Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Điều gì nuôi dưỡng tin giả ? Tin giả nguy hiểm đến mức nào ? Và chúng ta có thể làm gì để tránh tin giả ? 

Các khách mời của BBC Tiếng Việt bàn về nạn tin giả đang hoành hành mạnh trên mạng xã hội ở Việt Nam 

Minh Thu thực hiện

Nguồn : BBC tiếng Việt, 16/11/2018

Published in Video

1. Phụ nữ Việt kể chuyện bị bạo hành ở Saudi Arabia

BBC kể lại câu chuyện của chị Phạm Anh Đào (*), 46 tuổi, từ tỉnh Hòa Bình, người đã trải qua nhiều bất trắc thăng trầm trong bảy tháng làm nghề giúp việc ở Saudi Arabia trước khi chị tìm được đường trở lại Việt Nam.

Tên của một số nhân vật đã được thay đổi.

baohanh7

'Tới khoảng 9 giờ tối là lúc tôi đói lắm, đói tới mức uể oải chân tay không muốn làm nữa'.

Đổi chủ vì không chịu được đói

Tôi đến thủ đô Riyadh vào buổi sáng Chủ Nhật ngày 3/9/2017, chỉ chưa đầy 48 giờ sau khi tôi ký hợp đồng lao động với Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác Quốc tế Thăng Long.

Mới chiều thứ Sáu tuần trước, công ty giục tôi ký và lăn tay lúc 4 giờ 30 và nói tôi phải làm thật nhanh vì họ đóng cửa lúc 5 giờ. Tôi chẳng kịp đọc gì trong cái hợp đồng dày cả đốt ngón tay, nên cũng chẳng biết rõ nó nói gì nữa.

Đặt chân xuống sân bay, tôi được văn phòng môi giới Riyadh cử người ra sân bay đón. Tôi chưa kịp định thần thì họ đưa tôi tới một căn phòng rất nhỏ hôi hám, chỉ khoảng 1m50 x 3m và nhốt tôi vào đó cùng ba lao động Việt Nam nữa. Họ mua bánh mì và nước và mang đến cho mỗi người chúng tôi một túi.

Khoảng 30 phút sau, họ đưa tôi ra xe khách và gửi tài xế đưa tôi đi qua 3 chặng xe tới thành phố biển Yanbu, nơi tôi sẽ bắt đầu làm cho nhà chủ đầu tiên.

Gia đình nhà chủ có 13 người, bốn nữ còn lại toàn là nam to cao lực lưỡng. Người hay giao việc cho tôi là bà chủ, nhưng người hay theo dõi tôi làm việc lại là mẹ chồng của bà chủ.

Hàng ngày, tôi dậy từ khoảng 5 giờ sáng và làm việc đến một giờ đêm, có hôm đến 2 giờ đêm. Công việc thì chủ yếu là lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ, hút bụi... nhưng khối lượng công việc nhiều khủng khiếp.

Những người trong nhà năm, sáu ngày mới tắm một lần, nhưng họ lại thay quần áo một ngày tới mấy bộ, và thay đâu thì bỏ đó luôn.

Tủ quần áo của họ đầy ắp, nhưng hễ lấy một bộ, họ lại tung hết cả ba ngăn xuống đất, để mặc tôi nhặt từng cái xếp lại. Họ đi vệ sinh thì luôn không xả nước, và quăng giấy khắp nền nhà để tôi dọn.

baohanh8

Bữa ăn đầu tiên của chị Đào trên đất Ả Rập.

Tôi được cho ăn một bữa vào lúc một giờ chiều, đồ ăn thì thường là cơm và thịt cừu, không có rau quả.

Tới khoảng 9 giờ tối là lúc tôi đói lắm, đói tới mức uể oải chân tay không muốn làm nữa. Đó cũng là khi mẹ chồng của bà chủ xuất hiện, theo dõi tôi và chửi bới nọ kia.

Sau 10 ngày như vậy, tôi sinh buồn chán và mệt mỏi, tôi không chịu được đói nên liên hệ với văn phòng môi giới xin đổi chủ khác.

Nhưng phải sau hai tháng kể từ khi tôi bắt đầu làm, công ty môi giới mới đồng ý cho tôi rời nhà chủ thứ nhất và về văn phòng môi giới để chờ đổi chủ.

Bị Thằng Lùn đánh ở văn phòng môi giới

Khi tôi về văn phòng môi giới ở Riyadh, tôi gặp một trong hai người Ả Rập là chủ văn phòng. Người đàn ông này thấp thấp, mắt to và được chị em Việt Nam ở văn phòng môi giới gọi là Thằng Lùn.

Vừa tới nơi, Thằng Lùn gọi tôi ra sân rồi bất ngờ đấm tôi nhiều phát vào bả vai bên trái.

Nó đấm tôi xong mới hỏi tôi tại sao tôi không làm cho nhà chủ mà lại đòi về văn phòng đổi chủ.

Vẫn còn choáng và sợ vì bị đánh, tôi bảo hắn (qua cô phiên dịch tên là H.T.) : "Vất vả bao nhiêu tôi cũng chịu được nhưng đói tôi không chịu được nên tôi mới phải về văn phòng xin đổi chủ khác".

Trong mấy ngày ở văn phòng này, tôi được biết mình không phải là người duy nhất bị Thằng Lùn đánh. Nhiều chị em Việt Nam và các nước khác làm nghề giúp việc cũng bị thằng Lùn đánh dã man.

Sau khi ở văn phòng môi giới mấy hôm, họ chuyển tôi tới nhà chủ thứ hai, cũng ở Riyadh. Ở đó tôi gặp một cô bé tên là L.T. Mai, sinh năm 1977, quê ở Nam Định.

Mai bị bệnh tiểu đường nên không làm việc được theo yêu cầu của nhà chủ và bị trả về văn phòng. Cô kể với tôi rằng Thằng Lùn bảo cô giả vờ và đánh đập cô dã man. Lúc đó, có năm người Việt Nam ngồi bên cạnh mà họ sợ run lên không dám làm gì.

Vì tôi và Mai cùng làm cho một nhà chủ, tôi hiểu tình hình như vậy là không ổn và một trong hai người chúng tôi sẽ phải ra đi. Thương Mai bị bệnh, tôi đã xin rời nhà chủ thứ hai để Mai được ở lại.

baohanh9

'Ở văn phòng môi giới Medina, tôi được biết tôi chủ văn phòng môi giới là kẻ chuyên hiếp dâm phụ nữ, không từ một người nào hết'.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Rời nhà chủ thứ hai, Thằng Lùn lại đưa tôi tới văn phòng môi giới ở thành phố Medina, nằm ngay gần sân bay.

Ở đây được chừng một tháng, tôi phát hiện ra rằng chủ văn phòng môi giới là kẻ chuyên hiếp dâm phụ nữ, từ người Ghana, Ấn Độ, Philippines, cho tới người Indonesia, Việt Nam. Hắn không từ một người nào hết.

Chúng tôi ở tầng hai, còn hắn ở tầng ba. Một hôm hắn gọi B. T. Hương, từ Nghệ An hay Hà Tĩnh tôi không nhớ nữa, và một người Philippines lên dọn dẹp. Hắn chỉ vào nhà tắm và bảo cô gái Phillipines vào đó dọn, còn Hương thì hắn gọi vào phòng để ngủ với hắn.

Hắn tìm cách hãm hiếp Hương nhưng cô giơ chân đạp lại, chống lại. Hắn bóp cổ, bứt tai, đấm đá vào ngực và lưng Hương.

Một lúc sau, Hương được xuống tầng hai. Cô vừa khóc vừa kể lại sự việc cho tôi. Nhìn lên đồng hồ, lúc đó là khoảng 11g30 ngày 19/11/2017.

Sở dĩ tôi nhớ rõ vậy vì ở văn phòng môi giới này họ không tịch thu điện thoại. Tôi đã chụp ảnh vết thương của Hương và gửi cho H.T, phiên dịch của Thằng Lùn.

Nhận được ảnh, H.T nói cô sẽ nói với ông chủ của cô để xử lý ngay tên chủ văn phòng môi giới Medina.

Sau đó, tôi không thấy họ đưa người Việt Nam đến văn phòng này nữa.

Minh Thư

Nguồn : BBC, 31/08/2018

(*) Tên các nhân vật đã được thay đổi. Đây là phần một trong bài chuyên mục hai phần về chủ đề này.

********************

2. 'Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Saudi Arabia'

BBC tiếp tục kể phần hai câu chuyện của chị Phạm Anh Đào, 46 tuổi, từ tỉnh Hòa Bình, người kết thúc sớm hợp đồng lao động để về Việt Nam sau bảy tháng trời bị bỏ đói, ngược đãi và bạo hành ở Saudi Arabia.

baohanh1

Quang cảnh thủ đô Riyadh, Saudi Arabia.

Con đường đưa tôi vào trại tỵ nạn

Đến ngày 8/12/2017, tôi được đưa đến làm cho nhà chủ thứ ba ở thành phố Tabuk. Đến chủ thứ ba này, tâm trạng của tôi rất lo lắng. Tôi lo sợ rằng các nhà chủ Ả Rập nay có thể tốt với tôi, nhưng mai họ trở mặt như trở bàn tay. Và nếu tôi bị trả về văn phòng môi giới ở Riyadh, tôi sẽ lại bị Thằng Lùn đánh còn đau hơn lần trước.

Lo lắng của tôi quả là không sai. Một hôm bà chủ nhà sai tôi lên phòng tìm bình sữa của con bà để rửa. Vì tôi chưa từng vào phòng ông bà chủ, loay hoay một lúc tôi mới tìm thấy bình sữa.

Tôi cầm cái chai xuống bếp, không nhìn thấy bà chủ đang đứng ở sau cửa. Bất ngờ, bà đẩy tôi thật mạnh từ phía sau khiến tôi ngã chúi xuống, tý nữa thì dúi xuống nền nhà. Vừa ngạc nhiên, vừa giận dữ, tôi không kìm được cơn nóng giận. Tôi chỉ tay mắng lại bà (bằng tiếng Việt) và suýt nữa thì lao vào đánh bà.

Sau trận đó, bà chủ đối xử với tôi tốt hơn và quan tâm đến tôi nhiều hơn, nhưng nói thật là đến lúc này, tôi chán chường và tuyệt vọng, chẳng còn tư tưởng muốn làm việc nữa.

Tôi chỉ muốn thoát khỏi văn phòng môi giới Ả Rập với Thằng Lùn khốn nạn, thoát khỏi đất nước Ả Rập đầy cạm bẫy và trở về Việt Nam.

baohanh2

Sau hơn một tháng làm việc, tôi quyết định xin nghỉ việc ở nhà chủ thứ ba để tìm đường về Việt Nam.

Tới khoảng 5 giờ chiều ngày 19/1/2018, tôi được đưa lên xe để trả về văn phòng môi giới Riyadh.

Đi tới 3 giờ sáng hôm sau, xe dừng ở bến xe thành phố Hail chừng 30 phút để lấy thêm hàng. Lúc đó, tôi nảy ra ý định gọi điện cho chị M của văn phòng đại diện của Công ty Thăng Long ở Riyadh để cầu cứu. Chị M nói tôi đừng đi đâu mà nên ngồi trong nhà chờ ở bến xe cho đến khi trời sáng, rồi lên taxi bảo họ gọi điện cho chị. Chị M sẽ chỉ đường cho họ đưa tôi đến văn phòng đại diện.

Tới 6 giờ sáng, tôi lên taxi và nhờ anh tài xế gọi cho chị M. Từ đó tới 7 giờ 30, sau mấy chục cuộc gọi và nhắn tin, chị M vẫn không trả lời. Sau một hồi đi lòng vòng, taxi lại đưa tôi trở về bến xe.

Bến xe báo cảnh sát, và cảnh sát bắt tôi đưa vào một trại tỵ nạn ở Hail, cách thủ đô Riyadh gần 700 km.

baohanh3

Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người'.

Cơn ác mộng trong trại tỵ nạn

Khoảng 8 giờ tối ngày 20/1, tôi tới trại tỵ nạn ở Hail. Chừng 9 giờ tối, có năm người đàn ông Ả Rập xuất hiện và gọi tôi vào nhà vệ sinh.

Họ bảo tôi cởi hết đồ ra. Chẳng có lý do gì tôi phải cởi đồ cả, và tôi không chấp nhận cởi.

Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người.

Đánh xong, họ còn dùng giày da dẫm lên 10 đầu ngón chân tôi. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ - họ có thể đánh chết tôi nhưng dứt khoát tôi sẽ không cởi đồ.

Cuối cùng sau một hồi, họ cũng dừng lại và đưa tôi về một phòng trong trại tỵ nạn.

Tôi đang nằm bê bệt trong phòng thì có một chị người Ma Rốc bước vào. Tôi được biết chị cũng đang chờ để về nước. Thấy tôi bị đánh đau, chị nhờ những người nấu ăn ở trại, những người hay đi ra ngoài mua đồ ăn, mua cho tôi hai hộp sữa tươi. Ngày hôm sau chị được về nước nhưng tôi luôn biết ơn chị vì đã chăm sóc cho tôi lúc hoạn nạn.

baohanh4

Bản đồ chị Đào vẽ khi ở văn phòng môi giới Riyadh chờ về Việt Nam.

Chẳng khác nào ở tù trước khi về VN

Tới ngày 22/1, cảnh sát tới trại tới đón tôi và thả tôi về bến xe ở Riyadh. Tôi bơ vơ một mình, tiếng Ả Rập thì chưa nói được mấy. Tôi vội tìm một chiếc taxi và nói họ đưa tôi đến sứ quán Việt Nam.

baohanh5

Quang cảnh thành phố Hail về đêm chụp từ trên cao.

Chờ tới giờ sứ quán mở cửa, tôi vào làm việc với người phụ trách phòng lao động. Vừa nói được vài câu, tôi đã thấy thằng lái xe của Thằng Lùn xuất hiện để đón tôi về văn phòng môi giới Riyadh. Vừa nói vừa ra hiệu, tôi bảo thằng tài xế này "ông chủ mày đã đánh tao rồi, tao không muốn về văn phòng môi giới nữa đâu".

Gã này không nói gì, chỉ nhìn tôi và cười. Gã kiên trì chờ tôi suốt từ sáng tới trưa. Rồi phiên dịch H.T gọi đễn dỗ dành : "Chị ơi chị cứ về văn phòng môi giới đi, em sẽ nói với ông chủ em không đánh chị nữa".

Nhiều người khác cũng gọi đến thuyết phục tôi, trong đó có cả chủ của Công ty Môi giới Bảo Sơn từ Việt Nam, công ty mà đến lúc đó tôi ngã ngửa ra rằng tôi đã được chuyển giao.

Cuối cùng tôi đành đồng ý quay trở về văn phòng môi giới Riyadh, nơi có Thằng Lùn và Thằng Cao (cũng là chủ văn phòng) hung bạo, để chờ ngày được về nước.

baohanh6

Nhóm chúng tôi có 11 người. Họ khóa cửa phòng 24/24 không cho đi đâu hết'.

Thời gian ở đó chẳng khác nào ở tù. Nhóm chị em Việt chúng tôi có khoảng 11 người tất cả, người thì chờ đổi chủ, người thì chờ về Việt Nam.

Họ khóa cửa phòng chúng tôi gần như 24/24, không cho chúng tôi đi đâu hết. Mỗi ngày, họ chỉ cho chúng tôi có hai bát gạo, một quả cà chua và một củ hành tây để tự nấu ăn.

Có lần, ba ngày trời họ chẳng mang cho chúng tôi một chút gạo nào. Mấy chị em đói quá, nằm dài la liệt trong phòng.

Nếu có ai ốm đau thì họ bảo là giả vờ và không cho thuốc men.

Mỗi khi Thằng Lùn hay Thằng Cao vào phòng chúng tôi, ai cũng run. Chúng tôi ngồi im như tượng vì sợ chúng nó sẽ đánh một ai đó.

Trong thời gian này, tôi được gọi điện về cho gia đình. Tôi xin họ giúp đỡ nộp tiền bồi thường và tiền vé máy bay để tôi được về nước.

Tới ngày 8/4/2018, tôi được báo ngay hôm sau tôi sẽ bay. Vậy là cuối cùng tôi cũng được thoát khỏi đất nước ma quái này, tôi mừng không tả xiết.

Giờ đây nghĩ lại, tôi vô cùng ân hận vì đã bất chấp lời gàn của bạn bè, gia đình, đã ăn phải bùa mê thuốc lú của gã môi giới mà đi sang Ả Rập lao động.

Mấy tháng sau khi về nước, hồn vía tôi vẫn như bay bổng trên mây xanh. Tôi vẫn bị ám ảnh bởi những chuỗi ngày kinh hãi ở đó.

Khi ra đi, tôi từng hy vọng sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá để nuôi con. Khi về nước, tôi tay trắng và chỉ có những vết thương và nỗi ám ảnh làm hành trang.

Biện pháp nào bảo vệ người lao động ?

Minh Thư, BBC Tiếng Việt viết :

Tình trạng phụ nữ nước ngoài làm nghề giúp việc nhà ở Saudi Arabia bị bạo hành và ngược đãi được ghi nhận là rất phổ biến không những chỉ riêng với người Việt Nam. Bị cám dỗ bởi một công việc không đòi hỏi trình độ cao và có mức lương tương đối tốt, hàng trăm ngàn phụ nữ Châu Á từ Philippines, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, v.v. đã và đang tiếp tục đổ sang Vương quốc Hồi giáo có văn hóa và khí hậu hà khắc này.

Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, trong một phiên chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 6/2018, cho biết hiện có hơn 9000 người Việt Nam làm nghề giúp việc nhà tại Saudi Arabia. Ông cho biết Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ khuyến khích các doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động mở thêm văn phòng tại nước này để 'hỗ trợ lao động Việt'.

"Để giúp đỡ các trường hợp rủi ro tại Saudi Arabia thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức xây dựng mô hình nhà tạm lánh cho công dân Việt Nam để chính quyền tác động hỗ trợ kịp thời", Bộ trưởng Dung được báo chí trong nước dẫn lời.

Ông cũng nói Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ xử lý nghiêm minh 'bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào trục lợi chính sách, cò mồi, thu tăng lệ phí, vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật'.

Năm 2015, chính phủ Indonesia đã chính thức cấm lao động nước này sang làm giúp việc ở 21 quốc gia Trung Đông, trong đó có Saudi Arabia. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ quyền người lao động cho rằng biện pháp này chỉ mở đường cho các công ty môi giới đưa người lao động đi 'chui', khiến họ còn chịu nhiều rủi ro hơn.

Những tiếng kêu cứu, những câu chuyện thương tâm về những người phụ nữ Châu Á, trong đó có người Việt, như câu chuyện của chị Đào đã được truyền thông đăng tải rộng rãi trong nhiều năm qua và hẳn là đã đến tai giới chức.

Nhưng liệu những biện pháp mà các chính phủ đưa ra để bảo vệ người lao động có đủ mạnh để thực sự cải thiện an toàn và điều kiện làm việc của họ ở những môi trường làm việc hà khắc như Saudi Arabia ?

Minh Thư

Nguồn : BBC, 05/09/2018

Published in Diễn đàn

Hiện tượng người dân đi lễ cầu an, giải hạn, cúng bái trong những năm gần đây đang "tăng dần đều" vì người dân mất lòng tin vào 'cõi dương' nên tìm chỗ dựa ở 'cõi âm', một chuyên gia về minh triết Phương Đông trong quản trị nói với BBC.

cung1

Nhiều người đi lễ đầu năm để cầu tài cầu lộc

Truyền thông Việt Nam mấy ngày qua đưa tin vào dịp đầu năm Mậu Tuất, người dân và cả cán bộ nhà nước đổ đến các đền chùa miếu mạo để đi lễ, cúng bái.

Tiêu biểu là hiện tượng biển người đổ về dự lễ cầu an, chen chân xin lộc ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội và hàng ngàn người rồng rắn xếp hàng về xin ấn từ 5 giờ sáng ở Đền Trần, Nam Định, theo báo chí Việt Nam.

"Đang có một cuộc khủng hoảng trong xã hội về mặt giá trị", Bà Giang Hà, chuyên gia về ứng dụng minh triết Phương Đông trong quản trị, nói với BBC hôm 2/3.

"Theo tôi, khi người ta cảm thấy mất lòng tin trong cuộc sống có thể nói là 'dương', khi người ta không biết bấu víu vào đâu thì người ta đành phải đi tìm kiếm niềm tin ở một thế giới khác - thế giới âm", bà nhận định

Theo bà, có nhiều người đi lễ 'theo phong trào' mà không tìm hiểu nguồn gốc những nghi lễ họ theo đến từ đâu.

Người dân tìm kiếm điều gì khi đi chùa ?

Bà Giang Hà cho biết người Việt Nam không những theo đạo Phật và mà còn theo đạo Khổng, đạo Mẫu (đạo nguyên thủy trước khi đạo Phật và đạo Khổng gia nhập vào Việt Nam).

Việc đi thăm đền chùa đầu năm là một hiện tượng chung về mặt tín ngưỡng, văn hóa và đều xuất phát từ mong muốn tìm một lòng tin nào đó.

Dẫn câu nói 'âm thịnh dương suy', bà Giang Hà nói phong trào đi lễ sẽ vẫn tiếp diễn trong những năm tới nếu không có thay đổi về nhận thức giá trị.

"Khi mà 'dương thịnh' hay khi người ta cuốn theo những cái đam mê trong công việc, gia đình, người ta hạnh phúc, thì người ta không mất thời gian đi cầu xin nhiều.

"Người ta chỉ có những chuyến du xuân - vào chùa là đến một nơi thanh tịnh, đi vào đền để ôn lại lịch sử và cảm nhận sự linh thiêng của mảnh đất nơi mình ở, chứ không phải để xin".

"Không có một thế lực nào, một cõi âm nào mà mầu nhiệm đến mức cứ đi xin là được, cứ đi giải hạn là không còn hạn nữa".

Khi được BBC hỏi về chuyện một số người dân phong thần cá chép hay quỳ lạy rắn nước nằm trên mộ, bà Giang Hà cho rằng, chuyện đi cầu xin một thế giới "thần thánh", cái thế giới có lẽ vượt ra ngoài tầm nhận thức của con người, cũng "gần như là tham nhũng".

"Anh không làm gì mà anh cứ đòi đi xin, đi xin thì một ngày nào đấy anh phải trả", bà nhận xét.

cung2

Từ lâu nay, con người đi chùa là để tìm nơi thanh tịnh nhưng số lượng đông đảo người đi cầu cúng lại đặt ra vấn đề về mục tiêu của các nghi lễ

Cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ làm việc

Mặc dù chính phủ đã có công văn cấm cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ hành chính, truyền thông Việt Nam đưa tin chuyện này vẫn xảy ra, với vụ việc nổi bật nhất là bảy cán bộ Kho bạc Nhà nước Thành phố Nam Định bị đình chỉ công tác vì làm chuyện này.

Theo bà Giang Hà, đây là do hiền triết phương Đông được áp dụng vào quản trị một cách thái quá : các cơ quan nhà nước chấp nhận tâm linh trong môi trường làm việc.

"Xét về khía cạnh tôn giáo tâm linh, lòng tin là điều rất riêng tư sâu thẳm của cá nhân, anh tin vào đâu là điều của cá nhân anh, không nên mang ra xã hội".

Nếu cứ lấy thời gian làm việc để đi lễ mong sẽ làm ăn phát đạt, không những công chức mà cả các công ty đều không mang lại hiệu quả".

cung3

Bảy cán bộ Kho bạc nhà nước Thành phố Nam Định bị đình chỉ công tác vì đi lễ Đền Trần trong giờ hành chính

Mua thần bán thánh ?

Hiện tượng thương mại hóa ở các đền chùa Việt Nam được cho là rất phổ biến.

Theo các báo Việt Nam, người dân đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (Quảng Ninh) phải nộp phí từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.

Còn tại Đền Trần (Nam Định), các hòm công đức đã được dựng sẵn ngay phía trước các điểm phát ấn và những ai muốn được phát ấn 'tự hiểu' họ phải bỏ tiền vào hòm công đức.

Bình luận về hiện tượng này với BBC, bà Giang Hà nhận định các cơ quan truyền thông chính thống, mạng xã hội và các cơ quan chức năng của nhà nước phải chịu trách nhiệm rất lớn vì ở đây có liên quan đến việc "thao túng lòng tin của nhân dân để kiếm tiền".

Theo bà, những cơ quan này phải có vai trò lên tiếng, giáo dục, cảnh tỉnh người dân để chống lại mê tín và chuyện mua thần bán thánh một cách công khai lộ liễu.

cung4

Người dân đi lễ ở Phủ Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 28/1/2017

"Tu tại tâm"

Bà Giang Hà cho rằng những người muốn theo đạo Phật hay theo thế giới tâm linh lẽ ra chỉ cần làm một điều quan trọng nhất, đó là "tu tại tâm".

"Điều duy nhất mà họ cần làm là làm việc thiện. Chưa nói đến kiếp luân hồi hay luật nhân quả, mà đơn giản là khi tất cả mọi người trên thế giới cùng làm việc thiện thì thế giới sẽ tốt đẹp lên rất nhiều, và đương nhiên bạn cũng được hưởng cái thành quả chung đó".

Bà kêu gọi giới truyền thông, những người trí thức và trường học nên giúp người dân và học sinh có hiểu biết về triết học và tôn giáo, không phải là triết học Mác Lê Nin khô cứng, mà về những giá trị trong xã hội.

Thời gian qua, chính các tờ báo Việt Nam lại tập trung giới thiệu các nghi thức như "Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ nhất" (VietnamNet), hay "Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn ?" (Tiền Phong).

Theo bà Giang Hà, hiện sống tại Paris nhưng thường về Hà Nội, thì :

"Mỗi người hãy góp một tiếng nói vào việc làm thức tỉnh những ai đang mải mê đi lễ, khấn bái, rằng việc đó không làm nên điều gì tốt đẹp cho xã hội".

"Họ nên làm những điều tốt cho môi trường, cho xã hội và nên tự đi tìm niềm đam mê khác để cân bằng lại và tìm ra giá trị của cuộc sống", bà Giang Hà nói với BBC.

Minh Thư

Nguồn : BBC, 02/03/2018

*********************

‘Cư dân mạng’ đòi tẩy chay chùa do ‘sư quốc doanh’ trụ trì (Người Việt, 01/03/2018)

Hôm 1 tháng Ba, một số facebooker đang phát đi lời kêu gọi tẩy chay Yên Tử và chùa Phúc Khánh do "sư quốc doanh" Thích Thanh Quyết trụ trì.

cung5

Thượng Tọa Thích Thanh Quyết là đại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Ninh. (Hình : Báo Pháp Luật)

Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, là phó chủ tịch "Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam", đồng thời còn là đại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Ninh.

Truyền thông Việt Nam tường thuật hội xuân Yên Tử tại tỉnh Quảng Ninh vừa khai mạc vào cuối tháng Hai có tiết mục "trồng cây đời đời nhớ ơn Hồ Chí Minh" và sự tham dự của lãnh đạo tỉnh ủy.

Việc danh thắng Yên Tử thu phí tham quan từ 20,000 đến 40,000 đồng ($0.8-1.7)/lượt trẻ em/người lớn từ ngày 1 tháng Giêng, 2018, gây tranh cãi vì người ta không rõ tiền thu sẽ được dùng vào mục đích gì, trong lúc nơi này còn có hòm công đức để Phật tử đóng góp.

Đáng lưu ý, ông Thích Thanh Quyết còn là trụ trì chùa Phúc Khánh ở Hà Nội, nơi có ghi nhận hàng ngàn người dân đổ về mỗi dịp nơi đây làm lễ dâng sao giải hạn và đại lễ cầu an.

Báo điện tử VnExpress hôm 23 tháng Hai tường thuật có đến "700 công an bảo vệ lễ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, trong đó có 200 cảnh sát cơ động".

Bà Trần Ngọc Mai, một giáo viên ở quận Đống Đa, gần chùa Phúc Khánh, cho nhật báo Người Việt biết : "Bây giờ ai ở Hà Nội mà không biết chùa Phúc Khánh ăn nên làm ra thế nào, cứ gọi là thu bộn mỗi dịp ngày rằm và mùng Một Âm lịch. Theo thông lệ, mỗi lần có người đến làm lễ giải hạn, cầu an, thì chùa này thu 70,000 ($3)/người. Nếu nhà có bốn người thì cứ thế nhân lên, đó là chưa kể các ‘hạng mục’ đặt lễ. Bàn thu phí của nhà chùa cứ gọi là ghi không ngớt tay phiếu đăng ký làm lễ cầu an và cúng sao giải hạn".

Một bài trên báo điện tử VTC hồi năm 2016 viết : "Một người dân ở gần chùa Phúc Khánh cho biết, vốn dĩ ban đầu đây chỉ là một ngôi chùa làng, thuộc làng Sở. Trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi Thượng Tọa Thích Thanh Quyết – một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật Giáo Việt Nam về đây trụ trì".

Tuy truyền thông "lề phải" xưng tụng ông Thích Thanh Quyết nhưng mạng xã hội ghi nhận nhiều ý kiến chỉ trích những phát ngôn của vị "sư quốc doanh" này.

Blogger Ann Đỗ viết trên trang cá nhân : "Đồng chí Thích Thanh Quyết, kiêm trụ trì khu di tích Yên Tử từng phát biểu : ‘Bản chất của kinh tế thị trường là tốt, thêm định hướng XHCN vào thì nó càng tốt hơn,’ vì vậy phí vào chùa ngày càng tăng là tốt rồi, tốt liền".

Đến nay, nhiều blogger vẫn nhắc lại phát biểu hùng hồn của ông Quyết tại một phiên họp Quốc Hội hồi năm 2014 : "Đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn". (T.K.)

Published in Diễn đàn