Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong dịp tiếp xúc với cử trị tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội vào ngày 17/2/018, ông Nguyễn Phú Trọng nhất trí với các ý kiến phát biểu của cử tri xung quanh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ông Trọng coi đây là giặc nội xâm, cần phát động toàn dân tham gia, đấu tranh quyết liệt hơn nữa, làm sao thu hồi cho được tài sản, việc kê khai tài sản phải công khai minh bạch…

Kê khai tài sản là một biện pháp được cho cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng. Tuy nhiên chính ông Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc tiếp xúc cư tri nói trên và tại "Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng" tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Hai 25/06/2018, lại lên tiếng rằng "vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân".

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, Luật sư Lê Công Định cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng không vô tư, không khách quan và không dựa trên cơ sở luật pháp.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Luật  sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 26/06/2018

Published in Video

Trước sự kiện Luật Đặc Khu vừa qua, có thể nói quyền lực của Bộ chính trị đảng cộng sản cầm quyền gần như tuyệt đối. Dù chưa bao giờ đạt được bất kỳ vị trí và vai trò chính danh hiến định hay luật định nào, thực thể gọi là "Bộ chính trị" ấy, gồm khoảng mười mấy nhân vật cao cấp nhất của đảng cộng sản, vẫn luôn nắm quyền sinh sát đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay.

Tuy nhiên, sự thể đó có vẻ đang thay đổi, thậm chí ngoạn mục. Năm 2017, Bộ chính trị đã kết luận phải thành lập ba đặc khu hành chính-kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. "Kết luận" đó không chỉ có hiệu lực trong đảng cầm quyền, mà còn chỉ đạo cả Quốc hội, thuộc ngành lập pháp của nhà nước, phải luật hóa thành Luật Đặc Khu.

bieutinh1

Hình ảnh người biểu tình ở Sài Gòn sáng ngày 10/6/2018

Vì Bộ chính trị đã kết luận nên Quốc hội chỉ có thể bàn luận để ban hành luật, chứ không để bàn ra hay dừng lại, như Chủ tịch Quốc hội bù nhìn Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định. Tuy nhiên, bản dự thảo và ý định ban hành Luật Đặc Khu đã gặp sự phản kháng của toàn dân một cách quyết liệt chưa từng thấy trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản.

Trước mối đe dọa về tổng biểu tình khắp nơi chống Luật Đặc Khu, đêm ngày 8/6/2018 Bộ chính trị đã họp và chỉ đạo Chính phủ, thuộc ngành hành pháp của nhà nước, phải công bố quyết định dời lại kế hoạch biểu quyết thông qua Luật Đặc Khu, mà theo dự định sẽ diễn ra vào ngày 15/6/2018.

Sự kiện Quốc hội dời kế hoạch biểu quyết thông qua Luật Đặc Khu dưới áp lực của công luận cho thấy lần đầu tiên một quyết định của Bộ chính trị không thể đương nhiên thực thi như mong muốn. Và cũng lần đầu tiên, trong thể chế độc tài toàn trị, nhân dân thể hiện quyền lực của chính mình.

Bài học lớn nhất rút ra từ sự kiện này là một khi toàn dân đồng lòng và đoàn kết cùng lên tiếng về một vấn đề nào đó của đất nước, quyền lực của họ không thể bị bất kỳ thế lực nào cản trở, dù đó là Bộ chính trị siêu quyền lực.

Trong toan tính của mình, Bộ chính trị nghĩ rằng quyết định dời lại kế hoạch biểu quyết thông qua Luật Đặc Khu sẽ khiến người dân mất lý do xuống đường biểu tình. Nhưng cuộc tổng biểu tình trên toàn quốc hôm nay một lần nữa cho thấy toan tính của Bộ chính trị hoàn toàn sai lầm.

Bất chấp việc bộ máy an ninh tung lực lượng canh phòng những người bị điểm mặt là thường xuyên biểu tình, cuộc tổng biểu tình ngày 10/6/2018 đã quy tụ hàng ngàn người dân ở mỗi nơi với toàn những gương mặt mới xuống đường lần đầu, sát cánh cùng những gương mặt cũ.

Chắc chắn Bộ chính trị rất ngỡ ngàng và thậm chí choáng váng trước biến cố biểu tình hôm nay, bởi lần đầu tiên quyền lực của nó không còn tuyệt đối nữa, mà trái lại đã bắt đầu có giới hạn. Tất nhiên, biện pháp đối phó quen thuộc của kẻ độc tài sẽ không có gì mới ngoài đàn áp tàn bạo và tuyên truyền dối trá, như chúng ta sẽ mục kích trong những ngày sắp tới.

Tuy nhiên, cho dù thế nào, toàn dân Việt đã thức tỉnh. Họ bắt đầu ý thức được quyền lợi và quyền lực của chính mình. Nếu người dân tiếp tục tay trong tay, đồng lòng và đoàn kết trong mọi vấn đề của đất nước về sau, quyền lực của Nhân dân sẽ như cơn sóng thần tràn tới cuốn phăng mọi lực cản, kể cả chính chế độ độc tài toàn trị này.

Lê Công Định

Nguồn : fb.LSLeCongDinh, 10/06/2018

Published in Diễn đàn

14/3/1988 – Ngày ấy cách đây vừa tròn 30 năm, trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Hải  quân Việt Nam đã phải đương đầu với môt cuộc  chiến mà k gây chiến lại là những người "vừa là đồng chí, vừa là anh em" - Hải quân Trung Quốc.

Theo lời kể của Trung tá Nguyễn  Văn Lanh, ngưởi sống sót sau trận Gạc Ma : "Lúc đó quân Trung Quốc tràn lên giàn hàng ngang. Lính công binh chỉ có cuốc chim và xẻng. Phía bên kia  là AK và lưỡi lê. Tình thế giáp lá cà lúc đó chúng tôi vẫn không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ bắn vào mình ! Nhưng phía Trung Quốc đã bắn !".

Và như Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã khẳng định : "Phải nói thẳng cho thế giới biết rằng  Gạc Ma là một cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc đối với hải quân Việt  Nam".

Từ  Sài Gòn,  Luật  sư Lê Công Định nói lên những suy tư của mình về thảm sát Gạc Ma 14/3/1988 qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 13/03/2018

Published in Video

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Vụ án Đinh La Thăng  -  Trịnh Xuân Thanh đang được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Có người đánh giá đây là một vụ án kinh tế chưa có tiền lệ khi một cựu ủy viên Bộ chính trị như ông Đinh La Thăng bị truy tố. Phải chăng vùng cấm đã bị xóa bỏ ? Đảng Cộng sản Việt Nam muốn thanh lọc những thành phần tham nhũng, những phần tử xấu trong nội bộ đảng để trở thành một đảng cầm quyền trong sạch ?

Cũng có người nhận xét đây chỉ là một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực,  quyền lợi trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chỉ là chuyện tranh chấp giữa trâu cột ghét trâu ăn. Phe chưa được ăn muốn loại phe đã ăn để chiếm phần.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, từ Sài Gòn luật sư Lê Công Định cho rằng đây chỉ là vở bi hài kịch của chế độ cộng sản Việt Nam : không có thượng tôn pháp luật trong một chế độ công an trị.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng theo dõi.

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng Dân Media, 15/01/2018

Published in Video

Dưới chế độ độc tài toàn trị, đảng quyền đứng trên pháp quyền

Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lới phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Dưới chế độ độc tài toàn trị, Đảng cộng sản Việt Nam đã hợp thức hóa cả nghị quyết, chỉ thị của đảng thành các văn bản pháp luật để cai trị đất nước. Có lần đang trưởng Nguyễn Phú Trọng khẳng định cương lĩnh của đảng là văn kiện có giá trị pháp lý trên cả hiến pháp.

Những văn bản do bộ chính trị đảng cộng sản ban hành mới đây đã bộc lộ nhóm chóp bu dảng cộng sản đang xiết chặt việc cai tri đất ước bằng nghị quyết, chỉ thị đảng

Từ Sài Gòn, trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, luật sư nhân quyền Lê Công Định khẳng định ở Việt Nam đảng quyền đứng trên pháp quyền.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 05/01/2018

Published in Video

"Chỉ có người dân kiên quyết và kiên trì đấu tranh mới có được nhân quyền cho mình".

Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Sau gần 2 năm, hoạt động nhân quyền ở Việt Nam có vẻ trầm lắng. Tuy nhiên những ngày cuối năm 2017, một số hoạt động có vẻ đã khởi sắc trở lại, nhất là vào dịp đối thoại nhân quyền Việt Nam - EU sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2017 tại Hà Nội.

Từ  Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã bình luận về  hiện tình phong trào  đấu tranh đòi nhân quyền ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau - mời quí vị cùng nghe :

 

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 05/12/2017

Published in Video

Luật sư Võ An Đôn bị đoàn luật sư Phú Yên rút giấy phép hành nghề và khai trừ ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, vào tháng 11 năm 2017.

lcd1

Luật sư Lê Công Định trả lời hãng tin AFP, tháng Tư, 2015. AFP

Cách đây 3 năm, năm 2014, một luật sư khác là ông Nguyễn Đăng Trừng, một đảng viên cộng sản, cũng bị khai trừ ra khỏi đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, phân tích với Kính Hòa, đài Á châu tự do điều gọi là cải cách tư pháp tại Việt Nam trong thời gian 30 mươi năm qua. Trước tiên ông đánh giá sự kiện khai trừ luật sư Võ An Đôn ra khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.

Lê Công Định : Tôi cho đó là sự việc rất nghiêm trọng vì ở đây, đó là quyền tự do ngôn luận, được hiến pháp ghi nhận, chứ không phải là một cách quyền bị luật pháp cấm đoán. Do đó việc nói luật sư Đôn có những phát ngôn vi phạm pháp luật Việt Nam, để rồi từ đó xóa tên ông khỏi đoàn luật sư thì đó là một dấu hiệu rất là nguy hiểm. Và từ nay nếu những luật sư Việt Nam nếu vẫn tiếp tục hành nghề, thì họ phải rất cẩn trọng trong lời nói của họ, tức là họ không được nói những điều gì mà chính quyền cảm thấy không hài lòng.

Vai trò luật sư trong nền tư pháp rất quan trọng, luật sư là một định chế bổ trợ tư pháp. Bổ trợ tư pháp có nghĩa là nền tư pháp vận hành theo cái hướng là đi đến công lý cho mọi công dân trong xã hội, trong đó tòa án đóng vai trò chính, những ngành liên quan đến tư pháp phục vụ cho việc xét xử, mang đến công lý thì đều được nhìn là bổ trợ tư pháp. Không những tòa án độc lập mà những nghề bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, cũng đòi hỏi có sự độc lập, đặc biệt là nghề luật sư.

Chúng ta thấy rằng những trường hợp như luật sư Trừng, luật sư Đôn, tuy khác nhau về sự việc nhưng đều giống nhau ở chổ là cả hai người đều bày tỏ sự không phục tùng sự chỉ đạo của đảng cầm quyền. Ông Trừng thì không muốn có sự sắp đặt của đảng bộ ở Sài Gòn, muốn ông phải thôi chức vụ, bởi vì theo ông luật sư phải độc lập, và cái tổ chức luật sư ở Sài Gòn phải độc lập để bầu ra người lãnh đạo cho nó. Ông đã phản ứng lại việc ép ông không ra ứng cử nữa.

Trường hợp luật sư Đôn cũng vậy, ông không thể hiện sự phục tùng đảng cầm quyền. Họ luôn muốn ông là phải có những phát ngôn không phương hại đến địa vị cầm quyền của họ. Ông làm mất đi điều mà họ muốn bảo vệ trước mặt công chúng. Luật sư Đôn là người bộc trực, nói thẳng ra những vấn đề mà đảng cầm quyền không vừa ý.

Kính Hòa : Đối với ngành tư pháp của Việt Nam từ khi những người cộng sản lên cầm quyền, có lẽ chúng ta cũng phải công nhận là từ chế độ bồi thẩm nhân dân, cho đến chấp nhận luật sư tranh luận ở tòa, thì những nhà cầm quyền ở Việt Nam cũng đã thực hiện cải cách tư pháp, vậy ông có thấy là sự việc luật sư Võ An Đôn là chỉ dấu cho thấy Đảng Cộng sản muốn trở lại chuyện muốn kiểm soát hoàn toàn ngành tư pháp hay không ?

Lê Công Định : Chúng ta phải thấy là việc chấp nhận định chế luật sư, cho phép các luật sư hành nghề, là ở tình thế bắt buộc mà đảng cầm quyền không có sự lựa chọn mặc dầu họ không muốn.

Nếu chúng ta đi ngược lịch sử đến năm 1945, khi ông Hồ lên cầm quyền thì ông có một sắc luật liên quan đến việc tổ chức nghề luật sư trở lại. Nhưng cái việc tổ chức đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, rồi ngay sau đó định chế luật sư bị lãng quên, và người ta xét thấy rằng là việc cai trị bằng luật pháp là không cần thiết mà bằng chỉ thị nghị quyết của đảng mà thôi. Cho nên là vai trò của tòa án còn bị coi nhẹ huống hồ gì là luật sư.

Mãi đến khi Việt Nam cải cách kinh tế, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào năm 1986, thì họ thấy cần thiết phải có định chế luật sư, tạo bộ mặt dân chủ cho chính quyền, đồng thời giúp nâng niềm tin của những nhà đầu tư nước ngoài, nên nghề luật sư được chấp nhận trở lại. Chúng ta thấy là dù họ không muốn, nhưng phải đánh giá đó là bước tiến triển của ngành tư pháp Việt Nam. Từ khi có pháp lệnh về luật sư từ năm 1987 đến giờ thì quả là một giai đoạn phát triển vượt bậc của nghề luật sư tại Việt Nam.

Nhưng khi những đòi hỏi dân chủ ngày càng phát sinh nhiều, và nhà cầm quyền không thể kiểm soát sự phát triển của những luật sư độc lập, không chấp nhận sự chỉ đạo, chỉ thị của đảng cầm quyền nữa, ngay lập tức họ quay ngược trở lại là muốn siết chặt việc kiểm soát các luật sư. Chúng ta thấy rằng đầu tiên là việc sửa đổi bộ luật hình sự với điều 19, khoản 3, liên quan đến việc tố giác thân chủ của mình của các luật sư, nó cho chúng ta chỉ dấu rằng nhà cầm quyền ngày càng muốn giới hạn phạm vi hoạt động của các luật sư, và họ tìm mọi cách để các luật sư phải cúi đầu chấp nhận sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà cầm quyền. Bước thứ hai rất tệ hại là xóa tên luật sư Võ An Đôn ra khỏi đoàn luật sư Phú Yên. Điều đó cho thấy luật sư bây giờ nếu ngoan ngoãn nghe lời, chỉ biết kiếm tiền mà thôi thì sẽ được để yên để làm việc đó. Còn nếu họ có những phát ngôn mà nhà cầm quyền cảm thấy không hài lòng thì ngay lập tức họ sẽ có vấn đề.

Kính Hòa : Vậy trong tình hình hiện nay, những nổ lực cải cách nền tư pháp Việt Nam theo hướng độc lập, thỏa mãn những gì cần có cho một công dân trước công lý, thì phải làm như thế nào ?

Lê Công Định : Chúng ta thấy rằng nổ lực cải cách tư pháp của nhà cầm quyền Việt Nam từ xưa đến giờ chưa bao giờ đặt ra sự độc lập của hệ thống tòa án, sự độc lập của định chế luật sư, mặc dù trong luật nói là các tòa án xét xử độc lập, tuy nhiên đó chỉ là những lời nói trên giấy, ở trong luật mà thôi. Trên thực tế tòa án Việt Nam chưa bao giờ xét xử độc lập, Định chế luật sư cũng vậy. Trong chương trình cải cách tư pháp của họ, họ chỉ tạo ra cái vẻ bề ngoài là có dân chủ ở tòa bằng cách khuyến khích sự tranh luận công khai trong các phiên tòa, cả về hình sự lẫn dân sự thương mại. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta biết rằng trong thực tế hoạt động của các phiên tòa là hoàn toàn phản dân chủ.

Chỉ trong những vụ kiện hoàn toàn không liên quan đến chính trị mà chỉ là tiền bạc giữa các công dân với nhau thôi thì may ra tòa còn lắng nghe luật sư tranh luận. Nhưng thực ra mà nói việc quyết định một bản án trong những vụ kiện dân sự như vậy nó cũng không phản ánh nhiều lắm sự tranh luật giữa các luật sư tại tòa mà đa phần là dựa trên sự phán đoán nhận xét riêng của thẩm phán, mà chúng ta cũng biết sự tham nhũng cũng len lỏi trong những quyết định đó như thế nào.

Trở lại vấn đề cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp ở Việt Nam đã được nói đến từ năm 1987 đến nay. 30 năm nhìn lại chúng ta thấy có sự tiến triển nào chưa ? Tôi cho là hoàn toàn không có. Thậm chí với điều 19.3 của bộ luật hình sự lẫn dự thảo nghị định về việc kiểm soát sự phát ngôn của luật sư trên mạng xã hội, nơi công cộng, cho thấy là có sự phát triển thụt lùi chứ không phải là đi tới của ngành tư pháp Việt Nam.

Kính Hòa : Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 01/12/2017

Published in Diễn đàn

Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Nhà báo trẻ Nguyễn Văn Hóa bị 7 năm tù vì tội tuyên truyền tố cáo tội ác của Formosa

Theo chương trình, phiên tòa xử nhà báo trẻ Nguyễn Văn Hóa sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2017, nhưng bất ngờ tòa án tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử vào ngày 27/11 – nghĩa là sớm hơn 1 ngày. Nhà báo trẻ 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa bị kết  tội  gọi là "tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa" theo điều 88 bộ luật hình sự, khi anh tiến hành quay phim,  chụp ảnh phổ biến sâu rộng những hình ảnh tố cáo tội ác của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh gây thảm họa môi trường biển ở miền Trung.

Tòa án Ha Tĩnh tuyên án nhà báo trẻ Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh về phiên tòa này.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 28/11/2017

Published in Video

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một thảm họa của dân tộc vứt nó đi càng sớm  cầng tốt !

Mấy chục năm qua dưới chế độ độc tài toàn trị, đảng cộng sản đã lấy chủ nghĩa Mác–Lênin làm kim chi nam cai trị đất nước gây nên biết báo thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Cái học thuyết ấy vứt bỏ đi càng sớm cang tốt để nhân dân ta xây dựng cuộc sống mới dân chủ tự do hạnh phúc theo ý nguyện của mình.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này.

Mời quí vị cùng nghe

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định về phong trào dân chủ đối với thanh niên.

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 23/10/2017

Published in Video

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định về hoạt động của giới luật sư

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 15/10/2017

Published in Video