Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Video

06/09/2018

"Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền"

Hồ Ngọc Đại

Những đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến việc học sinh tiểu học chỉ nhìn vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác có thể đọc vanh vách cả một bài thơ, nhưng khi chỉ vào chữ thì không thể đọc được đang tạo nên sự chú ý của dư luận. Theo đó, nhiều phụ huynh cho rằng cách dạy của sách Công nghệ giáo dục khiến con họ chỉ có thể học vẹt chứ không nhận được mặt chữ.

Không ít phụ huynh bày tỏ sự hoang mang, lo lắng. Có người cho rằng phương pháp này có vấn đề, chỉ dạy học sinh "học vẹt". Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao trẻ nhìn vào các ô vuông, tròn có thể đọc được thơ ?

Nói về việc học sinh tiểu học chỉ nhìn vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác có thể đọc vanh vách cả một bài thơ, nhưng khi chỉ vào chữ thì không thể đọc được

Trước những ồn ào của dư luận về cách đánh vần theo Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, ngày 28/8 Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã lên tiếng chia sẻ với kênh VTC14 về vấn đề này. 

Nội dung thầy Hồ Ngọc Đại nói về cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục và sự khác biệt với cách đánh vần tiếng Việt lâu nay khá dài, thời lượng phát sóng hơn 2 phút không lột tả hết ;

Chính vì vậy nên nhà báo của VTC14 đã tải toàn bộ video phỏng vấn lên tài khoản mạng xã hội Facebook của mình. Đoạn video này đã và đang được người xem chia sẻ rộng rãi.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói về công nghệ giáo dục, phỏng vấn của phóng viên (05/09/2018)

Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, thầy Hồ Ngọc Đại đã có những giải thích khá dễ hiểu về cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục, cũng như sự khác biệt với cách đánh vần truyền thống.

Bên cạnh đó, điều khiến chúng tôi còn đặc biệt quan tâm là những đánh giá và bình luận của thầy về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều khác đặc biệt trong cuộc phỏng vấn với VTC14, Giáo sư Đại có nhắc tới "Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền". Chúng tôi xin trích 1 phần của buổi nói chuyện này :

Phóng viên : Từ năm 2019-2020, tức năm học sau đấy, sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đưa vào…

Hồ Ngọc Đại : Không hơn gì cái cũ đâu. Nó chỉ chia nhau tiền, để nó làm tiền, không hơn gì hết. Bản chất nó vẫn thế.

Phóng viên : Mà lúc đó lại có nhiều bộ sách giáo khoa cho học sinh, cho giáo viên, cho phụ huynh lựa chọn thì nó sẽ rối rắm như thế nào ạ ?

Hồ Ngọc Đại : Cái này rối rắm, việc vớ vẩn thôi. Tức là tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền, thế thôi. Cô có biết cái số tiền nó bỏ ra bao nhiêu không ? Cô tưởng tượng 1 con số 7 và 13 con số 0 [1].

"1 con số 7 và 13 con số 0", theo cá nhân người viết, dường như thầy Hồ Ngọc Đại muốn nhắc đến đề án Đổi mới Chương trình – sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015.

Đề án này dư luận gọi vắn tắt là "đề án 70 nghìn tỷ", được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra năm 2011 với vài chục trang giấy và khái toán 70 nghìn tỷ đồng từng làm rúng động xã hội một thời.

giaoduc1

Hình ảnh ở trong cuốn sách lớp 1 của Giáo sư Đại. Photo credit : laodong

Đáng chú ý, đề án này được xây dựng dưới thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, bắt đầu từ ngay khi vừa triển khai xong cuốn sách giáo khoa cuối cùng của lớp 12, Chương trình 2000.

Nó kéo dài cho đến tận bây giờ với nhiều lần biến động về con số, từ 70 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống 34 nghìn tỷ đồng tháng Tư 2014, xuống 462 tỷ đồng tháng Mười 2014 và hiệnnay đang triển khai với 80 triệu USD.

Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, trong một xã hội đầy rẫy những tiêu cực hiện nay, việc thầy Đại nói như vậy không phải không có cơ sở vì từ trước đến nay việc in sách giáo khoa đã có quá nhiều ý kiến phản đối

TH

Quay lại trang chủ
Read 602 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)