Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đối thoại Shangri-La 2018 : Tướng Ngô Xuân Lịch chỉ ‘trả bài’ ! (CaliToday, 04/06/2018)

Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6 năm 2018 rốt cuộc đã gây ấn tượng nhất với phong cách ‘trả bài’ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

shang1

Shangri-La lần thứ 17 đã gây ấn tượng nhất với phong cách ‘trả bài’ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Ảnh : QĐND

"Mọi hành động vi phạm chủ quyền của nước khác, quân sự hóa và gia tăng sức mạnh quân sự đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đi ngược lại các cam kết khu vực",và "Thay vào đó, các bên có liên quan cần thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng một trật tự trên biển, để Biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị" – tờ ‘báo nhà’ Quân Đội Nhân Dân của Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn phát biểu của tướng Lịch.

Giải pháp được ông Lịch ‘kiến tạo’ là "Việc các bên liên quan ngồi lại với nhau, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, thay vì đối đầu, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương, là con đường tốt nhất".

Nhưng sau khi ‘đọc bài’ không khác gì người tiền nhiệm – ‘tướng chữa bệnh’ Phùng Quang Thanh, tướng Lịch đã không một lần đề cập đến cái tên Trung Quốc, bất chấp hành động khiêu khích mới nhất của Bắc Kinh là đưa máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa, gây ra một bước leo thang quân sự mới mà khiến cả Hoa Kỳ lẫn các quốc gia Nhật Bản và Úc phải lo ngại.

Tại Đối thoại Shangri-La vào tháng Sáu năm 2014, nghĩa là ngay trong thời điểm vụ Hải Dương 981, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vẫn ‘nói như vẹt’ tại diễn đàn rằng việc đưa Bắc Kinh ra tòa án quốc tế là giải pháp cuối cùng và vẫn ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Giữa năm 2014, chính giàn khoan này đã gây ra một cú sốc ghê gớm đối với chính thể Hà Nội và khiến người dân Việt sôi máu căm phẫn. Hình ảnh ngự trị của nó suốt gần ba tháng trên Biển Đông đã làm bùng nổ một cuộc biểu tình lên tới hàng chục ngàn người ở Sài Gòn – vừa chống Trung Quốc vừa phản ứng với tư thế gập lưng sát đất của chính quyền Việt Nam. Nhưng trong lúc đó, Quốc hội đầy rẫy ‘nghị gật’ của Việt Nam lại không ra nổi một nghị quyết về Biển Đông.

Từ sau vụ Hải Dương 981 cho tới nay, Trung Quốc đã đưa cả giàn tên lửa của đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, nhiều tàu cá Việt Nam vẫn bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất xuống biển. Các vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt và bắn giết ngư dân Việt đột ngột tăng mạnh kể từ tháng Bảy năm 2017 – thời điểm Việt Nam đưa giàn khoan Repsol – liên doanh với Tây Ban Nha – ra khu vực Bãi Tư Chính để khoan thăm dò dầu khí, cho đến nay.

Nhưng trước tất cả cảnh nạn trên, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn chỉ rập khuôn với cách cách ‘lên tiếng phản đối’ của người phát ngôn bộ ngoại giao, nghĩa là chỉ đánh võ miệng mà không có một hành động đủ nặng ký và đủ thuyết phục để phản ứng với Trung Quốc.

Cũng cho tới nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn không dám công khai việc Việt Nam đưa giàn tên lửa ra Trường Sa vào năm 2016 để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong khi phía Trung Quốc luôn công khai tuyên bố một cách thách thức những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.

Một trong những tác giả của ‘sự im lặng của bầy cừu’ (như tên một bộ phim đã đoạt giải Oscar) như trên là Nguyễn Chí Vịnh – cấp phó của tướng Phùng Quang Thanh và nay là phó cho tướng Ngô Xuân Lịch. Nhiều người ở Việt Nam đã hiểu rõ thái độ lấp lửng cố hữu dài của viên tướng 3 sao này. Dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, tướng Vịnh bị một số dư luận cho rằng "có yếu tố thân Trung Quốc". Biểu hiện rất dễ nhận ra của Nguyễn Chí Vịnh là trong hầu hết những cuộc "đối ngoại" với giới quân sự và các lãnh đạo Bắc Kinh, ông Vịnh luôn sử dụng một loại văn phong mô tả bầu không khí "Bốn tốt" lẫn "Mười sáu chữ vàng", thậm chí cả vào lúc tàu hải cảnh Trung Quốc công khai tấn công các tàu cá và giết hại ngư dân Việt Nam.

Xem ra cho tới nay, quan điểm và thái độ của tướng Vịnh vẫn không được cải thiện.

Rốt cuộc, bạc nhược và hèn yếu vẫn là đặc trưng lớn nhất của một chế độ luôn tuyên rao "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ", thêm một lần nữa minh chứng cho cái hiện thực khốn quẫn về chính quyền Việt Nam chỉ giỏi "hèn với giặc, ác với dân".

Cách phát ngôn chung chung và vô thưởng vô phạt của tướng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La 2018 đã thêm một lần nữa mang đến thắng lợi cho đội ngũ chuyên gia tâm lý chiến của Bắc Kinh.

Trong nhiều năm qua, thái độ và hành vi xử thế của giới chóp bu Việt Nam đã được Bắc Kinh nghiên cứu rất kỹ, đã bị ‘nắn gân’ và áp dụng chiến thuật lấn từng bước cả trên bộ lẫn trên biển.

Vụ việc lấn từng bước mới nhất của phía Trung Quốc là vào tháng Năm năm 2018, hàng loạt du khách nước này đã được trang bị áo ‘lưỡi bò’ và ngang nhiên phô trương tại sân bay Cam Ranh của Việt Nam. Nhưng cho tới nay, toàn bộ các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam – từ chính quyền và công an tỉnh Khánh Hòa đến Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tổng cục Du lịch… vẫn hầu như tê liệt mà không có nổi một phản ứng cho ra hồn.

Thiền Lâm

**********************

Việt Nam không dám lên án bá quyền Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2018 (CaliToday, 02/06/2018)

Trong lúc Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án những động thái gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua tại Đối thoại Shangri-La 2018, thì Việt Nam liên quan trực tiếp đến chủ quyền lãnh hải bị đe dọa lại vẫn những phát biểu nhiều người nghe hoài bắt thuộc làu của đại diện Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch…

shang2

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch. Photo Credit : CNN

Đối thoại Shangri-La hay còn gọi Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á, đây là diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất trong năm . Năm 2018, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 (Lần thứ 1 vào năm 2002) chính thức khai mạc vào ngày 1/6 vừa qua tại Singapore.

Tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 có sự góp mặt của các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ 40 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương cùng nhiều học giả hàng đầu trong khu vực. Dự kiến Đối thoại Shangri-La 2018 diễn ra trong ba ngày từ ngày 1-3/6/2018.

Vấn đề hòa bình, phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông vẫn là hai vấn đề "nóng bỏng", được thảo luận nhiều nhất mỗi khi có Đối thoại Shangri-La diễn ra trong nhiều năm qua và Shangri-La 2018 cũng vậy.

Trong bài phát biểu của đại diện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis ngoài việc đề cập đến vai trò và tầm ảnh của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mà còn lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

shang3

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis. Photo Credit : CNN

Và thực tế cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã có những động thái cứng rắn, mạnh mễ đối với động thái gia tăng quân sự của nhà cầm Trung Quốc ở Biển Đông trong mấy tháng vừa qua như : Lên án Trung Quốc lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B tại các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc gọi là những hành động cần thiết để bảo vệ các căn cứ vì vấn đề an ninh quốc gia. Trước đó vào tháng 3/2018, theo cái gọi là "hoạt động huấn luyện thường xuyên" của mình, Trung Quốc đã cho quốc tế thấy một cuộc tập trận quy mô của hàng chục tàu hải chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh ở gần đảo Hải Nam. Rồi vào tháng 4/2018, nhà cầm quyền Trung Quốc cho hai chiến đấu cơ cất và hạ cánh xuống bãi đá Vành Khăn, cho lắp đặt các thiết bị làm nhiễu và nghẽn sóng tại bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn…

Trước những động thái gia tăng quân sự quá rõ ràng của Trung Quốc tại Biển Đông, ngang ngược tại chủ quyền lãnh hải đã cưỡng chiếm của Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc phòng cấp cao của Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu vào hôm nay ngày 2/6/2018 trong phiên thảo luận thứ 3. Bài phát biểu của Bộ trưởng Lịch có chủ đề "Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của Châu Á".

Trích dẫn từ những nguồn thông tin của báo đài Nhà nước Việt Nam, thông điệp mà ông Lịch muốn gửi đến những đại diện cấp cao của 40 quốc gia, chuyên gia có mặt tại Đối thoại Shangri-La 2018 là :"Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển".

Ông Lịch nói cần hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên, nhất là các nước lớn ; gánh vác trách nhiệm trong nỗ lực chung của khu vực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đặc biệt, ông Lịch còn nói Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước vừa và nhỏ đến năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch của Hiệp hội này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Lịch không phủ nhận tình hình bán đảo Triều Tiên gần đây đã có những tín hiệu tích cực nhưng để có việc kiến tạo hòa bình- hợp tác ở Bán đảo Triều Tiên, ông Lịch nói vẫn còn là một con đường dài đầy khó khăn, trắc trở.

Còn liên quan đến vấn đề Biển Đông, dư luận Việt Nam bấy lâu nay vẫn đặc biệt quan tâm đến những phản ứng của giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trước những động thái gây hấn, gia tăng căng thẳng quân sự trên Biển Đông đến từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri-La 2018, trong bài phát biểu ông Lịch cũng có dành một phần nói đến vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, thông dõi qua những gì đăng tải của báo đài nhà nước Việt Nam cho thấy phát biểu của ông Lịch vẫn giống như nhiều phát biểu của giới đại diện cấp cao Cộng sản Việt Nam khác là không dám nói thẳng vào sự hung hăng của bá quyền Trung Quốc, nói chung chung rằng, kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) ; tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), v.v. dư luận quan tâm ở Việt Nam nghe bắt học thuộc làu mà chưa thấy động thái phản ứng nào tạm gọi là mạnh mẽ. Trung Quốc vẫn bất chấp Việt Nam và Quốc tế để ngày càng hiện thực hóa những hành động bá quyền trên Biển Đông hết sức rõ ràng.

Tuy nhiên, được phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2018 là một vinh dự to lớn của riêng cá nhân Bộ trưởng Lịch và của Việt Nam nói chung. Năm 2017, Việt Nam có cử đại diện tham dự Shangri-La nhưng không được bước lên bục phát biểu bởi dẫn đầu đoàn chỉ là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Quê Hương

Published in Việt Nam

Việt Nam có dám phản ứng Trung Quốc ? (CaliToday, 01/06/2018)

Ngô Xuân Lịch sẽ nói gì ? Hay cũng phát biểu vô thưởng vô phạt và hèn nhát như người tiền nhiệm là Phùng Quang Thanh vào năm 2014 ?

shangri1

Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đại diện phái đoàn Việt Nam - Ảnh : Zing.vn

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6 năm 2018.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sẽ có ‘bài phát biểu quan trọng’ và các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước Shangri-La lần thứ 17, diễn ra trong bối cảnh chính thể độc đảng ở Việt Nam bị ‘bạn vàng’ Trung Quốc siết bức không mấy kém thua vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014.

Tại Đối thoại Shangri-La vào tháng Sáu năm 2014, nghĩa là ngay trong thời điểm vụ Hải Dương 981, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vẫn ‘nói như vẹt’ tại diễn đàn rằng việc đưa Bắc Kinh ra tòa án quốc tế là giải pháp cuối cùng và vẫn ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Giữa năm 2014, chính giàn khoan này đã gây ra một cú sốc ghê gớm đối với chính thể Hà Nội và khiến người dân Việt sôi máu căm phẫn. Hình ảnh ngự trị của nó suốt gần ba tháng trên Biển Đông đã làm bùng nổ một cuộc biểu tình lên tới hàng chục ngàn người ở Sài Gòn – vừa chống Trung Quốc vừa phản ứng với tư thế gập lưng sát đất của chính quyền Việt Nam. Nhưng trong lúc đó, Quốc hội đầy rẫy ‘nghị gật’ của Việt Nam lại không ra nổi một nghị quyết về Biển Đông.

Tướng Lịch sẽ nói gì và làm gì để gột rửa, dù chỉ là gột sơ vết dơ trên mặt, cái nỗi nhục của Việt Nam từ sau vụ tàu Bình Minh 2 bị tàu hải cảnh Trung Quốc cắt cáp vào cuối năm 2011. Nhất là khi một chính thể được coi là chính danh nhưng lại bị dư luận lên án về hành động "người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giặc miệng" và cái cách đóng kịch để xoa dịu lòng dân, thậm chí còn cho rằng chính thể Hà Nội "đi đêm" với Trung Quốc. Nếu Philippines và Indonesia mà còn dám tống giam tàu và người Trung Quốc, cơ chế "ngủ ngày" của hải quân Việt Nam là không thể chấp nhận được.

Vào ngày hôm nay, Phùng Quang Thanh đã chính thức từ giã vũ đài chính trị. Thay thế ông ta là Ngô Xuân Lịch – một nhân vật chưa rõ quan điểm và hành động nhưng cũng chưa bị xem là kẻ quá nhu nhược và đớn hèn về "chuyện trong nhà" như tướng Thanh.

Nhưng cái khung cảnh ‘đồng chí tốt’ mà tướng Lịch phải đối mặt cũng rất dễ khiến cho những kẻ yếu bản lĩnh trở nên trụy tim.

Tháng Năm năm 2018, 14 du khách Trung Quốc – được chuẩn bị như một hành vi tập thể, có tổ chức – đã đồng loạt cởi áo ngoài để lộ hẳn áo thun nổi bật hình "đường lưỡi bò" ngay tại sân bay Cam Ranh – một vị trí nằm trọn trong tầm ngắm của giàn tên lửa của Trung Quốc đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, nhiều tàu cá Việt Nam vẫn bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất xuống biển.

Không chỉ đặt tên lửa, Trung Quốc còn tiến thêm một bước dài khi mang cả máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa.

Đến lúc này, tình thế đã trở nên bi kịch hơn hẳn : không những các giàn phóng tên lửa của Việt Nam ở Trường Sa đã chẳng thể khiến Trung Quốc hoảng sợ, mà cả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu tháng Ba, 2018 (theo lời "cầu viện" chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam) cũng chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc.

Sau bi kịch quân sự là bi kịch xã hội. Phép thử chiến thuật "áo lưỡi bò" mang tính thách thức của giới chuyên gia tâm lý chiến Bắc Kinh đã khiến cho toàn bộ bộ máy đảng cầm quyền, chính quyền và chính sách "Ba không" của Việt Nam hầu như tê liệt.

Hình ảnh "đường lưỡi bò" lại xuất hiện ở Việt Nam gần như trùng với một sự kiện được xem là "nhục quốc thể" : vào tháng Tư năm 2018, công ty khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha – liên doanh với Vietsopetro của Việt Nam – đã lần thứ hai trong vòng 9 tháng phải cắm mặt rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính phía Đông Nam Việt Nam. Nguồn cơn của vụ rút lui này, dù không hề được giới tuyên giáo và báo đảng Việt Nam thông tin, nhưng ai cũng biết đó là do sức ép và đe dọa của Trung Quốc.

Với bản đồ mới nhất được Bắc Kinh tự vẽ, "đường lưỡi bò" liếm qua đến 67 lô dầu khí, tức gần như toàn bộ các vùng biển có trữ lượng dầu khí mà Việt Nam đã hợp tác với Tây Ban Nha để khai thác, và đang định hợp tác với những công ty dầu khí của Mỹ và Nga để khai thác, khiến chính thể Việt Nam mất ăn ngay trên vùng biển nhà.

Với chiến thuật áo "lưỡi bò", hẳn là Bắc Kinh đã tính toán lấn từng bước và tự tạo hình ảnh "đường lưỡi bò" ngay trên lãnh thổ Việt Nam, ngay trước mũi các cơ quan bị xem là "cực kỳ vô trách nhiệm" của Việt Nam, và lâu dần sẽ khiến hình ảnh này trở nên bình thường hóa trong nhận thức và tâm lý của người dân, và khi đó sẽ là thành công của chủ trương "Hán hóa Việt Nam".

Trong mối quan hệ với Hải Quân Hoa Kỳ, có một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu Việt Nam đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.

Vậy Ngô Xuân Lịch sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La 2018 ?

Thiền Lâm

*****************

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Việt hội đàm bên lề Shangri-La (Người Việt, 02/06/2018)

Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis của Mỹ vừa gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch của Việt Nam bên lề hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore hôm Thứ Sáu, 1 tháng Sáu.

shangri2

Hai phái đoàn quốc phòng Mỹ-Việt hội đàm tại Singapore, bên lề hội nghị thượng đỉnh Shangri-La. (Hình : Vernon Young Jr./US Department of Defense)

Theo Ngũ Giác Đài, đây là lần thứ tư lãnh đạo quốc phòng hai nước gặp nhau kể từ tháng Tám, 2017.

Trong cuộc họp, ông Mattis thảo luận với ông Lịch về môi trường an ninh khu vực và nhấn mạnh tiến triển lịch sử trong quan hệ quốc phòng hai nước, kể từ lần gặp cuối cùng của họ trước đây, bao gồm chuyến viếng của một hàng không mẫu hạm Mỹ, lần đầu tiên sau chiến tranh, đến Việt Nam hồi tháng Ba.

Vẫn theo Ngũ Giác Đài, ông Mattis và ông Lịch cũng xem xét lại những cố gắng của hai bên nhằm gia tăng hợp tác quốc phòng, mà chủ yếu là gia tăng hợp tác an ninh hàng hải, trợ giúp nhân đạo và thiên tai, hoạt động gìn giữ hòa bình, trong khi tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu quả chiến tranh.

Bộ Trưởng Mattis cũng xác định sự ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, và độc lập, cũng như vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khối ASEAN.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng qua hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ giúp gia tăng an ninh khu vực và toàn cầu, bao gồm trong vùng Biển Đông.

Quan hệ này dựa trên căn bản tôn trọng lẫn nhau và có quyền lợi chung, bao gồm tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế, và tôn trọng chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Theo báo Thanh Niên trong nước cho biết, tại cuộc hội đàm, ông Lịch hoan nghênh Mỹ tiếp tục hợp tác để sớm khởi công dự án tẩy chất dioxin tại phi trường Biên Hòa và ủng việc Việt Nam triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 và đại đội công binh tại phái bộ gìn giữ hòa bình do Liên Hợp Quốc chỉ định.

Ông Mattis cho biết, Mỹ đang nghiên cứu chuyển giao cho Việt Nam máy bay huấn luyện và một số trang bị khác phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên, theo Thanh Niên. (Đ.D.)

Published in Việt Nam

Việt Nam lên tiếng về hoạt động của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines ở Biển Đông (RFA, 31/05/2018)

Bộ ngoại giao Việt Nam phản đối các cuộc tập trận bắn đạn thật do Trung Quốc tiến hành tại quần đảo Hoàng Sa ; Đài Loan tiến hành tại quần đảo Trường Sa, và Philippines nâng cấp đường băng ở đảo Thị Tứ.

shangrila1

Một tàu bảo vệ bờ biển Đài Loan trong một lần diễn tập. AFP

Tại cuộc họp báo chiều 31/5, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có hoạt động gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở khu vực. Bà cũng kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không để tái diễn các hoạt động tương tự.

Trả lời báo chí về thông tin Philippines tiến hành sửa chữa nâng cấp đường băng ở đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, bà Hằng nêu rõ "Mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và bất hợp pháp. Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Tin cho biết từ ngày 9/5/2018 đến ngày 12/5/2018, Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa.

Từ ngày 23/5/2018 đến ngày 25/5/2018, Đài Loan tổ chức bắn đạn thật tại đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa.

Mỗi khi có động thái nào của Trung Quốc tại Biển Đông và bị báo giới chất vấn, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng đều lặp lại tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền và quyền tài phán không thể chối cãi tại khu vực Biển Đông.

*******************

Đối thoại Shangri-La : Việt Nam 'khó phát biểu chung chung' (BBC, 30/05/2018)

Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La "sẽ rất khó phát biểu chung chung" trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.

shangrila2

An ninh được thắt chặt trước giờ diễn ra Đối thoại Shangri-La

Tin cho hay đại tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch "sẽ có bài phát biểu quan trọng" và "các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước", theo báo Thanh Niên.

Trung Quốc 'không coi trọng'

Hôm 30/5, trả lời Ben Ngô BBC Bangkok, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói : "Thứ nhất là Đối thoại Shangri-La là đối thoại an ninh Track-1 (đối thoại kênh 1), cho nên mang tính nghiêm túc và thường hay bàn về những chủ đề mang tầm chiến lược ở cấp cao. Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Shangri-La nhưng không thành công".

"Dĩ nhiên vì do Track-1 nên các nước "tấn công" chính sách Biển Đông của Trung Quốc khá nhiều, vì thế Trung Quốc dần dần đang muốn tổ chức một Đối thoại an ninh đối trọng khác ở Trung Quốc mà ở đó họ có thể kiểm soát được chương trình nghị sự như Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (đây là một đối thoại an ninh Track-1.5).

"Trung Quốc có khả năng sẽ không cử các quan chức cấp cao nhất tới Shangri-La. Đây là điều có thể dự đoán trước được và thực sự là nếu vắng mặt các quan chức an ninh cấp cao nhất của Trung Quốc thì tầm bao phủ về mặt chính sách của Shangri-La có thể giảm sút. Suy cho cùng thì nếu muốn "đối thoại" thì cũng cần phải có đầy đủ các bên liên quan".

"Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề nóng của Shangri-La thôi. Đối với Việt Nam thì Biển Đông quan trọng nhưng sẽ có những vấn đề khác được nêu lên và nóng không kém là vấn đề Triều Tiên, vấn đề Myanmar và các loại an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh lại là Shangri-La là diễn đàn đa phương được đánh giá là quan trọng để Việt Nam có thể thảo luận chính sách an ninh ở cấp cao với các đối tác.

"Nói tóm lại, Trung Quốc không coi trọng Shangri-La lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới".

shangrila3

Tàu tuần dương mang tên lửa USS Antietam (CG-54) đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý gần Hoàng Sa

Cùng thời điểm, cây bút tự do Nguyễn An Dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với Ben Ngô BBC : "Đối thoại Shangri-La năm nay rất quan trọng vì nó thể hiện chính thức lập trường mỗi nước có liên quan đến tranh chấp và tự do, an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhưng đa phần các nước sẽ chỉ tham gia ở cấp bộ trưởng, vì sách lược lớn thì hầu như đã quyết từ lâu rồi".

"Từ phát biểu của các đoàn tham dự, chúng ta sẽ thấy rõ lập trường trung lập hay đứng về phía nào của các nước nhỏ giữa hai bên Trung-Mỹ. Các nước nhỏ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông có quyền giữ "tế nhị ngoại giao", nhưng các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam sẽ rất khó phát biểu chung chung nữa".

"Năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 trực tiếp phá vỡ chủ quyền lãnh hải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh quốc phòng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thế "không thể lùi" đã buộc phải tuyên bố cứng rắn về lập trường để tranh thủ sự ủng hộ khi Việt Nam thực sự cần đến".

"Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy phái đoàn Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014".

"Nếu năm nay phái đoàn Việt Nam tuyên bố chung chung thì trong tương lai khi xảy ra xung đột, các nước ủng hộ Việt Nam sẽ khó có lý do hợp lý để ủng hộ Việt Nam".

********************

Đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi Việt - Trung hợp tác chặt chẽ hơn nữa (VOA, 30/05/2018)

Ông Trần Hy, quan chc cp cao Đng Cng sn Trung Quc, hôm 29/5 kêu gi Trung Quc và Vit Nam tăng cường đoàn kết và hp tác.

shangrila4

Ông Trần Hy (phải), Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp ông Nguyn Xuân Thng (trái), Đảng cộng sản Việt Nam, hôm 29/5/2018

Ông Trần, y viên B Chính tr, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và là người đng đu Ban T chc Trung ương ĐCS, phát biu như vy trong cuc hp vi đoàn ca Đảng cộng sản Việt Nam do ông Nguyn Xuân Thng, y viên Trung ương, dn đu.

Ông Trần nói Trung Quc và Vit Nam đã tăng cường hp tác song phương toàn din, hu ngh dưới s lãnh đo ca Tng Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Tp Cn Bình và Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng.

Ông kêu gọi c hai đảng cộng sản thc hin nhng đim đng thun quan trng mà hai nhà lãnh đo đã đt được, tăng cường tình đoàn kết và hp tác, và cùng nhau đi phó vi nhng thách thc.

Ông Nguyễn Xuân Thng nói Vit Nam hy vng s hc hi t kinh nghim ca Đảng cộng sản Trung Quốc trong vic qun tr đng và đt nước đ thúc đy s phát trin ca quc gia.

(Tân Hoa Xã)

Published in Việt Nam