Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Dân đã thấy một Nghị trường sôi động" (!?)

Chưa đầy lễ cúng 49 ngày theo truyền thống người Việt cho hơn một trăm cái chết đuối nước tức tưởi của dân nghèo ở các tỉnh Bắc Bộ và miền Trung do nạn xả lũ bừa bãi và cực kỳ vô trách nhiệm của các hồ thủy điện, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) của Ủy viên trung ương Đảng, cựu Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã tung hô bằng một cái cái tít "Nhìn lại kỳ họp thứ 4 : Dân đã thấy một nghị trường sôi động" : "Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã khép lại trong một dư âm tốt. Không chỉ tiếp đà cho Hội nghị trung ương 6 về quyết tâm tinh gọn bộ máy, phòng chống tham nhũng, phát triển bền vững đất nước, kỳ họp còn cho thấy, mọi vấn đề của dân thì dân đều có quyền được biết, công khai, dân chủ".

qh1

Quốc hội cộng sản Việt Nam đã không thoát khỏi "ngủ ngày" về nỗi đau của nhân dân trong thiên tai và xả lũ bừa bãi. (Hình : Getty Images)

Còn báo Quân Đội Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Bộ quốc phòng – còn tỏ ra trâng tráo hơn : "Dấu ấn một Quốc hội hành động vì lợi ích của nhân dân".

Song những "dư âm tốt" hay "dấu ấn" ấy lại được tôi luyện về "quyền im lặng" đến mức trong suốt kỳ họp tháng Mười – Mười Một, 2017, đã chẳng một "đại biểu nhân dân" nào thốt nổi một từ về thân phận của những oan hồn không nhắm mắt, dù khối oan hồn ấy chắc chắn vẫn còn lảng vảng đòi nợ chốn nghị trường tiêu tốn cả tỷ đồng mỗi ngày từ tiền đóng thuế của người dân.

Cũng không còn một tiếng nói nào trong nghị trường quốc hội cám cảnh về nạn xả thải lẫn hậu quả khủng khiếp gây ra bởi Formosa, dù rằng thói câm điếc ấy nếu có được tự chữa trị đôi chút vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội thì cũng đã quá muộn cho những gì mang thuộc tính "phục hồi nhân phẩm".

Cũng chẳng một từ nói đến các trạm thu phí BOT của các nhóm quyền – tiền đang hoành hành dữ dội từ Bắc chí Nam…

Vài câu chuyện không thể bỏ qua và luôn có thể mổ xẻ trong thời gian tới về đặc trưng "chống tham nhũng một phe" : một "nghi can" thuộc loại "án quốc gia" – Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng gia đình bà ta liên đới mật thiết với vụ nhập khẩu thuốc ung thư giả mà đã có thể giết chết không ít bệnh nhân – đã được giới quan chức lãnh đạo của Quốc hội biện bạch lý do "phải thực hiện nghị quyết" để không phải ra trả lời chất vấn.

Rồi trong một buổi họp Quốc hội, khi một đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn giải trình về vụ MobiFone mua AVG mà đã khiến thất thoát ngân sách đến gần 8 ngàn tỷ đồng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã bất ngờ bác yêu cầu này với lý do "vụ MobiFone đang trong quá trình thanh tra…".

Trước đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin cho rằng ông Trương Minh Tuấn "dính" vụ MobiFone mua AVG…

Trắng xóa !

Nếu đối chiếu với thời gian năm 2013 là lúc Quốc hội Việt Nam tổ chức "lấy ý kiến nhân dân" về Hiến pháp – một bản văn bị Tổng bí thư Trọng cho là "cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp", cho tới giờ cơ quan được xem là "tối cao về quyền dân" vẫn chưa hề thoát khỏi trạng thái mê ngủ đáng kinh ngạc.

Hoạt động giám sát của Quốc hội là hoàn toàn không xứng đáng với khoản kinh phí khổng lồ mà 90 triệu cử tri phải bỏ ra để nuôi bộ máy có đến hơn 90% là đảng viên và số đại biểu kiêm nhiệm nhiều hơn hẳn chuyên trách này.

Từ cuối năm 2011 cho đến nay, Quốc hội vẫn không hề triển khai điều 69 của Hiến pháp năm 1992 về Luật lập hội và Luật biểu tình. Đó là hai đạo luật cực kỳ quan trọng liên quan tới quyền lợi người dân, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1982. Đây chính là những điều cốt tử mà các nhóm trí thức cũng như người dân quan tâm và kiến nghị rất nhiều lần, nhưng đã hoàn toàn bị chìm xuồng trong tư thế "ngủ ngày" của Quốc hội.

Số phận ngư dân và chủ quyền lãnh thổ cũng đã bị Quốc hội hầu như bỏ mặc suốt nhiều năm qua. "Dấu ấn" tệ hại nhất của Quốc hội khóa cũ là vẫn không ra nổi một nghị quyết nào về Biển Đông từ giữa năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Đến Quốc hội khóa mới cũng "rứa".

Bạc nhược trước nguy cơ ngoại xâm, nhưng lại để "giặc nội xâm" xả lũ "giết sống" dân nghèo.

Hàng chục vạn ngôi nhà, xóm, làng, khu phố bị chìm ngập trong biển nước. Hàng vạn hecta đồng ruộng, hồ ao, đầm nuôi cá đến kỳ thu hoạch đã mất trắng… - hình ảnh thống thiết thường thấy qua mỗi mùa mưa bão.

Quằn quặn Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Hà Tĩnh…, tiếng khóc xé lòng dội khắp xóm làng sau cú xả lũ vào dân của các nhà máy thủy điện.

qh2

Bạc nhược trước nguy cơ ngoại xâm, nhưng lại để "giặc nội xâm" xả lũ "giết sống" dân nghèo

Song một điều kinh khủng là ngay cả hơn năm chục hàng trăm sinh mạng dân chúng bị cơn lũ thủy điện dã man chưa từng thấy cướp trắng vào cuối năm 2013 và hơn một trăm cái chết tương tự vào cuối năm 2017 cũng không khiến quốc hội thoát khỏi "ngủ ngày".

Cũng chẳng có bất cứ thủ phạm "tàn sát" nào phải ra trước vành móng ngựa từ trước đến nay.

Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… khốn đốn trong sinh hoạt.

Những năm trước khi còn rơi rớt "niềm tin chính trị", những gì mà người dân muốn là các đại biểu quốc hội không được ngủ gật trong một khán phòng như ngủ lặng cùng bản hiến pháp 2013 bị xem là "ngủ đông".

Nhưng thói vô lương tâm của quan chức vẫn luôn dẫn tới vô số trác táng trên bàn tiệc và những cuộc chơi bất tận thâu đêm, bất kể cảnh khốn cùng và bất chấp lời nguyền rủa từ những kẻ đóng thuế bất hạnh.

Toàn bộ sự thể trên hẳn là nguồn cơn sâu xa giải thích cho hiện tượng ngày càng xuất hiện quá nhiều đại biểu quốc hội "cấm khẩu" – một tâm lý mệt mỏi và chán nản đến mức không thể động mồm, bất chấp chỗ ngồi của họ vẫn ngốn đến 1 tỷ đồng cho mỗi ngày họp.

Từ tiền đóng thuế của tuyệt đại đa số cử tri.

Không những không còn "của dân" và "vì dân", Quốc hội còn tiếp thêm một lực hút xoi móc nữa đối với bầu ngân sách vốn đã bị các nhóm lợi ích xuyên đục đến tận cùng.

"Dân đã thấy một Nghị trường sôi động" và "Dấu ấn một Quốc hội hành động vì lợi ích của nhân dân" – liêm sỉ mất sạch đâu cả ?

Cứ sau mỗi năm lại dồn ứ nhiều người dân đã trắng tay, trắng mệnh và cũng trắng xóa lòng tin vào Quốc hội và chế độ.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 03/12/2017

Published in Diễn đàn

Luật sư trả thẻ nếu phải tố giác thân chủ (VOA, 05/06/2017)

Các luật sư và nhiu người Vit Nam đang phn đi d tho sa đi mt điu trong lut hình s đòi lut sư t cáo thân ch nếu biết người đó phm ti nghiêm trng. Có nhng lut sư nói s tr th hành ngh cho liên đoàn lut sư nếu điu khon sa đi được thông qua.

vn1

Thẻ lut sư Vit Nam

Dự tho sa đi khon 3 ca điu 19 trong B lut Hình s 2015 viết : "...Người bào cha phi chu trách nhim hình s do không t giác khách hàng v các ti xâm phm an ninh quc gia hoc các ti khác đc bit nghiêm trng quy đnh ti điu 389". Có tới 80 ti danh trong danh sách nhng ti đc bit nghim trng.

Vấn đ này được đưa ra tho lun Quc hi Vit Nam cách đây hơn mt tun, t đó đến nay đã có nhiu phn ng bc xúc t gii lut sư ln nhiu người trong công chúng.

Sau khi nhiều lut đã bày t quan đim riêng trên c báo chí chính thng ln trên mng xã hi, hôm 4/6, khong 40 lut sư đã t chc ta đàm ti tr s Liên đoàn Lut sư Vit Nam Hà Ni.

Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Lut sư Hoàng Hưng Hà Ni, cho VOA biết cuc ta đàm có mc đích thu nhn các ý kiến đ gi mt kiến ngh "mt cách tích cc" lên quc hi, đ ngh xem li d tho v khon 3 điu 19 B lut Hình s.

Theo ông Hướng, vic buc lut sư t cáo thân chủ là "hoàn toàn không đúng vi tôn ch, mc đích ca ngh". Ông phân tích thêm v nhng đim bt hp lý :

"Nó cũng không phù hợp vi bn Hiến pháp 2013 ca Vit Nam. Mc tiêu ca Hiến pháp là bo v quyn con người. Quyn bào cha và quyn được bào cha là quyn ca con người. Trên góc đ v khoa hc pháp lý, chưa bao gi vai trò ca người bào cha li đi làm cùng một hướng vi người thú ti. Và chúng tôi cũng có tìm hiu lut ca nhng nước đi trước, đã hoàn thin, thường thường người ta ch điu chnh vai trò lut sư ch đưa vào quy tc mu v đo đc, ch điu chnh hn bng lut hình thc ca hình s thếy thì rõ ràng là không phù hợp".

Tại cuc ta đàm, lut sư Đinh Vit Thanh, cũng thuc Văn phòng Lut sư Hoàng Hưng, đã yêu cu nhng lut sư đang là đi biu quc hi và lãnh đo Liên đoàn Lut sư Vit nam "tìm mi cách thuyết phc" quc hi không thông qua điều lut d tho đang gây tranh cãi

Ông Thanh tuyên bố nếu quc hi vn thông qua điu lut được gi tt là 19.3, ông s tr th hành ngh cho liên đoàn vì ông không mun "làm điu tht đc". Nhng người có mt ti bui ta đàm cho VOA biết rt nhiu lut sư đã v tay sau khi ông Thanh phát biu. Có nhng lut sư cũng khng đnh s làm như ông.

Luật sư Thanh nói rõ thêm v chính kiến ca ông :

"Đoàn luật sư đi din cho tôi. Nếu đoàn không bo v được tôi thì tôi tr li cho đoàn cái th đoàn đã cp cho tôi. Phản ng ca tôi là phn ng đi vi t chc ngh nghip ca tôi. Đương nhiên khi nhà nước thông qua [điu 19.3], tôi thy không phù hp vi tôi. Nếu pháp lut bt buc phi tham gia mt đoàn lut sư thì mi được hành ngh lut sư, thế thì bây gi tôi trả li cho đoàn, có nghĩa là thôi. Nếu như vy thì tôi hot đng làm gì na, bi vì cái điu đó mang li rt là nhiu ri ro cho tôi. Vì là lut sư, tôi nghĩ rng mình phi có ý chí ca mình. Mình không th im lng".

Giới lut sư cho rng nếu điu 19.3 được thông qua, đó s là mt "bước tht lùi" trong nn tư pháp Vit Nam, dù trong hơn mt thp niên tr li đây h thng pháp lut Vit Nam được gii lut sư đánh giá là "đã hoàn thin tương đi tt".

Trong các thảo lun trên mng xã hi, mt s người nêu ý kiến các lut sư có th np đơn kin chng li điu lut mi, nếu nó được thông qua, với lập lun rng nó trái Hiến pháp.

Tuy nhiên, luật sư Hoàng Văn Hướng không lc quan v kh năng này :

"Không thiết thc vì Vit Nam chưa có tòa Hiến pháp. Chc chn là không làm được. Không có phương pháp tài phán đi vi cái vi hiến như thế này".

Theo các luật sư, Liên đoàn Lut sư Vit Nam cn đăng ký mt cuc gp vi y ban Tư pháp ca Quc hi, thm chí có th mi các nhà khoa hc tham gia, đ phân tích và thuyết phc phía Quc hi cân nhc.

Các luật sư khng đnh nếu so sánh vi hu hết các h thng luật pháp trên thế gii hin nay, s thy vic ép lut sư phi t cáo hành vi phm ti ca thân ch là "lc lõng" và "phi lý".

Họ nhn mnh rng trong rt nhiu h thng tư pháp nước ngoài, vic trao đi thông tin gia lut sư và thân ch được bo v bi "đặc quyn ca mi quan h gia lut sư và thân ch". Đc quyn này bt buc lut sư phi bo v thông tin ca thân ch mt cách tuyt đi.

********************

Quốc hội Việt Nam : Súng kíp, đám ma và khỉ (BBC, 05/06/2017)

Một đại biểu quốc hội Việt Nam, ông Giàng A Chu (Yên Bái) được trích lời nêu ra nhu cầu để đồng bào dân tộc thiểu số "dùng súng để báo đám hiếu" hoặc "đón lãnh đạo về thăm".

vn2

Người Hmong tại vùng núi phía Bắc Việt Nam làm việc trên nương - hình minh họa

Ông Giàng A Chu, dân tộc H'mong cho hay đồng bào dân tộc "hiện vẫn dùng tiếng nổ, vũ khí thô sơ trong một số phong tục tập quán và đời sống hàng ngày".

"Chẳng hạn như khi có người chết, đặc biệt là người có uy tín, bà con dùng tiếng súng để báo tin ; khi có lãnh đạo đến viếng thì người dân cũng dùng tiếng súng để báo".

Trong cuộc thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về việc dùng vũ khí thô sơ, chất nổ, đại biểu Giàng A Chu, sinh năm 1959 ở Mù Cang Chải, Yên Bái nói :

vn3

Khỉ má đỏ bị nhốt tại nhà dân ở Văn Chấn, Yên Bái : loài này sắp tuyệt chủng vì săn bắn quá nhiều

"Nếu Luật cấm người dân dùng vũ khí thô sơ, nay mai nếu già làng, trưởng bản qua đời, bà con dùng tiếng súng để báo trong đám hiếu thì sau đó có khi cả gia đình mấy chục người đi tù hết. Quy định như vậy không ổn".

Ông cũng nói : "Đồng bào có khẩu súng kíp trong nhà là chuyện thường, không gây nguy hiểm cho cộng đồng".

Vị đại biểu Quốc hội còn kể rằng ngày xưa ông đi thăm nương, "nếu không có súng thì phải cầm một cái mõ để gõ, phòng khi có con khỉ xuất hiện, gõ cho nó chạy".

"Đó là con khỉ ở trong rừng, chứ nó chạy ở hội trường này thì đoàn chủ tịch sẽ làm kiểu gì đây ?"

Đề nghị của ông Giàng A Chu được các báo Việt Nam hôm 02/06/2017 trích lời đã thu hút nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam, gồm cả các ý kiến coi đây là chuyện lạ.

Tuy nhiên, những gì ông Giàng A Chu nêu đã đề cập đến nhu cầu khá quan trọng của nhiều cộng đồng địa phương, nhất là ở các vùng núi, trên thế giới muốn có súng để săn bắn, tự vệ và duy trì tập quán của họ.

Vấn đề súng tại Châu Âu

Sau vụ các tay súng cực đoan tấn công bằng tại Paris tháng 11/2015, Liên hiệp Châu Âu cũng mở cuộc thảo luận tại Brussels về nhu cầu có luật chung bao trùm toàn EU để kiếm soát súng và chất nổ.

Người ta nêu ra nhu cầu thắt chặt nạn buôn lậu vũ khí sát thương cao (tiểu liên AK-47, lựu đạn...) từ vùng Balkans, Liên Xô cũ và Trung Đông vào EU.

vn4

Bán đấu giá súng săn tại Gleneagles Hotel hồi tháng 8/2015 tại Auchterarder, Scotland

Nhưng các báo Châu Âu cũng nêu ra rằng, các nước ở Châu lục này có luật khác nhau, không đồng nhất về quản lý súng và chất nổ.

Chuyện lực lượng vũ trang và các cơ quan được ủy quyền dùng súng thì đã rõ nhưng vấn đề là việc quản lý súng mà người dân có thể mua hợp pháp.

Nhìn chung, các nước EU đều cấm thường dân mua bán, tàng trữ và sử dụng súng đạn, chất nổ quân sự (military grade), nhưng cho phép các cộng đồng vùng núi dùng súng săn (hunting guns).

Anh Quốc có luật kiểm soát và cấm súng, chất nổ gần như tuyệt đối nhưng các nước Đông Âu (Ba Lan và Slovakia) lại có luật dễ dãi hơn và công dân có nhu cầu riêng có thể mua súng ngắn để tự vệ.

Nhưng cũng tại Anh Quốc, vùng Bắc Ireland có luật khác, phù hợp với truyền thống của người dân tại đây là thường có súng săn và các loại súng khác.

Theo báo The Guardian, tính đến năm 2012, có chừng 59 nghìn công dân tại Bắc Ireland được cấp giấy phép trang bị các loại súng khác nhau.

Tại Pháp, các loại súng quân sự đã hết sử dụng và bị đổ chì vào nòng có thể được mua bán làm kỷ niệm hoặc để diễu hành (salute guns).

Một số loại súng hơi chỉ gây tiếng nổ (acoustic guns) để dùng trong lễ hội cũng được phép sở hữu và sử dụng tại Châu Âu.

Đây có lẽ là quy định gần nhất với nhu cầu bắn súng kíp để tạo tiếng nổ vì tập quán dân tộc H'mong mà đại biểu Giàng A Chu nêu ra tại Quốc hội Việt Nam.

**********************

Phát triển kinh tế gây ô nhiễm môi trường đáng báo động (RFA, 05/06/2017)

Giới chức môi trường Việt Nam vào ngày 5 tháng 6 tham gia Hội nghị đối thoại chính sách về môi trường và phát triển bền vững tại khu vực phía nam tổ chức ở Vũng Tàu.

vn5

Mật độ giao thông cao cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. AFP photo

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi Trường Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại Hội nghị rằng Việt Nam đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

Báo trong nước dẫn lời ông Ngọc cho biết cụ thể cả nước có 67 khu công nghiệp, 532 cụm công nghiệp đang hoạt động chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 5000 làng nghề còn sử dụng công nghệ lạc hậu.

Theo ông Ngọc, Việt Nam còn nhiều các cơ sơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường đang hoạt động, đặc biệt việc khai thác khoáng sản đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước do khí thải phát sinh trong quá trình khai thác.

Cũng trong buổi đối thoại, vấn đề sửa đổi hoàn thiện Luật Bảo vệ Môi trường được nhắc đến.

Published in Việt Nam
Trang 6 đến 6