Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 12 février 2017 21:57

Cứu xứ đạo Đông Yên

Tại Vũng Áng, Hà Tĩnh có một xứ đạo Công giáo tồn tại hơn thế kỷ qua ; thế nhưng khi muốn triển khai dự án khu công nghiệp và cảng nước sâu Sơn Dương, nhà cầm quyền địa phương muốn xóa bỏ giáo xứ dù không ảnh hưởng đến dự án. Tuy nhiên nhiều giáo dân vẫn bám trụ lại và nay có thêm nỗ lực muốn giúp cứu xứ đạo lâu đời này.

dongyen1

Giáo xứ Đông Yên trong cảnh hoang tàn. RFA photo

Cảnh hoang tàn, đổ nát bên ngôi Nhà Thờ đứng chơ vơ đập vào mắt chúng tôi khi trở lại giáo Xứ Đông Yên vào một ngày đầu năm dương lịch 2017.

Ông Lê Vị, một giáo dân Đông Yên xúc động khi nói về việc bị cưỡng chế di dời, trường lớp của giáo xứ bị đập bỏ, nhiều nhà dân cũng bị cày ủi nham nhở :

"Chúng tôi ở đây đau khổ lắm, nhà cửa rách nát, mọi thứ hoang tàn nghĩ tới chỉ biết nước mắt rơi. Từ 2010 không ai nghĩ Giáo Xứ Đông Yên sẽ thuộc diện di dời tái định cư. Ở đâu mà buộc, hành hạ bắt cả giáo xứ Đông Yên này phải dời đi thì chúng tôi rất đau khổ".

Một người khác tên Hàn cũng cho biết hành xử của phía chính quyền khi tiến hành kế hoạch di dời giáo xứ Đông Yên :

"Từ 2013-2014 thì hai năm đó chính quyền về đàn áp nhân dân và đặc biệt đập phá nhà dân và khu vực tôn giáo của giáo xứ Đông Yên, đường vào nhà xứ, hàng rào, tường của nhà thờ đều phá hủy hết tất cả".

Cùng với ngôi giáo đường, một số giáo dân kiên trì không chịu dời phải sống trong những căn nhà không còn nguyên vẹn như trước khi có lệnh cưỡng chế di dời. Tuy nhiên họ vẫn kiên trì như phát biểu của ông Lê Vị :

"Chính quyền chưa có gì liền quan đến việc tái định cư cả. Họ chưa giải quyết vì học trốn chạy".

Kể từ khi chính quyền gia tăng đàn áp và cưỡng chế phá hủy nơi đây thì người dân rơi vào cảnh éo le.

"Chúng tôi muốn xây cái nhà phòng lên thì cũng không biết lấy đâu mà làm. Nếu đưa đi đâu nữa thì đi, nếu không có thì thôi chứ đi lên rẫy thì chúng tôi không đi nữa"

Quyết định bám trụ trước lệnh di dời của chính quyền địa phương cũng khiến những người ở lại chịu áp lực nặng nề trong cảnh thiếu thốn hạ tầng điện nước. Khó khăn của họ lại thêm phần chồng chất sau khi nhà máy gang thép Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến nguồn kiếm sống của họ từ biển bao đời nay bị tận diệt.

Trong cơn khốn khó, khi nghe tin có người từ phương xa phát động chiến dịch cứu giáo xứ lâu đời của mình, lẽ đương nhiên họ rất mừng rỡ như lời của ông Hàn :

"Chiến dịch cứu Đông Yên chúng tôi rất mong các tổ chức, các cá nhân hay của quốc tế, như các tổ chức nhân quyền xã hội. Thì chúng tôi rất mong rằng chiến dịch cứu Đông Yên sẽ đi đến kết quả cao".

Còn ông Lê Vị bày tỏ : "Chúng tôi cũng rất cầu mong trong nước, Hà Nội, Sài Gòn. Nói chung là họ hỗ trợ giúp đỡ thì chúng tôi phải nói là hết lòng đa tạ, cảm ơn".

Chiến dịch mang tên ‘Cứu Đông Yên’do tổ chức BPSOS, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, phát động. Theo đó sẽ có bốn công tác chính trong chiến dịch gồm huy động sự quan tâm của dư luận trong vùng và trên thế giới về thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa gây nên, vận động sự can thiệp của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các quốc gia và các tổ chức nhân quyền quốc tế về sự vi phạm các quyền tự do tôn giáo, quyền sinh kế, quyền môi sinh, quyền văn hóa của giáo dân xứ Đông Yên.

Thông tín viên Việt Nam

Published in Việt Nam

Thảm họa Formosa gây cho môi trường Miền Trung Việt Nam đã đẩy hàng triệu người vào cảnh điêu đứng. Đã gần một năm qua, hàng triệu người mất việc làm, độc tố không chỉ giết chết môi trường biển, các sản vật, hải sản cũng như các loại động, thực vật khác mà còn đưa đi khắp nơi đầu độc giống nòi dân Việt.

Không chỉ các ngư dân, những người trực tiếp khai thác và chế biến hải sản bị ảnh hưởng, mà nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng, nhiều ngành nghề khác như du lịch, vận tải, đóng tàu, điện lực, kinh doanh... đều bị ngưng trệ. 

Trước những bức xúc và thiệt hại của người dân, nhà cầm quyền tìm cách giấu giếm, lấp liếm bao che và làm ngơ trước nỗi đau dân chúng.

Thế rồi nhà cầm quyền Việt Nam đã nhanh nhẩu nhận 500 triệu đôla của "thế lực thù địch" và nhận đền bù cho dân nhằm lấp liếm tội ác ngay khi chưa có thống kê thiệt hại. Điều đó gây căm phẫn lòng dân. 

hatinh1 - Copie (2)

Người dân Đông Yên chặn xe trên Quốc lộ 1A biểu tình 14/01/2017 phản đối Formosa đên bù không xứng đáng

Điều lạ lùng nhất, là chỉ một doanh nghiệp nước ngoài như hàng trăm ngàn doanh nghiệ nước ngoài đầu tư "bình đẳng" ở Việt Nam. Nhưng khi gây tai họa cho đồng bào Việt Nam cách nghiêm trọng, thì nhà nước Việt Nam đứng ra lo việc đền bù cho doanh nghiệp này đã đặt lên câu hỏi lớn : Nếu như hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác cũng đều vi phạm, chính phủ Việt Nam liệu có đủ thời gian, súng đạn, công an và các loại nhân tài vật lực huy động từ người dân để giúp đỡ họ nhằm chạy tội ? 

Dự án Formosa là một dự án của Đài Loan, mang yếu tố Trung Quốc hết sức "đậm đà" được đưa vào khu vực Hà Tinh là khu vực trọng yếu của đất nước về an ninh, quốc phòng. 

Với 3,2 triệu mét vuông đất được cho thuê dài hạn 70 năm vượt cả luật lệ hiện hành, nhà cầm quyền Việt Nam đã được các trí thức, những người có tâm huyết với tiền đồ dân tộc cảnh báo ngay khi bắt đầu rằng : "Đây là một dự án bán nước trọn gói" cho Tàu. 

Thế nhưng, tất cả đều bị bỏ ngoài tai. Điều này đã phản ánh một tình trạng hết sức nguy hiểm khi các nhóm lợi ích, phe phái và đảng đã bất chấp vận mệnh đất nước để bằng mọi cách bán chác nhằm kiếm tiền bỏ túi.

Thế rồi thảm họa xảy ra, những động tác của nhà cầm quyền Việt Nam từ chính phủ đến Bộ trưởng Tài nguyên môi trường, các bộ phận khác nhau của chính quyền từ Trung ương đến địa phương chỉ lo trấn áp và lừa đảo người dân mà không hề quan tâm đến sự tồn vong của dân tộc. Thậm chí, nhiều động tác của cán bộ nhà nước còn khuyến khích người dân ăn cá nhiễm độc, mặc cho sức khỏe và tình trạng suy kiệt giống nòi là điều hiển nhiên trước mắt và lâu dài.

Hệ thống báo chí bị bịt miệng, hệ thống công an, côn đồ và nhiều lực lượng khác được huy động nhằm trấn áp người dân cất lên tiếng nói đòi quyền sống của mình. 

Những động tác pháp lý của người dân bị ngăn chặn thô thiển và bỉ ổi, những người lo cho dân, cho dất nước bị mạ lỵ và bôi nhọ trên hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước. 

hatinh1

Người dân Đông Yên chặn xe trên Quốc lộ 1A biểu tình 14/01/2017

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra phản ánh sự bức xúc không thể kiềm chế của người dân. Nhưng hầu như đều bị bỏ ngoài tai những tình cảnh và nguyện vọng của họ.

Việc đền bù được tiến hành nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp, cá nhân và những người buôn bán, du lịch... không được đền bù thiệt hại đã đẩy cuộc sống của họ vào chỗ cuối đường hầm.

Thậm chí, đến nay nhiều nơi vẫn chưa nhận được một đồng tiền đền bù nào.

Và điều gì đến sẽ phải đến. Ngày 14/1/2017 đợt biểu tình của người dân Đông Yên, một vùng đất chuyên sống bằng nghề biển mà cho đến nay một bộ phận bị cố tình bỏ quên đã diễn ra tại đường Quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Con, cách vài chục km trừ hầm Đèo Ngang phân giới địa phận Quảng Bình - Hà Tĩnh.

Nhiều người cho biết, có thể họ đã bị cố tình bỏ quên, chỉ vì họ đã từng không đồng ý với việc cưỡng bức họ từ nơi chôn rau cắt rốn bao đời với biển bên cạnh và cuộc sống đảm bảo từ biển. Nay được chuyển đến vùng đất "Chó ăn đá, gà ăn sỏi và người thì đi ăn mày" tại đây. Trong khi nơi chôn rau cắt rốn của họ bị đập phá, cưỡng chế mà không hề có một dự án nào. (Chúng tôi đã có nhiều bài viết về vấn đề Giáo xứ Đông Yên từ năm 2010 đến nay).

Từ trưa đến chiều nay, bà con ngư dân đã mang lưới lên chặn ngang đường quốc lộ. Bởi họ chẳng biết dùng lưới đó để làm gì khi mà cả năm nay không được xuống biển, đánh bắt cá dù nguồn nào cũng không có ai mua... Đẩy cuộc sống họ đến chỗ diệt vong. Nhưng họ đã không được đền bù nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

Người dân Đông Yên cho biết, đến nay, mấy ngàn người dân nơi đây chưa nhận được một đồng tiền đền bù nào. Số tiền đền bù từ Formosa đang bị chặn lại nhằm loại bỏ, cắt bớt... theo ý muốn của nhà cầm quyền. Trong khi những ngày tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần. 

Và họ không còn con đường nào khác là đấu tranh.

Cuộc biểu tình của người dân Đông Yên mở đầu cho những hành động phản kháng trong năm mới đã làm tê liệt hệ thống giao thông qua đường Quốc lộ 1A khu vực Hà Tĩnh. 

hatinh2

Công an và Cảnh sát cơ động trấn áp người dân Đông Yên biểu tình ngày 14/01/2017

Nhiều công an, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động đã được huy động đến ngăn chặn, trấn áp... nhưng đều vô hiệu trước cơn giận dữ của lòng dân. 

Nhiều lái xe, người dân đi qua dù bị tắc đường gây cản trở, nhưng đã hết sức cảm thông và ủng hộ những nạn nhân ở đây. Bởi họ hiểu nạn nhân không chỉ những người biểu tình, mà trong đó có bản thân họ.

Nhà cầm quyền đã dùng công an, cán bộ... qua gặp gỡ và điện thoại, hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề cho người dân. 

Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là lời hứa như những lời hứa trước đây đối với họ khi bị cưỡng bức di chuyển khỏi nơi ở của mình nhưng đã không được thực hiện.

Người dân đã tạm thời về nhà sau cuộc biểu tình và cho biết : Nếu nhà cầm quyền không đền bù đầy đủ cho họ, họ sẽ tiếp tục biểu tình và đấu tranh.

Một năm mới đã mở đầu bằng con sóng lòng dân với chế độ cộng sản tại đây.

Video và hình ảnh trên mạng xã hội dân Đông Yên biểu tình trưa nay tại Quốc lộ 1A.

{youtube}"0" allowfullscreen{/youtube}

Hà Nội, ngày 14/1/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA tiếng Việt, 14/01/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Chiến dịch ‘Cứu Đông Yên’ (RFA, 30/12/2016)

thoisu1

Giáo dân xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong lần biểu tình phản đối Formosa gây thảm họa môi trường, ảnh minh họa chụp trước đây. Citizen photo

Chiến dịch mang tên ‘Cứu Đông Yên’, một giáo xứ thuộc giáo phận Vinh tại Vũng Áng, Hà Tĩnh vừa được phát động bởi tổ chức BPSOS, trụ sở chính tại Hoa Kỳ.

Thông tin của BPSOS đưa ra hôm 28/12 cho biết chiến dịch được phát động rộng rãi nhằm bảo vệ sự trường tồn của một giáo xứ Công giáo toàn tòng với lịch sử hơn 1 thế kỷ trước biện pháp xóa sổ của chính quyền địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người đứng đầu BPSOS, cho Đài Á Châu Tự Do biết lý do của việc phát động chiến dịch Cứu Đông Yên. Ông này cho biết đã tiến hành nộp hồ sơ về giáo xứ Đông Yên cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cũng như các bộ phận hữu quan của Liên hiệp quốc về các lĩnh vực nhân quyền gồm tự do tôn giáo hay niềm tin, quyền của trẻ em, quyền có gia cư ổn định, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo vệ tài sản…

Xin được nhắc lại, giáo dân xứ Đông Yên bị buộc phải di dời nhường đất xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng. Đến nay vẫn còn cả trăm gia đình không chịu nhận tiền bồi thường để di dời vì họ cho là không phù hợp.

Thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng xả thải hóa chất độc hại trực tiếp ra biển khiến người dân địa phương tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và dân chúng ven biển dọc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế mất kế sinh nhai kể từ đầu tháng tư cho đến nay.

*****************************

Nhà xe đình công biểu tình chống chuyển bến (RFA, 30/12/2016)

thoisu2

Bến xe liên tỉnh Hà Nội - Ảnh minh họa

Hơn 100 xe khách liên tỉnh hôm nay đình công không đón khách từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội đi một số tuyến thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tin tức ghi nhận được cho biết hằng loạt tài xế chạy xe chở khách từ Mỹ Đình đi Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh không chịu đón khách như thường lệ tại bến xe khách Mỹ Đình khiến nhiều hành khách không có xe về quê nghỉ Tết Dương Lịch.

Một số chủ nhà xe cho báo giới biết họ đình công nhằm phản đối việc điều chuyển sang bến xe Nước Ngầm. Quy định này theo các chủ xe gây ảnh hưởng đến kinh doanh, lệch tuyến đi lại của người dân.

Sau khi có đình công của chừng 100 xe như vừa nêu, cơ quan chức năng đã điều động lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự đến khu vực Bến xe Mỹ Đình ; lý do được nói là để bảo đảm an ninh trật tự.

Xin được nhắc lại, theo yêu cầu của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, thì từ ngày 2 tháng giêng tới đây lực lượng chức năng giao thông phải triển khai phương án sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô, không để xảy ra tình trạng được gọi là xe khách chạy xuyên tâm thành phố.

Chỉ đạo của chủ tịch Nguyễn Đức Chung là công an Hà Nội sẽ tiến hành nhốt những xe chở khách bị cho là vi phạm.

********************

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị sách nhiễu (RFA, 30/12/2016)

thoisu3

Mẹ con chị Trần Thị Nga - RFA files

Tin tức do phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận được cho biết, nhà hoạt động Trần Thị Nga tại Phủ Lý, Hà Nam hiện đang bị lực lượng an ninh sách nhiễu, gây khó khăn suốt mấy ngày hôm nay.

Bà Trần Thị Nga cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết vào tối 30/12 như sau :

"Gần nhất là từ hôm 22 tháng 12 cho tới bây giờ. Nga ở thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, hôm đấy là Nga trốn được, Nga đi về tới quê thăm bố mẹ ở Hà Nam thì công an sục về đây và họ tìm thấy Nga, họ ngồi ở của nhà Nga để canh.

Chiều 22, Nga đưa con về lại Phủ Lý và từ ngày 22 đến bây giờ là công an bám sát Nga, lúc nào cũng từ 6 người trở lên bao vây nhà Nga.

Nga phải nhờ người đưa con đi học, nhờ người đón con, đi chợ cũng phải nhờ bởi vì Nga cứ vừa ra tời cửa thì họ lại chặn.

Và hôm nay Nga về quê vì ngày mai có đám cưới đứa em con nhà chú nhưng mà trên đường về thì cũng bốn năm viên an ninh họ bám theo và bây giờ họ cũng đang ngồi ở cổng".

Do thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa, và thậm chí bị hành hung đến thương tích nên bà Trần Thị Nga cũng dự báo trước tình hình sẽ diễn ra đối với bản thân nên bà cũng sử dụng công cụ mạng xã hội lên tiếng và yêu cầu cộng đồng lên tiếng cho trường hợp của bản thân và gia đình bà.

Tranh đấu cho quyền của công nhân

Xin được nhắc lại, bà Trần Thị Nga là một nhà hoạt động xã hội năng nổ tại Việt Nam.

Bản thân là một nạn nhân của nạn lừa đảo xuất khẩu lao động, nên từ khi còn ở Đài Loan bà đã lên tiếng cho những người bị lừa khác.

Về Việt Nam, bà không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản, đất đai một cách phi pháp.

Năm 2013, bà được giải nhì cuộc thi Quyền Con Người và Tôi qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành.

Lần bà bị hành hung đến trọng thương là vào tháng 5/2015 khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýp sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Phóng viên RFA tại Việt Nam

Published in Việt Nam