Việt Nam đặc xá hàng nghìn tù nhân, cả quốc tịch Mỹ, dịp Quốc khánh
VOA, 31/08/2021
Việt Nam hôm 31/8 công bố đặc xá cho hơn 3.000 tù nhân, trong đó có cả quốc tịch Mỹ, nhân dịp lễ Quốc khánh theo một quyết định được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký trước đó.
Đối tượng xét đặc xá bao gồm người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện...
Quyết định do ông Phúc ký ban hành hôm 30/8 và có hiệu lực ngày 1/9 đặc xá cho 3.026 phạm nhân, gồm 283 người bị kết án tù vì các tội danh tham nhũng và kinh tế cùng với những tù nhân phạm các tội hình sự khác, theo truyền thông trong nước.
Trong danh sách đặc xá năm nay có 21 phạm nhân nước ngoài với 7 quốc tịch khác nhau, theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết trong buổi họp báo công bố quyết định của Chủ tịch nước tại Hà Nội hôm 31/8. Ông Hùng được báoCông an Nhân dân trích lời cho biết trong số những phạm nhân nước ngoài được thả trước thời hạn có 10 công dân Trung Quốc, 3 công dân Nigeria, 2 công dân Campuchia và những người khác mang quốc tịch Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ trưởng Bộ Công an nói rằng có 2 phạm nhân được ân xá trong trường hợp đặc biệt nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Tuần trước, Việt Namphóng thích hai công dân Mỹ, được cho là kết quả của áp lực ngoại giao từ Washington trước chuyến thăm lịch sử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Hà Nội, sau 40 tháng bị giam cầm. Bà Angel Phan và ông James Hân Nguyễn bị tuyên án mỗi người 14 năm tù vào năm 2018 với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo điều 109 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
*********************
Tạp chí Mỹ gỡ đăng tải có bản đồ đường 9 đoạn sau khi vấp phản đối từ Việt Nam
VOA, 31/08/2021
Một tạp chí khoa học danh tiếng của Mỹ vừa gỡ bỏ một đăng tải trên mạng xã hội về một nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn từ Trung Quốc, có chứa bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông sau khi vấp phải sự phản đối từ phía Việt Nam.
Bài đăng có hình ảnh bản đồ Trung Quốc và đường lưỡi bò 9 đoạn trên trang Facebook của tạp chí Science của Mỹ trước khi bị gỡ bỏ.
Trang Facebook chính thức của tạp chí khoa học Science Advances, do hiệp hội khoa học lớn nhất của Mỹ (AAAS) xuất bản, hôm 28/8 đăng tải một nghiên cứu mới đính kèm bản đồ minh họa có hình ảnh nước Trung Quốc và đường chín đoạn, thường được biết là đường "lưỡi bò".
Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, đăng tải này đã nhận "hàng trăm bình luận của người dùng Việt Nam phản đối hình ảnh" mà chính phủ Hà Nội cho là "vi phạm chủ quyền biển đảo" của Việt Nam và cũng đã bị một toà trọng tài quốc tế bác bỏ cách đây 5 năm.
Bài đăng của tạp chí Mỹ chia sẻ nghiên cứu của 14 nhà khoa học, trong đó có 11 từ Trung Quốc và ba người còn lại từ Mỹ, Úc và Nam Phi, về sự phát triển nhanh chóng của thảm thực vật mùa xuân trong thời gian áp dụng hạn chế vì đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc để liên hệ tới biến đổi khí hậu. Kèm theo đó là hình ảnh hai bản đồ Trung Quốc với đường 9 đoạn thể hiện các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông chồng lấn với lãnh hải của các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam.
Tờ báo khoa học danh tiếng bậc nhất thế giới hôm 30/8cho biết rằng một đăng tải của họ trước đó trên trang Facebook chính thức có tên Science về nghiên cứu kể trên "đã bị gỡ bỏ sau khi có những lo ngại về các bản đồ được tham chiếu trong bài báo".
Trước đó, theo truyền thông trong nước, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã gửi thư yêu cầu tạp chí này rút lại bài báo nêu trên.
Mặc dù Science gỡ bỏ đăng tải trên trang Facebook nhưngnghiên cứu đăng trên trang web chính thức của tạp chí khoa học này vẫn có các bản đồ tham chiếu về Trung Quốc với đường 9 đoạn.
Đây không phải lần đầu tiên tờ báo khoa học, được xuất bản hàng tuần và có lượng độc giả thường xuyên lên đến 1 triệu người, đăng bài kèm bản đồ của Trung Quốc với đường lưỡi bò. Mộtsố báo ra hồi tháng 7/2011 về một bài viết của một tác giả người Trung Quốc phân tích về vấn đề dân số của nước này cũng có đính kèm bản đồ với hình lưỡi bò 9 đoạn.
Tiến sỹ Trương Ngọc Kiểm, người cùng các nhà khoa học Việt Nam gửi thư phản đối đến tạp chí Science, nói vớiZing News rằng ông thường xuyên nhìn thấy sự xuất hiện của bản đồ có chứa đường lưỡi bò trên báo cáo của các nhà khoa học Trung Quốc dù bản đồ này không hề liên quan đến nội dụng của nghiên cứu" khi tham dự nhiều sự kiện hoa học quốc tế.
Mộtnghiên cứu của tác giả Nguyen Thuy Anh, đăng tải trên Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết có tới 260 bài viết khoa học được phát hiện có sử dụng đường 9 đoạn đăng tải trên 20 tạp chí khoa học danh tiếng của các nhà phát hành nổi tiếng khác nhau gồm cả Science. Theo CSIS, Trung Quốc không chỉ tìm cách thay đổi thực địa trên Biển Đông mà còn đang tìm cách dần thay đổi suy nghĩ của thế giới về các tuyên bố chủ quyền của họ ở khu việc biển đầy tranh chấp này.
Trong vụ kiện của Philippines trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp với quốc gia Đông Nam Á này, toà trọng tài quốc tế ở La Haye, Hà Lan, hồi tháng 7/2016 bác bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phủ nhận phán quyết này.
"Science Advances đánh giá cao các phản hồi này và đang xem xét các mối quan ngại liên quan cũng như các bước tiếp theo", tạp chí của Mỹ cho biết trong đăng tải trên Facebook hôm 30/8 khi thông báo về việc gỡ bài có bản đồ và đường chín đoạn của Trung Quốc.
https://youtu.be/Big6LMHhG9Q
Việt Nam không đặc xá cho tù nhân dịp Quốc khánh năm nay (RFA, 24/08/2017)
Trung tướng công an Nguyễn Ngọc Bằng cho báo chí biết như vậy, và ông nói rằng sẽ có một đợt đặc xá vào tháng Giêng năm sau, 2018.
Các nữ tù nhân nhận quyết định ân xá từ Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một nhà tù ở Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. AFP photo
Việc đặc xá tại Việt Nam cũng dựa trên những điều kiện như ở các quốc gia khác như là người tù nhân chấp hành tốt những qui định khi thi hành án, tù nhân là người tàn tật, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, người già …
Ngoài ra còn có những điểm đặc biệt như người có công với cách mạng, hoặc thân nhân của người có công với cách mạng đã thi hành 1 phần ba thời gian của bản án, hoặc 12 năm trong trường hợp án chung thân, có thể được đặc xá.
Các tội được xếp vào loại xâm phạm an ninh quốc gia, án 10 năm trở lên đối với tội xâm phạm nhân phẩm, 7 năm trở lên đối với tội cướp tài sản, hoặc bắt cóc, sẽ không được ân xá.
****************
BOT nơi nhiều rủi ro tham nhũng nhất (RFA, 23/08/2017)
Các dự án giao thông BOT là nơi có nhiều rủi ro tham nhũng nhất.
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư nói như vậy trong một cuộc tọa đàm mang tên "Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển" do Cổng thông tin điện tử của chính phủ tổ chức.
Một nhân viên ngân hàng thương mại tại Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017. (Ảnh minh họa) - AFP
BOT có nghĩa là chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng cầu đường, thu tiền trong một thời gian được quy định để lấy lại vốn lẫn lời, rồi sau đó chuyển giao cho nhà nước.
Theo ông Đông việc phê duyệt các dự án BOT phần nhiều dựa trên những quan hệ quen biết, và được nhận xét rất chung chung. Ông đặt câu hỏi là tại sao người dân bình thường có thể tính toán được chi phí xây dựng một đoạn đường nào đó, trong khi nhà nước thì không ? Chuyện này dẫn đến việc cho phép thu phí rất cao trong một khoảng thời gian rất dài.
Ngoài ra ông Đông cũng nói là trong khi phê duyệt các dự án, các thông tin về chi phí, cũng như tiền thu được từ các trạm thu phí dựa trên số lượng xe lưu thông cũng không bao giờ được công bố.
Xin nhắc lại là trong thời gian qua dân chúng đã phản ứng rất mạnh mẽ chuyện các trạm thu phí đường bộ BOT thu tiền quá cao và đặt quá gần nhau.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay đã có hai vụ phản ứng rất lớn là tại trạm thu phí BOT Cầu Giẽ gần thành phố Vinh ở Nghệ An, và trạm Cai Lậy tại Tiền Giang. Trong cả hai trường hợp này người dân đã dùng tiền lẻ để trả phí, gây chậm trễ dẫn tới kẹt xe nhiều giờ liền, do đó chính quyền đã phải ra lệnh không thu phí để tính toán lại giá cả.
Sau khi xảy ra chuyện phản ứng ở Cai Lậy, báo chí trong nước đưa tin nói rằng nhiều dự án BOT đã và đang được thực hiện có rất nhiều sai phạm.
Trong cuộc tọa đàm Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng nói rằng các loại phí BOT đang là gánh nặng mà người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu.