Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tin mới nhất, trong một thông tin muộn vào ngày 24.08, Văn phòng Quốc hội cho hay tại kỳ họp thứ 6 diễn ra tháng 10 tới, Quốc hội dự kiến chưa xem xét dự án Luật Đặc khu để tiếp tục xin ý kiến cử tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học.

dackhu1

Vấn đề đặc khu hay chìa khóa mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam ? Ảnh : Hoàng Hà.

Những nỗ lực không mệt mỏi cho việc rà soát kỹ lưỡng dự thảo Luật này về mặt kinh tế lẫn quốc phòng vẫn tiếp tục được đặt ra, đối với giới chuyên gia, trí thức và truyền thông.

Thực tế, điều này là cần thiết, khi vấn đề về chủ quyền an ninh quốc gia là đáng lo ngại, dựa trên cơ sở tương tác có thể xảy ra giữa đặc khu và sáng kiến 'Một vành đai - một con đường'. 

Mối quan hệ song phương 

Vào tháng 05/2017, tại Diễn đàn Hợp tác quốc tế về 'Vành đai và Con đường' được tổ chức tại Bắc Kinh. Bà Dương Tú Bình, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Trung Quốc (ACC) đã chia sẻ với báo giới về mục tiêu cùng lợi ích mà sáng kiến này mang lại cho cả Việt Nam, khối ASEAN và Trung Quốc. Trong đó, riêng Việt nam, bà nhấn mạnh, sự liên kết giữa hai chiến lược là 'Vành đai và con đường' cùng kế hoạch 'hai hành lang, một vành đai' sẽ có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai nước và sẽ tạo cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ song phương.

Trong thực tế, quan hệ hai nước Việt - Trung Quốc vẫn xoay quanh, và trọng tâm hóa 'tăng cường quan hệ song phương'. Trong các ngày từ 19/08 - 23/08, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cũng đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong đó ông được đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp. Tại buổi gặp, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, quan hệ hai nước đang đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, khi các tình huống quốc tế và khu vực trải qua những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Dù vậy, đến nay cả hai quốc gia đã cải thiện được mối quan hệ, và lưu ý rằng, 'động lực tốt [trong mối quan hệ hai nước] đã được tăng cường kể từ năm ngoái.

Đáp lại, ông Trần Quốc Vượng cho biết : phát triển mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại của mình.

Năm 2018 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ông Tập đã kêu gọi 'điều chỉnh chiến lược phát triển của họ và tăng cường hợp tác thiết thực.'

Và một trong những động thái 'tăng cường hợp tác thiết thực' nhất có lẽ là hình thành những dự án hợp tác hoặc bổ trợ cho sáng kiến 'Một vành đai, một con đường'. Đặc khu kinh tế với hàng tá dự án cơ sở hạ tầng được kết nối với hệ thống hạ tầng 'hành lang' trước đó có thể nằm trong diện này.

Sáng kiến không phải lúc nào cũng tốt

Vấn đề là, bản thân sáng kiến 'một Vành đai, một con đường' trị giá hàng ngàn tỷ USD - vốn được nhấn mạnh yếu tố 'tương lai' không phải lúc nào cũng thực sự tốt đẹp.

Mới đây, Washington Post cho đăng tải bài viết nêu rõ tính chất 'không tốt' của sáng kiến này. Cụ thể, Malaysia trong tuyên bố hôm thứ ba rằng, họ đã hoãn hai dự án cơ sở hạ tầng lớn do các công ty Trung Quốc xây dựng vì chi phí cao.

Malaysia là một trong những quốc gia cho thấy tính chất rạch ròi của mình đối với sáng kiến đầy tính mơ hồ này. Nhưng tại sao mơ hồ mà lại có hai dự án cơ sở hạ tầng lớn ?

Nhiều người cho biết, dự án thế kỷ này giống như Kế hoạch Marshall, gói kích thích của Washington cho Châu Âu sau Thế chiến II. Tức đổi hạ tầng lấy ảnh hưởng.

Tuy nhiên, mục tiêu thực sự của Trung Quốc không dừng tại đó, mục tiêu của nước này là thiết lập mạng lưới kết nối tốt hơn với các đối tác thương mại của mình. Trong thực tế, và đưa nước ngoài vay các khoản vay lớn từ Trung Quốc để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn, tất nhiên - thầu dự án là bởi các công ty Trung Quốc.

Tất cả điều đó rõ ràng là vì lợi ích của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, Bắc kinh có thể sử dụng một số năng lực công nghiệp dư thừa ở nước ngoài nếu nền kinh tế của nước này chậm lại. Về lâu dài, nó có thể giúp quốc tế hóa các công ty Trung Quốc và cung cấp cho Bắc Kinh một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại toàn cầu.

Một báo cáo Lầu Năm Góc được đưa ra vào giữa tháng Tám cho biết, Bắc Kinh đang cố gắng 'phát triển mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các nước khác, định hướng lợi ích của họ để phù hợp với Trung Quốc, và ngăn chặn sự đối đầu hoặc chỉ trích về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm.' Điều này có vẻ giống như quan điểm của hai nhà lãnh đạo Việt - Trung trong tuần vừa qua.

Trở lại với sáng kiến, Trung Quốc tập trung vào sân bay lớn nhất, cảng nước sâu,... Tại Sri Lanka, hai dạng công trình này được hình thành, riêng cảng nước sâu, hiện đang nằm trong tay một công ty nhà nước Trung Quốc với hợp đồng thuê 99, dù thế - dự án này vẫn đang phát triển ì ạch. Bản thân Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan cũng sẽ phải đấu tranh để trả nợ Trung Quốc - liên quan đến thụ hưởng sáng kiến này.

Nhưng xa hơn, một điều đáng chú ý mà báo Washington Post vừa đăng tải vào ngày 22/08 là, Trung Quốc đang tiến hành một chiến thuật 'ngoại giao' dựa trên nợ, và có kế hoạch để quân đội Trung Quốc sử dụng tất cả các vành đai và đường này một ngày trong tương lai. 

Đặc khu có tính thụ hưởng sáng kiến ?

Trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Cộng sản vào tháng 08/2017 với tiêu đề 'Vành đai, con đường : Hướng tới giấc mộng Trung Hoa' cũng đề cập đến chi tiết thụ hưởng của Việt nam. Cụ thể, ngay từ khi đưa ra sáng kiến 'Trung Quốc đã quy hoạch các địa phương nằm trong phạm vi chiến lược này. Theo đó, Tân Cương sẽ là trung tâm kết nối giữa Trung Quốc với các nước khu vực Trung Á, Nam Á và Tây Á. Hắc Long Giang là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với Mông Cổ và vùng Viễn Đông của Nga. Tây Tạng sẽ kết nối với Nê-pan. Quảng Tây và Vân Nam là cửa ngõ kết nối với ASEAN. Trong đó, Vân Nam có vị trí giáp với Việt Nam, Lào và Mi-an-ma nên sẽ là điểm kết nối giữa Trung Quốc với các nước Tiểu vùng sông Mê Công'.

Những nguy cơ về sáng kiến con đường - vành đai, về cho thuê 99 năm, về vay nợ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng, hay thậm chí thụ hưởng một phần các dự án kinh tế đối ngoại Trung Quốc cũng cần được đánh giá lại. Trong đó, có cả vấn đề liên quan đến luật đặc khu. Bởi nếu đặc khu kinh tế thụ hưởng giá trị từ sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' thì bản thân nó đã và đang trở thành mắc xích lớn trong tăng cường quan hệ giữa hai nhà nước Việt - Trung.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 25/08/2018

Published in Diễn đàn

Cả nhà cán bộ xã đánh hàng xóm trọng thương (Người Việt, 03/07/2018)

Trong lúc cãi nhau vì một chuyện nhỏ, một ông cán bộ xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, đã cùng vợ và con trai đánh người hàng xóm nặng đến mức phải đi cấp cứu.

danh1

Ông Hưng đang được điều trị tại bệnh viện. (Hình : Lao Động)

Theo báo Lao Động, trưa ngày 3 tháng Bảy, ông Nguyễn Văn Quyền, trưởng công an huyện Triệu Sơn xác nhận là công an đang điều tra đơn của gia đình ông Trần Quang Hưng (62 tuổi, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn), tố cáo ông Lê Bá Lượng, cán bộ văn phòng Đảng Ủy xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn.

"Việc ông Lượng có tham gia đánh người hay không thì còn phải chờ kết luận của công an. Thế nhưng việc gia đình ông Lượng đánh người, mà ông Lượng không can ngăn là không được. Nhận thấy sự việc có liên quan đến đảng viên, cán bộ xã nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ lên công an huyện để điều tra. Khi nào có kết luận, chính quyền sẽ có phương án để xử lý", ông Nguyễn Xuân Quy, phó chủ tịch xã Dân Quyền nói.

Trước đó, khoảng 21 giờ 10 tối ngày 30 tháng Sáu, ông Hưng có cãi vã qua lại với ông Lượng và bà Nguyễn Thị Mừng, vợ ông Lượng.

Sự việc chỉ có vậy, nhưng bất ngờ một lúc sau, bà Mừng cùng người con trai là Lê Bá Tâm (29 tuổi) đã sang nhà ông Hưng, cầm gạch đá ném vào người ông này.

Ông Hưng sợ hãi cố bỏ chạy thì ông Tâm chạy theo, ôm cổ ông Hưng quật ngã xuống đất, đồng thời tiếp tay cho mẹ mình lấy gạch đá đập liên tiếp vào mặt ông Hưng.

Ông Hưng được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Bác sĩ chẩn đoán ông Hưng "bị gãy xương sống mũi, rạn xương trên mí mắt và nhiều vết thương sâu khác trên đầu".

Theo người dân địa phương chứng kiến cho biết, trước khi xảy ra xô xát, chính ông Lượng là người xúi giục vợ và con trai hành hung ông Hưng.

Bất bình trước hành vi côn đồ của gia đình ông Lượng, gia đình ông Hưng đã làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan xã. (Tr.N)

******************

Cảnh sát Malaysia phá băng Việt Nam trộm két sắt (RFA, 03/07/2018)

Một băng nhóm người Việt chuyên khoan cắt két sắt để ăn trộm vừa bị Cảnh sát bang Kedah của Malaysia phát hiện. Mạng báo The Star của Malaysia loan tin này ngày 3 tháng 7.

danh2

Hình minh họa. Cảnh sát Malaysia - AFP

Theo The Star, những băng nhóm mệnh danh ‘đục khoét’ đầy dẫy ở bang Kedah thuộc miền Tây Malaysia và chúng cũng ra tay tại những nơi khác thuộc quốc gia này. Chúng chuyên khoan phá những két sắt đặt ở những trung tâm mua sắm, nhà kho, hãng xưởng và các trạm xăng.

Theo cơ quan chức năng địa phương bang Kedah thì băng nhóm người Việt liên can đến hằng chục vụ việc. Vào ngày 2 tháng 7, có 5 nghi phạm người Việt bị bắt vào lúc khoảng 4 giờ sáng, người trẻ nhất trong nhóm 25 tuổi còn những người khác ở độ tuổi 30. Khi bị bắt, cảnh sát phát hiện trên xe của những nghi phạm này có các dụng cụ để khoan, cắt két sắt.

Tin cho biết cảnh sát bắt những nghi phạm khi chúng đột nhập vào một nhà máy xay xát gạo, sau đó trói nhân viên bảo vệ rồi khoan két sắt ở văn phòng lấy đi 5 ngàn ringgit. Lực lượng chức năng cũng tin rằng nhóm nghi phạm trước đó cũng trộm được 5 ngàn ringgit từ một két sắt ở một siêu thị trong vùng.

Chiến dịch truy lùng những băng nhóm trộm cắp như thế được tiến hành từ năm 2017. Trước khi tiến hành chiến dịch truy lùng, cảnh sát địa phương nhận được 20 báo cáo về những vụ bị trộm két sắt. Mỗi phi vụ làm ăn các băng trộm thường cướp được từ 5 ngàn đến 50 ngàn ringgit.

Tất cả những nghi phạm bị tạm giam 4 ngày để điều tra theo hai các điều luật 395 (trộm cắp theo băng nhóm) và 397 (trộm cướp có vũ trang) theo Luật Hình sự của Malaysia.

Tình trạng người Việt vi phạm pháp luật ở nước ngoài diễn ra khá phổ biến lâu nay khiến cơ quan chức năng địa phương phải có cảnh báo và xử phạt theo đúng luật nước sở tại.

****************

Hà Nội muốn bán dữ liệu của cư dân để thu thêm hàng triệu đô la (Người Việt, 03/07/2018)

Thành phố Hà Nội vừa đề xuất với chính quyền cộng sản Việt Nam cho thí điểm bán các dữ liệu thông tin cá nhân của dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác, để mỗi năm thu về hơn 300 tỷ đồng, khoảng 13,5 triệu USD.

danh3

Dữ liệu thông tin cá nhân của người dân Hà Nội sẽ được đem bán. (Hình : Báo Văn Hóa Thể Thao)

Phát biểu tại phiên họp trực tuyến giữa chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế-xã hội, sáng ngày 2 tháng Bảy, Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội, đề xuất chính phủ cộng sản Việt Nam cho phép Hà Nội thí điểm "thu giá dịch vụ việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành như công chứng, ngân hàng và một số các lĩnh vực khác".

"Nếu được đồng ý thì mỗi năm thành phố sẽ thu được trên 300 tỷ đồng", ông Chung nói.

Tối cùng ngày, nói với báo Thanh Niên, ông Chung giải thích thêm "đề xuất này là nhằm tạo thuận lợi cho người dân và các thông tin được cung cấp không phải bí mật đời tư".

Theo ông Chung thì "luật đã cho phép thu phí đối với việc khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, do đợi luật thì lâu, nên Hà Nội đề nghị chính phủ trao thẩm quyền cho tỉnh, thành nào đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đều có thể ban hành giá dịch vụ chia sẻ cơ sở dữ liệu đó, bởi theo thẩm quyền thì chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành được ban hành giá dịch vụ".

Ông Chung cho hay, các đơn vị được khai thác dữ liệu sẽ phải trả phí chứ không phải người dân. Cơ sở dữ liệu được chia sẻ chỉ là các thông tin cơ bản, gồm khoảng 7 thông số như trong giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, chứ không phải thông tin về bí mật đời tư, cá nhân.

Ông Chung còn khẳng định "khả năng bảo mật", vì cơ sở dữ liệu về dân cư của Hà Nội đã hoàn thiện từ 4-5 năm nay.

Theo truyền thông Việt Nam, từ năm 2011, lãnh đạo Hà Nội đã có chỉ thị về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ở thành phố này và giao cho công an thực hiện.

Đến cuối năm 2017, chính quyền thành phố Hà Nội cho hay cơ sở dữ liệu 7,5 triệu người dân "đã được xây dựng để triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác điều hành của thành phố".

Liên quan đến việc này, nhà báo Nguyễn Đức Hiển viết trên trang Facebook cá nhân cho rằng đây là "Đề xuất lạ lùng của tướng Nguyễn Đức Chung".

Ông Hiển nêu : "Nếu đề xuất này thành hiện thực – và ngay cả khi nó không thành hiện thực – có thể tướng Chung phải trả lời khá nhiều câu hỏi từ công luận cho đề xuất của mình".

Nếu được chính phủ đồng ý, trước mắt mỗi năm thành phố Hà Nội dự kiến thu được trên 300 tỷ đồng từ việc chia sẻ dữ liệu này. 300 tỷ/năm chỉ là "muỗi" so với một thành phố lớn như Hà Nội, nó không giải quyết được gì cả.

Nhưng cung cấp dữ liệu dân cư có thu phí, nôm na là bán, thì nó ảnh hưởng đến quyền nhân thân của hàng triệu người và có khả năng trái luật. Cụ thể là Hiến pháp, Luật Dân sự và Luật Căn cước công dân.

Khi đó, không ai dám đảm bảo suốt ngày "cò" ngân hàng, "cò" công chứng và các đơn vị kinh doanh khác không gây phiền nhiễu dân chúng bởi những cuộc gọi. Mà, có khi các cuộc họp của Thành ủy lẫn Ủy ban nhân dân thành phố và các lãnh đạo đảng, nhà nước là cư dân Hà Nội cũng bị gây phiền bởi những thông tin cá nhân của thành viên đã bị chia sẻ cho những đối tượng này…

Trong khi đó, Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội, cũng viết trên trang Facebook cá nhân : "Ông Chung bị dân mạng xã hội phản ứng dữ dội về đề xuất này. Ông đã nói lại cho rõ về đề xuất ‘bán dữ liệu công dân,’ vốn chỉ tóm tắt trong buổi họp trực tuyến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc".

Hàng ngàn độc giả trên tờ VnExpress phản ứng thái độ trước thông tin trên bằng hai từ "cạn lời". Cũng có người nêu cụ thể : "Tại sao thành phố lại đem bán thông tin cá nhân của tui và cả gia đình tui ? Nhà tui khai cho chính quyền nhằm phục vụ công tác quản lý chứ đâu phải để kinh doanh ?", bạn Hoàng Hiển viết với hơn 220 người đồng tình.

Độc giả Lê Minh Đạt nêu thẳng : "Tôi thì không đồng ý điều này, vì đây là thông tin cá nhân của mỗi người, quyền của mỗi người". Ý kiến này nhận được 126 đồng tình. (Tr.N)

*****************

Bất chấp bị phản đối, chính phủ cộng sản Việt Nam không từ bỏ 3 ‘đặc khu kinh tế’ (Người Việt, 03/07/2018)

Chính phủ cộng sản Việt Nam vẫn tiến hành kế hoạch thành lập ba đặc khu kinh tế bất chấp sự chống đối dữ dội của dân chúng qua các cuộc biểu tình hồi tháng trước.

danh4

Hàng chục ngàn người dân tại Sài Gòn biểu tình chống luật "Đặc Khu" và luật "An Ninh Mạng" ngày 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Một số báo mạng trong nước đưa tin "Văn Phòng Chính Phủ" vừa có văn bản gửi các thành viên Ban Chỉ Đạo Quốc Gia về xây dựng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu), Bộ Kế hoạch và đầu tưư và Bộ nội vụ về việc chuẩn bị nội dung họp lần thứ 2 của ban".

Trên một số trang facebook cá nhân, người ta thấy luân chuyển tờ công văn có đóng dấu "hỏa tốc" từ Văn Phòng Chính Phủ theo yêu cầu của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "các thành viên của ban báo cáo các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị mình ; đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, gửi Bộ Kế hoạch và đầu tưư, Bộ Nội vụ trước ngày 2 tháng Bảy, năm 2018".

Trong bản công văn hỏa tốc nói trên, ông Phúc "giao Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ tổng hợp ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo, ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và chuẩn bị báo cáo các vấn đề liên quan đến nội dung đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt trước ngày 5 tháng Bảy".

Bên cạnh công văn hỏa tốc, Tỉnh ủy Quảng Ninh có vẻ sốt ruột nhất nếu kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế bị trở ngại.

Báo mạng VnExpress hôm thứ Ba, 3 tháng Bảy, 2018, đưa tin : "Tại hội nghị trực tuyến chính phủ với các địa phương (ngày 2 tháng Bảy, 2018), ông Nguyễn Đức Long – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất chính phủ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế Đặc biệt ; trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp cuối năm".

danh5

Công văn từ Văn Phòng Chính Phủ đốc thúc chuẩn bị tài liệp họp tiếp về dự án lập ba "đặc khu kinh tế". (Hình : Internet)

Vào ngày 10 tháng Sáu vừa qua, hàng chục ngàn người trên nhiều thành phố từ Hà Nội, Sài Gòn, đến Nha Trang, Bình Thuận và một số thành phố khác đã biểu tình chống luật "Đặc Khu Kinh Tế" và luật "An Ninh Mạng". Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ, đánh đập dã man và vu cáo cho họ "nhận tiền phản động từ nước ngoài" để biểu tình.

Dưới áp lực của dư luận, trước sự kiện diễn ra các cuộc biểu tình ít ngày, Quốc hội cộng sản Việt Nam, đã phải hoãn biểu quyết thông qua dự luật "Đặc Khu" cho đến kỳ họp cuối năm. Tuy nhiên ngày 12 tháng Sáu, Quốc hội cộng sản Việt Nam vẫn thông qua luật "An Ninh Mạng" để triệt mọi thứ thông tin "độc hại" cho một chế độ độc tài, đảng trị và cực kỳ tham nhũng.

Không ít người không ngần ngại gọi luật "Đặc Khu" là luật "bán nước" vì họ nhìn thấy dấu hiệu người Trung Quốc sẽ tràn sang, dùng tiền mua chuộc đám quan tham cộng sản Việt Nam để thâu tóm đất đai, các vị trí chiến lược khi được cho thuê đất tới 99 năm. Hiểu cách khác như bán đứt luôn cho những kẻ mà mọi người dân không thể nào quên 1.000 năm Bắc thuộc với ba lần đánh đuổi giặc Mông, Nguyên, Thanh xâm lược.

Báo mạng Zing ngày 14 tháng Tư, 2018, viết rằng : "Con trai một chủ khách sạn trên đường 30/4 (thị trấn Dương Đông, Phú Quốc) cho biết anh thấy vài người nói tiếng Trung Quốc đi cùng người Việt hỏi mua đất trồng tiêu ở một xã phía Bắc đảo. Còn chị Thu Trang (quê Hậu Giang, nhân viên nhà hàng ăn uống ở khu phố 5, thị trấn Dương Đông) thì nói : Mấy anh làm cò đất hay dẫn vài người Trung Quốc đến đây ăn uống. Trong câu chuyện của họ tôi biết được là người Trung Quốc nhờ người bên mình mua đất".

Từ ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam trở xuống đều ra sức biện minh cho cái kế hoạch bị quần chúng chống đối. Nay với cái công văn hỏa tốc, người ta thấy việc Quốc hội lùi thời gian biểu quyết chỉ để chính phủ sửa đổi ít từ ngữ, chi tiết rồi sẽ thông qua trong khi người dân đòi phải dẹp bỏ.

Trước khi nổ ra các cuộc biểu tình, hàng trăm đảng viên phản tỉnh, trí thức trong ngoài nước đã gửi kiến nghị thư đến đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam yêu cầu dẹp bỏ kế hoạch lập 3 đặc khu kinh tế. Rất nhiều chuyên gia kinh tế, gồm cả chuyên viên Liên Hiệp Quốc cũng đều đã lên tiếng cho rằng mô hình thiết lập các đặc khu kinh tế để thúc đẩy phát triển, không còn thích hợp và sẽ dẫn đến thất bại.

Dù vậy, các lãnh đạo chóp bu đảng cộng sản Việt Nam, trước nay tuyên truyền là "đầy tớ nhân dân" nhưng không hề làm theo ý nhân dân mà họ gọi là "ông chủ" của đất nước. (TN)

****************

Bị công an còng tay vì tự bỏ tiền túi làm đường (Người Việt, 03/07/2018)

Tự bỏ tiền túi ra để làm đường giúp dân, một ông ở huyện Củ Chi bị công an truy đuổi, khống chế và đưa về trụ sở xã tạm giữ nhiều giờ.

danh6

Con đường nhựa sẽ phải phá để trở lại thành đường đất. (Hình : Tiền Phong)

Nói với báo Tiền Phong, ngày 3 tháng Bảy, ông Bùi Hoàng Anh (39 tuổi, ở huyện Củ Chi, thành phố Sài Gòn) cho biết, chủ tịch và công an xã Tân Thạnh Đông đã mời ông lên "làm việc" sau gần 2 tháng tạm giữ chiếc xe lu mà ông đã thuê để làm con đường nhựa cho người dân trong xóm đi lại bớt cực.

Ông Anh cho biết, ông đã cam kết rằng sau khi được trả lại chiếc xe, ông sẽ phá bỏ con đường nhựa đã làm để trả nó về hiện trạng ban đầu là con đường đất. Tại buổi làm việc, ông Anh thừa nhận "làm đường khi chưa có giấy phép".

Trước đó, ông Anh có đơn tố cáo công an xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, đã còng tay và bắt giữ ông trái pháp luật.

Theo trình bày của ông Hoàng Anh, trong một lần đi qua ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, thấy con đường đất dài 100m, rộng 3m dẫn vào nhà một số hộ dân đã xuống cấp trầm trọng nên ông đã tự bỏ 200 triệu đồng làm đường giúp dân.

Trước khi bắt đầu làm đường, những người dân sinh sống ở đây đã thông báo với chính quyền địa phương. Đến ngày 4 tháng Năm, 2018, thì ông Anh tiến hành làm.

Thế nhưng, trong khi đang tráng nhựa đường thì một số cán bộ xã Tân Thạnh Đông đến yêu cầu ngưng làm lại đồng thời tịch thu cả máy móc.

Ông Hoàng Anh liền đến để trình bày sự việc thì bị cán bộ xã Tân Thanh Đông truy đuổi, khống chế, còng tay rồi đưa về trụ sở tạm giữ nhiều giờ liền.

"Toàn bộ máy móc làm đường hôm đó đều bị chính quyền xã Tân Thạnh Đông tịch thu mà không rõ lý do, không lập biên bản", ông Anh khẳng định.

Liên quan đến sự kiện trên, Ủy ban xã Tân Thạnh Đông giải thích với báo chí rằng, khoảng 8 giờ ngày 4 tháng Năm, tổ công tác của xã kiểm tra và phát hiện công trình làm đường "không có giấy phép, không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Ủy ban xã đã lập biên bản đình chỉ thi công, tạm giữ một xe lu của ông Hoàng Anh, nhưng ông này không "hợp tác", nên xã đã "tạm sử dụng công cụ hỗ trợ và có còng tay ông này để áp giải về trụ sở công an xã nhằm ngăn ngừa hậu quả xảy ra".

Đến 10 giờ ngày 5 tháng Năm công an đã cho gia đình bảo lãnh ông Hoàng Anh ra, do kết quả điều tra cho thấy hành vi của ông này chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Chống người thi hành công vụ" nên chỉ xử lý tội "Cản trở người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng" đối với ông này. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Quốc hội Việt Nam hôm 11/6 đã biểu quyết điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018).

qh1

Quốc hội Việt Nam sẽ có thể thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt vào cuối năm 2018

Sau tranh cãi trong dư luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói việc tạm dừng thông qua Luật về đặc khu thể hiện trách nhiệm trước nhân dân, lắng nghe thêm ý kiến của nhân dân để hoàn thiện Luật.

Các nhà nghiên cứu nước ngoài suy nghĩ thế nào về đặc khu kinh tế nói chung, và vấn đề riêng ở Việt Nam ?

Chúng tôi đặt câu hỏi cho một loạt các học giả đã từng nghiên cứu về vấn đề đặc khu kinh tế.

Ý kiến từ Trung Quốc

Tranh luận về đặc khu kinh tế ở Việt Nam không tránh khỏi nhắc đến Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đã chia sẻ với BBC.

Nhìn chung, tôi nghĩ mở ra Đặc khu kinh tế sẽ có lợi cho Việt Nam. Có những trở ngại định chế và quản lý cản trở sự phát triển của Việt Nam. Việc thử nghiệm chính sách ở nhiều Đặc khu sẽ dễ dàng hơn là thay đổi chính sách cả quốc gia.

Tranh cãi chủ yếu về điều khoản cho thuê đất 99 năm và nỗi e sợ rằng Trung Quốc sẽ chiếm đa số ở các Đặc khu. Có lẽ e ngại này hơi quá, mặc dù 99 năm có thể là quá dài. Việc mở cửa đặc khu là dành cho cả thế giới, chứ không chỉ cho Trung Quốc.

Đặc khu kinh tế có thành công không, phụ thuộc nhiều điều kiện. Không thể mong chờ đặc khu nào cũng thành công như nhau. Một yếu tố rất quan trọng giúp Thâm Quyến thành công là vì gần Hong Kong, đặc điểm mà bốn đặc khu khác của Trung Quốc không có.

Daqing Yao, Tiến sĩ, Viện Kinh tế Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải

Đặc khu kinh tế là công cụ hữu ích được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế.

Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều từ các chính sách kinh tế đặc biệt này trong việc thúc đẩy ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cần duy trì cam kết đối xử bình đẳng trên cả nước.

Mục tiêu căn bản của việc lập ra đặc khu kinh tế là cho phép "trật tự luật pháp kép", tách biệt một khu vực có chính sách riêng so với phần còn lại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy Đặc khu không thể và không nên được xem là thay thế cho nỗ lực cải tổ thương mại, đầu tư rộng hơn của cả nước.

Vì lẽ đó, Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược Đặc khu, chuyển sang chính sách Khu thương mại tự do thí điểm. Tại các khu này, họ được phép tạm thời không thi hành một số điều trong ba bộ luật đầu tư của Trung Quốc.

Một mặt, Khu thương mại tự do thí điểm cũng hoạt động như Đặc khu. Nhưng mặt khác, mục tiêu của Khu này không phải nhằm thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư mà là sáng tạo về quy tắc.

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc quyết định từ bỏ ý tưởng có các khu đầu tư ưu đãi về thuế, mà dùng Khu thương mại tự do thí điểm làm phòng thí nghiệm các quy tắc về tiếp cận thị trường.

Chiến lược về Khu thương mại tự do thí điểm không có những ưu đãi về kinh tế. Thay vào đó, chính phủ trung ương khuyến khích chính quyền địa phương thử nghiệm các biện pháp quản lý sáng tạo.

Vấn đề cho Việt Nam, theo tôi, có lẽ là làm thế nào vẫn duy trì các cam kết của một thành viên WTO đồng thời lại có những ưu đãi cho Đặc khu.

Jiaxiang Hu, Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Luật KoGuan, Đại học Giao thông Thượng Hải

qh2

Việt Nam dự kiến thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc

Với chính phủ Việt Nam, Đặc khu kinh tế rất tốt và quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Tháng 4/1979, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đề xuất thành lập "Đặc khu xuất khẩu". Đến tháng 3/1980, nó được đổi tên thành "Đặc khu kinh tế", thực hiện ở Thâm Quyến.

Tại sao Thâm Quyến nổi trội ? Có nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là gần với Hong Kong. Ngoài ra, Thâm Quyến hoan nghênh và thu hút nhân tài khắp nước đến làm việc. Kể từ đó, Thâm Quyến đã vượt qua Hong Kong.

Với Việt Nam, cần chú ý :

Đầu tiên, cải thiện môi trường đầu tư cả về cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn thông, san lấp mặt bằng…) và con người (hệ thống luật pháp, quản trị, thuế…)

Thứ hai, tận dụng "bốn cửa sổ" của Đặc khu (kỹ thuật, kiến thức, quản lý, chính sách ngoại giao).

Thứ ba, cần cố gắng thiết lập một mô hình Đặc khu mà có thể linh động, hiệu quả thích ứng với quy luật của thị trường quốc tế. Để làm việc này, cần thực hiện một loạt cải cách trong các lĩnh vực như quản lý công ty, xây dựng cơ bản, hệ thống giá, lao động, tiền lương, tài chính…

Hao Zhang, Tiến sĩ, Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông

Như tin tức báo chí cho thấy, người dân Việt Nam không hài lòng với mở cửa kinh tế ở giai đoạn hiện nay.

Thành lập Đặc khu kinh tế có lẽ là một ý tưởng tốt để người dân Việt Nam ủng hộ mở cửa kinh tế theo một cách từ từ.

Không dễ mà đánh giá tác động của Đặc khu kinh tế.

Zhao Chen, Giáo sư, Tiến sĩ, Khoa Kinh tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải

Trong năm Đặc khu ở Trung Quốc, chỉ có Thâm Quyến có thể gọi là thành công. Nói cách khác, thành công của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là ngoại lệ.

Thành công của Thâm Quyến một phần là vì Hong Kong, với số kiều dân to lớn, ở ngay sát bên. Nhiều nhà đầu tư người Hoa ở Hong Kong muốn dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Thâm Quyến do chi phí gia tăng của lao động và đất. Với quan hệ văn hóa, nhiều nhà đầu người Hoa thấy dễ dàng giao tiếp với quan chức và nhân viên địa phương, thương lượng được điều khoản tốt trước khi đầu tư vốn.

Việt Nam thì khác. Dự án đặc khu ở Việt Nam dường như nhằm thu hút vốn Trung Quốc. Dựa theo tin tức báo chí gần đây, người dân địa phương ở đó không thân thiện với nhà đầu tư Trung Quốc. Với doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, có thể họ không quan tâm lắm tình cảm dân địa phương vì họ có thể giao thiệp với quan chức Việt Nam. Nhưng từ ví dụ Đập Myitsone ở Myanmar, có thể dự đoán khả năng xảy ra bất trắc cho đầu tư Trung Quốc, làm ảnh hưởng thành công của đặc khu trong tương lai.

Một lý do khác cho thành công ở Thâm Quyến là vốn hai chiều. Vốn Trung Quốc đưa ra khỏi Trung Quốc nhờ thành lập doanh nghiệp nước ngoài, sau đó đầu tư lại vào đặc khu để hưởng ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Nói cách khác, thành công của Đặc khu Thâm Quyền, một phần nào đó, dựa vào việc "truyền máu" từ khắp nước. Thành công của Thâm Quyến là thất bại cho các vùng khác trong nước vì họ gặp khó khăn trong việc giữ và thu hút vốn. Nếu Đặc khu kinh tế được thành lập ở Việt Nam và thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài, các vùng khác có thể gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh tìm vốn.

Bill Chou, Tiến sĩ, Khoa Chính phủ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Baptist Hồng Kông (HKBU)

Tôi chỉ có thể bình về đặc khu kinh tế ở Trung Quốc. Có bốn đặc khu thành lập năm 1980 : Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Nói chung chính sách là thành công, một số nơi thành công hơn chỗ khác. Nhưng ít nhất lúc ban đầu, chính sách đã đạt được mục tiêu là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiệu ứng có thể không kéo dài nhưng nó cũng phụ thuộc là liệu có những hạ tầng cơ sở khác ở đó không.

Từ thành công của Thâm Quyến, bài học cần rút ra là bên cạnh Đặc khu và các chính sách ưu đãi, chính phủ Thâm Quyến được tự do để có thể cho phép doanh nghiệp phát triển, với sự can thiệp cần thiết tối thiểu. Và quan trọng hơn nữa, họ có thể thu hút nhân tài hạng nhất ở Trung Quốc.

Ngược lại, Sán Đầu, thường bị cho là Đặc khu kém nhất, là một xã hội tương đối bảo thủ, khiến người bên ngoài khó mà xâm nhập hay cống hiến. Có vẻ như văn hóa địa phương cũng đóng vai trò ở đây.

Thâm Quyến được dựng lên từ số không, là một làng chài nhỏ trước khi có Đặc khu. Nó dễ hơn cho con người mới tạo ra khác biệt ở đó.

Khi Đặc khu mới thành lập, Sán Đầu giàu hơn nhiều chứ, và văn hóa nơi này có gốc rễ sâu ở Trung Quốc. Người dân Sán Đầu được xem là chăm chỉ, nhưng họ cũng bảo thủ, ví dụ họ vẫn chuộng con trai hơn gái.

Thật nguy hiểm nếu chính trị hóa Đặc khu. Theo tôi, tự thân Đặc khu là trung lập. Nó dẫn tới thành công hay thất bại, phụ thuộc vào nhiều thứ như quản trị địa phương, đặc tính văn hóa, thu hút nhân tài.

Xiaozi Liu, Tiến sĩ, Đại học Vigo, Tây Ban Nha

qh3

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu)

Việt Nam cần đặc khu ?

Đa số Đặc khu kinh tế đều là những dự án chính trị. Việt Nam có những cải cách mà lẽ ra cần thực hiện trên toàn quốc. Thay vào đó, cải cách lại đang diễn ra trong những khu hạn chế.

Có hai cách để diễn giải vì sao chính phủ lựa chọn thực hiện Đặc khu kinh tế :

1. Không có đủ ủng hộ chính trị cho những cải cách sâu rộng hơn, vì thế Đặc khu là lựa chọn khả dĩ tốt nhất.

Nếu đây là lý do, thì việc người dân biểu tình chống đặc khu chứng tỏ lựa chọn đã không thành công. Chính phủ cần chứng tỏ cho người dân biết rằng chính dân chúng hưởng lợi từ đặc khu.

Nếu việc tạo ra việc làm và hiệu ứng cung ứng dây chuyền chưa đủ, chính phủ cần xem xét có nên thiết lập cơ chế để người dân theo dõi những lợi ích của chính phủ có được từ đặc khu.

2. Chính phủ có thể theo đuổi ý tưởng đặc khu, để họ trông có vẻ giống những nhà cải cách mặc dù thực tế họ chỉ đang né tránh cải cách. Đây thường là lý do chung để làm đặc khu. Nhưng các cuộc biểu tình chống đặc khu cho thấy có lẽ đây không phải là cách đúng.

Cải cách sâu rộng hơn có lẽ sẽ tạo ra ít chống đối hơn, và cũng ít bóp méo hơn về mặt kinh tế.

Nhưng chính phủ có thể theo đuổi ý tưởng đặc khu để họ trông có vẻ giống nhà cải cách, trong lúc vẫn duy trì mức độ bảo hộ trên toàn phần còn lại của đất nước.

Việc Việt Nam theo đuổi đặc khu vì lý do nào - điều này rất quan trọng cần biết. Nếu là lý do đầu, đặc khu có thể là điều tốt nhất cho đất nước. Nếu là lý do hai, cần phản đối mà ủng hộ những cải cách chung.

Lotta Moberg, Tiến sĩ, Nhà phân tích tại William Blair & Co. LLC

Tôi từng thảo luận với một số viên chức Việt Nam tham dự chương trình đào tạo hàng năm của Ngân hàng ADB về Đặc khu kinh tế ở Thượng Hải tháng 5 năm nay. Rõ ràng là họ không tin tưởng vào ý tưởng này, và cũng đúng thôi.

Việt Nam đã có 325 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 3 khu công nghệ cao. Toàn bộ các loại khu này đã hưởng những ưu đãi tài chính theo các mức khác nhau, đã thu hút tốt đầu tư nước ngoài, tạo ra việc làm.

Thế thì cần phải hiểu rõ đề án đặc khu kinh tế đem lại một loại đặc khu gì mới.

Một câu hỏi quan trọng là có những hiệu ứng lan tỏa từ các khu hiện nay không ? Các công ty nước ngoài có liên kết với công ty nội địa ? Chính sách lập thêm một loại đặc khu nữa cần được nhìn dựa trên đánh giá về tác động của các khu đã tồn tại.

Một câu hỏi khác là các khu hiện nay đã hoạt động hết công suất chưa. Có cần thêm khu công nghiệp mới ? Nếu không cần, thì phải chăng môi trường kinh doanh ở các khu đã có không thể cải thiện ?

Cuối cùng, trước khi lập thêm đặc khu, chính phủ phải cân nhắc họ muốn đạt được cái gì. Đây sẽ là những khu riêng biệt về kinh tế, hay có chiến lược rộng hơn nhằm nâng cấp toàn bộ nền kinh tế với các đặc khu này đóng vai trò trung tâm ?

Nên nhớ, Trung Quốc có hơn 1.500 đặc khu - chứ không phải 6. Chính phủ Trung Quốc dùng chúng theo cách có hệ thống nhằm nâng cấp cả nền kinh tế và đem lại cải cách cho cả nền kinh tế ngoài đặc khu. Đó mới là điều quan trọng. Các vùng đất riêng của đầu tư nước ngoài có thể không bền vững nếu không có việc nâng cấp kinh tế cho toàn bộ phần còn lại.

Chính sách mới về Đặc khu cần có những lý giải tốt hơn về kinh tế và xã hội. Không quan trọng là chuyện gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Quan trọng là cái gì đang xảy ra ở Việt Nam, và năng lực kinh tế có thể cải thiện như thế nào khi có hay không có Đặc khu.

Aradhna Aggarwal, Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch

qh4

Waigaoqiao, Thượng Hải là khu tự do thương mại thí điểm ở Trung Quốc

Kinh nghiệm các nước ?

Ở Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan, Đặc khu kinh tế trở thành công cụ biến đổi kinh tế. Sau khi thay đổi chính quyền, các chính phủ từ năm 1989 tìm cách chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường. Năm 1994, Đặc khu kinh tế bắt đầu được thành lập ở Ba Lan, nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và thúc đẩy kinh tế nhà nước.

Tại Ba Lan năm 1995, Đặc khu Euro-Park Mielec được thành lập với thời hạn 20 năm. Hiện nay vẫn còn khoảng 14 đặc khu kinh tế ở Ba Lan, chiếm khoảng hơn 15.000 hecta, với tổng số vốn đầu tư là 85 tỉ đôla (số liệu 2016).

Giai đoạn 1997-2006 chứng kiến sự phát triển nhanh về số lượng đặc khu kinh tế trên thế giới và Ba Lan. Sau 2006, quá trình này chậm lại, bình ổn.

Vì thế Đặc khu kinh tế phổ biến ở nhiều nước, hỗ trợ phát triển kinh tế. Các quốc gia cần tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp, và các điều kiện cần minh bạch.

Beata Glinkowska, Tiến sĩ, Đại học Lodz, Ba Lan

Tại Myanmar, Đặc khu kinh tế đang ngày càng được giới làm chính sách ưa chuộng nhằm tạo việc làm và phát triển kinh tế.

Tháng Giêng 2014, Quốc hội Myanmar thông qua Luật Đặc khu Kinh tế để thành lập ba đặc khu : Thilawa, Dawei và Kyauk Phyu.

Còn quá sớm để nói đặc khu thành công hay không ở Myanmar.

Tuy nhiên, dựa theo kinh nghiệm quốc tế, ba yếu tố cần có để có thể thành công.

Thứ nhất, Đặc khu cần tạo ra môi trường khuyến khích đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước. Không nên xảy ra tình trạng là nó chỉ khiến một công ty nước ngoài đã hoạt động ở Myanmar thì nay đơn giản là nhảy vào đặc khu để hưởng ưu đãi thuế.

Thứ hai, Đặc khu cần cổ vũ thí nghiệm chính sách.

Thứ ba, Đặc khu cần tạo ra lợi ích cho các cộng đồng bên ngoài đặc khu. Chính phủ Myanmar đã yêu cầu các nhà máy trong đặc khu phải chuyển dần lực lượng lao động kỹ năng sang công dân Myanmar : 75% lao động có kỹ năng phải là người Myanmar sau 4 năm hoạt động. Đây là nhằm thúc đẩy đào tạo và nâng cấp kỹ năng cho người bản xứ, mặc dù quy định không đề ra mức phạt cho những công ty không tuân thủ. Lợi ích cũng có thể đến từ việc các công ty bên trong đặc khu mua hàng hóa từ các công ty nội địa bên ngoài đặc khu.

Amit Khandelwal, Giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc Viện Kinh doanh Toàn cầu Jerome A. Chazen, Đại học Columbia, Hoa Kỳ

Trong một bài nghiên cứu của tôi so sánh Đặc khu ở Trung Quốc và Ấn Độ, tôi nói Đặc khu ở Trung Quốc được định hình theo cách mở cửa kinh tế Trung Quốc từ từ, chuyển dần từ kinh tế tập trung. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc sau này là nhờ cả nền kinh tế được giải phóng bắt đầu với Đặc khu, chứ không phải vì Đặc khu.

Vì thế, Đặc khu là phương tiện, không phải mục đích.

Ấn Độ cũng cố gắng sao chép bằng việc tăng cường số lượng Đặc khu nhưng gặp nhiều vấn đề khi thi hành như xảy ra phản đối, có lẽ tương tự những gì Việt Nam đang đối diện.

Vì thế khi tiến hành Đặc khu, Việt Nam có thể nghiên cứu các vấn đề của Ấn Độ khi sao chép Trung Quốc.

Chee Kian Leong, Tiến sĩ, Trường Kinh tế, Đại học Nottingham tại Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc

Nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, hiện đang cổ vũ cho đặc khu kinh tế.

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có khoảng trống hạ tầng, các đặc khu này cung cấp hạ tầng tuyệt hảo để thu hút đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) và công nghệ.

Ban đầu, có thể có biểu tình vì những vấn đề như chính quyền thu hồi đất.

Đặc khu kinh tế mang tính nhạy cảm về chính trị. Vì thế phát triển đặc khu cần lưu ý đến lực lượng lao động địa phương. Khi các đặc khu bắt đầu tăng trưởng, chúng cần tạo ra việc làm để giúp cải thiện đời sống.

Đặc khu kinh tế cần được thiết kế để không vi phạm Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO. Các trợ cấp cần được thiết kế cẩn thận. Ví dụ, trợ cấp có thể dành cho các ngành dịch vụ mà công ty trong đặc khu sử dụng, bởi vì WTO chưa ra điều khoản trừng phạt đối với việc trợ giá cho dịch vụ.

Chính sách về đặc khu cần tương thích với những cam kết theo hiệp định thương mại tự do.

Chốt lại, chính sách đặc khu là có lợi nhưng phụ thuộc vào cách thiết kế và nội dung cụ thể.

Dự kiến Quốc hội Việt Nam cuối năm 2018 sẽ xem xét thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Arpita Mukherjee, Giáo sư, Tiến sĩ, Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ (ICRIER)

Published in Diễn đàn

Một trong các lý do mà các nhà làm chính sách ở Việt Nam biện minh cho quyết định thành lập ba đặc khu là những kinh nghiệm từ Trung Quốc.

dackhu1

Thâm Quyến của Trung Quốc ra đời nhờ lợi thế nằm sát Hong Kong

Theo cách lập luận này, các đặc khu đã đóng góp và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của nền kinh tế nước láng giềng.

Vì vậy mà trước khi đi vào chuyện Việt Nam thông qua dự luật đặc khu, cần phải nhìn lại bối cảnh và vài bài học của các đặc khu kinh tế Trung Quốc.

Sau hàng thập kỷ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung dẫn đến bế tắt, đầu thập niên 1980 Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế.

Để áp dụng các chính sách nhằm làm chuyển đổi Trung Quốc một cách từ từ, tránh sự thay đổi nhanh chóng làm mất ổn định vĩ mô dẫn đến xáo trộn và làm sụp đổ nền kinh tế, chính quyền cấp trung ương của Trung Quốc quyết tâm cho thành lập bốn đặc khu kinh tế ở Quảng Đông và Phúc Kiến.

Ba đặc khu Thâm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông được thành lập trước tháng 8 năm 1980 và đặc khu Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến được thành lập sau đó vào tháng 10 năm 1980.

Bốn đặc khu này trước hết là những môi trường để thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường trong khi chính quyền vẫn nắm chặt kiểm soát chính trị - một mô hình được rao giảng là kinh tế thị trường mang bản sắc Trung Hoa.

Sự thành công của mô hình kinh tế - chính trị này là tiền đề để Trung Quốc nhân rộng mô hình và áp dụng cải cách kinh tế trên toàn Trung Quốc sau này.

Bên cạnh thử nghiệm kinh tế thị trường, các đặc khu này còn dùng để thí điểm các cải cách về chính sách đất đai.

dackhu2

Dự án đặc khu Vân Đồn đang gây nhiều tranh cãi

Chính quyền Trung Quốc mở đầu bằng việc cho nhà đầu tư thuê đất từ 20 đến 50 năm, có gia hạn, và những kinh nghiệm cải cách đất đai sau đó đã được dùng để thiết lập hệ thống đấu giá đất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng đất sau này.

Các đặc khu cũng đóng vai trò là các trung tâm tri thức nơi mà công nghệ và kỹ năng quản lý của nhà đầu tư nước ngoài được giới nhân công địa phương học hỏi và sau đó chuyển giao cho các công ty khác nhau trong toàn bộ nền kinh tế.

Và cuối cùng, các đặc khu còn là cánh cửa để kết nối nền kinh tế Trung Quốc với thế giới bên ngoài.

Các đặc khu có mối quan hệ chặt chẽ với các cụm công nghiệp khác nhau trên toàn Trung Quốc.

Đồng thời, các đặc khu là mảnh đất luôn đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài, mà chủ yếu là các Hoa Kiều. Vì vậy mà các đặc khu đã được lập chủ yếu ở vùng duyên hải gần Hong Kong, Đài Loan, hoặc các đô thị lớn có truyền thống ngoại thương.

Đặc khu Việt Nam có mục tiêu gì ?

Vậy chính quyền Việt Nam lập ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc để làm gì ?

Chắc chắn không phải là để thí điểm áp dụng mô hình kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế thị trường trong khi vẫn duy trì vị thế độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã được thực hiện trên toàn quốc đã gần 30 năm kể từ ngày Đổi Mới.

Trong dự luật đặc khu cũng không cho thấy những thí điểm cải cách mô hình kinh tế hay chính trị nghiêm túc nào sẽ diễn ra ở đặc khu và sau đó có thể đem áp dụng trên toàn quốc.

dackhu3

Đảo Quan Lạn, Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh : Hiện có ý kiến cho rằng các khu vực xa xôi này khó kết nối quốc tế tốt như đô thị lớn, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Dự luật đặc khu và kế hoạch lập đặc khu cũng không cho thấy một chiến lược chắc chắn nào, ngoại trừ những hô hào sáo rỗng, nhằm biến đặc khu trở thành một trung tâm tri thức để thu hút và lan toả công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế.

Các đặc khu này cũng không hẳn là một cửa ngõ hữu hiệu nhằm kết nối kinh tế Việt Nam với thế giới.

Các thành phố lớn của Việt Nam đã đóng vai trò kết nối Việt Nam với thế giới bên ngoài từ rất lâu và đủ hiệu quả.

Về mặt chính quyền, mọi quyền hành ở đặc khu được giao cho chủ tịch uỷ ban nhân dân đặc khu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu sẽ do Thủ tướng và Bộ Nội vụ chọn, sau đó được hội đồng nhân dân thông qua.

Như vậy, mô hình "Đảng cử dân bầu" vẫn còn y nguyên, thậm chí chính quyền đặc khu còn tệ hơn khi mà quyền lực của hội đồng nhân dân, tức cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân, suy yếu hơn.

Về mặt chính sách kinh tế, các điểm nhấn nổi bật của dự án đặc khu bao gồm như sau.

Chính quyền đặc khu được phép cho thuê đất tới 70 năm, và nếu có sự đồng ý của thủ tướng, chính quyền đặc khu được quyền cho thuê đất tới 99 năm.

Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu, dự án đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế thì có thể miễn phí thuê đất tối đa cho toàn bộ thời hạn thuê.

Tức là nếu dự án được thuê 99 năm thì họ không phải trả một đồng nào tiền thuê đất, tức là cho không khu đất trong 99 năm.

Vẫn theo đề xuất hiện nay, người nước ngoài được quyền mua nhà ở đặc khu. Người nước ngoài được miễn thị thực khi đến thăm các đặc khu.

Ở Phú Quốc, người nước ngoài đầu tư 110 tỉ đồng được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm và nếu có chỗ ở thì được cấp thẻ thường trú.

Chính quyền sẽ cho phép mở sòng bạc trong các đặc khu.

- Lấy ý kiến dư luận để tiến tới việc mở khu đèn đỏ và cho phép hợp pháp hoá mại dâm ở đặc khu.

- Cho phép sử dụng ngoại tệ như là một phương tiện thanh toán trực tiếp bên cạnh tiền đồng của Việt Nam.

- Cho phép các đối tác kinh tế được quyền chọn một hệ thống pháp luật nước khác trong phân xử các hợp đồng kinh tế giữa các bên.

- Miễn giảm thuế rất nhiều, với vô số các hạng mục và hệ thống ưu đãi thuế vô cùng phức tạp, cho các doanh nghiệp.

Với những đề xuất chính sách như vậy, không khó để người đọc hình dung ra viễn cảnh số phận của những đặc khu kinh tế.

Đó sẽ là nơi chính quyền tạo điều kiện tối đa nhằm giao đất với thời hạn lâu dài cho các nhà đầu tư với vô số các khoản ưu đãi về thuế, từ thuế đất cho tới thuế doanh nghiệp.

Ở đây, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào khai thác các lĩnh vực ăn chơi và giải trí từ sòng bạc cho tới các dịch vụ nhạy cảm, kể cả mại dâm trong tương lai.

Đó cũng là nơi thu hút người nước ngoài đến định cư ngày càng đông đảo và họ được phép áp dụng luật lệ của họ.

Nhưng câu hỏi quan trọng là người nước ngoài nào sẽ đến định cư một cách đông đảo ở các đặc khu này ?

Người Âu Mỹ, người Nhật, hay người Trung Quốc ?

Những kinh nghiệm từ các đặc khu trong khu vực chỉ rõ ra rằng đó sẽ là người Trung Quốc. Và đó là lúc an ninh, quốc phòng Việt Nam bị đe doạ.

Các đặc khu với quỹ đất rộng lớn và vị trí địa lý chiến lược xứng đáng có một tương lai, một vị thế khác, chứ không nên bị biến thành thiên đường ăn chơi và mầm tai hoạ, đe doạ đến chủ quyền của Việt Nam.

Nguyễn Huy Vũ, người nhận bằng tiến sĩ kinh tế từ Đại học BI Norwegian Business School, Na Uy. Ông từng là kinh tế gia nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Đức (Deutsche Bundesbank) và là học giả nghiên cứu tại ĐH Minnesota - Twin Cities, Minneapolis, Hoa Kỳ. Hiện nay ông là một doanh nhân và là nhà nghiên cứu chính sách độc lập.

Published in Diễn đàn

Trong những ngày qua, D lut "Đơn v hành chính - kinh tế đc bit" gọi tt là "Dự lut đặc khu kinh tế" (special economic zone) đã bị s chng đi quyết lit ca người Vit khp nơi, t trong nước ra hi ngoi.

dackhu1

Cảng Cái Rng nm phía đông th trn Cái Rng, huyn Vân Đn, tnh Qung Ninh

Nhiu cuc xung đường biu tình rầm r đã n ra trên nhiu tnh thành Vit Nam mà cao đim là cuc tng biu tình thu hút hàng trăm ngàn người din ra vào Ch nht 10/06/2018 ti các tnh thành ln nh như Hà Ni, Sài Gòn, Bình Thun… Mc du trước đó mt ngày (9/06/2018) quc hi Việt Nam đã hoãn lại biu quyết D lut này, nói là theo yêu cu ca Th tướng chính ph, song thc cht là có lnh ca "Đảng ta" mà người đng đu là Tổng bí thư Nguyn Phú Trng.

Vì sao "D lut Đc khu kinh tế" b chng đi quyết lit và lan rng khp i ?

Câu trả li tng quát là vì "D lut Đc khu kinh tế" có s mâu thun đi kháng gia lòng dân và ý đ ca đng cm quyn đc tôn. Lòng dân thì dễ dàng tìm thy qua thái đ, hành đng, li nói đy lòng yêu nước ca các gii quc dân Vit Nam (công dân của T quc Vit Nam) trong và ngoài nước đã bày t trong nhng ngày qua, vi nhiu bài viết, khu hiu, hình nh sng đng gây n tượng mnh ca các cuc biu tình được các phương tin truyn thông truyn đi khp thế gii.

Theo đó, các giới quc dân Việt Nam không quan tâm đến đ dày ca mt d lut gm 6 Chương, 88 Điu khon và 4 Ph lc ; vi ni dung quy đnh cơ cu t chc, điu hành, các điu kin ưu đãi, th tc tiến hành đu tư kinh doanh v.v… ba "Đặc khu kinh tế" Vân Đồn thuộc tnh Qung Ninh (Bắc phn), Bắc Vân Phong thuộc tnh Khánh Hòa (Trung phần) và Phú Quốc thuộc Kiên Giang (Nam phần). có kinh phí đầu tư d trù là 1.570.000 t VND (tính đến năm 2030). Họ không quan tâm vì ni dung các quy đnh có tính nguyên tc, chuyên môn mà bt c văn thc lp pháp nào cũng phi thế, nên ít ai mt thi gi đ đc.

Điều mà các gii quc dân Vit Nam quan tâm, lo lng là h quả "lợi bt cp hi" cho đất nước ca "Dự luật Đặc khu kinh tế", nếu nó được Quc hi ca đng cm quyn đc tôn thông qua. S lo lng đến phn n ca nhiu người là vì D lut này nói là phi được thông qua, dù trái vi lòng dân, bt li cho đt nước ; nhưng li là ý đ ca đng, do đây là ngh quyết ca B chính tr được Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân nhc li ti quc hi ; phn n vì quyn làm ch ca nhân dân luôn b tước đot trng trn, thông qua m"Quốc hi công c ca đng, do đng và vì đng" !

Vậy h quả "lợi bt cp hi" cho đất nước ca "Dự luật Đặc khu kinh tế" là gì ? Trả li câu hi này, theo phn ánh chung, li đây là li ích v phát trin kinh tế và hi đây là hi v an toàn quc gia và an ninh quc phòng do d lut đem đến cho nhân dân và đt nước.

Đã có nhiu bài phân tích, nhận đnh chi tiết v s li hi ca nhiu người am tường trong và ngoài nước. Vì thế chúng tôi s ch đưa ra như mt đúc kết các đim "Lợi v kinh tế thì ít, hi v an toàn quc gia và an ninh quc phòng thì nhiu" củ"Dư lut Đc khu kinh tế", đ cho thấy vì sao "lòng dân trái vi ý đ ca đng".

Nhng Đc khu kinh tế có li gì cho phát trin kinh tế đt nước ?

Theo ý đảng và nhà cm quyn cộng sản Việt Nam, "Dự luật Đặc khu kinh tế" sẽ to ra môi trường kinh doanh có nhng điu kin pháp lý cũng như thc tế thun lợi, vi nhiu ưu đãi, li nhun cao, s to hp lc thu hút vn đu tư nước ngoài đa din, đa năng, đa hiu ; cùng lúc du nhp các phương tin, kinh nghim sn xut kinh doanh, khoa hc k thut công nghip cao, góp phn đưa nn kinh tế quc dân phát triển toàn diện, bn vng ; Nhà nước s thu được nhiu thuế làm giu cho ngân qu quc gia vn đang b thâm thng, công trái nng n, do quc doanh làm ăn l lã vì qun lý kém ci và tham nhũng đc khoét nng n… Chng hn chế đ ưu đãi như quyn đc lp t chủ về qun tr kinh doanh rng rãi cho các nhà đu tư, min thuế, gim thuế dài hn, cho thuê đt đến 99 năm (n c Lut Đt đai hin hành qui đnh ti đa là 70 năm)…

Thế cho nên ý đ ca đng được th hin trong Điu 4. quy đnh v "Chính sách của Nhà nước về phát trin đc khu", khoản 1 viết :

"Nhà nước có chính sách khuyến khích và to điu kin thun li nhm thu hút đu tư vào các ngành, ngh ưu tiên phát trin ca đc khu ; xây dng các đc khu theo hướng xanh - tri thc - bn vng, áp dng phương thc qun lý tiên tiến, hình thành môi trường sng văn minh, hin đi, cht lượng cao ; bo đm an sinh xã hi, gi vng n đnh chính tr - xã hi ti đc khu".

Lòng dân thì không mun có "Đc khu kinh tế" tí nào vì :

1. Hình thức thu hút đu tư qua các đặc khu kinh tế nay đã lc hu, tn kém và ít có tính kh thi.

Theo nhận đnh ca tác gi Nguyn Quang Dy, trong bài viết ngày 1/06/2018 nhan đ "Nghịch lý v đặc khu kinh tế" thì "Tuy đối vi các nước có nn kinh tế chuyn đi (như Vit Nam), đặc khu kinh tế vn là mt mô hình phát trin hp dn, nhưng dường như đã li thi và có nhiu bài hc tht bi. Nó đòi hi nhng điu kin nht đnh, vì vn đ không phi là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mi chuyn đu có th, nhưng "sai mt ly đi mt dm". Nếu đ điu kin và phát trin đúng hướng/đúng cách, nó có th là đòn by kinh tế và đu tàu phát trin (như Thâm Quyến). Dubai là một bài hc thành công mà nhiu nước khác mun bt chước. Nhiu người Vit đã tng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai ca Việt Nam, hay biến Phú Quc thành Singapore ca Vit Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu t Trung Quc (Việt Nam có quá nhiu)".

2. Với thi hn cho thuê đt dài hn đến 99 năm s to điu kiện cho các nhà đầu tư không vì mc đích kinh doanh có li nhun mà đu tư bt đng sn đ đu cơ trc li. Bởi vì thi hn dài đến 99 tương đương vi vài ba thế h đi người, nhà đu tư có th được chuyn nhượng sau khi khai thác xong, hoc thay đi d án giữa chng mà không phi tr li đt… Và do đó, "Đặc khu kinh tế" có thể tr thành môi trường thun li cho "tệ tham nhũng phát trin" hay "kinh tế phát trin" ?

3. Về hiu qu ca mô hình "Đặc khu kinh tế" thì kinh nghiệm thc tế mt vài nước áp dng, theo đánh giá của các kinh tế gia không có gì chc chn, thành công và tht bi theo t l 50/50 và s thành công hay tht bi là tùy thuc vào các điu kin ch quan và khách quan mi nước.

Tác giả Nguyn Quang Dy dn chng v s thành công ca Singapore là dựa trên nhng tin đ hoàn toàn khác Vit Nam (1).

Ông Lý Quang Diu tng nói : "Lẽ ra v trí s mt Châu Á phi là ca Vit Nam". Theo ông, vị trí đa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu t hàng đu có th đưa Vit Nam tr thành "người khng l Châu Á". Nhưng đáng tiếc ngày nay năng sut lao đng ca người Vit Nam ch bng 1/15 ca người Singapore (hay 1/5 của người Malaysia, 2/5 ca người Thái Lan). Ông khẳng đnh s thành công ca mt quc gia bao gm ba yếu t chính là : điều kin t nhiên (như v trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người, và thi cơ, nhưng căn bn nht vn là yếu t con người… Vì vậy ông Lý Quang Diu rt tiếc vì Vit Nam không biết trng dng nhân tài, và cho rng nhân tài ca Vit Nam đã định cư nước ngoài hết ri (2).

Tuy ý tưởng v đc khu kinh tế không mi, nhưng người ta đã chóng quên bài hc xu v các d án ln như "đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng", khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghim xu ti Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn H(Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó tht bi ? Cái gì đm bo ba đc khu mi này s thành công ? Nếu Vit Nam không ci t th chế đ kim soát quyn lc và tham nhũng, thì các mô hình phát trin tương t s lp li bài hc "lợi bt cp hi" (1).

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, các đc khu kinh tế Vân Đn, Bc Vân Phong, Phú Qu"đặt li ích nhóm lên hàng đu". Các quy định trong d lut v đc khu ch yếu nhm vào th trường đa c (property market) và đánh bc (casino) ch không nhm thu hút đầu tư công ngh cao. Trong khi đó, cái mà Vit Nam cn là công ngh cao và giáo dc đ tăng năng sut lao đng, phát trin công nghip và kinh tế trí thc, ch không phi là phát trin đa c và casino.

Tựu chung như vy là nhng li ích kính tế mà đảng và nhà đương quyên Vit Nam mun thc hin bng D lut "Đơn v hành chính - kinh tế đc bit" xem ra không có gì chắc chn, còn nhiu bp bênh. Nghĩa là "lợi bt cp hi".

Nhng cp hi ca "Đc khu kinh tế" là gì ?

Lòng dân biết rng, nhng cập hi ca "Đặc khu kinh tế" là những tác hi nghiêm trng v mt an toàn quc gia và an ninh quc phòng ca đt nước, đã được nhiu người Vit trong và ngoài nước nêu lên.

Nhng tác hi nghiêm trng y, chng cn nói ra thì ai cũng thy là đã và s đến t nước láng ging đi cường Phương Bc vn có tham vng xâm lăng Vit Nam t quá kh lch s đến hin đi.

Mặc du "Dự luật Đặc khu kinh tế" không đ cp đến đi tượng đu tư dành riêng cho người nước nào, không có t ng nào nói đến Trung Quốc, nhưng ai cũng thấy nguy cơ gn như chc chn đến t Trung Quc, nếu "Dự luật Đặc khu kinh tế" được Quc hi thông qua. Vì thực tế đã có nhiu dng "Đc khu kinh tế" ca người Trung Quốc chiếm lĩnh và tương lai ai cũng đoán được người Trung Quốc s nm thế thượng phong hay độc quyn đu tư trong các "Đặc khu kinh tếdự trù, do Vit Nam nm trong vòng cương ta toàn din và l thuc nng n Trung Quc, nht là v chính tr và kinh tế.

Thực tế nhãn tin, là hu hết các d án ln ti Vit Nam đu rơi vào tay các tp đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các đc khu kinh tế tương lai li không rơi vào tay h và biến thành các "tô giới ca Trung Quc". Các tập đoàn tư bn Trung Quc được nhà nước h tr có tha ưu thế và ngun vn, đng cơ đ chiếm lĩnh các đc khu kinh tếy như mt cuc "xâm lược mm", không cần đánh vn thng (như binh pháp Tôn T). Những v trí him yếu trên đt lin mà Trung Quc không chiếm được bng vũ lc (như h đã tng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ s cưỡng chiếm bng được qua đu tư và "sức mnh sc bén" (sharp power).

Vì vậy, "ch trương ln" v ba đc khu kinh tế vi nhng ưu đãi đc bi(như cho thuê đt 99 năm), chẳng khác gì "gi trng cho ác" hay "ni giáo cho gic". Hay nói như kinh tế gia Nguyn Xuân Nghĩa "nếu có chết thì c chết cho chậm, vic gì phi ký giy t sát vào ngày 15 này ?" (tức ngày Quốc hi đnh thông qua D lut Đc khu kinh tế).

Trong khi Trung Quốc ráo riết quân s hóa và kim soát Bin Đông, không cho người Vit khai thác du khí và đánh cá trong vùng bin ca mình, chc h s tăng cường bành trướng thế lc đ chiếm các v trí him yếu trên đt linCác Đặc khu kinh tế chính là các v trí him yếu mà Trung Quc có th s chinh phc và điu này hoàn toàn bt li v an toàn quc gia, an ninh lãnh th, quc phòng cho Vit Nam, khiến nhiu người lo ngi, đưa đến s chng đi "D lut Đặc khu Kinh tếquyết lit và lan rng khp nơi trong nhng ngày qua mt cách t phát, đng b(vì đụng chm đến lòng yêu nước ca hu hết quc dân Vit Nam) .

Vì trong lịch s, Vân Đn vn là mt vị trí chiến lược án ng ca ngõ phía Đông Bc, để ngăn chn thy quân Trung Quc xâm nhp bng đường bin ; như thi Ngô Quyn chng quân Nam Hán (với trn Bch Đng năm 938), thời Lý Thương Kit chng quân Tng (1075-1077), thời Trn Hưng Đo chng quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kit đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đn và Móng Cái là đa đim tp kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kit lp phòng tuyến Sông Cu đ chng quân Tng, Vân Đn là căn c ca thy quân nhà Lý đ ngăn chặn thy quân Tng, không cho ngược sông đ hi nhp quân vi b binh đch, nên quân Tng đã đi bi…

Nếu Vân Đn có v trí chiến lược án ng ca ngõ phía Đông Bc nhìn ra Vnh Bc B, thì Phú Quc có v trí chiến lược án ng ca ngõ phía cc Nam nhìn ra Ấn Đ Dương, trong khi Vân Phong có v trí chiến lược án ng ca ngõ Min Trung nhìn ra Bin Đông. Tại Min Trung, ngoài cng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quc đã nm, nay ch còn Vân Phong và Ca Vit là hai cng trung chuyn ln (nước sâu) có tm quan trọng chiến lược, nhưng Trung Quc chưa nm được. Phú Quc có v trí đc bit trong tm nhìn chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có my chc cây số). Trung Quc đã thuê được (lâu dài) hai v trí chiến lược đó ca Campuchia, nên h rt thèm có Phú Quốc, đ hình thành mt tam giác chiến lượcMột khi Trung Quc tha thun được vi Thái Lan đ làm kênh đào Kra thì v trí chiến lược ca Phú Quc còn quan trng hơn c Singapore.

Nếu xung đt ti Bin Đông xy ra thì ba đc khu Vân Đn, Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược him yếu đi vi mc tiêu ngăn chn đch tiếp cn. Nếu ba v trí chiến lược đó b đi phương (Trung Quc) chiếm thì không ch đi vi Vit Nam mà còn c vi ASEAN và các cường quc khác có li ích sát sườn ti Bin Đông như M-Nht-n-Úc, và EU (hoc Nga). Vì thế ý nghĩa quan trng nht ca ba đc khu kinh tế này là bt li v chiến lược quân s và an ninh quc phòng (chứ không ch li ích kinh tế) đối vi Vit Nam.

Đến gi này thì có l 486 Đi biu quc hi Vit Nam đã hiểu vì sao Dự lut "Đơn v hành chính - kinh tế đc bit" gọi tt là "D lut về đặc khu kinh tế" đã và đang bị s chng đi quyết lit ca người Vit yêu nước khp nơi, t trong nước ra hi ngoi. Mt khi biết được nguyên nhân vì sao, t mi Đi biu quc hi đã có th xác đnh v thế mình là đi biu ca dân hay cán b ca Đng. T đó mi Đi biu quốc hi biết mình s"bấm nút" biểu quyết v D luĐơn v hành chính - kinh tế đc bit theo lòng dân hay ý đảng.

Vì rõ ràng trong v vic này "lòng dân khác ý đảng", mà lợi ích ca nhân dân luôn phù hp vi li ích ca Đt nước và Dân tc ; còn li ích của đảng ch phù hp vi li ích ca nhân dân và đt nước khi "lòng dân, ý đảng là mt"  (mà điều này thc tế ít xy ra).

Nay "Dự luật Đặc khu kinh tế" được hoãn li và đang ch biu quyết trong phiên hp khác ca Quc hi trong trương lai gn. Các Đại biểu quốc hội có cơ hi quyết đnh chn la bm nút theo ý dân hay theo lnh ca Đng. Quý v nn nh rng, dù có gim thi gian cho thuê đt ngn đến đâu, "dù chỉ mt ngày" thì ý dân được by b trong các cuc biu tình yêu nước vn là ph"hủy b" toàn b D luật. Vì nguy cơ Trung Quc xâm lược mm dưới v bc "đầu tư kinh tế" chỉ là "diện", mà "điểm" là lấn chiếm đt đai ca Vit Nam theo kiu "tằm ăn dâu" với các th đon chính tr thâm đc.

Thc tế đó không còn là nguy cơ na, mà là hin thc trên nhiu vùng "đầu tư kinh tế" ca người Tàu ti Vit Nam, đng dng vi ba "Đặc khu kinh tế" Vân Đồn, Bc Phong Vân và Phú Quc mà ý đ ca đng mun thiết lp bng D lut "Đơn v hành chính - kinh tế đc bit", gọi tt là "Dự lut đặc khu kinh tế" đang bị quc dân Vit Nam khp nơi chng đi quyết lit.

Thiện Ý

Houston, ngày 18/06/2018


Ghi chú

Bài viết có tham kho và trích nguyên văn mt s đon trong bài viết ca tác giả :

(1) Nguyn Quang Dy, trong bài viết nhan đ "Nghịch lý v Đc khu kinh tế" ngày 1/6/2018 

(2) Cao Huy Huân, trong bài viết nhan đề "Việt Nam trong mt Lý Quang Diu",  VOA, 14/9/2014.

Published in Diễn đàn

Mặc dù lúc đu gp rt nhiu phn đi do nhng lo ngi v ch quyn, các đc khu kinh tế ca Trung Quc từ ch dè dt vi bn đc khu ban đu gi đây đã lên đến hàng trăm dưới nhiu hình thc khác nhau trên khp c nước, biến Trung Quc tr thành mt trong nhng quc gia thành công nht trên thế gii trong vic thc hin chính sách đc khu kinh tế.

dackhu1

Trung Quốc đã m đc khu kinh tế đu tiên ca h tnh Qung Đông vào năm 1979 và lúc đu các đc khu kinh tế này đã gp nhiu phn đi.

Tuy nhiên, điều cn lưu ý là các đc khu kinh tế Trung Quc m ra là bước đi táo bo cách nay gn bn thp niên vào lúc nn kinh tế ch huy và kế hoch hóa ca nước này vn đang trong giai đon gn như hoàn toàn khép kín vi thế gii bên ngoài.

Trong khi đó, theo ý kiến ca Tiến sĩ Nguyn Quang A, nguyên Vin trưởng Vin nghiên cu IDS, nói vi VOA thì nn kinh tế Vit Nam hin nay có đ m ln hơn nhiu so vi nn kinh tế Trung Quc vào cui nhng năm 70 khi nước này mi thc hin nhng bước đi đu tiên trong quá trình ‘cải cách khai phóng’. Do đó, theo ông A thì câu chuyn thành công trong mô hình đc khu ca Trung Quc khó mà lp li trong hoàn cnh ca Vit Nam hin nay.

Trong khi Việt Nam mi bt đu làm quen vi mô hình ‘đc khu kinh tế’ vi D lut Đơn v hành chính-kinh tế đc bit đang được đt lên bàn Quc hi đ to cơ s pháp lý cho ba đc khu đu tiên Vân Đn, Bc Vân Phong và Phú Quc, thì Trung Quc đã m đc khu kinh tế đu tiên ca h tnh Qung Đông vào năm 1979.

Bốn đc khu đu tiên ca h là Thâm Quyến, Chu Hi, Sán Đu thuc tnh Qung Đông và H Môn tnh Phúc Kiến là nhng cánh ca đu tiên Trung Quc m ra vi thế gii bên ngoài đ th nghim nhng chính sách mi trong quá trình ci cách m ca mà sau này được áp dng rng rãi trên c nước để cui cùng dn đến s phát trin nhy vt ca kinh tế Trung Quc trong nhng năm sau đó.

Bước đi táo bo

Vào lúc đầu, các đc khu kinh tế này đã gp nhiu phn đi.

Trong cuốn sách "Kinh tế Trung Quc – Chuyn đi và Tăng trưởng", ông Barry Naughton, một nhà nghiên cứu hàng đu v kinh tế Trung Quc ca Hoa Kỳ ti Trường Chính sách và Chiến lược Toàn cu thuc Đi hc California, San Diego, cho biết các đc khu cho phép doanh nghip nước ngoài hot đng t do trong lãnh th Trung Quc là mt ch đ rt nhạy cm vào lúc đó do nước này có lch s b các nước phương Tây chèn ép vi các tô gii.

"Các đặc khu kinh tế b nhng người bo th chng đi ci cách cho là xâm phm ch quyn Trung Quc", Giáo sư Naughton viết. Nhưng chính vì vy mà vic m các đc khu, vi sự vn đng ca tnh Qung Đông và s hu thun ca chính quyn Trung ương, nht là s ng h ca ông Đng Tiu Bình, được xem là mt ch du mnh m ca cam kết Trung Quc m ca vi thế gii bên ngoài.

"Bằng cách chng t cho các doanh nghip nước ngoài thấy Trung Quc s duy trì mt môi trường m ti các đa đim c th, d dàng giám sát, các đc khu kinh tế đã giúp tăng cường lòng tin vào quá trình ci cách", ông Naughton cho biết.

"Đồng thi các đc khu cũng đóng vai trò biu tượng quan trng mi khi quá trình cải cách b thách thc : đích thân ông Đng Tiu Bình đã đi thăm đc khu kinh tế Thâm Quyến hai ln vào các năm 1984 và 1992 và tuyên b ng h hot đng ca đc khu – tin đ cho mt làn sóng m ca ci cách tiếp theo".

dackhu2

Toàn cảnh thành ph Thâm Quyến min nam Trung Quc

Nhằm thu hút đu tư nước ngoài, các đc khu kinh tế đu tiên ca Trung Quc đưa ra nhiu ưu đãi, chng hn như : nguyên liu và các b phn sn phm được min thuế khi nhp khu và không phi thông qua th tc hành chính, các sn phm xut khu cui cùng được xut ra khi đc khu mà không phi chu thuế xut khu hay thuế kinh doanh. Như vy, nếu xét v hi quan thì các đc khu này được xem là nm ngoài đt nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được min thuế thu nhp t ba cho đến 10 năm. Các th tc hành chính được đơn gin hóa thông qua vic phi hp cp giy phép qua ‘cơ chế mt ca’ và các gii hn v t l s hu ca doanh nghip nước ngoài và gii hn thuê mướn nhân công nước ngoài được min. Các đc khu này còn hot đng như mt thc th thương mi – xây dựng cơ s h tng và cung cp đin nước vi mc giá được tr cp cho các công ty nước ngoài.

Các đặc khu còn được giao nhim v th nghim các chính sách ci cách kinh tế, chng hn như Thâm Quyến th nghim chính sách tin lương linh hot, kêu gi đu thầu cho các d án xây dng, và phát trin th trường bt đng sn qua vic cho thuê đt. Các đc khu được trao quyn t tr ln đơn c như được quyn gi li phn ln thu nhp t thuế và ngoi t kiếm được t xut khu.

Các ưu đãi này hp dn đến ni còn khiến mt s doanh nghip ni đa phi thành lp chi nhánh hay đăng ký kinh doanh nước ngoài đ có th được hưởng các ưu đãi này, chng hn như phi chu mc thuế có 15% thay vì 30%.

Lan tỏa và m rng

Làn sóng đầu tư nước ngoài không ch đến vi các đặc khu mà còn lan tỏa ra vùng nông thôn xung quanh, theo Giáo sư Naughton. Trong giai đon đu ca quá trình ci cách, đu tư t Hong Kong bt đu đến vi nhiu nơi trên tnh Qung Đông và vùng đng bng sông Châu Giang, vượt khi phm vi các đc khu kinh tế ban đầu.

Chuyến thăm đến đc khu Thâm Quyến ca Đng Tiu Bình vào năm 1984 đã khi đu làn sóng t do hóa kinh tế th hai ca Trung Quc sau khi ông Đng tuyên b đc khu Thâm Quyến là ‘th nghim thành công’. Mười bn ‘Thành ph M’, bao gm Thượng Hi, được chỉ đnh dc vùng ven bin, và tt c nhng thành ph này đu thiết lp Đc khu Phát trin kinh tế và K thut (ETDZ) vi nhiu nhng ưu đãi tương t như các đc khu kinh tế. Tiếp đó, các đc khu khác cũng nhanh chóng nhân rng. Toàn b đo Hi Nam tr thành một đc khu kinh tế mi trong khi các đc khu Chu Hi, Sán Đu và H Môn được m rng din tích lên hàng chc ln. Nhiu vùng đt rng ln được cho phép m ca đón đu tư nước ngoài, trong đó có nhng khu vc thun là nông thôn, bao gm vùng đng bng sông Châu Giang ở Qung Đông, vùng đng bng sông Dương T quanh Thượng Hi và vùng ven bin ca tnh Phúc Kiến gn H Môn.

Cho đến đu nhng năm 1990, thêm mt đc khu kinh tế na ra đi đánh du làn sóng m ca ln th ba ca Trung Quc : đó là đc khu Phố Đông gia lòng Thượng Hi – ln đu tiên đc khu được m gia lòng thành ph phát trin nht ca Trung Quc vi dân s 1,1 triu người. Thêm vào đó là 18 khu ETDZ na ra đi trong hai năm 1992-1993, tiến lên phía bc và tiến sâu vào ni đa Trung Quc.

Cho đến năm 2003 đã có trên 100 đc khu đu tư được Chính ph trung ương công nhn, 54 khu ETDZ cp đ quc gia, 53 khu công nghip k thut cao HIDZ và 15 khu vc đc bit nơi hàng hóa được đ hp pháp bên ngoài hàng rào quan thuế quc gia. Thêm vào đó là hàng trăm đặc khu do chính quyn các đa phương m.

dackhu3

Toàn cảnh Khu Mu dch T do Thượng Hi khu Ph Đông

Còn theo thống kê ca Ngân hàng Thế gii thì cho đến năm 2013 đã có đến 191 ETDZ cp đ quốc gia. Bên cạnh nhng đc khu kinh tế k trên thì cũng xut hin nhiu dng đc khu khác các cp đ khác, bao gm các khu HIDZ, khu mu dch t do FTZ, khu chế xut EPZ và các dng đc khu khác.

Đóng góp lớn

Ngoài chức năng th nghim mô hình mi vào lúc Trung Quốc bt đu m ca, các đc khu đu tiên này đã giúp thu hút đu tư nước ngoài, đem v ngun ngoi t vn rt cn thiết cho Trung Quc vào thi đim đó, to công ăn vic làm cho người dân đa phương, đa dng hóa cơ cu kinh tế và nht là giúp Trung Quốc tiếp nhn nhng công ngh và kinh nghim qun lý tiên tiến ca thế gii mà sau đó lan ta đến các đa phương khác trong c nước và lan đến nhng công ty ni đa.

Theo bản báo cáo có ta đ ‘Kinh nghim Đc khu Kinh tế toàn cu’ ca Douglas Zhihua Zeng thuộc Ngân hàng Thế gii được công b vào năm 2015 thì các đc khu kinh tế Trung Quc đã có đóng góp to ln vào GDP quc gia, to vic làm, xut khu và thu hút đu tư nước ngoài. Bn báo cáo ước tính rng các đc khu cp đ quc gia chiếm khong 22% GDP toàn quốc, 46% vn đu tư nước ngoài, 60% lượng hàng xut khu và to ra trên 30 triu vic làm.

Báo cáo này cho biết s kết hp ca các chính sách ưu đãi và tp hp đúng các yếu t sn xut đã to nên đà tăng trưởng chưa tng thy cho các đc khu kinh tế. Bên cnh nhng con s đóng góp vào nn kinh tế quc gia, các đc khu này còn làm thành hình mu cho các khu vc khác ca đt nước làm theo. Ngoài ra, nhng ci cách th chế bên trong các đc khu đã dn đến s tương đng gia mt lot các yếu t sn xuất trong nước và quc tế giúp đy nhanh tăng trưởng. nhiu đa phương, các khu công nghip to khong t 50 cho đến 80-90% tăng trưởng GDP.

Báo cáo này đã chỉ ra mt lot nhân t khiến giúp cho các đc khu kinh tế này thành công, đó là : cam kết mnh m của chính phủ trong vic thc thi nhng ci cách theo đnh hướng th trường’ ; ci cách trong chính sách đt đai đ cho các nhà đu tư nước ngoài thuê đt vi thi hn 20-50 năm và có th gia hn’ ; các chính sách ưu đãi đu tư và giao quyn t tr v th chế ; đầu tư t cng đng gc Hoa Hong Kong, Macao và Đài Loan ; tiếp thu công ngh, sáng to và mi liên kết cht ch vi nn kinh tế ni đa và thun li v mt v trí đa lý

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 10/06/2018

Published in Diễn đàn

Tranh chấp Biển Đông, cùng với những ký ức về cuộc chiến biên giới năm 1979, hằn sâu trong tâm thức người Việt, khiến cho dự án đặc khu kinh tế không được chào đón.

tancong1

Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn

Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với một làn sóng nổi giận của công chúng khi quốc hội thảo luận về một dự luật gây tranh cãi để tạo ra ba đặc khu kinh tế, gây lo ngại về sự lấn chiếm của Trung Quốc trên đất Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có 18 khu kinh tế, mối quan ngại chủ yếu xuất phát từ một điều khoản cho phép nhà đầu tư thuê đất trong thời hạn 99 năm trong ba đặc khu kinh tế nằm ở Quảng Ninh và Khánh Hòa, và đảo Phú Quốc. Dự luật không đề cập rõ ràng bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng được cho là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sẽ thống trị đầu tư vào các đặc khu kinh tế tự do.

Cố gắng xoa dịu những lo ngại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Phúc thông báo hôm thứ Năm rằng chính phủ sẽ điều chỉnh khung thời gian 99 năm nhưng không giải thích thêm.

"Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã lắng nghe rất nhiều trí thức, người dân, đại biểu Quốc hội, chuyên gia và người Việt Nam ở nước ngoài", Phúc nói.

Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến ​​tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, cho biết ông hiếm khi thấy sự quan tâm của công chúng về hoạt động của Quốc hội, một cơ quan lập pháp thường đóng vai trò là bù nhìn cho Ban Chấp hành trung ương của Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Lần này họ đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ người dân, không chỉ các nhà hoạt động hay bất đồng chính kiến ​​mà là những người dân bình thường", ông nói thêm rằng tình cảm chống Trung Quốc đã thúc đẩy mối quan tâm của nhiều người.

Ông không ấn tượng về cam kết của Thủ tướng Phúc trong việc điều chỉnh hợp đồng thuê 99 năm.

"Vấn đề không phải là bao lâu, mà đây thực chất là một loại bán đất của chúng tôi cho người nước ngoài dưới cái gọi là đặc khu kinh tế", Tuyến nói.

Với sự căm giận của người Việt Nam đối với tuyên bố và hành động ngông cuồng của Trung Quốc ở Biển Đông, Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế cao cấp về hưu cho chính phủ và là đảng viên Đảng Cộng sản, cho biết ông sợ một phản ứng bùng nổ từ công chúng. Đặc khu kinh tế được đề xuất ở tỉnh Quảng Ninh không xa khu vực tự trị Quảng Tây của Trung Quốc là mối quan ngại đặc biệt, ông nói thêm.

"Nếu bây giờ người Trung Quốc chiếm ba khu kinh tế đặc biệt, đặc biệt là ở Quảng Ninh, nó sẽ gây ra phản ứng rất mạnh từ người Việt Nam", ông Doanh nói thêm rằng ông đã ký một đơn thỉnh cầu trì hoãn việc thông qua luật.

Tuyến cho biết tranh chấp Biển Đông, cùng với những ký ức của cuộc chiến biên giới 1979, hằn sâu trong tâm trí người Việt, khiến cho các đặc khu kinh tế không nhận được sự ủng hộ của dân chúng.

"Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ là nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi", ông nói.

Trong những năm gần đây, tranh chấp biển đảo là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc biểu tình công khai, một hiện tượng hiếm hoi ở quốc gia độc đảng. Một số cuộc biểu tình trở thành bạo lực trong năm 2014 sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Shi You 981 ở Biển Đông, làm ít nhất 21 người thiệt mạng và 100 người bị thương trong nhiều cuộc đụng độ nhắm vào các nhà máy của Trung Quốc, mặc dù nhiều trong số đó thuộc sở hữu của một số công ty từ nước khác. Chính phủ đã đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nhưng vẫn phản đối công khai với đường chín vạch và sự hiện diện của Trung Quốc trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại cuộc họp báo gần đây nhất của Bộ Ngoại giao vào ngày 31 tháng 5, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã đề cập đến các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa như là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".

Nguyễn Quang A, một chuyên gia kinh tế đã nghỉ hưu và là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng, nói rằng chính phủ phải bào chữa đối với sự nghi ngờ rằng nó đã trở nên quá gần gũi với những người cộng sản ở phía bắc.

"Có một số vấn đề rất nguy hiểm cho tính chính danh của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, và đó là một vấn đề", Quang A, một cựu đảng viên nói.

Bennett Murray      

Nguyên tác : Vietnamese see special economic zone as assault from China, South China Morning Post, 07/06/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 09/08/2018

Published in Diễn đàn

Phải nói ngay rằng yếu tố Trung Quốc chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự lo lắng, phản đối mạnh mẽ trong dư luận xã hội những ngày vừa qua đối với dự luật cho phép thành lập 3 đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) sắp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu quyết thông qua vào ngày 15/6 tới, mà chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận "một làn sóng khủng khiếp" !

quanchuc1

Bọn quan chức Việt cố ra sức bao che yếu tố Trung Quốc đó, điển hình như ông Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Mặc dù bọn quan chức Việt cố ra sức bao che yếu tố Trung Quốc đó, điển hình như ông Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng : "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", bất cứ ai biết suy xét cũng có thể đoán được nếu dư luật này được thông qua, mười phần thì hết chín phần là Trung Quốc sẽ nhảy vào. Tại sao ?

So với các cường quốc khác, Trung Quốc là nước có lợi nhất từ kinh tế cho tới khía cạnh chính trị, an ninh quốc phòng, khi đầu tư vào Việt Nam.

Cái lợi về kinh tế thì đã rõ vì Trung Quốc chỉ tính đến lợi nhuận, bất chấp chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường, lương bổng, điều kiện an toàn cbo người lao động… cho tới các giá trị về dân chủ, nhân quyền, nên dễ làm việc với một quốc gia có một nền luật pháp lỏng lẻo và nạn tham nhũng nặng nề như Việt Nam, khác với các nước phương Tây.

Cái lợi về chính trị : vị trí địa chính trị của Việt Nam khiến Trung Quốc luôn luôn muốn kiểm soát, khống chế Việt Nam càng chặt, càng lâu, càng tốt. Đặc biệt đảng cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tập Cận Bình lâu nay đang có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông và trên toàn thế giới, thể hiện qua chiến lược "một vành đai, một con đường" (the One Belt and One Road Initiative (OBOR). Trên facebook đã có những người phát hiện ra rằng vị trí của cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều nằm lọt trong vành đai này.

Nhiều người cũng đã phát hiện, dù trong dự luật không có chữ nào nói đến Trung Quốc nhưng chỉ riêng đoạn văn sau này trong Mục 5, Điều 55, Khoản 4, Dự thảo Luật Đặc khu có nhắc đến "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời han xác định…". Đó là nước nào ?

Đọc lại bài báo "Xây dựng đặc khu Vân Đồn-Khát vọng đổi mới" trên báo Quảng Ninh và thấy gì ?

"Vân Đồn được đặt trong quy hoạch phát triển liên hoàn quốc gia và kết nối với quốc tế. Đây là Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác "Hai hành lang- một vành đai" kinh tế Việt- Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh". Đã rõ ràng chưa ? Muốn tìm thêm những bằng chứng về "yếu tố Trung Quốc" này không có gì khó.

Và cuối cùng, từ xưa đến nay Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu xâm lược, thôn tính Việt Nam. Lịch sử quan hệ giữa 2 nước đã nhiều lần chứng minh điều đó. Chỉ có điều, thời đại bây giờ không một nước nào dại dột đem quân đi gây chiến tranh xâm chiếm nước khác, có những cách khác để xâm lược từ từ mà êm thắm hơn nhiều, như dùng tiền, sức mạnh mềm từ kinh tế cho tới văn hóa và những chính sách di dân khôn khéo. Đó là cách mà Bắc Kinh đã và đang thực hiện lâu nay với Việt Nam thông qua sự có mặt của các công ty, tập đoàn làm ăn của Trung Quốc suốt dọc lãnh thổ Việt Nam, sách vở, phim ảnh Trung Quốc xuất bản, phát sóng tràn lan, rồi cho mở viện Khổng tử xâm nhập về văn hóa v.v…

Bây giờ với một dự luật quá sức lỏng lẻo, quá sức ưu đãi đối với nhà đầu tư, tại 3 địa điểm cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng của Việt Nam, lại với thời hạn lâu dài như vãy, hà cớ gì Trung Quốc lại không nhảy vào ?

Từ trước đến nay, rất nhiều dự án mang tiếng là đấu thầu quốc tế ở Việt Nam song cuối cùng hầu hết Trung Quốc đều trúng thầu, lý do thì ai cũng hiểu, Trung Quốc luôn luôn bỏ thầu thấp và biết chi "lại quả", "hoa hồng" đậm. Nhưng sau đó thì kết quả thế nào ? Sơ sơ vài bài báo : "Số phận các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam", Zing.vn, "Làm ăn với Trung Quốc : Những dự án 'đầu xuôi đuôi không lọt', VietnamNet, "Dự án thép 6.000 tỷ liên doanh với Trung Quốc : Thua lỗ lớn, kiểm điểm loạt cán bộ", VnEconomy… Chưa kể những dự án nổi cộm như Bauxite Tây Nguyên đang lỗ sặc gạch, Formosa gây thảm họa về môi trường cả trăm năm sau chưa hồi phục nổi…

Tóm lại, người dân Việt Nam hoàn toàn có lý do để lo ngại yếu tố Trung Quốc trong dự luật đặc khu, và lo ngại về sự thất bại của các đặc khu. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia thành lập các đặc khu, có quốc gia thành công, có quốc gia thất bại. Nhưng với một nhà cầm quyền yếu kém, bất tài, tham nhũng nghiêm trọng, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên lợi ích của đất nước, dân tộc như nhà nước cộng sản Việt Nam, chúng ta liệu có tin rằng các dự án đặc khu sẽ thành công ?

quanchuc2

Người dân Việt Nam hoàn toàn có lý do để lo ngại yếu tố Trung Quốc trong dự luật đặc khu : tản đá Trung Quốc sẽ đè nát thân xác nhân dân Việt Nam trong ít nhất một thế kỷ - Ảnh minh họa 

Sự mất lòng tin đó càng có cơ sở khi từ trước tới giờ, những dự án, chính sách lớn nào của đảng và nhà nước cộng sản mà bị dân căn ngăn, thậm chí phản đối dữ dội, từ nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tới Bauxite Tây Nguyên, nhà máy thép Vũng Áng-Formosa…thì thực tế đã cho thấy đảng sai hay dân sai ?

Đó là về mặt kinh tế, còn về mặt an ninh quốc phòng, cứ nhìn vào tình hình Biển Đông lâu nay, Trung Quốc tha hồ áp đặt lệnh đánh bắt cá, ra vào lãnh hải Việt Nam như chốn không người, rượt đuổi, bắn thủng tàu của ngư dân Việt, bắn cả người, hoặc bắt nộp tiền chuộc,,, ; đưa tàu chiến, súng ống tới Hoàng Sa-Trường Sa, ngang nhiên xây dựng các quần đảo chúng chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ quân sự vững mạnh…,mà Việt Nam chỉ dám phản đối suông !

Còn trong tư duy, suy nghĩ của đám quan chức các cấp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, không mở mồm thì thôi, cứ mở mồm là bênh Tàu ra mặt, sợ Tàu ra mặt. Từ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho tới bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ ông Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ("Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc…), ông Bộ trưởng Tài-Môi Trần Hồng Hà "Có thể yên tâm với 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc" bất chấp mối nguy rò rỉ và sự cố phóng xạ treo lơ lửng trên đầu người dân do việc Trung Quốc xây nhà máy sát biên giới phía Bắc và "Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam" dù người Trung Quốc thâu tóm đất đai từ Nam ra Bắc ai cũng thấy, ông bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc" (đã dẫn) v.v…

Với sự hèn hạ khiếp nhược của đảng cộng sản Việt Nam trước đảng cộng sản Trung Quốc như vậy, Việt Nam sẽ làm gì khi Trung Quốc, thông qua các đặc khu, lúc đó đã ngồi xổm trên đất Việt Nam với quyền thuê đất tới 99 năm ?

Dự luật thành lập 3 đặc khu một lần nữa chứng tỏ những điều mà ai cũng thấy từ lâu, sau hơn 7 thập kỷ đảng cộng sản cướp chính quyền ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ tiến chiếm miền Nam, độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc :

Thứ nhất, ý đảng luôn ngược với lòng dân. Ai còn hồ nghi về điều này, cứ vào facebook đọc hoặc hãy cho trưng cầu dân ý công khai.

Thứ hai, ý kiến của nhân dân là con số không đối với nhà cầm quyền. Đảng và nhà nước cộng sản luôn luôn hành xử như thể đất nước này, giang sơn này là của riêng của họ, họ muốn phá hoại, khai thác, cầm cố, cho vay, cho thuê, đem bán trừ nợ thế nào là tùy họ.

Chuyện thành lập đặc khu kinh tế này cũng thế ! Cũng theo bài viết trên báo Quảng Ninh trên, nhà nước cộng sản Việt Nam đã tính đến chuyện cho thuê đất làm đặc khu từ năm… 1992 ! "Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế được đưa vào Hiến pháp năm 1992, và được nhắc lại một số lần trong các văn kiện quan trọng của hệ thống chính trị" ; riêng đặc khu Vân Đồn thì "Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 108 TB/TW ngày 01/10/2012", và Quảng Ninh đã rục rịch chuẩn bị từ cả năm nay "Quảng Ninh xây đường cao tốc, sân bay khởi động đặc khu kinh tế" (VietnamNet, 23/10/2017).

Có nghĩa là mọi việc đã được chuẩn bị từ lâu rồi, đám quan lại chỉ biết có tiền cũng đã hốt bộn từ việc đầu cơ đất đai, bất động sản ở mấy khu vực này mấy năm nay, sắp tới Quốc hội bù nhìn chỉ có việc gật đầu thông qua ! Còn 94, 95 triệu người dân Việt Nam như từ trước tới giờ vẫn thế, hoàn toàn không được cho biết gì, chỉ là "ở trọ và đóng thuế" trên chính quê hương mình mà thôi !

Thứ ba và quan trọng nhất : đảng cộng sản Việt Nam thực sự là một tập đoàn phản động, bán nước.

Không trông mong, hy vọng gì ở một cái đảng cầm quyền như vậy. Tương lai vận mệnh dân tộc bây giờ là nằm trong tay người dân Việt Nam mà thôi.

Song Chi

Nguồn : RFA, 07/06/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam bất ngờ quyết định : "Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu".

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh : "Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước".

mochon1

Dân chống kịch liệt, gọi dự luật ‘Đặc Khu’ của Quốc hội cộng sản Việt Nam là ‘bán nước’

Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố "sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm".

Tiếp xúc với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng ngày 07/06 (2018), ông Phúc nói : "Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh dự thảo luật về việc rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu)" (Zing.vn, ngày 07/06/2018).

Tuy nhiên ông Phúc không cho biết sẽ rút số năm xuống còn bao nhiêu, và liệu đề nghị thay đổi có được Quốc hội và dư luận đồng tình ủng hộ hay không.

Tuy nhiên ông Phúc cũng lưu ý : "Tôi cũng xin nói rằng đây là đất thuê. Đất thuê đó thực hiện theo quy trình nào, hàng năm Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân giá thuê đất, chứ không phải giao vĩnh viễn nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Rất tiếc nhiều người hiểu sai vấn đề này".

Ông Phúc nói thế, nhưng Dự luật không có chỗ nào viết rằng "hàng năm Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân giá thuê đất" để thay đổi giá thuê đất. Và nếu nhà đầu tư không đồng ý trả giá mới thì lấy đất lại.

Do đó, không có chuyện "nhiều người hiểu sai vấn đề này" với suy luận nhà nước đã có ý "nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao". Chỉ có nhà nước không minh bạch khi viết ra những điều ấm ớ, nửa kín nửa hở trong Dự luật mà thôi.

Hơn nữa, trong hàng ngàn phản ứng bất bình với thời gian cho thuê đất 99 năm, không ai gán cho Chính phủ và Quốc hội đã âm mưu nhượng đất tổ tiên cho ngoại bang.

Dư luận chỉ lo ngại nếu để cho người nước ngoài giữ đất quá lâu như thế, có ai dám bảo đảm đất này vẫn còn của Việt Nam hay sẽ thành thuộc địa của nước khác qua các mưu mô thâm độc không lường trước được của kẻ thuê đất.

Hãy đọc nguyên văn Điều 32 của Dự luật viết về "Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu" :

"Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm ; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định".

Viết thế nhưng Dự luật lại không nói rõ "trường hợp đặc biệt" là thế nào.

Cũng trong lời tuyên bố không còn giữ thời hạn cho thuê đất 99 năm, ông Thủ tướng Phúc còn vẽ ra ý tưởng đề phòng thông minh của nhà nước.

Ông nói : "Tại đặc khu cũng có cơ cấu nhà đầu tư phù hợp, của từng quốc gia theo một tỷ lệ cần thiết, chứ không phải chỉ một nước. Điều đó đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu. Người dân không nên lo lắng một nước, một quốc gia nào đó độc quyền đầu tư vào… Chúng ta phải tạo một thể chế môi trường cạnh tranh tốt với quốc tế, thuận lợi nhưng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, dân tộc".

Ông Phúc nói thế thì biết vậy chứ trong toàn bộ Dự luật Đặc khu, chả thấy có chỗ nào nói rõ như thế ! Ai không tin cứ tìm mà đọc.

Đáng chú ý là biến cố Chính phủ bỏ đề xướng cho thuê đất 99 năm chỉ xẩy ra 8 ngày trước khi Quốc hội họp kỳ 5 của Khóa XIV bỏ phiếu Dự luật 3 Đặc khu trong phiên họp bế mạc ngày 15/06/2018.

Như vậy, sau lần hoãn từ kỳ họp 4, Quốc hội đảng cử dân bầu của Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn ngày họp cuối để bỏ phiếu "Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)", hay còn gọi ngắn gọn là Luật Đặc khu, theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Mặc dù Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước nhưng thực tế là Bộ Chính trị muốn ngồi lên đầu Quốc hội và muốn gì được nấy, ra lệnh cho Quốc hội lúc nào cũng được.

Bằng chứng là tại phiên thảo luận ngày 16/04/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi thảo luận Luật Đặc khu, bà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã công khai hạ thấp danh dự của cơ quan đại diện dân để nói toạc ra rằng : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật".

Bà Ngân, một ủy viên Bộ Chính trị biết nói như thế là sai, vi phạm Hiến pháp nhưng vẫn phải nói vì Quốc hội chỉ là nơi diễn tuồng dân chủ phân quyền cho đảng duy nhất cầm quyền. Tư duy làm việc quen thuộc khi Bộ Chính trị đã ừ thì Quốc hội cũng phải gật cho tròn bổn phận bù nhìn, trong trường hợp này, vai ytrof tay sai và bù nhìn của Quốc hội đã rõ như ban ngày.

Ba vị trí chiến lược

Về dự Luật Đặc khu, do Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo có nội dung "quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt".

Nhưng trong "đặc biệt" này còn có những thứ "đặc biệt" nào trái tai gai mắt mà nhiều Đại biểu quốc hội và vô số kể nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học và người Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng phê phán, đả kích và thậm chí còn cảnh giác cả về hiểm họa mất nước về tay người Tầu Bắc Kinh, nếu lãnh đạo chỉ biết ham lợi trước mắt ?

Sở dĩ những người quan tâm lo âu vì ba Đặc khu đều là ba vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng hàng đầu nhìn ra Biển Đông của Việt Nam.

1. Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Quốc đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Quốc, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1. 852 mét, tức 340 km dường chim bay).

2. Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Quốc trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.

3. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Châu Á-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.

Khoảng cách giữa Phú Quốc và bờ biển Kampuchea chỉ chừng 26 cây số nên sự kiện Trung Quốc đã thuê dài hạn được hai cảng Sihanoukville và Bokor của "đàn em" Cao Miên để phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế trong khu vực cũng là điều đáng quan tâm.

Vì các yếu tố quốc phòng quan trọng của 3 đặc khu mà nhiều người Việt Nam đã cảnh báo Quốc hội và Đảng cộng sản Việt Nam phải đề phòng nguy cơ dùng kinh tế làm bàn đạp thuộc địa hóa Việt Nam của Trung Quốc, nếu vì lý do này hay lý do khác, các công ty của người Tầu, kể cả từ Đài Loan hay Hồng Kông, hoặc Ma Cao bỏ giá cao để trúng thầu độc quyền hay đầu tư ào ạt vào 3 đặc khu để thực hiện ý đồ đen tối.

Từ 99 năm đến lo giữ nước

Hơn nữa, vì thời hạn cho thuê đất dài đến 99 năm của Dự luật và những ưu đãi quá đáng dành cho người đầu tư nước ngoài mà nhiều giớiđã khó chịu phản đối và lo lắng cho các thế hệ người Việt tương lai phải gánh hậu quả, nếu tính sai.

Trước những bức xúc này, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố gắng giảm thiểu cường độ "phản ứng do lo ngại có yếu tố Trung Quốc" của nhiều người từ Việt Nam ra nước ngoài.

Ông Dũng nói với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 06/06/2018 : "Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. Môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.

Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe".

Phản ứng nhanh và mạnh về chuyện cho thuê đất đến 99 năm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết :

"Cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc thành lập 3 đặc khu và cho thuê đất 99 năm với 3 nhận định như sau :
- Vị trí của 3 đặc khu vô cùng quan trọng, với 3 vị trí rải đều trên phần lãnh thổ Việt Nam cả mặt Đông Bắc, mặt Đông và mặt Tây Nam như vậy thì quốc gia nào thuê 99 năm đều có thể khống chế được toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt là Vân Đồn. 
- Trước khi đưa ra kế hoạch này thì người hoạch định nó đã có tính toán kĩ càng về giá trị kinh tế, quốc phòng... chưa ? Có công khai cho toàn dân biết và đã lấy ý kiến của dân chưa ? Nếu chưa thì đó là việc làm khuất tất. 

- 99 năm nữa thì những người quyết định cho thuê đất 99 năm đã chết từ lâu rồi, vậy ai là người chịu trách nhiệm nếu 3 đặc khu đó làm ăn không hiệu quả hoặc cả 3 đặc khu đó vĩnh viễn rơi vào tay nước khác.

- Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy, kể cả những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước".

Tiến sĩ, nhà Khoa học, nhà văn bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) truyên bố :"Nếu Quốc hội thông qua chủ trương "cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn" (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau :

"Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt Nam ! Nếu đa số đại biểu quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội Việt Nam cộng sản bây giờ lại ‘không phải, không đáng là người Việt Nam ! Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy ? Ôi, nghĩ thế mà đau lòng ! (Hữu ý hay vô tình đã biến "của dân-do dân và vì dân" thành "của Tàu-do Tàu và vì Tàu" ?)".

Trong khi đó tại diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) băn khoăn tại sao không quan tâm đến phát triển công nghệ tại các đặc khu mà lại chú ý nhiều đến chuyện bất động sản. Ông nói :

"Những nhà đầu tư vào công nghệ, nhất là công nghệ cao, người ta đâu cần đến 70-99 năm ?... Điều kiện kéo dài thời gian thuê đất thì các nhà đầu tư chân chính không cần. Họ cần môi trường đầu tư tốt, chính sách thuế, hạ tầng, các quan hệ xã hội, giao dịch sòng phẳng, minh bạch hơn là việc được ở lâu".

Theo báo chí Việt Nam thì ông Dương Trung Quốc còn "cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn về mặt an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội nếu thời hạn cho thuê đất quá dài... phải hết sức thận trọng bởi nếu không đặc khu có thể sẽ trở thành nơi di dân".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đồng ý rằng : "99 năm là một thế kỷ, mấy thế hệ sinh ra và lớn lên, do đó, có thể để cho con cháu sau này quyết định số phận của những dự án ở đặc khu, không nhất thiết quyết thay cho họ".

Vì cuộc tranh luận khá gay go nên Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị nên biểu quyết riêng về thời hạn 99 năm để xem ai đồng ý, ai không tán thành cho rõ trắng đen với lịch sử.

Tiếng nói chuyên gia

Cũng lên tiếng về thời gian 99 năm, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nói : "Cho thuê đất tối đa 99 chỉ có lợi cho đại gia bất động sản".

Lên tiếng tại cuộc Hội thảo ngày 01/06/2018 về "Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị". Bà Phạm Chi Lan cho rằng : "Với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 - 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt" (Tạp chí điện tử Người Đồng Hành).

Tạp chí Người Đồng Hành viết tiếp : "Theo bà Lan, trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, vòng đời và tuổi thọ của các ngành còn chưa rõ, việc Việt Nam mở ra ưu đãi lớn và thời gian thuê đất dài là thừa thãi. Bà Lan đặt vấn đề với thời hạn thuê đất đến 99 năm, khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển mục đích sử dụng, cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào ?".

Bà nói thẳng : "Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng".

Bà cho rằng : "Cơ quan soạn thảo lấy ưu đãi thuế để làm tiền đề thu hút nhà đầu tư và lấy thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm làm cơ sở để các doanh nghiệp lớn có thể "yên tâm" làm ăn là một quan điểm lỗi thời trong thời đại cách mạng công nghiệp này".

Phóng viên Nam Anh của Tạp chí Người Đồng Hành viết tiếp : "Đồng tình, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo ông Hồ, nhà đầu tư không cần ưu đãi dễ dãi, họ quan tâm đến công bằng, thuận lợi hơn".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính cũng cho rằng các chính sách ưu đãi được đề xuất trong dự thảo Luật đều là những ưu đãi dựa trên lợi nhuận mà nhiều quốc gia không còn sử dụng nữa.

Theo ông, dự thảo Luật Đặc khu cần được xem xét lại cẩn trọng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ các ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế tiêu thụ đặc biêt. Thay vào đó, các nước chuyển sang ưu đãi bằng sự thông thoáng trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường".

Ưu đãi nhiều quá

Ngoài chuyện cho thuê đất quá lâu, dư luận Quốc hội và trong dân còn quan tâm đến những chuyện ưu đãi quá đáng mà Dự luật dành người nước ngoài, gồm những điểm đáng chú ý như sau :

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Về nhà ở :

Điều 33 viết về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu :

1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền :

a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan ;

b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.

Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú.

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.

2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.

Miễn-giảm thuế

Về thuế thu nhập cá nhân, Dự luật cũng có lắm ưu đãi như sau :

Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân

1. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.

2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.

Dự luật cũng dành nhiều ưu đãi cho "thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng" và "thuế tiêu thụ".

Ngoài ra, Dự luật còn miễn nhiều thứ cho người nước ngoài như viết trong Điều 45 về "Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước", như sau :

1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây :

a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu ;

b) Dự ánđầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.

2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối vớidự ánđầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.

3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong :

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này ;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.

4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc :

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này ;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.

5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối vớidự ánđầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu ; quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.

Không cần đăng ký ?

Ngoài những thứ miễn hay ưu đãi, Dự luật còn cho phép :

- Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này ; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Riêng trong lĩnh vực "nhập cảnh, đi lại và cư trú", Điều 51 viết :

1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày ; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khu được tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây :

a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày ;

b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.

3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.

Vào tự do, chơi bài thả giàn

Riêng tại Đặc khu Vân Đồn, dự luật còn cho phép người Trung Quốc vào Vân Đồn tự do như quy định tại Điều 54 : "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định ; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam".

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Tại Đặc khu Phú Quốc, Điều 56 duy định cơ chế, chính sách đặc biệt khác như sau :

1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng ; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.

Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.

4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với :

a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch tại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc ;

b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.

5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.

Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.

Cũng đáng chú ý là tại cả 3 Đặc khu, chỗ nào nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cho phép kinh doanh sòng đánh bạc (casino), xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí.

Luật cũng khuyến khích lập các khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 04 sao trở lên và khách sạn từ 5 sao trở lên.

Càng ngạc nhiên hơn, khi có nhiều Đại biểu quốc hội lo ngại về thời hạn cho thuê đất 99 năm hay than phiền Dự luật dành quá nhiều ưu đãi cho người nước ngoài tại 3 Đặc khu thì không thấy ai thắc mắc tại sao phải cho phép lập sòng bài (Casino), lập khu giải trí và xây nhà nghĩ dưỡng, khách sạn 4 hay 5 sao ?

Phản ứng về điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng : "Thứ mà Việt Nam cần là công nghệ cao chứ không phải là các casino, do đó trong quy hoạch các đặc khu kinh tế cần phải hướng đến điều này".

Bà nói : "Tôi cho rằng dù ưu đãi tương tự như nhau, nhưng casino không phù hợp để đi cùng với khu công nghệ cao, vì mấy lẽ.

Trước hết, đối tượng phục vụ của hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Casino phục vụ vui chơi, giải trí, thậm chí kiếm tiền bằng đỏ đen. Khách hàng của casino đa dạng, phần lớn là nhàn rỗi, thích vui vẻ, náo nhiệt, ưa thử vận mạng bằng may rủi, ít nhất là trong thời gian họ vào chơi ở đó.

Công nghệ cao là việc của những người làm trong kinh tế trí thức, có trình độ, kỹ năng cao, đam mê nghiên cứu, thử nghiệm những cái mới trong các lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của công nghệ cao quan tâm đến phát triển, trí tuệ, chất lượng công việc và cuộc sống, những giá trị tốt đẹp và cao hơn cho con người. Phần lớn thời gian người ta làm việc trong yên tĩnh, tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, tranh luận chuyên môn ; tất nhiên cũng có những lúc nghỉ ngơi vui chơi nhưng không như khách casino.

Hai loại khách hàng như vậy rất khó có thể sống và làm việc cùng chỗ với nhau 24/24 được".

Hai là, không gian và môi trường hoạt động của hai lĩnh vực này rất khác nhau.

Casino có nhu cầu đặt ở nơi có rất nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí khác đi cùng với nó, tạo không gian cho các dịch vụ này cùng nhau làm ăn và moi tiền của những khách hàng muốn được thỏa mãn nhiều thứ thú vui. Cũng có những nguy cơ về tệ nạn, tội phạm, rủi ro cho người làm và người chơi, nên các nước thường đặt casino trong khu vực riêng, có hàng rào bảo vệ tách với "người thường" không tham gia vào đó".

Như vậy thì tác giả dự luật, Bộ Kế hoạch và đầu tư, có kế hoạch gì không hay cứ mơ sẽ có nhiều đại gia hay tư bản đỏ đem tiền đổ vào 3 sòng bài là kinh tế sẽ phất lên như diều ?

Thế còn hậu quả xã hội, văn hóa và thuần phong mỹ tục gây ra từ các Casino và nơi giải trí "đèn xanh đèn đỏ" ở 3 Đặc khu thì ai chịu trách nhiệm ?

Ngoài ra, nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải tìm cách mà chui vào phía sau cánh cửa của các khu phố, làng Tầu, hay bên trong hàng rào của các Dự án kinh tế do Trung Quốc đầu tư như Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh xem họ đang ăn ở và sống ra sao mà khiến nhiều gia đình Việt Nam tan nát như vợ bỏ chồng đi lấy công nhân Tầu, hay con phải bỏ trường đi lao động chui bên Lào không thì cả nhà chết đói.

Và chẳng nhẽ những bài học nhập cư bất hợp pháp, công nhân không hợp lệ, ồ ạt và công khai cướp việc của người Việt Nam vì có chủ đầu tư cùng quê cha Trung Quốc bảo kê đã xẩy ra ở Việt Nam từ lâu mà Bộ Lao động, thương binh và xã hội có biện pháp nào đâu ?

Song song với những tệ nạn xã hội do người Tầu ở lậu, hay công nhân Tầu gây xung đột với người Việt Nam ở Hà Tĩnh và trên Tây Nguyên, nhiều doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn gây ra ỗ nhiễm trên khắp miền đất nước Việt Nam, nghiêm trọng nhất là thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh tác hại tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.

Tuy Formosa là gốc Đài Loan nhưng nhiều thiết bị máy móc và công nhân lại do Trung Quốc làm chủ và cung cấp.

Chính phủ Việt Nam cũng nên nghĩ xem tại sao các doanh nghiệp Trung Quốc lại có quyền cấm viên chức Việt Nam vào nơi họ làm việc ngay trên lãnh thổ Việt Nam ?

Chuyện vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam của các doanh nghiệp Trung Quốc thì ai cũng biết mà Chính phủ lại cứ cúi đầu chịu nhục mới lạ. Chẳng những thế, cứ mỗi khi có biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, hay lên án các vụ công ty Tầu gây ô nhiễm môi trường thì người dân lại bị công an đàn áp dã man ? Như vậy thì lực lượng an ninh này là của nước nào vậy ?

Bây giờ lại đến chuyện Dự luật 3 Đặc khu dành nhiều ưu đãi cho người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam thì liệu bài học Formosa Hà Tĩnh và Bauxite Tây Nguyên có thoát khỏi tay người Tầu phương Bắc không ?

Phạm Trần

(06/06/2018)

Published in Diễn đàn

Có thể nói rằng cho đến khi cái gọi là "Quốc hội" Việt Nam được chỉ thị của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra bàn bạc để thông qua cái gọi là "Luật Đơn vị hành chính đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc" thì âm mưu bán nước đã lộ rõ trước quốc dân đồng bào.

bandat1

Hãy bảo vệ Tổ Quốc ta, phản đối bọn bán nước !

Cả đất nước dậy sóng phẫn nộ, bởi ba vị trí được đưa ra để làm "Đặc khu" kia là các vị trí hiểm yếu nhất về an ninh quốc phòng của đất nước. Oái oăm thay cái gọi là "luật" này mở đường cho việc "nước ngoài" - mà ai cũng hiểu rõ và chỉ rõ ra rằng đó là Trung Quốc – được thuê với thời hạn 99 năm.

Ba vị trí này nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam suốt chiều dài đất nước. Nghĩa là chỉ cần ba điểm này, kết hợp với Hoàng Sa, Trường Sa đang được anh "bạn vàng" của đảng – kẻ thù truyền kiếp luôn âm mưu bành trướng của dân tộc – "thống nhất quản lý" cùng với Bauxite ở Tây Nguyên và Formosa Vũng Áng, thì cái lưới rất mềm mại của Trung Quốc đã có thể cột chặt đất nước ta khỏi quẫy đạp.

99 năm, nghĩa là với 5 đời người, đưa nhà cho kẻ thù ở hẳn là rất có ý nghĩa trong việc "giao thiệp" với kẻ thù của dân tộc.

"Dâng đất cho giặc - Bán nước có văn tự"

Có lẽ trong lịch sử đất nước ta, chỉ có thời Cộng sản mới có chuyện cho kẻ thù dân tộc mượn, thuê lãnh thổ mà thôi.

Còn nhớ, trên tuyến biên giới phía Bắc nước ta, có những điểm cao xen kẽ giữa Trung Quốc và Việt Nam, khi Trung Quốc đưa lý do đến những vùng xa xôi của họ rất khó khăn nên đặt vấn đề "mượn" những con đường qua lãnh thổ Việt Nam, thì với tinh thần "Quốc tế vô sản cao cả", Đảng cộng sản Việt Nam không ngại ngần cho "mượn".

Thế rồi từ "mượn" cho đến chiếm chỉ là một quá trình. Và sau cuộc chiến 1979, thì phần lãnh thổ Việt Nam mà những con đường Trung Quốc được đi qua đã biến mất.

Cái gọi là "hiệp định biên giới" do đảng lén lút ký với kẻ thù vào năm 1999, đã làm cho khối người dân vào tù, mất xác chỉ vì tò mò đòi hỏi đảng minh bạch chuyện biên giới.

bandat2

Ải Nam Quan ngày nay nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc

Thế rồi, khi từng vùng lãnh thổ cụ thể như Bản Giốc, Ải Nam Quan và nhiều nơi khác không cánh mà bay, người dân chỉ biết ngửa mặt kêu Trời.

Lịch sử sẽ còn ghi lại những tên bán nước hại dân là những tên cầm đầu cái đảng Cộng sản và ký Hiệp định này như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và những cái loa, công cụ như Lê Công Phụng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng đoàn đàm phán biên giới với cái tội làm biến đi 15.000 km vuông đất liền và 11.000 km vuông mặt biển dâng cho Trung Quốc.

Khi những nỗi đau từ việc mất đất đai trên biên giới, mất mặt biển của Tổ Quốc chưa nguôi, thì người ta bắt đầu đối mặt với việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng kiên cố, biến những phần lãnh thổ đang chiếm cướp của Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa thành những pháo đài quân sự.

Đảng câm như thóc, không một động thái nào khả dĩ ngoài cái băng cassete cũ kỹ quay đi quay lại đến chán tai từ mồm cái gọi là "người phát ngôn Bộ ngoại giao" hoặc những cuộc "giao thiệp" với sứ quán của giặc Tàu để tỏ cho thiên hạ biết hết sự hèn hạ của cái đảng "quang vinh" này.

Kế đến, tiến thêm một bước công khai trong ván bài thôn tính lãnh thổ, tên bạn vàng của đảng, kẻ thù khốn nạn của đất nước này tiến hành vào ngay cửa nhà mình khoan thăm dò dầu khí. Cả đất nước bừng lên phẫn nộ, bằng những cuộc biểu tình rầm rộ thể hiện tinh thần yêu nước.

Đến lúc đó, đảng mới ra mặt bán nước cách trắng trợn bằng cách đàn áp, bắt bớ và hãm hại những người yêu nước. Trên mặt trận tuyên truyền, đảng leo lẻo rằng "Đã có đảng và nhà nước lo".

Đám thân người đầu lợn mang tên Dư luận viên, những kẻ chỉ biết cho ăn no là nhảy cỡn lên réo eng éc ca ngợi đảng và được đảng sử dụng như những cái loa, những công cụ đi trấn áp người yêu nước.

Điều hài hước ở đây, là tên Dư luận viên Quang Lùn – kẻ có ông nội và ông ngoại được đảng chiếu cố cho chết đói trong nhà tù Cộng sản hồi Cải cách ruộng đất – đã nói huỵch toẹt ra nhiệm vụ của chúng là "Làm những việc mà đảng và nhà nước không làm được". Đó là những việc mà đảng không thể giơ cái mặt thớt ra trước thiên hạ khi muốn đổ mắm tôm, khủng bố, đổ sơn, chửi bới hoặc phá phách người yêu nước thể hiện tinh thần của họ, thì đảng xua đám này ra làm càn và đứng đằng sau bảo kê.

Những hành động đó, nhằm dập tắt thái độ người dân thể hiện tinh thần yêu nước, dập tắt tất cả mọi lời nói, ngôn ngữ và hành động liên quan đến lãnh thổ của Tổ Quốc.

Mỗi lần Tổ Quốc bị hạ nhục, bị xâm lăng, khi người dân phản ứng, đảng liền hô hoán "Vì đại cục" để dẹp sự phản ứng của người dân.

Kết quả là cả gần 100 triệu người Việt phải bầm gan, ứa máu cho đảng mặc sức tung hoành bắt tay với giặc mà bán nước.

Việc bán nước được bắt đầu bằng những phương pháp "thâm như Tàu" về mọi mặt đã dần dần trói tay chân người Việt lại về văn hóa, kinh tế, chính trị, giao thương với bên ngoài…

Trong quá trình đó, nhằm chỉ lo bảo vệ cái ghế quyền lực của đảng đã cướp được, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm mọi cách hành động. Oái oăm thay, người dân đọc được ngày càng rõ hành động "hèn hạ với giặc, hung hãn với dân và phản dân hại nước" của họ.

Thế rồi từng bước một, từ lớn đến nhỏ theo một lộ trình vạch sẵn, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ thị cho đám rối mang tên "Quốc hội" tiến thêm một bước mới là ra "luật" nhằm đưa lãnh thổ vào tay giặc mà nói theo ngôn ngữ dân gian là "Bán nước có văn tự".

99 năm và hậu quả khôn lường

Tôi đã đến tòa nhà cao nhất thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc bên bờ sông Thâm Quyến tiếp giáp với Hong Kong. Ở đó, trên tầng cao nhất của tòa nhà, có một bức tượng sáp bằng người thật. Đó là tượng bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp gỡ khi bàn về việc trao trả lãnh thổ Hong Kong lại cho Trung Quốc.

Người hướng dẫn nói với tôi rằng : Khi Đặng Tiểu Bình nói lời cuối cùng trong buổi gặp gỡ đó là bằng mọi giá, phải lấy lại Hong Kong, bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã choáng. Điều đó như một sự khẳng định khát khao lãnh thổ bằng mọi giá đối với bọn bành trướng mà trước đó, triều đình Mãn Thanh, suy đồi và yếu nhược đã phải cho mượn hoặc thuê đến 99 năm, một cái mốc mà nhiều đời không còn nhớ.

Và ngày này, chính quyền cộng sản Việt Nam đang tiếp tục bước vào những bước chân của một thể chế suy đồi rồi sụp đổ hơn cả trăm năm trước.

Có điều là ở đây có sự khác biệt lớn. Đó là Triều đình Mãn Thanh xưa kia, còn biết mà cho nước Anh, hoặc Bồ Đào Nha những nước văn minh kia mượn, thuê lãnh thổ. Để rồi từ đó, người dân Hong Kong và Macau được phồn vinh, thịnh đạt.

Còn Đảng cộng sản Việt Nam dâng cho Tàu lãnh thổ của mình, thì người dân sẽ biến thành những vùng như Tân Cương, Tây Tạng… những nơi mà mạng người dân không bằng một con ruồi và người Hán cai trị họ như súc vật.

Chỉ bởi đơn giản rằng, chính người dân Đại lục còn nhục nhằn đói rách thì làm sao cộng sản có thể đối xử tốt với người dân thuộc địa, chư hầu của mình.

Rồi 99 năm sau, khi mấy đời người đã qua đi. Tiền đồ và của hồi môn mà chế độ cộng sản này để lại cho con cháu là hàng núi tiền nợ, một cơ đồ cạn kiệt hết mọi tài nguyên, nguồn sống, đất nước biến thành sa mạc, ô nhiễm mọi nơi, suy vong dòng giống… thì thử hỏi con cháu chúng ta sẽ tồn tại bằng gì ?

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân : Con nghiện đi cầm cố

Nhiều người hỏi rằng, tại sao đến giờ này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn nghĩ ra được lắm chiêu trò đến vậy, vừa lạ lùng, vừa đảo ngược các giá trị văn hóa lịch sử xưa nay và đi ngược lại lợi ích đất nước, dân tộc ?

Xin thưa là ở đây có hai nội dung cụ thể để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đặt ra, hăng hái thực hiện và mục đích của nó.

Thứ nhất, với thể chế cộng sản, việc giữ cái ngai vàng cướp được là quyền lực, để bóp nặn người dân là mục đích, biến người dân thành nô lệ là chuyện đương nhiên không cần suy nghĩ. Bởi xưa nay, với họ Chủ nghĩa cộng sản mới là quan trọng, còn dân tộc, đất nước chỉ là thứ không được tính đến.

Chính vì thế, khi người dân có can ngăn việc đưa Bauxite vào Tây Nguyên, đưa Formosa vào Hà Tĩnh… với những hậu quả được báo trước, thì đảng vẫn bỏ ngoài tai. Và câu nói nổi tiếng cho sự phản động đang được nhắc đến là "Đây là chủ trương lớn của đảng, phản đối cũng phải làm". Để rồi hậu quả thì dân chịu.

Thứ hai, là với chế độ độc tài, tham nhũng đến mức lũng đoạn và suy đồi hiện nay, cơn khát tiền đã trở thành một thứ ma túy mà càng dùng càng phải tăng liều lượng.

Đến mức mà nhà nước sau khi bán hết tài nguyên đất nước, vay nợ tứ phương không đủ cho cơn nghiện hút của mình, thì việc tính đến bán nhà bán đất là tất yếu. Mới đây thôi chính phủ đã quyết định vay 17 tỷ đồng để trả nợ 11 tỷ. Con số vay để trả nợ làm người ta giật mình nhớ lại thành ngữ "giật gấu vá vai" mà dân ta thường sử dụng xưa nay cho những kẻ bần cùng.

Khi đảng trở thành con nghiện, tiêu phá đến những đồng cắc cuối cùng, tài sản, tài nguyên đã bị đào lên bán lỗ, thì việc cầm cố gia tài, thổ nhưỡng là chuyện hẳn nhiên phải đến.

Bên cạnh đảng "tài tình, sáng suốt và quang vinh" kia, ông bạn vàng của đảng đang tiến hành một mô hình "Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ" bằng cách cho vay và áp lực để đối thủ phải cho nhượng đất, thuê lãnh thổ rất thành công. Srilanka là một ví dụ gần đây nhất khi buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm mới được giảm nợ là một ví dụ.

Cũng từ muôn đời nay, anh bạn vàng của đảng vốn cao tay và thâm trầm luôn biết dùng đồng tiền đi trước, để mua cả bộ máy, cả hệ thống thì việc một đảng tham nhũng, đục khoét mắc bẫy là chuyện bình thường.

Và khi cơn nghiện đã đến mức phát bệnh, thì việc trí trá bằng luật, bằng "Quốc hội"… chỉ là những màn diễn thô kệch mà thôi. Chính Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi… phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật đặc khu". Để rồi qua đó, chúng có thể to mồm mà nói rằng "Quốc hội là của dân, sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai" – Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch "Quốc hội Việt Nam".

Vì thế, khi Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng : "một đồng rót vào đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều năm sau nhìn lại thấy không được gì" cũng chỉ làm cho người dân phì cười mà nhắc lại câu nói dân gian : "Đừng nghe cave kể chuyện, chớ nghe con nghiện trình bày" mà thôi.

Suy cho cùng, nếu cái gọi là "luật đặc khu" này được đem ra áp dụng thành công để bán cơ đồ cho giặc, thì lỗi này lại ở chính hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Bởi từ xa xưa, Tản Đà đã nói :

Chỉ bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên, chúng nó mới làm quan

Ngày 1/6/2018

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 01/06/2018 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn