Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ việc bốn người, bao gồm cả công an và cảnh sát giao thông đánh tới tấp hai nam sinh đi xe máy, tạo nên sự phẫn nộ mạnh trong cộng đồng mạng mấy ngày nay.

danh0

Công an, cảnh sát đánh hai thiếu niên - Ảnh cắt từ video

"Hành vi tàn ác"

Một video clip dài hơn năm phút được chia sẻ "chóng mặt" trên mạng xã hội, ghi lại cảnh bốn công an dí theo hai nam sinh đi xe máy vào góc tường.

Ba trong bốn người dùng dùi cui và nón bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu, vai và lưng của hai em học sinh.Vào chiều ngày 30/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết Ban Giám đốc Công an tỉnh đã họp và ra quyết định kỷ luật tước danh hiệu công an nhân dân đối với ba người gồm : Đại uý Châu Minh Trung, Trung uý Nguyễn Quang Thái, Thượng uý Đoàn Tấn Phong.

Ngoài ba người vừa nêu, một công an khác là Đại uý Trần Minh Đời bị kỷ luật cảnh cáo vì không có hành vi can ngăn, khuyên can đồng đội đánh dân.

Phó đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông - Tuần tra Tổ trưởng Tổ tuần tra là Đại úy Hứa Trường An, do là cán bộ lãnh đạo nhưng không quán xuyến được cấp dưới nên bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Ông Võ Minh Đức, một cựu Đại uý Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho rằng hành vi của những viên công an này là vô cùng tàn ác, chà đạp lên pháp luật, vô nhân tính, vi phạm pháp luật một cách trắng trợn :

"Họ sử dụng dùi cui, rồi sau đó họ gỡ cả mũ bảo hiểm để họ đánh liên tục, giống như là đánh cho chết luôn. Cái hình ảnh cứ cầm nón bảo hiểm nhằm vào đầu mà đánh thì cá nhân tôi cho đó là hành vi cố ý giết người".

Chị Hồng, một người dân ở TPHCM nói với RFA rằng chị không dám xem hết cả video vì những người được cho là thực thu luật phát hành xử quá dã man :

"Tôi coi mà hồi hộp lắm, chỉ sợ mấy đứa nhỏ mới chết thôi ! Bởi vì mức độ dã man nó cao quá. Và tôi cảm thấy rất phẫn nộ, đánh gẫy cả dùi cui văng đi rồi tháo nón bảo hiểm đánh tiếp".

Trước sự phẫn nộ của dư luận, cùng ngày 29/9, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an yêu cầu lãnh đạo công an tỉnh Sóc Trăng phải xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.

Bao che, gỡ tội

Theo lời Đại tá Lâm Thành Sol, sự việc xảy ra vào ngày 25/9, tổ tuần tra phát hiện hai em học sinh điều khiển xe máy đi ngược chiều nên ra hiệu dừng lại kiểm tra, nhưng hai "đối tượng này không chấp hành mà tăng tốc lạng lách bỏ chạy. Sau khi rượt đuổi theo qua nhiều tuyến đường, Công an đã dừng xe của hai nam sinh. Tuy nhiên do bức xúc trước hành vi coi thường pháp luật, họ đã không kiềm chế được và đã có cách cư xử bạo lực như trong clip".

Chị Hồng (không muốn nêu họ), một người dân, cho rằng lời giải thích trên của Giám đốc công an Sóc Trăng là không hợp lý :

"Nếu cảm thấy rằng mình không kiềm chế được thì mình không nên làm công việc này. Nếu nói là nóng giận thì có thể chỉ đánh một cái hai cái thôi, còn ở đây là người ta đánh cật lực, liên tục. Đó không phải là câu trả lời phù hợp".

Một vấn đề mà ông Minh Đức nhận thấy trong phát ngôn của công an Sóc Trăng, cũng như việc truyền thông đưa tin theo cách luôn nhấn mạnh rằng các học sinh này vi phạm luật giao thông nên công an mới hành cử như vậy. Theo ông Đức, đây là hành vi "ném đá dò đường" để gỡ tội cho bốn viên công an vi phạm pháp luật :

"Cộng thêm chuyện là truyền thông mấy bữa nay cứ "nhai đi nhai lại" rằng các em này đánh võng, lạng lách thì tôi cũng cho rằng đó là cái kiểu gỡ tội trước cho cái đám này".

Mạng báo VnExpress hôm 29/9 dẫn lời Đại úy Châu Minh Trung, là một trong bốn công an đánh hai nam sinh nói rằng "Hai học sinh không có giấy phép lái xe, chạy xe trên 100 phân khối. Em cầm lái lạng lách, ép xe cảnh sát làm nhiệm vụ nên chúng tôi nóng giận"

danh2

Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường phố Hà Nội hôm 6/3/2013 (hình minh hoạ). Reuters

Phải khởi tố hình sự

Cho đến tối ngày 29/9, cả bốn viên công an đều đã bị đình chỉ công tác. Tuy nhiên, một luật sư không muốn nêu danh tính, thuộc đoàn luật sư TPHCM nhận định rằng dựa vào hành vi trong video clip lan truyền trên mạng xã hội là đủ để khởi tố một vụ án hình sự :

"Theo tôi trong trường hợp này cần phải khởi tố vụ án về hành vi cố ý gây thương tích đối với những người thực thi công vụ này thì mới phù hợp và mới thể hiện được tính nghiêm minh của luật pháp".

Ông Võ Minh Đức nói hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc này, cũng như cách xử lý của lãnh đạo ngành công an có thoả đáng hay không :

"Dư luận quan tâm đến đến kết quả xử lý có nghiêm minh không, hay là xử theo kiểu dung túng bao che. Cá nhân tôi thì tôi cho rằng vụ này phải tước quân tịch và truy tố trước pháp luật mới là đích đáng".

Điều 134, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm đối với hành vi cố tình gây thương tích mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như : Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ; Phạm tội với người dưới 16 tuổi hoặc người khác không có khả năng tự vệ ; hoặc có tính chất côn đồ…

Lực lượng công quyền coi thường pháp luật

Chỉ cần gõ vào trang Google cụm từ "cảnh sát đánh dân" là sẽ ra hàng loạt các vụ việc kéo dài từ hơn chục năm qua.

Ví dụ như vụ hai YouTuber  bị cảnh sát giao thông đánh vào tháng 3/2021 xảy ra ở huyện Bình Chánh, TPHCM. Công an huyện này có trả lời truyền thông rằng sẽ xác minh vụ việc và xử lý nghiêm, không bao che. Tuy nhiên, sau đó không thấy thêm thông tin về hình thức xử lý các cán bộ này như thế nào.

Tháng 12/2020, ba cảnh sát giao thông  ở Bắc Giang bị điều chuyển công tác qua làm nhiệm vụ khác vì đã đánh, chửi một tài xế xe tải không chịu dừng xe.

Võ Minh Đức nói với RFA rằng tình trạng công an bạo lực với dân xảy ra rất nhiều trong quá khứ, nhưng mỗi lần như vậy là truyền thông Nhà nước lại đưa tin theo dung túng, bẻ cong sự thật bằng các từ ngữ như túng như là "giơ chân hơi cao, đưa tay chạm mặt"…

"Người dân rất khó để đấu tranh giành lại công bằng trong những chuyện như vậy. Nguyên nhân là lực lượng công an ở Việt Nam đã được trắng trợn tuyên bố đó là thanh kiếm và lá chắn của Đảng, nên việc bảo vệ Đảng và chế độ là họ đặt lên hàng đầu chứ không phải là bảo vệ người dân và an ninh trật tự xã hội.

Cho nên là cuối cùng thì xử lý đúng mức độ, đúng tội, thích đáng thì chắc là không có đâu".

Các vụ công an trấn áp, đánh dân gây phẫn nộ trong dư luận từ nhiều năm nay, nhưng bây giờ tình trạng này vẫn tiếp diễn, điều đó cho thấy sự coi thường pháp luật của lực lượng lượng thực thi pháp luật. Luật sư giấu tên nói :

"Nếu không ghi lại được những hành vi vi phạm của lực lượng công an thì rất có thể vụ việc đó sẽ chìm xuồng. Và xã hội Việt Nam sẽ không bao giờ thoát khỏi những hành vi tương tự trong tương lại nếu luật pháp còn bị coi thường bởi những người thực thi công vụ như hiện nay".

Vào chiều 30/9, ông Lê Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cho biết người đăng tải đoạn băng hình ba cảnh sát giao thông, trật tự Sóc Trăng hành hung dã man hai thiếu niên (15 và 16 tuổi) sẽ không bị xử lý như thường thấy.

Ông nói : "Qua nghiên cứu của Sở TT&TT tỉnh, căn cứ vào khoản a Điều 32 Luật Dân sự 2015, người dân đang phát tán để bảo vệ lợi ích công cộng hoặc tố giác tội phạm nên không cần xin phép, không vi phạm trong trường hợp này".

Trong những vụ việc tương tự từng xảy ra, cơ quan công an thường phát đi thông báo truy tìm người đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội để xử lý.

Nguồn : RFA, 30/09/2022

Published in Việt Nam
mercredi, 18 août 2021 19:04

Đánh "giặc dịch" hay đánh dân ?

Cho đến lúc này, có thể nói rằng việc chống dịch, phòng dịch của Việt Nam đã thất bại, vấn đề còn lại là khắc phục hậu quả, khắc phục mọi rủi ro đã có và làm lại. Không thể nói khác được, bởi trước đây Việt Nam chủ quan, hào hứng và tự mãn bao nhiêu thì bây giờ, mọi chuyện trở nên tệ hại bấy nhiêu. Nghiệt nỗi, sự tệ hại, nghiệt ngã này đến từ cả hai phía : Nhân Dân và Nhà Nước.

phongchong1

Người dân chạy dịch về quê mỏi mệt và đói do di chuyển liên tục 2 ngày trên đường Hồ Chí Minh

Ngay cả việc phân chia hai phía gồm nhân dân và nhà nước đã thấy sự thất bại từ trứng nước của vấn đề. Bởi lẽ, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, thì nhà nước đó phải là nhân dân thu nhỏ, là đại diện nhân dân và là nhân dân. Đơn giản, nhà nước và nhân dân là một, nhân dân sống thì nhà nước sống, nhà nước sống thì nhân dân sống. Nhưng bây giờ không phải là lúc bàn về chuyện này.

Vấn đề nằm ở chỗ giữa nhà nước và nhân dân có một ranh giới rất rõ giữa người ra lệnh và người vâng phục bất khả kháng. Nhưng, trong đợt dịch thứ tư này, cả người ra lệnh và người vâng phục (chữ vâng phục đã cho thấy điều gì ? Và sự ra lệnh cho thấy điều gì ? Chắc không cần bàn thêm !) đều sai lầm !

Người Việt có một điểm rất lạ là phần đông bất mãn cộng sản, cho đến lúc này, cả các đảng viên cộng sản cũng rất bất mãn, nhưng họ lại tin vào cộng sản một cách mù quáng và hầu như họ xem cộng sản là một loại vua chúa nào đó.

Bằng chứng của việc này là người dân tin vào mọi chính sách của cộng sản, ngay giữa tâm dịch, chỉ cần nhà nước tuyên bố an toàn thì nhà nhà đổ ra đường, người người ăn chơi, thậm chí sau đó, người ta mặc sức đi bầu, trong khi họ thừa biết việc đi bầu cử đó chỉ là hình thức. Rõ ràng, trước dịch bệnh, trước sự mất còn của tính mạng mà người ta vẫn có thể vui chơi, lạc quan khi nhà nước tuyên bố an toàn thì người ta không tin cộng sản thì tin ai đây ? ! Và người ta dám đánh cược tính mạng của mình với một lời tuyên bố chẳng có gì lấy làm cơ sở tin cậy, nếu không muốn nói là vu vơ, vô trách nhiệm thì là gì nếu không gọi là tin mù quáng ? !

Ngạc nhiên hơn là cho đến lúc này, vẫn có nhiều người từng học qua đại học, từng làm những công việc liên quan đến đầu óc, trí tuệ nhưng vẫn xem các khoản phúc lợi xã hội từ nhà nước là "lộc vua". Nghĩa là họ xem mọi khoản từ tiền từ tền trợ cấp, tiền cho người tàn tật, tiền người cao tuổi, tiền người nghèo là lộc vua. Mà cụ thể ở đây, vua chính là đảng cộng sản. Trong khi đó, về vấn đề các khoản phúc lợi xã hội, không có ông vua nào đứng ra ban ở đây cả mà chỉ có những con người phục vụ, bắt buộc phải phân phát một cách nghiêm túc, khoa học cho nhân dân từ chính đồng tiền của nhân dân. Bởi muốn có các khoản trợ cấp đó, người ta phải sống và làm việc, cống hiến, nộp thuế, chiết khấu thuế giá trị gia tăng, làm nghĩa vụ quân sự, dân sự ít nhất vài mươi năm cho chế độ, cho nhà nước. Và các khoản đã đóng góp của họ sẽ được điều tiết, phân phối một phần cho họ lúc tuổi già. Làm gì có ông vua nào ở đây !

Chính cái tâm lý dị đoan chính trị, mê tín chính trị và cách hiểu lệch lạc về bộ máy chính trị đã khiến đa số, phần rất lớn người Việt tự đẩy mình vào góc dân đen thấp cổ bé miệng, luôn trông chờ vào sự ban phát của nhà nước một cách nhu nhược và thiếu hiểu biết. Ngược lại, chính cái kiểu làm việc hống hách, cửa quyền và luôn đặt cho mình vị trí ban phát của giới đảng viên, cán bộ nhà nước đã khiến cho mọi chuyện trở nên tệ hại, dân khí bị tiêu trừ, dân trí còi cọc và dân sinh èo ọp.

Trở lại vấn đề dịch bệnh, hầu như người dân bị cuốn theo dòng xoáy tự hào, tự mãn, tự khen của nhà nước sau hai đợt chống dịch 1 và 2. Trong khi đó, ở hai đợt dịch này, người ta quên mất rằng sở dĩ Việt Nam chống dịch thành công là nhờ vào mặt trận nhân dân. Bởi Việt Nam sống sát sườn Trung Quốc, người Việt quá ngán ngẫm mọi thứ thuộc về Trung Quốc nên khi nghe tin dịch cúm Vũ Hán xuất phát từ Trung Quốc thì liền sau đó, người dân nói không với Trung Quốc, phải nói là đại đa số người dân nói không với Trung Quốc. Và mặt trận nhân dân hết sức sôi động, khó có người Trung Quốc nào có thể lọt lưới mà trụ lại trên đất Việt khi nhân dân soi tìm. Hàng trăm vụ bắt giữ, trả người về Trung Quốc đều do mặt trận nhân dân phối hợp. Nhưng khi kể công thì chỉ có mỗi đảng cộng sản khoe mình thành công.

Đến đợt dịch lần 3, và lần 4 đang tiếp diễn, khó mà tránh khỏi. Bởi lúc đó người dân quá chủ quan, thành trì an toàn bị vỡ, nhà nước tạo lớp đệm cho bầu cử bằng cách mở các ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 cho dân đi chơi. Còn nhân dân thì có cơ hội thả bung mình ra sau nhiều ngày đề phòng, phòng thủ, dường như cả nước ăn chơi, sau đó rồng rắn, xúm xít đi bầu. Mặt khác, người ta bắt đầu làm du lịch trở lại, tiếp tay đưa người Trung Quốc chui lậu sang Việt Nam, mặt trận nhân dân gần như tan rã. Và hệ quả của nó là ngày hôm nay.

Nhưng, chưa dừng ở đó, ở đợt dịch thứ 4 này, mặt trận nhân dân và mặt trận đảng chia làm hai phía rất rõ. Nhân dân bị đẩy vào cô lập, không lối thoát, nhân dân bị khuôn giới trong những hàng rào kẽm gai, các tảng bê tông, hàng rào sắt hàn bịt kín lối và thậm chí không được ra khỏi nhà. Nói là giãn cách xã hội nhưng kỳ thực là giới nghiêm tuyệt đối. Còn mặt trận đảng, nhà nước thì thỏa sức bố ráp, đưa nhân dân vào những chuồng trại tại chỗ. Hậu quả của trận tuyến kì quái này là nhân dân vừa chết vì đói, vừa chết vì dịch, vừa chết vì lo sợ, mất sức Đã có hàng chục ngàn cái chết trên đất nước này trong đợt dịch lần thứ 4 này, đặc biệt tại Sài Gòn, số lượng người chết tăng nhanh đến mức các lò hỏa táng làm việc không kịp, xác chồng chất xác.

Và để đảm bảo cho "thành tựu" của mình, nhà nước tiếp tục chính sách dồn dân, nhốt dân mà các nhà khoa học đều cho rằng không có cách nào khiến nhân dân nhanh chết hơn cách này. Bởi giãn cách xã hội chỉ có ý nghĩa khi người ta sống trong một không gian mở, gần với thiên nhiên và đảm bảo lương thực tự nhiên khi cần thiết nhằm hạn chế tương tác giữa người với người. Ngược lại, dồn dân vào mấy mét vuông người giáp mặt người, nhà giáp tường nhà, thiếu ăn, rên xiết vì đói khổ, thiếu thốn, mất vệ sinh thì khác nào làm cho nhân dân nhanh chết hơn ? !

Thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa được nhìn lại, xét lại mà có vẻ như tình hình ngày càng trở nên xám xịt hơn, người chết vẫn chưa giảm, vùng lây lan ngày càng rộng và tài chính ngày càng kiệt quệ Thật là khó nói khi mà mọi vấn đề liên quan đến mạng sống, sức khỏe của nhân dân lại được điều hành, quyết định bởi những bộ não chả dính một chút kiến thức nào về y học và mỗi quyết định đưa ra đều có tính chất phản khoa học, phản y tế và vô tâm trước nỗi đau của nhân dân !

Cho đến lúc này, thật khó mà phân biệt cho rành rõi rằng nhà nước, chính phủ đang đánh giặc dịch hay đánh dân ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 18/08/2021 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

congan1

Anh Lê Minh Hoàng đang nằm điều trị ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình. Courtesy of Tuoitre online

Công an huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang mới đây đã vô cớ vây bắt và đánh 5 người, khiến 2 người phải nhập viện cấp cứu.

Tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 07/01/2017 cho biết, vào khoảng 17g30 ngày 2/1, 3 người xông vào nhà bà Nguyễn Thị Sáu (55 tuổi) ở ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, An Giang.

Lúc này, anh Lê Minh Hoàng (35 tuổi, con bà Sáu, có nhà sát vách) bước qua và xảy ra cãi vã với 3 người này. Sau đó, Hoàng dùng xe 3 bánh trẻ con đuổi nhóm này đi.

Khoảng 30 phút sau, Công an xã Định Mỹ huy động gần 10 người mặc quân phục bao vây nhà bà Sáu và Hoàng với lý do Hoàng "chống người thi hành công vụ".

Khi Hoàng vừa bước ra thì 2 công an xã lao vào quật ngã Hoàng, còng hai tay ra phía sau, lôi ra giữa đường phía trước nhà và đánh đập.

Lúc này, Lê Minh Trung (30 tuổi, con trai bà Sáu) vừa tắm xong bước ra cũng bị công an xã dùng dùi cui, ba trắc đánh ngã rồi còng tay, đưa đi.

Nhóm công an này còn bắt thêm 3 người mà không rõ lý do là Lê Hữu Nghị (28 tuổi), Nguyễn Văn Khang và Lê Hữu Tân (đều 23 tuổi). Đến khoảng 21g cùng ngày mới thả về.

Sau khi được Công an thả ra, gia đình đã đưa 2 anh Hoàng và Trung đi cấp cứu tại bệnh viện An Giang. Tại đây các bác sĩ đã khuyên gia đình đưa anh Hoàng lên bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn để chữa trị vì các vết thương quá nặng.

Theo xác nhận của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thì Hoàng bị "chấn thương đầu và chấn thương phần mền cổ". Hiện tại Hoàng mới chuyển qua điều trị tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, còn Trung đang nằm ở Bệnh viện An Giang.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 7/1, đại tá Nguyễn Văn Hiếu, trưởng Công an huyện Thoại Sơn, cho biết ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện đã cử cán bộ điều tra toàn bộ vụ việc, lấy lời khai các bên và nhân chứng, xác định trong vụ này công an xã đã sai.

Published in Việt Nam