau các "côn đồ"
BBC chưa liên hệ được với Nhà thờ Thái Hà cũng như chính quyền và chưa có nguồn kiểm chứng độc lập về sự cố xảy ra.
Ảnh trên trang của Giáo xứ Thái Hà cho thấy cửa bị phá tung và đông người xuất hiện trước cửa nhà thờ nhưng không có các hình ảnh về cảnh tu sĩ hay giáo dân bị "đánh đập".
Blogger Người Buôn Gió cũng có bài viết ngắn về vụ việc :
"Chiều nay ngày 3/11/2011 một nhóm côn đồ đã dùng búa tạ xông vào đập cửa nhà thờ Thái Hà - Đống Đa, Hà Nội. Những người này la lối om xòm, họ chửi và đánh những người giáo dân và tu sĩ trong nhà thờ với lý do là họ đang bức xúc.
"Đi theo những người bức xúc tự phát này, rất trùng hợp là có đoàn quay phim rất chuyên nghiệp. Và có nhiều xe công an chặn các đầu ngả đường vào nhà thờ Thái Hà.
"Những người bức xúc đập phá, đánh giáo dân tu sĩ này với lý do rất "chính đáng" là nghe đài báo nhà nước nói giáo xứ Thái Hà ngăn cản dự án tốt đẹp của sở y tế Hà Nội".
Blogger này có lời kết : "Nếu bức xúc 'chính đáng', tức là căn cứ vào đài, báo lên án chuyện gì, quần chúng nhân dân được bức xúc kéo đi tìm đối tượng được nêu để đánh đập. Có lực lượng công an bảo vệ, có đoàn làm phim chuyên nghiệp sẽ ghi lại hình ảnh và cắt cúp sao cho những kẻ tấn công trở thành người bị hại".
Khởi kiện
Trước đó Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, hôm 31/10 đã ra quyết định phạt hành chính 1,5 triệu đồng đối với Linh mục Chính xứ Nhà thờ Thái Hà Nguyễn Văn Phượng.
Linh mục Nguyễn Văn Phượng đã khởi kiện chính quyền quận Đống Đa
Linh mục Phượng hôm 3/11 đã có đơn khởi kiện quyết định xử phạt lên Tòa án nhân dân Đống Đa.
Vụ xử phạt này liên quan tới việc Nhà thờ Thái Hà treo biển điện tử trên nóc nhà thờ từ cuối tháng trước, điều mà quận Đống Đa nói đã phạm vào việc "tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân," theo Thông tấn xã Việt Nam.
Biển treo trên Nhà thờ Thái Hà viết: "Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm Bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo Xứ Thái Hà".
Biển điện tử này xuất hiện sau khi Nhà thờ Thái Hà và giáo dân phản đối việc xây dựng trạm nước thải ở Bệnh viện Đống Đa mà không có sự tham vấn với Nhà thờ, tổ chức mà các tu sĩ và giáo dân nói hiện đang là chủ sở hữu khu đất có Bệnh viện Đống Đa.
Chính quyền cáo buộc Linh mục Phượng "kích động" giáo dân trong khi phía Nhà thờ Thái Hà lại cáo buộc chính quyền "kích động" dân chúng và dùng bộ máy công quyền để trấn áp nhà thờ.
Hiện trên YouTube cũng xuất hiện một phóng sự dài của Đài Truyền hình Hà Nội với những người được phỏng vấn phản đối Nhà thờ Thái Hà vì Nhà thờ không ủng hộ việc xây dựng công trình cải thiện vệ sinh tại Bệnh viện Đống Đa.
Nguồn : BBC, 03/11/2011
Công an yêu cầu tháo dỡ hang đá Giáng sinh ở Nghệ An ? (VOA, 15/12/2017)
Một linh mục ở Nghệ An cho VOA biết hơn một chục cán bộ, công an địa phương đã đến nhà thờ giáo xứ Đông Kiều, yêu cầu giáo dân tháo dỡ hang đá Giáng sinh, viện lý do nơi trang trí nằm trên phần đất "đang có tranh chấp".
Chính quyền địa phương yêu cầu giáo dân tháo dỡ hang đá Giáng sinh tại giáo xứ Đông Kiều. (Ảnh : Facebook Thanh niên Công giáo)
Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh tối ngày 15/12 cho biết vào buổi chiều cùng ngày, chính quyền xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, do ông chủ tịch xã dẫn đầu, đã đến trước khuôn viên nhà thờ giáo xứ Đông Kiều, nơi nhiều người đang dựng hang đá đón Giáng sinh, yêu cầu phải dừng việc trang trí.
Linh mục và giáo dân tại giáo xứ Đông Kiều (Photo : Facebook Thanh nien Cong giao)
Trang Thanh niên Công giáo cho biết giáo dân và Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Kiều đã từ chối yêu cầu này bởi vì "hang đá được làm trên đất đã được người dân hiến tặng cho giáo xứ".
Trong một video lưu truyền trên mạng xã hội, một người mặc sắc phục an ninh nói ông sẽ cử cán bộ tới trực tại các chốt ở khu vực quanh nhà thờ giáo xứ Đông Kiều trong những ngày tới để "đảm bảo an ninh trật tự".
Trang Thanh niên Công giáo còn cho biết hiện nay giáo dân đã lập hàng rào để bảo vệ dân làng và giáo xứ vì họ sợ "côn đồ và Hội Cờ Đỏ sẽ vào làng quậy phá".
"Hội Cờ Đỏ" ở Nghệ An, tháng 10/2017.
Trang này dẫn lời linh mục Antôn Nguyễn Văn Thanh phát biểu trong một buổi lễ vào tối ngày 14/12 nói : "Giáng Sinh không chỉ của người Công Giáo mà là tất cả mọi người, thế nhưng chính quyền huyện Diễn Châu lại ngăn cấm Giáo xứ Đông Kiều dựng hang đá làm bằng những cái bạt theo kiểu tạm bợ, và trang trí những bóng đèn cho đẹp mà vẫn cho côn đồ đến…"
Linh mục Nam cho biết trước đó, vào sáng ngày 13/12, chính quyền xã Diễn Mỹ cũng đã yêu cầu nhà thời tháo dỡ hang đá nội trong 24 tiếng đồng hồ.
**********************
Ít nhất ba luật sư sẽ bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh (VOA, 15/12/2017)
Luật sư Lê Văn Thiệp, thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội, cùng ít nhất hai luật sư khác sẽ bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí PVC, trong một phiên tòa dự kiến diễn ra vào tháng 1/2018.
Truyền thông trong nước trích lời luật sư Thiệp, Văn phòng Luật sư Toàn cầu, hôm 15/12 nói rằng ông đã được cấp chứng nhận bào chữa cho ông Thanh vào ngày 8/12.
"Trong quá trình làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Thanh tôi được cơ quan an ninh điều tra tạo điều kiện thuận lợi", ông Thiệp nói báo Tuổi Trẻ Online.
Ông nói các giấy tờ thủ tục đều được thực hiện trước hạn, theo trang mạng Zing cho biết. Luật sư Thiệp nói ông đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa theo đơn mời của ông Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, vào ngày 9/8, báo Tuổi trẻ nói Cơ quan An ninh điều tra đã cấp giấy chứng nhận cho 2 luật sư thuộc Văn Phòng Luật sư Nguyễn Chiến để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trịnh Xuân Thanh từ giai đoạn hỏi cung.
Hôm 17/10, nữ luật sư người Đức Petra Schlagenhauf cho VOA biết là một luật sư cộng sự của bà ở Việt Nam đã vào trại giam tiếp xúc với ông Thanh trước đó vài ngày và cho biết "tình hình sức khỏe của ông Thanh bình thường".
Nữ luật sư này còn nói thân chủ của bà "bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn", tại một nhà tù ở Hà Nội.
Chính quyền Việt Nam nói ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch tỉnh Hậu Giang, được xác định là người chịu trách nhiệm chính về các vi phạm và thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong giai đoạn từ 2011- 2013, đã ra "đầu thú" tại Hà Nội vào cuối tháng 7/2017, sau khi bị truy nã quốc tế từ tháng 9/2016 về "tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự".
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết sẽ xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, hôm 25/11 đã yêu cầu "khẩn trương" đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh" ra xét xử.
Ông Trịnh Xuân Thanh ra "đầu thú" tại Hà Nội, VTV đưa tin vào đầu tháng 8/2017.
Bộ Ngoại giao Đức trước đó ra thông báo nói Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh hôm 23/7 tại Berlin và yêu cầu cho phép ông trở lại Đức "ngay lập tức" để nhà chức trách Đức xem xét việc dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam, cũng như xem xét đơn xin tị nạn ở Đức của ông Thanh.
Nhưng sau đó phía Đức dường như đã thay đổi yêu cầu Hà Nội "trả" ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuyên bố bằng tiếng Anh hôm 22/9, thông báo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như trục xuất nhân viên ngoại giao thứ hai của Hà Nội, có đoạn viết :
"Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, kể cả phiên xử ông ấy phải được tiến hành theo pháp quyền, và phải mở cửa cho các quan sát viên quốc tế".