Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đảng cộng sản vẫn tuyên truyền rằng Quốc hội là đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng, khi nhìn vào cách các đại biểu được lựa chọn, và cách vận hành của quốc hội, thì lại khác so với tuyên truyền.

Để tìm hiểu thêm bản chất và vai trò của Quốc hội trong nền chính trị Việt Nam hiện tại Đài Á châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mời gồm

- Tiến sĩ Nguyễn Quang A - cựu ứng viên đại biểu quốc hội độc lập,

- Tiến sĩ Lê Minh Nguyên - cựu chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, và

- Luật sư Nguyễn Văn Đài - chủ tịch hội Anh Em Dân Chủ.

Mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 13/11/2023

Published in Video

Góc nhìn phản biện từ giới quan sát trong nước

Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Lê Minh Khái, tại diễn đàn Quốc hội đã đưa ra các đề xuất được truyền thông, báo chí chính thống của Việt Nam hôm 08/6/2023 dẫn lời như 'ném chuột không vỡ đồ quý' ; cần ‘tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra v.v.’ trong quản lý. Từ trong nước, hai nhà quan sát thời sự, chính trị Việt Nam, nhà báo, blogger Võ Văn Tạo từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh từ Đại học Quốc gia Hà Nội, đã chia sẻ góc nhìn trên quan điểm riêng của mình về nội dung trên cùng các nhận định khác xung quanh diễn biến ‘thời sự Quốc hội" Việt Nam.

qh1

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại kỳ họp Quốc hội khóa XV. quochoi.vn/RFA edited

Võ Văn Tạo : Nếu được hỏi rằng liệu đề xuất trên của ông Thủ tướng Lê Minh Khái có là giải pháp thực sự và căn cơ hay là không, tôi cho rằng trong guồng máy chính phủ Việt Nam, từ lâu đã có hệ thống Thanh tra từ Trung ương (TW) xuống cấp huyện. Bên cạnh đó, hệ thống đảng cũng có Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp. Nhưng lâu nay các cơ quan này hoạt động rất kém hiệu quả, phần do năng lực, phần do tiêu cực. Cho nên tăng cường giám sát như ông Khái nói khó mà cải thiện được tình trạng tiêu cực, trì trệ.

Trong nội bộ đảng, nếu như vẫn nêu tư tưởng "ném chuột đừng để vỡ bình" hay "ta đánh ta"... thì đừng mong có bước ngoặt cơ bản tiến bộ trong quản lý đất nước.

Lê Văn Sinh : Tôi cũng thấy rằng chống tham nhũng bằng tăng cường công nghệ thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, v.v. nhưng để không vỡ đồ quý (nói ẩn dụ không làm sụp đổ chế độ) rõ ràng là không ổn. Đó không phải là giải pháp căn bản. Chúng ta biết các quốc gia dân chủ cũng chống tham nhũng và chống rất hiệu quả. Vậy thì Việt Nam hãy học bài học chống tham nhũng từ các nước đó. Khi xã hội Việt Nam thiếu vắng tự do tư tưởng, ngôn luận, tự do lập hội, tư pháp độc lập và xã hội dân sự thì mọi biện pháp chống tham nhũng đều không ngăn nổi tham nhũng hoành hành.

Việc gì sẽ phù hợp với loại cán bộ ‘đùn đẩy, sợ, né trách nhiệm ?

Ở một khía cạnh khác, vẫn vị Phó Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam, ông Lê Minh Khái được truyền thông Việt Nam hôm 08/5 dẫn lời phát biểu, yêu cầu rà soát, xử lý, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm. Tính khả thi của yêu cầu này ra sao, các nhà quan sát nói với RFA Tiếng Việt :

Võ Văn Tạo : Nếu đặt vấn đề rằng liệu đây có là đề xuất biện pháp mang tính tình thế như là chữa lửa, chữa cháy, hay đó thực sự là giải pháp cơ bản, giúp giải quyết vấn đề về gốc rễ, tôi xin nêu một câu hỏi ở đây rằng tại sao cán bộ yếu kém, sợ trách nhiệm, đùn đẩy lại xử lý bằng thay thế, điều chuyển sang việc khác ? Vậy việc gì phù hợp với loại cán bộ ấy ? Tôi cho rằng chỉ khi sa thải thẳng thừng loại cán bộ ấy, mới mong có chuyển biến phần nào. Nhưng cái khó là rất hiếm cán bộ đủ năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Vì nhiều thập kỷ qua, phần lớn nhân tố nhân lực tích cực do quá nản chính sách cán bộ, đãi ngộ lao động bất công, đã rời bỏ khối nhà nước để ra nước ngoài, hoặc sang khối tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài...

Lê Văn Sinh : Tôi cũng cho rằng cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong thực hiện công vụ thì hãy kiên quyết loại họ ra khỏi guồng máy quản trị quốc gia. Cách tối ưu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tiệt trừ tận gốc nạn chạy chức chạy quyền dưới bất kỳ hình thức nào. Làm được thế, đất nước không thiếu người tài đức gánh vác việc xây dựng quốc gia Việt Nam hùng cường, giảm thiểu tối đa nạn tham nhũng, xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

‘Kiểm soát quyền lực, nhốt quyền lực’ và ‘siêu quyền lực’

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng được báo chí Việt Nam dẫn lời sử dụng cụm từ "kiểm soát quyền lực" khi nói rằng "kiểm soát quyền lực là một trong những giải pháp căn cơ để phòng, chống tham nhũng ; phải tăng cường giám sát, kiểm soát thực thi của người có chức vụ, quyền hạn" , trong khi một số ý kiến cho rằng thông thường người ta chỉ dám đề cập đến khái niệm 'giám sát quyền lực' một cách khá khiêm tốn và thận trọng.

Khi được hỏi trong trường hợp Việt Nam hiện nay và theo logic đặt vấn đề của vị Thủ tướng chính phủ, thì liệu 'quyền lực' như ông Lê Minh Khái ngụ ý có thể ‘kiểm soát’ được ở Việt Nam hay không, loại quyền lực nào thì tạm gọi là có thể ‘kiểm soát’ được, loại nào thì việc đó có thể được cho là không khả thi, thậm chí có loại nào mà nếu không thay đổi (chẳng hạn về mặt thể chế, thậm chí về chế độ chính trị...), thì không hay là khó hiệu quả, về khía cạnh này, hai nhà quan sát từ Việt Nam nêu tiếp góc nhìn trên quan điểm cá nhân của mình với Đài Á Châu Tự Do :

Võ Văn Tạo : Tổng Bí thư Đcộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng từng nêu vấn đề kiểm soát quyền lực, thậm chí ông đã dùng chữ "nhốt quyền lực", nhưng theo tôi khư khư giữ độc tôn quyền lực, không chấp nhận đa nguyên, đối lập chính trị, không chấp nhận tự do ngôn luận, tự do báo chí... thì làm sao thực sự ‘kiểm soát’ được quyền lực đây.

Lê Văn Sinh : Theo tôi, khi mà đất nước chưa tạo ra được cấu trúc xã hội là một hệ thống tam quyền phân lập và có nền báo chí tự do, thì việc ‘kiểm soát quyền lực’ là bất khả. Tất cả những gì diễn ra tại Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua chứng tỏ điều đó. Người ta loay hoay tìm đủ mọi cách để ‘kiểm soát quyền lực’, trớ trêu thay lại tạo ra siêu quyền lực. Kết quả là quyền lực đã và đang làm tha hóa con người ngày càng ghê gớm mà không sao hãm quá trình này lại được.

Vẫn liên quan ‘thời sự Quốc hội’ Việt Nam, tuần này, báo chí, truyền thông chính thống Việt Nam đưa tin về việc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ "cho điểm" hay "chấm điểm" với quan chức phụ trách một số ngành trong nội các Chính phủ khi họ trả lời chất vấn trước Quốc hội. Có ý kiến cho rằng đây là một lề lối mà lâu nay thực chất là ‘không phù hợp’, rằng không hoặc rất hiếm nước nào lại có cách làm được cho là ‘chấm điểm’ hay ‘cho điểm’ như vậy.

Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Tạo và ông Lê Văn Sinh hôm thứ Năm từ Việt Nam cho RFA hay :

Võ Văn Tạo : Ai cũng biết Quốc hội Việt Nam chỉ là cánh tay nối dài của Đcộng sản Việt Nam độc đoán, để tỏ ra dân chủ như các thể chế tiến bộ, để mị dân, để "son phấn đối ngoại", về cơ bản theo tôi Quốc hội Việt Nam không có thực quyền, Quốc hội không đại diện ý chí của nhân dân, đại biểu Quốc hội không do dân bầu mà do đảng cử, cho nên chủ tịch Quốc hội chấm điểm chẳng có ý nghĩa gì. Về cơ bản, nếu dẹp Quốc hội ở Việt Nam như lề lối, cách thức hiện nay, sẽ làm biên chế trả lương và chi phí họp hành nhẹ đi.

Lê Văn Sinh : Quốc hội Việt Nam, theo tôi, sẽ thay đổi hoàn toàn, trở thành một nhánh quyền lực xã hội thực sự, chất lượng các Đại biểu Quốc hội hay Nghị sĩ, Nghị viên cũng sẽ rất khác nếu dân chúng được tự mình chọn người xứng đáng tham dự công việc lập pháp. Các ứng viên Đại biểu Quốc hội buộc phải tiến hành các hoạt động tranh cử thực sự với cương lĩnh thuyết phục cử tri v.v. Cảnh tượng hoạt động cùng là các biện pháp điều hành các kỳ họp tại diễn đàn này từ ông Chủ tịch Quốc hội đến các đại biểu sẽ khác hẳn những gì đang diễn ra bấy lâu nay. Khi đó Quốc hội Việt Nam đúng là cơ quan quyền lực nhất.

Chủ tịch Quốc hội hành xử như là "Thủ trưởng’ của Quốc hội ?

Giới quan sát chính trị Việt Nam cho rằng cho tới nay tại Quốc hội do Đcộng sản Việt Nam chi phối, Chủ tịch Quốc hội vẫn hành xử như một dạng "Thủ trưởng của Quốc hội" và mô hình về vai trò quyền lực này có thể là ‘không hề phù hợp’ và cần phải có thay đổi, các nhà quan sát từ Nha Trang và Hà Nội chia sẻ quan điểm của mình về mặt này :

Võ Văn Tạo : Về bản chất, Quốc hội Việt Nam khác với nghị viện ở các quốc gia dân chủ, tự do, phát triển. Cho nên chủ tịch Quốc hội Việt Nam trong Quốc hội có ngôi vị theo tôi như một dạng ‘Thủ tướng’ trong Chính phủ Việt Nam, hoàn toàn bất bình đẳng với các đại biểu khác.

Chủ tịch Quốc hội ở Việt Nam cho đến nay là một trong bốn thành viên cao cấp nhất của Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam (hay còn được gọi là "Tứ trụ"), nên ông (bà) ta tự cho mình cái quyền lực tối thượng trong Quốc hội, mà có thể phán xét các đại biểu khác qua động thái ‘cho điểm’ như thầy cho điểm trò trên lớp học vậy. Điều đó càng khẳng định Việt Nam là một thể chế xa lạ với dân chủ, tự do.

Tôi cho rằng cái gì, về hình thức, đã học văn minh phương Tây thì cần phải học cho ra học. Phải làm cho hình thức và nội dung phù hợp, mới mong thành công. Nếu không thay đổi căn bản thiết chế chính trị (đảng trị độc đoán) thì mọi loay hoay cải lương ở Quốc hội Việt Nam như đã thấy đến nay chỉ là vô ích.

Lê Văn Sinh : Tôi đồng ý với nhận định rằng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, mô hình quyền lực thể hiện qua vị trí này từ lâu nay, đã và đang hành xử như một "thủ trưởng của Quốc hội". Điều này là tự nhiên, là bản chất của hệ thống quyền lực độc đảng trong xã hội.

Đòi hỏi ông hay bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hành xử như ở quốc hội tại các nước dân chủ, phát triển và có nền dân chủ pháp trị, nhà nước pháp quyền tiến bộ văn minh, là không thể. Thể chế chính trị nào tất sinh ra thứ quyền lực đó. Không thể đòi hỏi một hoàng đế cư xử với thần dân của ông ta bình đẳng như tại các xã hội văn minh ngày nay.

Thay đổi mô hình quyền lực "Thủ trưởng Quốc hội" là một thách thức to lớn với Đcộng sản Việt Nam. Chế độ đảng lãnh đạo tuyệt đối sẽ ra sao khi ông/bà Chủ tịch Quốc hội không phải là ủy viên Bộ Chính trị ? Đây là vấn đề thuộc thể chế chính trị. Chỉ đến khi nhu cầu đổi mới chính trị trở nên cấp thiết như đổi mới kinh tế năm 1986, lúc đó thay đổi vai trò thủ trưởng của Chủ tịch Quốc hội sẽ lập tức diễn ra.

Bỏ phiếu tín nhiệm là ‘đối phó’ khi thiếu sức nặng lá phiếu của cử tri ?

Cũng trong tuần lễ làm việc này của Quốc hội Việt Nam, báo chí truyền thông chính thống của nhà nước cũng đăng tin gợi ý và cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, như diễn ra lâu nay, là biện pháp đảm bảo trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quan chức chính quyền do Quốc hội bổ nhiệm. Tuy nhiên cũng có người cho rằng đó chỉ là giải pháp 'đối phó' của nhà nước và Đcộng sản Việt Nam, khi không có sức nặng thực sự của lá phiếu do người dân bầu, chọn đại biểu thực sự của mình, qua bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Vì vậy, việc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội như thế, theo luồng ý kiến này, cho thấy hoàn toàn là ‘công việc nội bộ’ của Quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát, mà người dân hoàn toàn không có vai trò gì trong vấn đề này.

Vẫn từ Nha Trang và Hà Nội, hai nhà quan sát đưa ra quan điểm của mình với Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Năm :

Võ Văn Tạo : Phần lớn giới quan sát chính trị VN cho rằng, động thái lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam chỉ là trò diễn thô thiển của người đạo diễn thực sự là Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng chỉ khi nào Việt Nam theo mô hình dân chủ, tự do, quyền lực nhà nước bị kiểm soát bởi các đảng phái chính trị độc lập, bởi tự do báo chí, tự do ngôn luận... thì mới có cơ may giải phóng mọi tiềm năng đất nước và con người để có thể cất cánh cùng nhân loại văn minh.

Lê Văn Sinh : Không nên coi bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội là giải pháp căn cơ đảm bảo chất lượng Đại biểu Quốc hội và các quan chức của cơ quan này. Bỏ phiếu tín nhiệm trong bối cảnh hiện thời không nâng cao chất lượng Quốc hội. Nó chỉ là giải pháp chắp vá mà thôi. Giải pháp căn cơ là Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện quyền tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do tranh cử. Làm sao để lá phiếu của cử tri thực sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của họ. Khi đó, đất nước sẽ có ngay các đại biểu Quốc hội, các quan chức Quốc hội có chất lượng tốt nhất để đảm đương sứ mệnh và quyền uy của Quốc hội. Đất nước Việt Nam sẽ hòa cùng thế giới tiến bộ, sánh vai cùng họ tiến bước trên con đường xây dựng quốc gia giàu mạnh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 08/06/2023

Published in Diễn đàn

Quốc hội : Sửa Luật Đất đai và Giám sát Chi tiêu Ngân sách Công, không làm từ gốc, "sửa lặt vặt chỉ tốn thời gian"

Phạm Viết Đào, Quốc Phương, RFA, 12/05/2023

"Quốc hội mà chỉ sửa lặt vặt luật thì chỉ tốn thời gian", một ý kiến trong giới quan sát thời sự và chính trị từ Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do trong dịp Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp, chuẩn bị cho kỳ họp thứ năm, khóa XV vào cuối tháng 5/2023 và thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề, trong đó có góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và giám sát vấn đề ngân sách công và sử dụng khi Ủy ban này cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo năm.

qh1

Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Hà Nội hôm 12/5/2023. Hình : Quốc hội

"Về Luật Đất đai, bức xúc nhất của người dân hiện nay là cần phải thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, còn về chuyện quyết toán ngân sách Nhà nước, hay nói rộng hơn là giám sát quản lý ngân sách công, tôi thấy là phải làm lại từ đầu, nếu không chỉ tốn thời gian", ông Phạm Viết Đào, người từng là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam trước đây nêu quan điểm riêng với RFA Tiếng Việt hôm 12/05/2023.

"Nếu Quốc hội sửa lặt vặt, thì bàn làm gì, còn về đất đai, đúng ra là đầu tiên phải thừa nhận quyền sở tư hữu về đất đai, cái này Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã thừa nhận. Đến năm 1959, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc Việt Nam cũng vẫn thừa nhận quyền tư hữu đất đai, nhưng rõ ràng là sau khi thống nhất Bắc – Nam hai miền của đất nước rồi, mới nảy ra chuyện bãi bỏ quyền này trong cả nước, mà quy định theo điều mới trên cả nước được gọi là đất đai ‘thuộc sở hữu toàn dân’ do ‘Nhà nước thống nhất quản lý’. Như thế là có sự thay đổi trong chế độ sở hữu này nếu ta so sánh giữa các bản Hiến pháp 1946, 1959, rồi tới 1983, 1992…

Bây giờ đúng ra, tôi nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay cần phải công nhận quyền sở hữu tư nhân, hay quyền tư hữu về đất đai, tại sao trước đây thừa nhận được, mà sau này và đến tận bây giờ lại không thể ?"

Sửa mà không cơ bản, thì "sửa vặt" làm gì ?

Một bản tin từ Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam hôm 11/5/2023 đưa tin cho hay dự thảo Sửa đổi Luật đất đai đã nhận được 12 triệu lượt ý kiến, và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Vương Đình Huệ hôm thứ năm đã có ý kiến về vấn đề này :

"Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và việc tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), qua đó nâng cao chất lượng hồ sơ dự án luật trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên có hình thức để báo cáo lại với nhân dân việc lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý ; đồng thời đề nghị rà soát để luật hóa cụ thể những vấn đề lớn được người dân mong đợi như về tài chính đất đai và giá đất", bản tin từ Quốc hội Việt Nam tường trình.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện sâu sắc hơn một số nội dung của dự thảo Luật. Chủ tịch Quốc hội gợi ý như nội dung về cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định mức thuế cao hơn với người sở hữu nhiều diện tích đất hoặc đầu cơ hoặc chậm sử dụng đất, bỏ hoang đất ; quản lý tiết kiệm, hiệu quả nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương ; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản ; khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp ; cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững ; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai, trong dự án luật này…

Về vấn đề áp dụng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết theo báo cáo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan đến hơn 100 dự án luật và liên qua trực tiếp đến khoảng 20 - 22 luật. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát với những dự án luật đang sửa như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, v.v. và luật này để đảm bảo tương thích. Đối với các dự án luật khác liên quan, hiện có hai phương án. Một là rà soát lại để đưa vào dự án luật này để sửa luôn. Hai là dùng một luật để sửa nhiều luật. Do đó, đề nghị cân nhắc phương án để sửa ngay trong Luật Đất đai để bảo đảm tính khả thi, để khi Luật được ban hành không phải chờ các Luật khác và có thể vận hành ngay", vẫn theo Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam hôm 11/5.

Khi được đề nghị đưa ra bình luận, ông Phạm Viết Đào nói :

"Tôi nghĩ là nếu không đề cập vấn đề gốc rễ, thì tất cả chỉ là sửa chữa lặt vặt, mà sửa lặt vặt như thế thì góp ý có ý nghĩa gì ? Tôi đã nghiên cứu vấn đề hiến định quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thấy rằng đã có thời điểm có Nghị quyết Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố ‘trả lại quyền sở hữu đất đai cho nhân dân’, trong đó có liên quan chống đất bị hoang hóa v.v., thế thì bây giờ tinh thần đó đã bị sửa đi, mà nếu nó có cái sai từ gốc, nhưng lại không được sửa từ chỗ đó, kể cả những chuyện như dự án, quy hoạch, quyền sử dụng, chuyển đổi mục đích, giá đất v.v., thì sửa lặt vặt chẳng có giá trị cơ bản gì".

qh2

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà. Hình : Quốc hội

Vì sao chưa sửa "cơ bản" và cái lợi của công nhận "quyền tư hữu đất đai" ?

Trả lời câu hỏi vì sao mà tới nay Quốc hội và nhà nước Việt Nam không sửa đổi để công nhận quyền tư hữu về đất đai đó, ông Phạm Viết Đào đáp :

"Cái này liên quan đến lợi ích, lợi quyền của chế độ và quan chức chế độ. Lâu nay những người có quyền lực trong chế độ này vẫn thụ hưởng các quyền lợi đó, nếu bây giờ mà sửa, thì họ sẽ mất đi quyền lợi, lợi ích, nên họ sẽ không chịu sửa. Do đó, những gì người ta bàn thảo là những chuyện đi vào chi tiết, lặt vặt, phái sinh, không phải là gốc rễ. Ở các nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Liên Xô trước kia chẳng hạn, người ta không sửa, nhưng như ở Liên Xô sau này khi tan rã rồi, thì các nước thành viên cũ hậu Liên Xô, người ta đã sửa.

Nhân đây, tôi muốn nói tới một số vụ việc, chẳng hạn một vụ nóng cách đây không lâu mà còn do "lệ" gây ra, căn cứ trên ‘luật’ đó rồi, thì người ta có ‘lệ’, tức là cách thức xử lý, một bên là dân nói là "đất đó là của chúng tôi". Một bên kia thì bảo là "đất của họ", mà trường hợp này nói là "đất quốc phòng" của quân đội, rồi khi xử lý thì người ta đưa một cái ‘lệ’ vào để xử, đó là đưa công an vào, và thêm xung đột xảy ra.

Còn như các vụ khác từ Thủ Thiêm, đến Dương Nội v.v., nếu không sửa luật tận gốc, trả lại quyền sở hữu tư nhân về đất đai cho người dân, công khai minh bạch giám sát quy hoạch, đất đai của cộng đồng, xã hội, và các giới v.v., thì những vụ việc như thế sẽ không tránh khỏi, tức là tiếp tục diễn ra việc những người dân bị ức hiếp, mà trong đó nhiều người dân sẽ trắng tay, chẳng còn gì cả, còn không thì họ phải thụ động chờ đợi vào sự "tử tế" của quan chức, nhưng cái người ta cần là luật bảo vệ quyền sở hữu đó của người ta, không có điều đó được quy định trong luật, tức là tư hữu đất đai, thì các vấn đề vẫn sẽ còn xảy ra. Tôi đã nghiên cứu văn bản rồi và tôi thấy sửa như thế, sửa lặt vặt như hiện nay, kiểu đó, thì sửa làm gì ?"

Khi được hỏi trong trường hợp chế độ tư hữu đất đai được thừa nhận và được sửa đổi trong luật pháp tại Việt Nam, nếu có việc đó, lợi ích sẽ như thế nào, ông Phạm Viết Đào nói :

"Có nhiều cái lợi và hiệu quả, trong đó có một điều là nếu sửa như thế người dân sẽ đầu tư thiết tha, người ta gắn bó với đất đai, đồng ruộng, họ thấy tài sản đó của họ là đất đai tư nhân được luật bảo đảm, bảo hiểm, thì họ sẽ làm mọi thứ để có hiệu quả, chuyện để hoang hóa đất đai cũng bớt đi.

Có tư hữu đất đai, người dân mới đầu tư, mới yên tâm, khi đó mới phát triển nguồn lực về nông nghiệp tốt. Còn bây giờ nếu tôi có tiền, nhưng đất đai đó tôi chỉ có quyền sử dụng, không phải là sở hữu của riêng tôi, thì tôi bỏ tiền, công của hết ra đầu tư để làm gì, cái đó có phải của tôi đâu ? Mở rộng hơn, nếu anh muốn người dân phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn, anh muốn người dân có tình cảm với quê hương, có sự gắn bó, thì phải công nhận quyền sở hữu đó về đất đai của người ta".

Lưu ý gì trong quản lý tài chính công hay ngân sách Nhà nước ?

Hôm thứ sáu, 12/5, Thường vụ Quốc hội Việt Nam khi tiếp tục chương trình phiên họp thứ 23 đang diễn ra tại Hà Nội, và cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

Dẫn lời của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, bà Nguyễn Thị Phú Hà trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp Thường vụ, Cổng thông tin Quốc hội Việt Nam cho biết :

"Hồ sơ Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 được lập cơ bản đầy đủ theo quy định tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Qua kết quả giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách và báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho thấy kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chưa nghiêm, nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm, đặc biệt công tác quyết toán ngân sách nhà nước chậm đã nêu trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục v.v.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tăng cường việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội, từ quyết toán ngân sách nhà nước niên độ năm 2022, Quốc hội không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định ; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về ngân sách nhà nước trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi và các kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước yêu cầu xử lý tài chính trong niên độ quyết toán ngân sách nhà nước".

Khi được đề nghị đưa ra bình luận về vấn đề này, từ quan điểm riêng, ông Phạm Viết Đào, nói :

"Những cái trên cũng chỉ là những chuyện kỹ thuật, chi tiết nghiệp vụ thôi… Tôi chỉ lưu ý một điều là có một lĩnh vực cần được quan tâm, đó là sử dụng ngân sách công của Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên thuộc đảng này vẫn làm, thì theo các số liệu này hàng năm công bố ở Việt Nam là Ban Chấp hành Trung ương Đảng mỗi năm sử dụng gần 100 triệu đô la Mỹ, rồi Quốc hội là khoảng 60 triệu đô la, Chính phủ khoảng 50 triệu đô la, chưa kể các đoàn thể, đảng, đoàn v.v. một năm cũng đến vài ba chục triệu đô la nữa, thì cái này phải tách ra như thế nào, giải quyết ra sao là cả một vấn đề. Còn tất cả khoản chi liên quan Đảng cộng sản Việt Nam từ ngân sách Nhà nước, lâu nay hoàn toàn nằm trong quyền quyết định của các vị lãnh đạo, người dân không dám làm hay nói gì, cái này là vấn đề phải có luật, mà nó lại liên quan đến thể chế.

Còn mấy ý kiến họp bàn như trên ở Thường vụ Quốc hội như hiện nay, không riêng gì đất đai, hay quản lý ngân sách công, nếu cơ chế, thế chế hiện nay mà cần phải sửa đổi lại, thì theo tôi mọi thứ phải làm lại từ đầu, mà muốn làm lại phải có một lực lượng đủ mạnh để đổi mới. Nhìn vào ‘Tứ trụ’ hiện nay, tôi thấy không ai có đủ sức mạnh, khả năng để làm việc đó, ông nào mà không cẩn thận thì sẽ "bị" trước, cho nên ai cũng chỉ nói thế thôi, còn bản thân, dù có nhận thức được vấn đề, cũng chưa dám làm, trong khi người dân bây giờ người ta nhìn vào việc làm của các vị thì người ta mới tin", ông Phạm Việt Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam trước đây nói với Đài Á Châu Tự Do từ Việt Nam hôm thứ sáu trên quan điểm cá nhân.

Còn theo Cổng thông tin của Quốc hội Việt Nam dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Vương Đương Huệ, hôm 11/05 cho biết :

"Đối với một số nội dung mới như quy định về việc cho phép đơn vị sự nghiệp công được sử dụng quyền sử dụng đất dùng cho mục đích dịch vụ kinh doanh... Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là những nội dung mới, đáng chú ý nhưng chưa thể tiếp thu ngay được, cần tiếp tục nghiên cứu thêm sau này hoặc có những vấn đề trái với những quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước thì không thể tiếp thu được hay chưa thể tiếp thu được nhưng cũng cần có báo cáo một cách tường minh".

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 12/05/2023

************************

Quốc hội Việt Nam cần sớm trả món nợ "ban hành Luật về Hội"

Trần Tiến Đức, Quốc Phương, RFA, 11/05/2023

Nhà nước Việt Nam "đã quá muộn" trong việc giải quyết món nợ ban hành Bộ luật về hội, hội đoàn, hiệp hội, kể cả luật về Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam. Nay là lúc Quốc hội Việt Nam không thể chậm trễ hơn được nữa với "món nợ đã hai chục năm rồi". Ngoài ra Nhà nước và Chính phủ cũng không nên "e ngại" xã hội dân sự, vì thiết chế này "không phải và không bao giờ sẽ là mối đe dọa của chế độ", theo một cựu cố vấn của Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam các khóa trước.

qh3

Ông Trần Tiến Đức phát biểu tại một hội nghị - Trần Tiến Đức

Trong phần tiếp theo của cuộc trao đổi (mời quý vị theo dõi phần đầu phỏng vấn ở đường dẫn này) với Đài Á Châu Tự Do.

Khi được hỏi ý kiến trên quan điểm riêng về nhu cầu đối với việc ban hành luật liên quan xã hội dân sự và các hội đoàn ở Việt Nam, tính riêng tới thời điểm này, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ủy ban Dân số, Kế hoạch hóa Gia đình, thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trước đây, cựu cố vấn của Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, nói :

Trần Tiến Đức : Tôi nghĩ rằng nếu mà nói là đã đến lúc, thì đã quá muộn ! Nhu cầu phải có một bộ luật, có một hành lang pháp lý để quy định hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các nghiệp đoàn, thậm chí các đảng phái là rất cần thiết. Bởi vì có như thế, Nhà nước mới quản lý được, vì chúng ta là một nhà nước pháp quyền, chúng ta quản lý trên cơ sở luật pháp, chứ không phải trên chỉ thị của Đảng lãnh đạo, hoặc là những thông tư, nghị định của chính quyền – đó là những văn bản dưới luật.

Vì vậy, phải có một bộ luật chính thức để tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp pháp và chính đáng của các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức khác. Tôi nghĩ rằng đó là một nhu cầu mà đã được đặt ra từ lâu, mà theo tôi có lẽ cũng đã đến hai chục năm rồi.

Và tôi nói rằng Quốc hội Việt Nam đang còn nợ luật đó đối với người dân Việt Nam. Lúc đầu người ta đặt vấn đề về ‘Luật về Hội’, nhưng sau đó qua rất nhiều hội thảo mà tôi cũng từng được tham gia, kể cả có những vị đã từng là quan chức nhà nước như ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, hay là ông Vũ Mão, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội, họ đều thống nhất.

Tôi thấy là chưa có một ý kiến nào phản đối. Nhưng về sau tên gọi có khác nhau và người ta thấy rằng đầu tiên có người nói là "Luật về quyền được lập hội". Cái đó là cái đầu tiên mà bức xúc nhất, vì khi muốn có hoạt động của hội, thì phải được lập hội đó. Tên gọi theo tôi không quan trọng lắm, tuy tất nhiên nó tạo một bước về mặt chiến thuật, để tạo đà tiếp sau. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu đã làm một bộ luật, thì nên làm một Bộ luật về Hội, trong đó có quyền về được lập hội, trong đó có những vấn đề trách nhiệm giải trình của các tổ chức đó đối với những thành viên của tổ chức của mình và đối với nhà nước, rồi vấn đề tài chính của những tổ chức đó như thế nào, quyền được nhận tài trợ ra sao, và sự minh bạch trong quản lý tài chính phải như thế nào, rồi những hội viên phải có những trách nhiệm gì, v.v.

Tôi nghĩ tất cả những cái đó là những điều rất quan trọng và đã có rất nhiều cuộc thảo luận, và qua những cuộc thảo luận có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, lẫn của các quan chức của Quốc hội và các quan chức của Nhà nước, tôi chưa thấy một ý kiến nào bác bỏ nhu cầu, bác bỏ việc phải có một bộ luật đó, nhưng rất tiếc rằng không rõ vì lý do gì, không biết do sự chỉ đạo của ai, không có thông tin nên tôi không dám nói, nhưng cho đến nay Bộ luật đó vẫn chưa ra đời.

Và trong nghị trình của Quốc hội Việt Nam khóa này, tôi chưa từng thấy là Bộ luật đó được nêu trong danh sách những luật cần phải được xây dựng và được thông qua.

RFA : Như vậy, ông có khuyến nghị với Quốc hội, chính quyền, nhà nước và Đảng cộng sản ở Việt Nam rằng Bộ luật này phải là một ưu tiên để ban hành hay không ?

Trần Tiến Đức : Tôi nghĩ rằng rất cần, nếu tôi được phép kiến nghị, tôi xin kiến nghị với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị lãnh đạo Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội và những đoàn thể chính trị mà hiện nay đã được Nhà nước công nhận, thì nên ủng hộ, việc sớm làm, chứ không phải cứ nói là "chúng ta sẽ sớm ra", mà phải nói rằng "trong nhiệm kỳ này của Quốc hội (2021-2026), phải ra được Bộ luật về hội".

RFA : Ông có nói ở trên rằng ngay đảng phái ở Việt Nam cũng phải có luật, tại sao lại cần như thế và nếu có Luật hay Bộ luật về đảng phái như thế, thì cần ưu tiên nội dung gì ở trong đó, thưa ông ?

Trần Tiến Đức : Chúng ta đều biết rằng theo Hiến pháp phiên bản năm 2013, điều 4 có quy định là Đảng cộng sản Việt Nam được toàn quyền lãnh đạo đất nước. Đấy là một việc rất quan trọng. Nhưng lãnh đạo đất nước là phải trong khuôn khổ luật pháp, cho nên tôi rất muốn rằng bên cạnh Bộ luật về hội, thì phải có Bộ luật về Đảng cộng sản Việt Nam, để cho Bộ luật đó khẳng định rằng với hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thì Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, nhưng mà cũng quy định quyền hạn của đảng lãnh đạo bao gồm những lĩnh vực gì và nó được thể hiện như thế nào.

Rồi trách nhiệm giải trình của Đảng này đối với các đảng viên, đối với quốc dân, đối với đất nước là ra sao ? Tôi nghĩ rằng điều đó rất là quan trọng, bởi vì như thế mới là sự công bằng, chúng ta vẫn nói rằng xã hội mà nhà nước Việt Nam đang xây dựng là dân chủ, công bằng, văn minh, thì điều đó là thể hiện sự công bằng, sự văn minh.

Còn các tổ chức khác cũng phải hoạt động theo luật, bây giờ chúng ta (Việt Nam) có Luật về Công đoàn, trong đó tổ chức công đoàn phải hoạt động theo pháp luật. Vậy thì Hội phụ nữ cũng phải hoạt động theo luật, Đoàn Thanh niên cũng phải hoạt động theo luật v.v... Bây giờ những tổ chức đó đều hưởng ngân sách của Nhà nước và nhiều khi tôi nghĩ rằng nó có những khía cạnh bất hợp lý, không biết bây giờ có còn như thế nữa hay không, nhưng khi tôi còn làm việc, tôi biết là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Việt Nam có đến 27 cục, vụ, viện.

Tức là bộ máy to hơn cả một Bộ của Chính phủ, dù là cơ quan của chúng tôi, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình lúc bấy giờ chỉ có 4-5 Vụ thôi, kể cả Thanh tra, kể cả Trung tâm Nghiên cứu, trong khi Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có hơn hai mấy cục, vụ viện như thế, thì tức là bộ máy phình rất to. Tôi xin nói rằng Đoàn thanh niên cộng sản là thuộc những đoàn thể quần chúng, và nếu đúng danh nghĩa của họ, thì họ hoạt động phải theo tác phong quần chúng.

Tôi nhớ là Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hồi năm 1974 hay 1975 từng nói rằng, theo ông : "Lãnh đạo của Trung ương đoàn không nên đi ô tô (xe công) xuống cơ sở, mà nếu ở trong địa phận một thành phố, thì chỉ nên đạp xe thôi, thì nó mới gần gũi dân !" Tôi cũng nhớ, hồi cha tôi, Bác sĩ Trần Duy Hưng, làm Hướng đạo sinh thời còn Pháp thuộc, thì không có ăn lương và toàn bộ đi đâu đều toàn tự túc các phương tiện. Thí dụ như khi tổ chức cho Hướng đạo sinh đi cắm trại, để tổ chức những hoạt động giới thiệu lịch sử, giới thiệu về tinh thần yêu nước, họ toàn đi bằng phương tiện công cộng hoặc là đi xe đạp, đến nơi thì tự túc ăn uống, cắm trại v.v. Nên tôi nghĩ đó là những hình thức cần được khuyến khích để những đoàn thể quần chúng thì phải thực sự là quần chúng. Chứ còn tác phong bây giờ hành chính quá, và tôi nghĩ rằng nếu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh mà hành chính quá như thế, thì nên gọi là "Bộ Thanh niên", hoặc làm thành Bộ gọi là "Bộ Giáo dục và Thanh niên" như ở một số nước. Chứ còn đã là đoàn thể, nên hoạt động với ngân sách tiết kiệm nhất, một khi còn được hưởng ngân sách của Nhà nước.

RFA : Liệu nhà nước và chính quyền ở Việt Nam có nên quan ngại về điều được cho là "diễn biến hòa bình" hay không, thưa ông ?

Trần Tiến Đức : Tôi nghĩ rằng Nhà nước không nên quan ngại. Bởi vì cái "diễn biến hòa bình" có xảy ra hay không là phải phụ thuộc vào lòng dân. Dân người ta muốn thay đổi, thì dù anh không thay đổi, cũng sẽ dẫn đến thay đổi. Tôi lấy thí dụ, chúng ta từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang một nền kinh tế thị trường sau Đại hội đổi mới năm 1986 (Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam), thì trước hết đó là động lực đầu tiên xuất phát từ dân, từ những người dân đầu tiên mà ở tỉnh Vĩnh Phúc, do ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy, rồi sau đó là ở miền Nam, ở tỉnh Long An, rồi từ ở các xí nghiệp, như là những xí nghiệp dệt ở Sài Gòn v.v. dần dần, nó mới thành ra những sáng kiến của dân, mà sáng kiến ấy là sáng kiến từ dân mà ra.

Có những sáng kiến được Đảng ủng hộ ngay từ đầu, cũng có những sáng kiến dân bắt đầu lên, thì cuối cùng Đảng cũng ủng hộ, và ông Trường Chinh là một con người vẫn mang tiếng là rất bảo thủ, nhưng chính ông ấy đã nhận ra được những khiếm khuyết của một nền kinh tế kế hoạch tập trung, và chính ông là người đã đề xướng và thực hiện Đổi mới, để tạo nên sự đổi mới của đất nước về mặt kinh tế.

Nhưng như tôi vẫn thường nói với bạn bè của tôi là "Đổi mới về kinh tế, thì phải kéo theo đổi mới về chính trị, vì đổi mới chính trị mới làm cho đổi mới kinh tế bền vững !" Tôi biết bây giờ nhiều người đang cố gắng, nhưng người ta cũng nói rằng "Cái gì cũng phải làm từ từ !", thì tôi nói lại rằng : "Đúng là mọi chuyện phải có những bước đi cần thiết, phải có những khảo cứu, nhưng xã hội dân sự không phải là mối đe dọa !"

Và tôi xin nhắc lại một lần nữa xã hội dân sự không phải và không bao giờ là mối đe dọa với thể chế chính trị của đất nước này. Thể chế chính trị chỉ thay đổi một khi lòng dân thay đổi. Và có lần trong một cuộc hội thảo ở Nha Trang với các nghị sĩ, khi tôi vẫn còn làm tư vấn cho Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam, thì trong bữa ăn, tôi hỏi thật các vị ấy : "Bây giờ, nếu như các vị cho phép các Đại biểu tự do hoàn toàn tự do ra ứng cử, thì các vị thấy sao ? Các vị có ngại không ?"

Nhiều vị cứ chần chừ, tôi bảo họ : "Theo tính toán của tôi, nếu cho phép những người được gọi là Đại biểu tự do ra ứng cử, thì với thể chế và quy tắc bầu cử hiện nay, họ sẽ không thể nào chiếm quá được 30% số ghế trong Quốc hội. Và như vậy, tất cả những chính sách mà các vị đưa ra, các vị muốn thông qua, thì các vị vẫn thông qua được, với đa số. Tất nhiên không phải với đa số áp đảo như hiện nay, nhưng với tỉ lệ 60%, thậm chí với 55% thì các vị vẫn thông qua được. Và nó vẫn tạo ra được một môi trường phản biện lành mạnh, bởi vì trong Quốc hội mà phản biện nhau thì là chuyện lành mạnh rồi. Như thế, tôi nghĩ rằng nó sẽ đảm bảo cho đất nước ta (Việt Nam) phát triển một cách nhanh chóng hơn".

Cuối cùng, nghe xong, các ông đó bảo tôi : "Ông Đức nói đúng đấy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý !" Nhưng từ sự đồng ý trong trao đổi riêng, đến sự thay đổi về mặt chính sách thì chắc vẫn còn những bước đường dài, song tôi tin tưởng rằng đất nước này sẽ thay đổi và sẽ thực sự hòa nhập với đời sống quốc tế.

RFA : Xin trân trọng cảm ơn ông Trần Tiến Đức đã trả lời cuộc phỏng vấn này với Đài Á Châu Tự Do !

Trên đây là phần hai và cũng là phần cuối của cuộc trao đổi của RFA tiếng Việt với ông Trần Tiến Đức nguyên là Vụ trưởng vụ Truyền thông, Ủy ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình, thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trước đây, ông là nhà quan sát xã hội dân sự, từng là chuyên gia hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông dân số, truyền thông phát triển, cựu Giám đốc dự án Policy do USAID tài trợ chuyên về vận động chính sách và thúc đẩy tiếp cận trên cơ sở quyền và tăng quyền cho người có HIV tại Việt Nam, cựu đại diện của The Futures Việt Nam, thuộc The Futures Group toàn cầu, chuyên về nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu chính sách và vận động chính sách, trong đó có tư vấn chiến lược trong lĩnh vực dân số & kế hoạch hóa gia đình, giới, sức khỏe sinh sản v.v. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam (1993-1998) và cố vấn của Ủy ban các Vấn đề Xã hội thuộc Quốc hội Việt Nam các khóa trước đây. Ông Trần Tiến Đức cũng được biết đến là con trai thứ của Bác sĩ Trần Duy Hưng, cố Thị trưởng đầu tiên đồng thời là người giữ cương vị này lâu nhất của Hà Nội, dưới thời chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc Việt Nam trước đây bắt đầu từ ngày 10/10/1954.

Phần 1 của bài phỏng vấn ông Trần Tiến Đức : Tình trạng "tạm lắng" của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và triển vọng ?

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 11/05/2023

Published in Diễn đàn

Làm sao luôn phải bảo đảm "ngon, bổ, rẻ"

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Vậy thì vì sao đến nay quyền nay không được sử dụng để giải quyết hàng loạt vướng mắc về pháp lý của y tế nước nhà ?

quochoi1

Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đã nghĩ ra một loạt giải pháp nhằm đưa sữa công thức trở lại các kệ hàng, sau một vụ sữa nhiễm vi khuẩn chết người buộc hãng Abbott phải đóng cửa nhà máy ở Michigan.

Nhìn từ nước Mỹ để thấy sự thờ ơ của quan chức Việt Nam

Tin tức từ Mỹ cho thấy dường như các đại biểu quốc hội ở Việt Nam quá thụ động, với ít nhiều thái độ vô cảm đối với sức khỏe của nhân dân. Theo đó, các nhà lập pháp Mỹ hiện đang cố gắng xoay chuyển các chính sách thương mại nghiêm ngặt để thúc đẩy sản xuất sữa công thức (Baby formula/Substitut du lait) cho trẻ sơ sinh, nhưng vẫn bế tắc.

Theo ghi nhận của báo chí phương Tây, thì Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đã nghĩ ra một loạt giải pháp nhằm đưa sữa công thức trở lại các kệ hàng, sau một vụ sữa nhiễm vi khuẩn chết người buộc hãng Abbott phải đóng cửa nhà máy ở Michigan.

Nhưng không có nỗ lực nào trong số đó – bao gồm cả việc viện dẫn đạo luật sản xuất quốc phòng và miễn thuế cao đối với hàng nhập khẩu công thức – có thể giúp ngăn chặn được sự thiếu hụt sữa đã kéo dài 1 năm qua.

Các quan chức và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) vẫn chưa thống nhất về giải pháp, nhưng hầu hết đều đồng ý vấn đề chủ yếu do các chính sách của Mỹ gây khó khăn cho những công ty mới tham gia vào sản xuất.

Chỉ riêng nhà máy sữa của Abbott ở Sturgis, bang Michigan, chiếm thị phần khoảng 20% sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh ở Mỹ. Các đối thủ cạnh tranh của Abbott như Mead Johnson, Nestlé SA và Perrigo Co. không thể bù đắp sự thiếu hụt khi nhà máy này đóng cửa.

Theo cuộc khảo sát mới nhất của Cục Điều tra dân số Mỹ, trong khi nguồn cung sữa công thức hiện tại tương tự như mức trước khủng hoảng, nhiều người Mỹ cho biết họ vẫn phải vật lộn để tìm sữa công thức trong các cửa hàng.

Ở Việt Nam, chuyện khủng hoảng y tế kéo dài và đa dạng hơn nhiều chứ không riêng chuyện sữa công thức như nước Mỹ.

Đơn cử hồi dịch giã Covid-19, với lệnh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được đi kèm với súng ống và sắc phục quân đội là "ai ở đâu ở yên đó" cho chính sách khắc nghiệt của "Zero covid" đã khiến trẻ em không có sữa để sử dụng ; vì phụ huynh không được phép bước ra khỏi nhà, và các ngõ đường đều bị giăng dây có lính gác nên trong giai đoạn ngặt nghèo nhất, giới shipper cũng dù được ‘thẻ ưu tiên’ cũng phải chịu thua.

Hậu dịch giã đã đẩy luôn ngành y tế Việt Nam vào cuộc khủng hoảng của vật tư, thiết bị y tế – hay nói đúng hơn, thì hậu dịch chỉ là ‘giọt nước tràn ly’…

quochoi2

Bệnh viện thiếu thuốc, cạn kiệt vật tư : người bệnh tới khám, cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức vẫn rất đông trong ngày 1/3

Quan chức Việt Nam : làm ít – sai ít ?

Chủ tịch Hội Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, bà Phạm Khánh Phong Lan, kể :

"Giữa năm 2022, hàng loạt bệnh viện, vừa kiệt quệ sau Covid-19, tiếp tục đối diện với khủng hoảng thiếu thuốc. Lúc đó, tôi đã đề nghị xem lại quy trình đấu thầu hiện nay. Yêu cầu mua sắm "ngày càng phải rẻ" khiến thuốc chất lượng thấp tràn vào bệnh viện, bệnh nhân dần mất niềm tin vào bảo hiểm y tế.

Sau đó, những vướng mắc liên quan đến Luật Dược và các quy định về đấu thầu mua sắm quốc gia phần nào được tháo gỡ nhờ Nghị quyết 80/2023 ban hành đầu tháng 1. Nhưng không lâu sau, hệ thống y tế công trên cả nước, đặc biệt là ở hai thành phố lớn, tiếp tục thiếu vật tư y tế trầm trọng, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm cự, thậm chí phải hoãn mổ, kê tạm thuốc giảm đau cho bệnh nhân.

Vì sao đến nỗi như vậy ?

Ngành y tế có ba chân kiềng – dự phòng, điều trị và cung ứng – liên quan chặt chẽ với nhau và đều đang lung lay : dự phòng yếu nên bệnh nhân nhiều, gây quá tải điều trị và trở nên thê thảm hơn khi cung ứng bị khủng hoảng, không đáp ứng được yêu cầu về thuốc, trang thiết bị…

Thực trạng này cần nhìn nhận như một tất yếu khách quan do các chính sách, quy định không phù hợp kéo dài nhiều năm, càng sửa càng rối. Đơn cử như vấn đề cung ứng, làm thế nào để thoát cảnh cạn kiệt về vật tư, máy móc ở các bệnh viện ?

Điều kiện tiên quyết là phải có tiền để mua. Với khả năng hạn hẹp của ngân sách nhà nước, các bệnh viện công khó được trang bị đầy đủ và kịp thời máy móc hiện đại, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, các vùng khó khăn.

Hành trình đi xin đầu tư, lập dự án mua trang thiết bị luôn rất gian nan, không loại trừ có tiêu cực. Quá trình trang bị máy móc cho hệ thống bệnh viện có phần đóng góp rất lớn của chính sách xã hội hóa, liên doanh liên kết, và nỗ lực của các bệnh viện trong mục tiêu nâng cao y hiệu, chất lượng điều trị.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tổng kết trên quy mô quốc gia, để đánh giá vai trò của Nhà nước trong việc trang bị máy móc cho các bệnh viện công, và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ, tránh tình trạng thiết bị lạc hậu sau nhiều năm chờ đợi thủ tục.

Thiếu thì phải mua bổ sung thông qua đấu thầu. Tiêu chí đầu tiên để tham gia thầu là trang thiết bị phải có số lưu hành và giấy phép nhập khẩu. Hai khoản này chậm chạp, vướng mắc triền miên, thường được gia hạn năm một bằng các nghị định.

Mới đây Chính phủ ra Nghị định 07/2023 sửa đổi một số điều của Nghị định 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế, chủ yếu gia hạn hiệu lực số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến 31/12/2024.

Nghị định 07 chỉ giải quyết được vướng mắc về số lưu hành và giấy phép nhập khẩu. Theo tôi, Chính phủ cần xem lại về quy chế gia hạn tự động số lưu hành và giấy phép nhập khẩu, nếu không, đến hết 2024 khó khăn sẽ tiếp diễn.

Vướng mắc chủ yếu chưa gỡ được là sức ép làm sao luôn phải bảo đảm "ngon, bổ, rẻ".

Vấn đề giá cả, quy trình mua sắm các trang thiết bị đã bộc lộ nhiều vấn đề và đang là đối tượng của cơ quan điều tra các cấp. Việc mua sắm trang thiết bị (thường đắt tiền) ở đâu cũng phải kiểm soát được thất thoát – kể cả hệ thống tư nhân.

Nhưng hệ thống tư nhân không bắt buộc đấu thầu, không tự trói mình. Còn hệ thống công lập luôn phải loay hoay "tránh bẫy", vì sợ vướng mắc quy định pháp lý về xây dựng giá dự toán, giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu…".

…Với những nhận xét trên cho thấy ở đây lỗi thuộc về Quốc hội, khi họ đã không sử dụng quyền lập pháp để tu chỉnh Luật Đấu thầu cùng các văn bản pháp quy liên quan.

Cát Tường – Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 09/03/2023

Published in Diễn đàn

Quốc hội xứ Đông Lào xưa nay vốn đủng đỉnh xuân thu nhị kỳ hội ngộ bấm nút theo chủ trương của đảng. Ngay trong phiên họp vừa qua, kinh tế rối ren, thị trường chứng khoán chao đảo, ngân hàng cạn kiệt, bất động sản đóng băng có nguy cơ vỡ bóng, gia công xuất khẩu bị đứt đơn hàng, công nhân nghỉ tết sớm hơn hai tháng, doanh nghiệp "rời khỏi thị trường", nhưng Quốc hội vẫn im như thóc. Rảnh rang bình thản bàn chuyện biển số xe đẹp và đủ chuyện tào lao. Thế rồi đột nhiên giáp tết nguyên đán, kỳ lễ hội nghĩ ngơi dài nhất của năm Quốc hội họp bất thường bàn toàn chuyện bình thường thậm chí chuyện tầm xa đến năm 2050. Đảng đang cần Quốc hội bấm nút chuyện gì mà chưa nói thiệt với dân ?

quochoi1

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin về Kỳ họp bất thường thứ nhất vào ngày 04/01/2022, Quốc hội khóa XV tới các cơ quan báo chí. Ảnh minh họa

Trong ngôn ngữ và tư duy của người Việt, "rắp tết" nhằm chỉ một trạng thái cập rập bị động, phải thực hiện công việc cần thiết, bất ngờ sát mốc deadline "rắp tết" hàm ý nghĩa phải làm cho xong đúng hạn bất cần chất lượng.

Họp bất thường bàn chuyện bình thường ?

Quốc hội xứ Đông Lào vốn rất khủng khỉnh, khệnh khạng, mỗi năm chỉ họp hai lần, mỗi kỳ đều có chương trình nội dung chuẩn bị từ nhiều tháng trước, qua trình tự xem xét, xin ý kiến… Ấy vậy mà mới trải qua chưa hết nửa nhiệm kỳ, Quốc hội khóa này đã phải họp bất thường đến hai lần. Lần trước do dịch Covid phải họp bất thường để ra nghị quyết về mở rộng quyền cho chính phủ chi tiêu chống dịch đã đành. Lần này, ngày 5/1/2023, tức 14 tháng chạp nhâm dần, ngay lúc cận kề lễ tết nguyên đán, Quốc hội lại họp bất thường thiệt cập rập, rắp tết đúng cả nghĩa đen nghĩa bóng. Cập rập đến mức phải phân bố chương trình kỳ họp đến con số 1.75 ngày, 0.75, 0.50 ngày.

Điều đáng nói là qua thông báo chính thức, nội dung làm việc, chương trình kỳ họp toàn những chuyện tầm xa hay những chuyện bình thường, không có gì bất thường. Theo báo chí trong nước, sáng 21-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét, quyết định các nội dung như sau :

Xem xét, quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021/2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nội dung quan trọng nhưng liên quan đến tương lai xa, cần nhiều thời gian, cần nghiên cứu thấu đáo chứ không nên bấm nút trong phiên họp bất thường rắp tết.

Xem xét, thông qua dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Luật này rất cần sửa đổi nhưng trong điều kiện thực tế các cơ chế chính sách về y tế còn đang rối nùi : cơ chế đấu thầu dược phẩm vật tư y tế đang bất cập, bế tắc. Lương bổng thấp cán bộ y tế bỏ việc hàng hoạt, cơ chế quản lý ngành y lỏng lẻo để xảy ra tiêu cực từ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng xuống tận nhân viên đi tù hàng loạt…Tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan kêu cứu như cha chết. Thủ tướng chỉ đạo liên ngành tham gia vẫn chưa giải quyết xong, liệu những nội dung Luật sửa đổi có giải đáp được thực tế này ?

Hai nội dung còn lại tuy gấp nhưng là những việc nhỏ mang tính hành chính sự vụ, có thể giải quyết bằng hình thức khác không nhất thiết phải đến mức họp quốc hội bất thường.

Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 nghị quyết số 30 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV ; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nghị quyết 30 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật dược.

Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm : việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.

Việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021 ; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương).

Chuyện khó nói nhưng cần bấm nút là nhân sự ?

Với những nội dung được công bố ấy, cử tri băn khoăn tự hỏi : Vì sao Quốc hội phải họp bất thường ?

Nếu đọc kỷ trong phân bố lịch thời gian kỳ họp, vẻn vẹn 4 ngày ấy, có 0,5 ngày cho một công việc, không công bố nội dung.

"Cụ thể, phiên trù bị, khai mạc, trình bày tờ trình, báo cáo trong 0,5 ngày. Thảo luận ở tổ trong 0,75 ngày/4 nội dung. Thảo luận ở hội trường trong 1,75 ngày/4 nội dung. Về nhân sự trong 0,5 ngày. Phiên bế mạc và biểu quyết thông qua trong 0,5 ngày. Ngoài ra dự phòng một ngày" (1).

Phải chăng những nội dung làm việc bình thường đã nêu chỉ là nguyên cớ, nguyên nhân thật sự mà Quốc hội phải họp bất thường là NHÂN SỰ ?

Những "nhân sự" thuộc thẩm quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm là gì ? Cổng thông tin của Quốc hội đã ghi, Quốc hội có trách nhiệm sau :

"Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập ; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" (2).

Việc bỏ phiếu tín nhiệm có lịch thực hiện ở các kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội nên có thể loại trừ. Như vậy, thực chất kỳ họp bất thường này Đảng cần Quốc hội diễn tuồng bấm nút truất phế hoặc bổ nhiệm cho ai đó ! Trong trường hợp này sẽ miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm ai ? Theo một lệ bất thành văn không có trong Hiến Pháp nhưng nằm trên Hiến Pháp là các chức danh Quốc hội có quyền và trách nhiệm miễn nhiệm nêu trên thực chất là thuộc diện đảng viên do Bộ Chính trị quản lý. Cho ai lên, ai xuống do Bộ Chính trị. Cụ thể là ông Tổng đốt lò phất cờ, Bộ Chính trị giơ tay, Ban chấp hành trung ương biểu quyết và cuối cùng là 100% Quốc hội bấm nút.

Đảng đã gọi tên Sơn !

Màn diễn gần đây nhất là ngày 7/6, Quốc hội đã điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 3, bổ sung nội dung công tác nhân sự sau khi Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII họp bất thường vào hôm trước và quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Thanh Long - Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế. Quốc hội đã bấm nút cách chức Bộ trưởng, bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội với ông Long (3).

Tương tự, cũng trong ngày này, Hội Đồng Nhân Dân TP.Hà Nội cũng 100% nhất trí biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội với ông Chu Ngọc Anh (4).

Theo đặc lệ đó, từ thông tin báo chí trong nước, có thể thấy rỏ ít nhất có một con dê sẽ bị tế thần trong kỳ họp bất thường lần này.

Trong các ngày 20 và 21/12, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 24. Ông Trần Cẩm Tú - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - chủ trì kỳ họp. 

Sau khi xem xét kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 - 2026, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật và đề nghị kỷ luật hàng loạt các bộ ngành ngoại giao đã ăn tiền nhơ nhớp qua các chuyến bay giải cứu. Trong đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 ; ông Bùi Thanh Sơn - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Ngoại giao. (5)

Thật ra phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chỉ là thủ tục. Việc dự kiến triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội đã công bố cách đây hơn nửa tháng. Chuông đã gọi hồn ai từ trước đó lâu rồi.

Chỉ là một gameshow bấm nút !

Trong lỗi hệ thống của chế độ toàn trị, độc quyền, độc đảng, nạn tham nhũng là căn bệnh ung thư di căn đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Nhà dột từ trên nóc xuống, thì dù Bùi Thanh Sơn hay quan chức cao cấp hơn nửa bị bắt cũng là điều bình thường, không hề oan ức. Trong vụ Kit test Việt Á dù Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị bắt nhưng người dân vẫn băn khoăn liệu đó có phải là trùm cuối ? Vụ chuyến bay giải cứu cũng vậy Bùi Thanh Sơn liệu có phải là trùm cuối hay chưa ?

Không phải do thù ghét chế độ, mong muốn hả hê nhìn thấy lãnh đạo cấp cao hơn bị bắt, bị kỷ luật. Không phải vì niềm tin, hy vọng cái lò siêu việt đốt cả củi khô củi ướt sẽ tiêu diệt được tham nhũng. Dư luận băn khoăn, hoang mang ở ngay chính cái lò, cái cách đốt củi.

Theo hiến pháp, Quốc hội là đại diện người dân, là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan giám sát tối cao thế nhưng trong công cuộc chống tham nhũng không có cơ chế, không có quy trình nào cho Quốc hội thực hiện quyền này. Hành vi phạm tội của Việt Á, chuyến bay giải cứu gây uất hận cho dân trong nước, cho những khúc ruột ngàn dặm khắp năm Châu nhưng Quốc hội bịt tai nhắm mắt. Những phiên chất vấn của Quốc hội như những show diễn tấu hài vô duyên mua vui gượng gạo cho người dân với những câu hỏi vu vơ, những báo cáo thành tích của các Bộ trong đó có Nguyễn Thanh Long.

Quyền lực thật sự phán quyết ai sống, ai chết, ai lên ai xuống chỉ thuộc về một nhúm người, thậm chí là một người đốt lò. Những phiên tòa xét xử thực chất cũng chỉ là show diễn thực hiện các phán quyết được quyết định bởi lòng thương ghét của cái lò.

Quốc hội chỉ là những ro bốt bấm nút theo lập trình có sẵn của cái lò. Tệ hơn nửa là ngay công việc bấm nút vĩ đại đó, cũng dối dân với những nội dung gượng gạo vô duyên của kỳ họp bất thường rắp tết. Những quyết sách trọng yếu của quốc gia như quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021/2030, tầm nhìn đến năm 2050, Luật Khám Chữa bệnh cũng bị biến thành phông màn trang trí cho trò hề bấm nút !

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 22/12/2022

1. https://tuoitre.vn/quoc-hoi-hop-bat-thuong-lan-thu-hai-xem-xet-nhieu-noi-dung-quan-trong/20221221085129997.htm

2. https://quochoi.vn/gioithieu/gioithieuveqh/Pages/chuc-nang-cua-quoc-hoi....

3. https://vov.vn/chinh-tri/ong-nguyen-thanh-long-bi-bai-nhiem-tu-cach-dbqh-cach-chuc-bo-truong-bo-y-te-post948765.vov

4. https://thanhnien.vn/bai-nhiem-chu-tich-ha-noi-voi-ong-chu-ngoc-anh-post1466351.html

5. https://tuoitre.vn/hang-loat-can-bo-ngoai-giao-bi-ky-luat-vi-vu-chuyen-bay-giai-cuu/20221221180652913.htm

Published in Diễn đàn
jeudi, 17 novembre 2022 00:05

Sự hài hước của "Quốc hội"

Theo báo chí Việt Nam đưa tin, chiều 15/11/2022, tại phiên họp toàn thể, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số ô tô, với 473/489 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

quochoi1

Chiều 15/11/2022, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, với 473/489 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành - Ảnh: VGP/Hải Liên

Như vậy, là việc bàn bạc, tranh luận bao thời gian qua, đã đi đến kết quả là cái Nghị quyết về việc đồng ý thí điểm đấu giá biển số ô tô trên toàn quốc, một vấn đề được nêu ra mấy năm nay, rồi được thực hiện một số địa phương… và bây giờ thì có Nghị quyết chính thức.

Điều đó, cũng có nghĩa là Quốc hội công nhận rằng thì là cái biển số, cũng có số đẹp, số xấu, cũng có số may số rủi, cũng có chuyện vận hạn, đen đủi hoặc may mắn trong cuộc sống chứ không chỉ đơn giản là chỉ vật chất quyết định tất cả. Nghĩa là Quốc hội của Đảng công nhận rằng cái mà xưa nay dẫn vẫn tin, vẫn làm mà Đảng thì gọi là mê tín, dị đoan… thì nay đảng đã sai ?

Cũng có nghĩa là cái chủ nghĩa duy vật duy nhất đúng của đảng, nay đã không chỉ lung lay trên lý thuyết, mà trên thực tế, nó đã sụp đổ ?

Có tiền, sẵn sàng treo cổ

Nếu như trước đây vài ba chục năm, trong các cuộc họp cơ quan nhà nước nếu có ai đặt vấn đề như biển số xe có biển số đẹp, số xấu và những vấn đề tương tự hoặc tin tưởng vào chuyện ngày đẹp, ngày xấu, năm xui tháng hạn v.v. thì ngay lập tức sẽ bị ném đá tàn bạo kèm theo những lời lẽ phê bình gay gắt "đứng trên quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lenin" rằng thì quan điểm, tư tưởng đó là tư tưởng tư sản, phong kiến, lạc hậu, mê tín dị đoan và hàng trăm lời lẽ nghiêm khắc khác từ cơ quan tư tưởng.

Thậm chí không khéo lại được lực lượng an ninh tôn giáo, chống phản động quan tâm theo dõi không chừng. Bởi như vậy là đi ngược lại tư tưởng chủ đạo và là nền tảng của Chủ nghĩa Mác – Lenin vốn khẳng định "vật chất quyết định ý thức" vốn là câu xưng tụng của Chủ nghĩa vô thần cộng sản.

Chưa cần nói đến việc lại còn đưa ra đấu giá biển số xe, rồi lại còn bỏ số 49, 53… vì là những số rủi, số xấu.

Thế nhưng, nay thì Quốc Hội đã chính thức ra Nghị quyết để bán biển số đẹp cho dân. Mà muốn bán, hẳn phải có mới bán được, nghĩa là chính thức công nhận có số đẹp, số xấu.

Thậm chí mấy hôm và cả tuần qua, họ còn bỏ ra bao nhiêu ngày, mỗi ngày mất mấy tỷ đồng tiền dân để bàn xem biển đẹp như vậy bán bao nhiêu tiền trở lên.

quochoi2

Quốc hội công nhận rằng thì là cái biển số, cũng có số đẹp, số xấu, cũng có số may số rủi, cũng có chuyện vận hạn, đen đủi hoặc may mắn trong cuộc sống chứ không chỉ đơn giản là chỉ vật chất quyết định tất cả.

Ông miền núi thì kêu rằng bán vài chục triệu là đã khiếp, ông chủ tịch Hà Nội thì kêu phải trăm triệu mới đúng tầm, dân lắm tiền, lo gì chuyện dân không mua nổi. Vì như ông ấy nói : "Đấu giá mà bắt đầu từ dăm chục triệu thì trả đến bao nhiêu ngày cho đến giá", nghĩa là theo ông ấy- một người đã từng qua chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước - thì việc đấu giá người ta cũng cứ làm như ông đến làm việc nhà nước, cứ đến giờ là trả giá rồi chờ đến giờ nghỉ trưa, chiều trả giá tiếp ?

Ông ta không biết đọc báo, nên không biết rằng trong phiên đấu giá cổ vật Bát vàng Khải Định mới mấy hôm trước, chỉ trong vòng 12 phút, bát vàng từ giá khởi điểm là 15.000 euro. Nhưng chỉ sau 12 phút đã có với 68 lần nâng giá, chiếc bát được gõ búa ở mức 680.000 euro.

Thật tội nghiệp cho cái chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước mà ông ta đã giữ mấy năm qua.

Điều người ta thấy lạ ở chỗ : Từ một thái độ không khoan nhượng với những tư tưởng, hành động đi ngược lại nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lenin, coi đó là xương sống, là cơ sở để tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản, rằng nếu mất nền tảng đó, thì đảng sẽ lâm vào trình trạng công nhận rằng cơn khủng hoảng không lối thoát về tư tưởng của đảng đã và đang tồn tại trên thực tế. Nay đảng đã ra lệnh cho Quốc hội giơ tay, để kiếm tiền trong dân.

Vậy là một quá trình đảng Cộng sản tồn tại và giữ vững bản sắc của tư tưởng Mác – Lenin tại Việt Nam, dân tộc này, đất nước này đã trả giá bằng sinh mạng, bằng tài sản của không phải là con số hàng ngàn, mà là con số nhiều hơn thế, là nạn nhân của cuộc Cách mạng về tư tưởng và Văn hóa.

Thế mà bỗng dưng cái Quốc hội vô sản lại làm cái trò buồn cười vớ vẩn là đi công nhận những điều mê tín, dị đoan và lú lẫn đi ngược với tư tưởng, đường lối của đảng như vậy.

Điều gì có thể giải thích được động tác này của Quốc hội ?

Chỉ có thể giải thích một cách đơn giản : Tiền. Đảng đang khát tiền.

Chỉ có khi khát tiền, thì đảng mới thực hiện đúng theo nguyên tắc của Chủ Nghĩa Mác – Lenin mà Các Mác đã nói : "Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm, được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không có tội ác nào nó không dám phạm dù có nguy cơ treo cổ".

Hẳn nhiên, ở đây lợi nhuận không chỉ là 300%. Bởi lợi nhuận của những biển số vô tri vô giác kia từ số o tròn trĩnh cho đảng – Xin đừng nói đến con số mua bán bí mật đằng sau các biển số đẹp được bốc ngẫu nhiên cho các đại gia và quan chức – thì nay là hàng chục, hàng trăm triệu đồng một biển số. Mà biển số, số đẹp thì vô hạn và nhiều vô biên là một nguồn thu không bao giờ cạn.

Thế nên, chấp nhận đi ngược lại tư tưởng, đường lối của Chủ nghĩa Mác – Lenin, đồng nghĩa với treo cổ Chủ nghĩa Mác – Lenin, cơ sở tồn tại của đảng, đâu có hề gì.

Để tìm câu nói của Các Mác về lợi nhuận ở trên, tôi đọc thấy một đoạn văn của một ông Tiến sỹ viết về "Giá trị học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lenin về con người và giải phóng con người" viết như sau : "Ma lực của đồng tiền đã làm cho các nhà tư bản hy sinh mọi niềm vui, hanh phúc chân chính của con người. Vì tiền, họ có thể bán cả lương tâm, danh đự, tình yêu, phẩm giá, hy sinh cả người ruột thịt, chém giết, đoạ đày đồng loại, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình".

Tiếc rằng, ở đây không phải là nhà tư bản, mà là Đảng cộng sản Việt Nam, những người tự xưng là lực lượng đối kháng của giai cấp tư sản. Nhưng bản thân họ là những nhà tư bản đỏ và ma lực đồng tiền còn khuynh loát những nhà tư bản đỏ này hơn các nhà tư bản kia gấp rất nhiều lần.

Những thế hệ lãng phí cuộc đời

Có thể nói rằng trước thực trạng ngày nay của Đảng cộng sản Việt Nam, người ta thấy một quá trình dài, nhân dân Việt Nam đã bị lừa bịp một cách có hệ thống. Nhân dân được ru ngủ bằng một ngày mai tươi sáng khi đảng lãnh đạo toàn dân và cả đất nước, rồi sẽ có cuộc sống ấm no, sẽ là hòa bình và hạnh phúc, sẽ là công bằng và bình đẳng.

Và nhất là sẽ có Đảng, là lực lượng đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân, sẵn sàng vì nhân dân mà phục vụ… Đủ cả mọi lời lẽ êm ái, du dương nhất.

quochoi3

Và nhân dân hy sinh máu xương lớp này đến lớp khác cho đảng, cướp chính quyền cho đảng, chiến đấu cho đảng, hy sinh tài sản, vật chất, nhà cửa, ruộng vườn và cả tính mạng nhiều thế hệ.

Để rồi đến hôm nay thì Đảng trở mặt với dân.

Dân trở thành đối tượng, thành thế lực thù địch, thành giai cấp nô lệ và bị trị, thành con cái mang ơn Đảng.

Và khốn nạn nhất, là Đảng vẫn cứ ngày đêm leo lẻo "phục vụ nhân dân" trong khi dân biết rõ ràng bản chất của đảng, nhưng vẫn chỉ biết nghiến răng, trừng mắt mà chịu nghe đảng nói.

Và không chỉ nhân dân mới là nạn nhân.

Trong các thế hệ cộng sản từ xưa cho đến nay, không phải tất cả đều như nhau ở mức độ thối nát, nhũng lạm và duy vật chất như hệ thống những người mang tấm thẻ cộng sản ngày nay.

Vẫn đã có những thế hệ đi theo cộng sản một cách sốt sắng và thơ ngây, trong sáng với ý nghĩ chân thành rằng : Hy sinh cho mọi người để xây dựng ngày mai được như chiếc bánh vẽ tròn trịa mà người cộng sản đã vẽ ra. Thậm chí, họ cũng ngây thơ tin rằng những chiến công, những máu xương của họ, và cả của những nạn nhân của họ đều vì mục đích cho đất nước, cho quê hương, cho con cháu họ và những người cùng khổ.

Và họ cứ "mo cơm, quả cà và tấm lòng cộng sản" để ra đi. Họ tâm niệm trong sáng đi theo tiếng kêu mời phỉnh nịnh của hệ thống tuyên tuyền của đảng.

Trong quãng đời đó của họ, họ trân trọng dù trong mù quáng cái danh hiệu người cộng sản, cái tư tưởng được bảo vệ đến cùng bằng cả máu xương, cái ý chí mà đảng luôn vẽ ra cao vời vợi đủ để họ coi tính mạng, xương máu của mình là nhỏ bé. Biết bao tài liệu tuyên truyền của đảng rằng người Cộng sản sẵn sàng chết, chỉ để bảo vệ khí tiết của người cộng sản trước kẻ thù, rằng người cộng sản sẵn sàng tuyệt thực, đấu tranh cho đến chết để giữ vững chí khí của mình với danh xưng cộng sản.

Nhưng, tất cả những điều đó, chỉ là trò vớ vẩn ở thời đại ngày nay, khi đồng tiền chi phối đảng.

Thế rồi cho đến hôm nay, tất cả những hy sinh của họ, chỉ là trò con trẻ, là sự lừa đảo và là sự lãng phí tính mạng trước con mắt của những người cộng sản hôm nay.

Và đó là một sự phản bội ghê tởm khi đảng đã lừa bịp nhiều thế hệ những người cộng sản đã vì ái mục tiêu cao cả mà hy sinh tất cả.

Để rồi hôm nay, để nhằm có tiền, chỉ bằng động tác ra Nghị Quyết của Quốc hội, đồng nghĩa với việc họ phủ nhận tất cả những giá trị cốt lõi của Chủ nghĩa Mác – Lenin mà họ vẫn rêu rao và bao thế hệ đã trở thành nạn nhân.

Bởi "Máu tham, hễ thấy hơi đồng là mê".

Và đó là sự hài hước của Quốc hội của nhà nước vô sản.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 17/11/2022

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 juin 2022 18:49

Ý kiến về bạo lực gia đình

Khi Quốc hội… tấu hài

Trân Văn, VOA, 03/06/2022

"Quc hi din hài quá hay vi dàn din viên xut sc. Hoài Linh không có ca đ so bì. Mi k hp, Quc hi li cung cp cho dân chúng nhng tràng cười thoi mái bt tn, giúp h quên đi mi th lo toan trong cuc sng…".

quochoi1

Mt phiên hp Quc Hi ti Vit Nam. Hình minh ha. Photo Quochoi.

Kỳ hp th ba ca Quc hi khóa 15 (khai mc hôm 23/5/2022) đã sp tròn hai tun và s còn tiếp tc cho đến trung tun tháng này (16/6/2022). Chưa biết hai tun còn li thế nào nhưng trong hai tun va qua, nhiu người khng đnh, nhng din biến xoay quanh "s kin chính tr quan trng" y đã giúp h va bt cười, li va mun khóc. Theo mt s người, Quc hi phi rt có "duyên" mi to ra được tình trng trái khoáy đó !

Không ít người đã chp li ta mt bài viết trên t Tui Tr hi 2014 - "Đng đ người bnh tâm thn ng c Quc hi" (1), hay ta mt bài viết khác trên Petro Times năm 2016 "Quc hi không phi phường chèo" (2) ri đt nhng tm nh y trên trang facebook ca h thay cho bình lun và cm xúc v hot đng ca Quc hi Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam ti k hp ln này.

Có người như B Co Râu tán thán :Quc hi din hài quá hay vi dàn din viên xut sc. Hoài Linh không có ca đ so bì. Mi k hp, Quchi li cung cp cho dân chúng nhng tràng cười thoi mái bt tn, giúp h quên đi mi th lo toan trong cuc sng. Cm ơn Quchi. Ch có điu, giá cachet 1 t/ ngày hơi b đt(3). Hoc ngao ngán như Phuc Dinh Kim :Đại biểu quốc hội ch đc mà đc tiếng Vit cũng không chy. Nhc(4) !

Cũng có người như Khiêm Phan Nguyn "khen" :My hôm nay nhiu Đại biểu quốc hội phát biu vui quá, t chuyn cn làm sân bay cho bà con vùng cao chuyn nông sn đến chuyn chng khen v ông hàng xóm là bo hành v mình và liên tưởng đến mt bài viết ca Nguyn Quang Thiu k v mt Đại biểu quốc hội cùng quê, sut nhim k ch ngi ăn tru không phát biu câu nào, c nhim k ông y ăn hết 5000 qu cau.

Khiêm gii thiu kết lun ca Nguyn Quang Thiu : "Không nói còn tt hơn nói ra nhng điu hài hước và không mang li điu gì cho s phát trin chung. Không nói, nghĩa là không cn phi dành thi gian cho vic ngm nghĩ nhng điu mình phi c nói. Hãy dành thi gian y đ suy ngm cho k, kết hp vi thc tế ca mình, mà thm thu nhng điu người khác đã nói, đã tranh lun, ri t đó đnh hướng cho đúng lá phiếu hay biu quyết ca mình v nhng quyết sách"...

và cho rng :Nhà văn cht thế cũng chí lý. Tuy nhiên, đy là Quc hi nhng năm 1960 thế k trước, trình đ hc vn nhìn chung còn thp, bây gi 2022 ri, đi biu phi khác… Người ta gi din đàn Quc hi là Ngh trường, đi biu là Ngh sĩ, ch "Ngh" có nghĩa là tho lun, hp bàn- gm ch "Ngôn" là nói, kết hp vi ch "Nghĩa" là ý nghĩa Cho nên đã là đi biu, là ngh sĩ thì phi phát ngôn, phát biu, tuy nhiên nói phi có ý nghĩa lý lun và thc tin, trên nn tng văn hóa, ch không nói linh tinh, nhm nhí, vô nghĩa… Mà không ch nói ngh trường, khi c tri hi cũng phi tr li, báo chí phng vn cũng phi nêu quan đim ca mình.Mong sao Quc hi ngày càng chn được nhiu đi biu hăng hái phát biu, đóng góp nhng ý kiến thiết thc, có giá tr đ cơ quan quyn lc cao nht tht s mnh(5).

Đây đó, có nhng người như Ba Kiem Mai nhn :Ngh trường không phi là sân khu tu hài(6). Sau khi dn chng thc tế đ chng minh Lut Phòng chng bo lc gia đình hin hành còn nhiu hn chế cn ci sa và ý kiến ca mt s Đại biểu quốc hội góp ý cho D lut sa lut Phòng chống bạo lực gia đình hin hành, Facebooker vn là nhà báo ngh hưu này nhn xét, đi ý :Không có Đại biểu quốc hội nào đc li nidung ca LutPhòng chống bạo lực gia đình đ góp ý cho D lut ci sa Mi ngày hp ca my ba, my má ngh sĩ tn c t đng mà lườisuy nghĩ thì làm ơn đc góp ý đ tho lun vD lut !

T các din biến ti Ngh trường, Trương Huy San, mt cu nhà báo khác thì đt vn đ :Làm chính sách hay tp làm văn (7) : T khóa II đến khóa VII, Quc hi ta cơ cu đi biu bao gm c người chăn bò và công nhân v sinh. Trong nhng ln tr li phng vn tôi, anh H Giáo k, khi cn ông phát biu, Văn phòng thường chun b trước ri đưa giy cho ông, ông ch cn lên đc. Bi thế, ngay c hi đó mà cũng có mng xã hi, chưa chc đi biu đã có kh năng "mua vui" như my ngày qua.

Li không phi ch tng đi biu. Tôi tìm li Lut Quy hoch, Lut được nhc nhiu nht my ngày hp đu. Hiếm có văn bn lut nào li được trình bày mt cách tăm ti như lut này. Tôi c gng đc đi đc li c 59 điu mà không thy rõ, đâu là "quy phm", đâu là "chính sách". Lut Quy hoch không phi là cá bit, nếu không thay đi tư duy làm lut thì Quc hi, nơi l ra phi làm chính sách, ch có th làm tp làm văn.

Sau khi phân tích khá cn k v nhng bt cp ca Lut Đt đai nhm chng minh,sut t đu thp niên 2000 đến nay,Quc hi b kéo vào công cuc làm văn bn ch không phi làm chính sáchv đt đai.Du không gian chính tr chưa đ chín đ đng đến vn đ t đai thuc s hu toàn dânnhưng vn có th thay đi ni hàm ca nó, vn có th sa chính sách và có mt cách tiếp cn khác đ làm lut đt đai rõ ràng, ngn gn.Lut Đt đai ch cn dăm, by điu và Lut Quy hoch cũng không nên "v c ngày mai thành bc tranh…" khi chưa biết ngun lc t đâu ra c.

Theo Trương Huy San :Đng coi vic làm lut cũng là mt cơ hi như làm… d án. Tư duy chưa thay đi, điu kin chưa chín mui thì chưa th có thay đi v chính sách (nht là trong chính sách đt đai, có người mun gi s hu toàn dân vì s chch hướng, có người mun gi quyn thu hi đt ca nhà nước vì li ích). Chưa thay đi v chính sách mà sa lut thì ch làm tp làm văn. Và nếu không thay đi chính sách mt cách toàn din thì đng sa toàn văn lut hay b lut mà ch cn ra mt lut sa đi ch mt, hai điu là đ.Phi có phương pháp làm vic khoa hc đ đng làm mt thi gian ca Quc hi. Nên đưa các vn đ chính sách ra đ các ngh sĩ tho lun (thay vì đ đi biu ăn nói như mt đi c tri). Khi đã hình dung quyết sách thì đ các y ban cùng đi ngũ chuyên môn thiết kế các "quy phm" trước khi trình Quc hi thông qua, biu quyết.

Quyn lc ca Quc hi càng đc lp vi chính ph càng tt khi thc thi giám sát. Nhưng, chương trình ngh s ca Quc hi mà nếu không bám sát chương trình hành đng ca chính ph (phn đi hay ng h) thì các phát biu Quc hi rt d tr nên lc lõng. Lc lõng như tình hung, v thì hì hc nht rau, bế con, chng ch chăm chăm ngó sang hàng xóm xem v người ta xinh hay xu.

***

Bao gi thì nhng k hp Quc hi vn được tuyên truyn là "mt trong nhng sinh hot chính tr quan trng nht ca quc gia", vn tn vài chc t/ln, không khiến đa s công dân cm thy va bt bình, va ngm ngùi kiu như Nguyn Thin :Nhim v ca Đại biểu quốc hội là nêu ý kiến. Tuy nhiên, mt s đi biu đng nói gì là tôi xem như đã có đóng góp cho đt nướ(8) ! Vì sao trong mt công dân Vit Nam, sinh hot ca tp th "đi din cho ý chí, nguyn vng ca toàn dân" li thm hi như vy ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/06/2022

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/photo/?fbid=2637790123032035&set=p.2637790123032035

(2https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10221998834140018

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=165169332635744&id=100074280347667

(4) https://www.facebook.com/phuc.dinhkim.7/posts/3229733407246286

(5https://www.facebook.com/phankhiem.nguyen/posts/5343443042360631

(6) https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1932058516986009

(7) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/5008101559224985

***********************

Ý kiến về bạo lực gia đình của các đại biểu quốc hội gây tranh cãi

RFA, 01/06/2022

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 31/5/2022 về dự thảo Luật Phòng/Chống Bạo lực Gia đình sửa đổi, nhiều Đại biểu quốc hội nêu ý kiến cho rằng cần phải quy định chặt chẽ hơn về hành vi bạo lực trong gia đình.

baoluc1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP

Đơn cử như Đại biểu quốc hội Lê Minh Nam cho rằng, vợ chồng kiểm tra tin nhắn của nhau, khen hàng xóm đẹp, về nhà không nói chuyện cũng là bạo lực gia đình.

Còn Đại biểu quốc hội Phan Thị Mỹ Dung thì đề nghị, chồng đi làm về nhưng im lặng không nói gì cả, hoặc suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp, chu đáo cũng phải bị xem là hành vi bạo lực gia đình.

Sau một thời gian Luật Phòng Chống Bạo lực Gia đình của Việt Nam bị cho là có cũng như không, thì giờ đây dự thảo Luật Phòng Chống Bạo lực Gia đình của Việt Nam sửa đổi bị nhiều người cho rằng quá siết chặt, không thực tế.

Bà Trân, chuyên gia tư vấn về bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình Yên thuộc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long, khi trả lời RFA hôm 1/6 giải thích :

"Bạo lực gia đình, nguyên nhân cốt lõi là do định kiến giới, trọng nam khinh nữ và nam quyền… Nên người nam thấy cái quyền của họ cao hơn nữa và họ sử dụng nhiều hình thức bạo lực với nữ, còn nữ thì đa phần phải cam chịu nhiều hơn và cảm thấy mình có lỗi. Đến khi họ tìm được đến nhà bình yên thì họ đã phải chịu bạo lực trong khoảng thời gian dài, đến khi họ không chịu nổi nữa thì họ mới lên tiếng. Chúng tôi chia bạo lực gia đình thành bốn loại : thứ nhất là bạo lực về thể chất, thứ hai là bạo lực về tinh thần, thứ ba là bạo lực về tình dục và cuối cùng là bạo lực về kinh tế. Chia ra như vậy để dễ kiểm soát thôi, nhưng thực chất là nó đan xen vào nhau, có nghĩa là trong bạo lực về thể chất sẽ có bạo lực về tinh thần và hình thức bạo lực về tinh thần là hình thức bạo lực nhiều nhất".

Liên quan Dự thảo Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình mới đây của Việt Nam, Bà Trân nhận định :

"Về Dự thảo Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình năm nay thì em có lên mạng xem. Em không thể nêu quan điểm cá nhân đồng tình hay không đồng tình, nhưng theo em đó là một tín hiệu đáng mừng, vì mọi người đang nhìn nhận về nhạy cảm giới nhiều hơn và quan tâm đến đời sống của người phụ nữ nhiều hơn".

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hôm 1/6/2022 cũng lấy ý kiến hoàn thiện cho dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Theo đó, nhận diện được các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một nỗ lực rất cần thiết, các hình thức quấy rối cần thật cụ thể…

Đáng chú ý, dự thảo còn đưa ra những cụm từ như : ‘Nhìn gợi tình’, ‘nháy mắt liên tục’ cũng bị coi là quấy rối tình dục (!?)

baoluc2

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP.

Trở lại với Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đang được thảo luận, một trí thức ở Sài Gòn - ông Phúc, người đã lập gia đình và có con trong độ tuổi vừa trưởng thành, khi trao đổi với RFA hôm 1/6 cho biết ý kiến của mình :

"Khi đặt vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta phải xét trên nhiều góc cạnh. Nhất là người trong cuộc thì lúc giải quyết vấn đề giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ… thì phải luôn luôn có một câu hỏi, đó là kết quả sẽ như thế nào ? Ảnh hưởng gia đình như thế nào để chúng ta tạo một cái nếp ứng xử. Bạo lực gia đình không phải chỉ xuất phát từ những gia đình có học vấn thấp, thậm chí có những gia đình trí thức rất cao có bạo lực gia đình. Có nghĩa rằng văn hóa truyền thống gia đình, cách nuôi dạy con cái từ ông bà cha mẹ trở xuống phải có một cái nếp và cái đó sẽ định hướng cho con cháu của mình có một cách ứng xử trong gia đình tốt hơn, hài hòa hơn".

Nhưng xã hội Việt Nam hiện nay theo ông Phúc, bạo lực gia đình xuất phát từ ‘giận cá chém thớt’… Ông Phúc giải thích thêm :

"Tức là những nỗi bực dọc trong cơ quan, xã hội mà không giải quyết được bằng luật pháp, không giải quyết được bằng đạo đức hay bằng tình nhân ái của con người… thì đem gia đình để trút giận. Khi không được giải quyết tới nơi tới chốn thì hành động đó sẽ lập đi lập lại và người ta coi đó là bình thường. Do đó theo tôi, bạo lực gia đình ở bất cứ một quốc gia nào cũng có, nhưng mà pháp luật của quốc gia đó chế tài như thế nào ? Xử lý nghiêm túc như thế nào và có những biện pháp răn đe như thế nào để hạn chế thấp nhất, đó mới là vấn đề cần phải bàn. Chứ không phải là giáo dục đạo đức học năm ba bài hoặc là đưa cái Luật Bạo hành Gia đình, Luật Hôn nhân Gia đình… mà có thể thực hiện".

Ông Phúc cho rằng, phải bao gồm rất nhiều yếu tố cộng lại thì mới có thể tạo ra một nếp ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, như giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái…

tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này trước đây cho rằng :

"Trong thực tế, người phụ nữ Việt Nam rất mạnh mẽ và đóng góp rất nhiều cho kinh tế gia đình, xã hội, người phụ nữ Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên nam giới lại không có được những thay đổi cùng nhịp, cho nên tôi cho rằng nam giới cảm thấy bị thách thức bởi phụ nữ và họ cảm thấy quyền lực của họ đang bị đe dọa. Có thể vì thế mà họ sử dụng bạo lực để khẳng định quyền lực, vị thế của mình trong gia đình".

Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, đói nghèo cũng là một nguyên nhân làm cho mâu thuẫn căng thẳng hơn. Ngoài ra, cả phụ nữ và nam giới đều thiếu hiểu biết về quyền của mình, thiếu kỹ năng sống để hóa giải những xung đột nhỏ. Những xung đột nhỏ vì vậy bị đẩy lên thành những xung đột nghiêm trọng hơn, dẫn đến bạo lực.

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021 của Tổng cục Thống kê, có 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Trong đó, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Nguồn : RFA, 01/06/2022

(8) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10221996031629957

Published in Diễn đàn

Quốc hội chỉ nên họp 3 ngày

Trương Huy San, 17/07/2021

Thật là phi chính trị khi cả nước đang căng mình chống dịch mà Quốc hội - với nhiều đại biểu đang là lãnh đạo chủ chốt ở địa phương - lại cứ ngồi trong Hội trường Ba Đình hàng tuần.

qh1

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Về mặt lý thuyết, Việt Nam đã có một nền cộng hòa đại nghị. Việc ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, như nhiều nền cộng hòa khác, Đảng cộng sản Việt Nam cho thay đổi các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Chúng ta sẽ thấy việc thay đổi này là hoàn toàn bình thường nếu "cộng hòa đại nghị" vận hành trong một nền chính trị đa đảng chứ không chỉ vận hành đơn thuần "về lý thuyết".

Nửa đầu tháng 4/2021, Quốc hội khóa XIV đã thay thế những người không còn tham gia Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương khóa mới, trừ 4 vị trí cơ cấu chưa phải là đại biểu Quốc hội theo Hiến định. Cho dù trên thực tế, những nhân sự mới này sẽ tiếp tục vận hành bộ máy nhà nước cho tới sau Đại hội tới của Đảng thì về mặt lý thuyết, họ vẫn là nhân sự của Quốc hội khóa XIV. Và, cũng về mặt lý thuyết, họ phải được Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn lại tại kỳ họp thứ nhất, nghe nói diễn ra vào cuối tháng này.

Cho dù Quốc hội khóa XV có gần 60% đại biểu mới (296/499) thì tuyệt đại đa số vẫn là đại biểu của Đảng. Đảng chưa có ý định thay thế các chức danh chủ chốt mà Hiến pháp quy định là do Quốc hội bầu ("Bộ Ba", Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) ; chỉ có 4 ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được cơ cấu mới nhưng dạo tháng Tư chưa là đại biểu (thượng tướng Trần Quang Phương, trung tướng Trần Hồng Minh, bí thư tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường và bí thư đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm).

Các chức danh Quốc hội phê chuẩn cũng ổn định, Chính phủ chỉ có 4 Phó Thủ tướng, không bổ sung vào chỗ khuyết của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Không còn thủ tục miễn nhiệm như hồi tháng Tư, và cũng không nên quá hình thức khi định thảo luận "số lượng Phó Chủ tịch quốc hội...". Hiến pháp chỉ quy định các chức danh phải do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chứ không đòi Quốc hội phải dành thời gian thảo luận về những người mình sẽ bầu hoặc phê chuẩn ấy nhất là khi họ đều được sàng lọc qua các cấp đại hội của Đảng rồi.

Kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ mới thực chất và cần vai trò lớn hơn của Quốc hội. Các đại biểu chỉ nên lên hội trường để bỏ phiếu lần lượt các chức danh theo trình tự được ghi trong Hiến pháp. Các báo cáo thường niên cũng nên gửi văn bản trước hoặc sau cho đại biểu mang về đọc ở nhà. Quốc hội, vì thế, chỉ cần họp 3 đến 4 ngày là đủ.

Tập trung gần cả ngàn người (đại biểu và các cơ quan phục vụ...) trong một thời gian dài đã là trái với nguyên tắc chống dịch mà Hà Nội đang buộc người dân phải chấp hành. Trong khi nước sôi lửa bỏng, dân tình gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đang phải căng mình chống dịch, mà Quốc hội vẫn "diễn đủ các màn" thì vừa càng thể hiện tính hình thức vừa, với dân, là vô cảm.

Trương Huy San

Nguồn : fb.osinhuyduc, 15/07/2021

PS : Trong 499 người trúng cử Quốc hội khóa XV : 151 đại biểu là phụ nữ (30,26%) ; 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số (17,84%) ; 47 đại biểu dưới 40 tuổi (9,42%) ; 14 đại biểu là người ngoài Đảng (2,8%) ; 203 đại biểu khóa XIV tái cử hoặc đã từng là ĐBQuốc hội các khóa trước (40,68%) ; 296 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội (59,32%).

**************************

Quốc hội rút ngắn 5 ngày họp, cơ cấu 4 Phó Thủ tướng

Ngọc Thành, VOV.VN, 17/07/2021

Quốc hội sẽ bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo kinh tế - xã hội và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.

qh2

Tổng Thư ký quốc hội Bùi Văn Cường trả lời báo chí tại cuộc họp báo

Chiều nay (17/7), Tổng Thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, tuy nhiên, theo luật định chậm nhất 60 ngày sau cuộc bầu cử phải tiến hành Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới. Kỳ họp đầu tiên với trọng tâm là kiện toàn nhân sự cấp cao Nhà nước nên các đại biểu sẽ họp tập trung, tiến hành bỏ phiếu kín.

Theo đó, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/7/2021 tại Nhà Quốc hội và bế mạc vào ngày 31/7/2021, rút ngắn 5 ngày so với dự kiến.

Kỳ họp lần này có vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung Quốc hội sẽ tiến hành bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Cũng theo ông Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh, trong đó khối Chính phủ sẽ kiện toàn 4 vị trí Phó Thủ tướng (giảm 1 Phó Thủ tướng) và nhân sự là các Phó Thủ tướng khóa XIV tái cử.

Phân tích thêm về công tác nhân sự, bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban công tác đại biểu khẳng định, cán bộ hoạt động theo nhiệm kỳ nên việc kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ nhất là đúng Hiến pháp, pháp luật. Hơn nữa, việc thực hiện các nghi lễ theo quy định cũng thể hiện sự cam kết thực hiện lời hứa của các chức danh cấp cao của bộ máy Nhà nước trước cử tri và đồng bào.

Về cơ cấu Chính phủ, sau khi xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và trên cơ sở cân nhắc tổng thể công tác cán bộ nhiệm kỳ qua, trước mắt Quốc hội sẽ bầu và phê chuẩn 27 chức danh, gồm Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội sẽ dành khoảng 3 ngày làm việc để xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự, cụ thể : Xem xét, quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ; bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh (nếu có) ; phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao sẽ làm Lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới ; Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 cũng được bàn thảo tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ nghe Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV; nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV ; Xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 ; Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Quốc hội khóa XV, thời gian qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình kỳ họp ; các điều kiện bảo đảm và phương thức tổ chức kỳ họp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên một số đại biểu Quốc hội là lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, thành phố có thể vắng mặt tại Kỳ họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khoẻ cho nhân dân. Ngoài ra, các đại biểu thuộc diện phải cách ly theo dõi y tế cũng được xem xét cho không tham gia kỳ họp lần này.

Ngọc Thành

Nguồn : VOV.VN, 17/07/2021

Published in Diễn đàn

Cuộc Bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV ở Việt Nam diễn ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 với kết quả cho thấy chỉ có 14 người không phải là đảng viên Đảng cộng sản được bầu trong tổng số 499 đại biểu. Đây là kỳ Quốc hội có số lượng thành viên "ngoài Đảng" ít nhất kể từ khi hình thành cho đến nay.

quochoi1

Người dân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 23/5/2021 ở Hà Nội - Reuters

Chuyện đại biểu quốc hội cũng là đảng viên Đảng cộng sản vốn đã trở thành chuyện đương nhiên trong nền chính trị Việt Nam ở những thập kỷ gần đây, do những nỗ lực kiểm soát, thanh lọc, và tuyên truyền của đảng cầm quyền.

Dù trên thực tế, Đảng cộng sản đã hoàn toàn khống chế được mọi mặt của đời sống chính trị, nhưng họ đang ngày càng chú trọng vào các kỳ bầu cử Quốc hội.

Quốc hội đã từng đa nguyên đa đảng

Đảng cộng sản tuyên truyền rằng Quốc hội ngày nay là sự kế thừa chính thống của Quốc hội khóa đầu tiên, vốn được thành lập năm 1946 dưới thời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Nhưng điều mà Đảng cộng sản cố tình không đề cập, đó là Quốc hội bây giờ và Quốc hội thời đó khác nhau rất xa.

Quốc hội năm 1946 có tổng cộng 403 đại biểu, với sự đa dạng về quan điểm và đảng phái chính trị. Mặt trận Việt Minh, một tổ chức do Đảng cộng sản kiểm soát, chỉ chiếm 36 phần trăm số ghế, số còn lại được chia cho các đảng phái khác. Đặc biệt, số đại biểu độc lập, không thuộc đảng chính trị nào, chiếm đến 43 phần trăm số ghế.

Trong khi hiện nay Đảng cộng sản không cho phép bất cứ một đảng phái chính trị nào ngoài họ được hoạt động, và đại biểu độc lập hầu như không tồn tại.

Ngoài ra, sự hiện diện của những đại biểu "ngoài Đảng" (không phải đảng viên đảng cộng sản), thì vốn dĩ được thừa nhận rộng rãi là để quốc hội trông có vẻ dân chủ chứ không hề có bất cứ dấu ấn nào khác.

Sử gia Dương Trung Quốc, trong lần phát biểu cuối cùng trên tư cách là một đại biểu quốc hội, nói về sự khác biệt giữa hai phiên bản quốc hội :

"Quốc hội khóa một được thành lập sau một cuộc tổng tuyển cử đầu tiền ở một nước cựu thuộc địa, phong kiến. Chúng ta đã áp dụng những giá trị hiện đại nhất. Khi đó, Quốc hội đã có một tập quán cực kỳ quan trọng, là để cho dân tiếp cận với hoạt động của Quốc hội".

Ông Dương Trung Quốc sau đó nói về Quốc hội ngày nay với vẻ đáng tiếc rằng "ngày nay chúng ta có cả một cái toà nhà Quốc hội hoành tráng, nhưng lại vắng bóng người dân".

Vốn được biết đến với các phát biểu thâm thuý, bao hàm nhiều ẩn ý, hẳn câu nói "vắng bóng người dân" mà ông Dương Trung Quốc sử dụng có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ sự thiếu hiện diện của người dân ở toà nhà quốc hội.

Những nỗ lực đa dạng hóa quốc hội bất thành

Kể từ khi hai đảng Dân Chủ và Xã Hội tuyên bố giải thể vào năm 1988, Quốc hội Việt Nam đã không còn sự đa dạng về chủ thuyết và đảng phái chính trị.

Thay vào đó, Đảng cộng sản không những độc tôn chiếm trọn hầu hết số ghế, mà còn định đoạt những ai được phép trở thành đại biểu Quốc hội thông qua các hình thức thanh lọc tinh vi.

Tuy nhiên, kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016 chứng kiến làn sóng tự ứng cử sôi nổi với hàng chục ứng cử viên độc lập đăng ký tham gia.

Sự hiện diện của các ứng cử viên tự do không chịu chi phối bởi Đảng cộng sản đã thổi một làn gió mới vào các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề bầu cử, và tạo ra sự thách thức đối với truyền thống "đảng cử dân bầu" vốn tồn tại đã lâu.

Nhưng đây cũng là lúc mà bộ máy Nhà nước thể hiện được sự tinh vi của nó, với ma trận luật lệ, cách sắp xếp, và lối thực hành được một tay đạo diễn bởi Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức của Đảng cộng sản.

Điển hình nhất là các vòng hiệp thương, nơi các ứng viên phải vượt qua sự bỏ phiếu tín nhiệm bởi đại diện của cử tri nơi mình sinh sống. Điểm đáng chú ý là những vị đại diện này lại được chọn bởi Mặt trận Tổ quốc, chứ không phải cứ là cử tri của địa phương thì được tham gia.

Kết quả là không một ứng viên tự do nào ngoài diện cơ cấu vượt qua được ba vòng hiệp thương, đồng nghĩa với việc không thể trở thành ứng viên trong kỳ bầu cử.

Quốc hội ngày càng một màu

Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021 chứng kiến một hình thức kiểm duyệt ứng viên mới thô bạo hơn, khi chính quyền ngăn chặn người dân tham gia vào cuộc bầu cử ở ngay giai đoạn đăng ký.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, một tổ chức nhân quyền có trụ sở chính tại Anh Quốc, đã ra một thông cáo báo chí trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội, trong đó tố cáo Nhà nước Việt Nam mở chiến dịch đàn áp những ứng viên độc lập và những người chỉ trích.

Cũng theo tổ chức này thì có ít nhất hai ứng cử viên độc lập bị bắt và khởi tố dưới tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước", và nhiều người khác cũng đã bị sách nhiễu bởi công an, tất cả đều liên quan đến vấn đề bầu cử.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nhà nước lại trấn áp người dân và ngăn cản họ tham gia vào quá trình bầu cử, trong khi đã có sẵn các công cụ khác để loại bỏ các ứng viên mà nhà nước không muốn ?

Bình luận về vấn đề này, bà Đặng Bích Phượng, một người từng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2016, nói :

"Họ bối rối khi nhận thấy người dân bắt đầu dám thể hiện quan điểm và thực hành quyền của mình, cho nên họ tìm cách dẹp bằng cách trấn áp. Đặc biệt, nếu những người tự ứng cử lại là những người bất đồng chính kiến, thì họ lo ngại rằng việc này sẽ trở thành tiền lệ cho nên họ sẽ dập tắt bằng mọi cách".

Hệ quả của chiến dịch trấn áp do công an thực hiện là chỉ có chín người tự ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, trong đó thì chỉ có duy nhất một người không phải là đảng viên Đảng cộng sản.

Và theo như kết quả mới được công bố, kỳ Quốc hội tới sẽ có số lượng đại biểu "ngoài Đảng" ít nhất trong lịch sử của cơ quan lập pháp này, đặc biệt là sự vắng bóng của đại biểu vừa không phải là Đảng viên vừa tự ứng cử.

Trường Sơn

Nguồn : RFA tiếng Việt, 14/06/2021

Published in Diễn đàn

Quốc hội XV sẽ thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ?

Triệu Tử Long, VNTB, 11/03/2021

Lá phiếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định cho những ai sẽ là đại biểu Quốc hội, và ai sẽ được sắp vào ghế quyền lực nào.

quochoi1

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước".

(Điều 69, Hiến pháp 2013)

"Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kịp thời triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

(Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 8/3/2021).

Câu phát biểu trên cho thấy với cụm từ cơ sở pháp lý, đang đặt ra câu hỏi : "Đó là pháp lý gì ?", vì cho đến nay theo Hiến pháp 2013, nhân sự của Quốc hội là từ lá phiếu của người dân, để sau đó Quốc hội sẽ hình thành nội các chính phủ nhiệm kỳ tương ứng.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 nhấn mạnh : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Theo báo chí tường thuật về Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, thì :

"Theo quy chế làm việc, tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị cũng trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, đồng thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu, hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vấn đề nhân sự mà Hội nghị trung ương quyết định và tham gia ý kiến lần này cần quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác nhân sự do Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung" (*).

Vẫn là yêu cầu căn cứ của cơ sở pháp lý như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập, cho thấy một lần nữa Điều 4.3, Hiến pháp 2013 có dấu hiệu bị vi phạm. Bởi lẽ, khi chưa có lá phiếu của cử tri, thì làm sao biết trong tương lai sắp tới những chính khách nào sẽ được công chúng lựa chọn cho ‘trúng cử’ ?

Hơn thế, việc "giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội" ở thời điểm này có thể là vi phạm Luật tổ chức Quốc hội. Điều 8.1 của luật này ghi : "Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội".

Tuy nhiên như đã dùng từ ‘có thể’ ở đoạn trên, vì có một lấn cấn giúp tạo hành lang pháp lý cho chuyện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bàn bạc "giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội", đó là ở Điều 8.1, Luật tổ chức Quốc hội có ghi thêm một câu được thể ‘xuống dòng’ trong văn bản :

"Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, Phó Chủ tịch quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước".

Theo phép tam đoạn luận : Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ gút danh sách nhân sự, để sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa hiện hành theo đó mà đề nghị cho Quốc hội khóa XV.

Và điều đó cho thấy ở Việt Nam, lá phiếu của 180 đảng viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định cho những ai sẽ là đại biểu Quốc hội, và ai sẽ được sắp vào những cấp bậc của ghế quyền lực ra sao.

Tạm kết : nếu những biện luận ở trên là đúng, thì xem ra chưa mấy tin tưởng vào lá phiếu cử tri mà người dân Việt Nam sẽ đi bầu vào Chủ nhật 23/5 tới đây.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 11/03/2021

Chú thích :

(*)https://tuoitre.vn/hoi-nghi-trung-uong-2-xem-xet-gioi-thieu-nhan-su-lanh-dao-cap-cao-cua-cac-co-quan-nha-nuoc-2021030809441897.htm

*****************

Dân chủ hình thức ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 10/03/2021

Đồn đoán, số đại biểu quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất, ban đầu Trung ương giới thiệu 15, nhưng sau rút hết 8, số còn lại có 10 người tái cử.

Như vậy, danh sách ứng cử đại biểu chính thức sẽ còn 50, bầu lấy 30.

quochoi2

Có ý kiến, cho dù đảng viên ấy là ứng cử viên của Trung ương, nhưng khi được đưa về địa phương ứng cử, đảng viên đó sẽ trở thành đại biểu của địa phương. Do vậy, thực chất về mặt hình thức, ở Việt Nam rất dân chủ, không có đại biểu nào là của Trung ương cả. Tất cả đều là đại biểu của các tỉnh và được cử tri chính địa phương ấy bỏ lá phiếu bầu chọn.

Cũng có ý kiến, số đại biểu Trung ương giới thiệu bao giờ cũng ít hơn con số các tỉnh giới thiệu. Thông thường, đại biểu của Trung ương chỉ chiếm hơn 1/3 số ghế trong Quốc hội – 167 ghế cho rất nhiều nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhóm này đã tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ 182 ghế, chiếm trên 36%. Nghĩa là ứng cử viên và đại biểu của các tỉnh bao giờ cũng áp đảo. Đây là lý do tại sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc hội Việt Nam về mặt hình thức, cho thấy mang tính đại diện cho các tỉnh hơn.

Nói rõ hơn, ứng viên của Trung ương có đến ba nhóm : nhóm sẽ nắm các chức vụ hành pháp ; nhóm sẽ làm đại biểu chuyên trách ; nhóm đại diện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể Trung ương.

Các lập luận ấy về mặt đại biểu quốc hội thoạt nghe là chấp nhận, nhưng nếu đặt trong bình diện quản lý chung, điều đó không hẳn thế, vì vai trò ‘sếp sòng’ một địa phương về mọi mặt, bao gồm cả 3 nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp – tư pháp đều thuộc một chức danh là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy. Ông, bà bí thư này lại chịu quyền quản lý trực tiếp của Tổng bí thư Đảng.

Văn phòng Quốc hội các địa phương luôn chịu dưới quyền của Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, nên tiếng nói của đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương cũng chịu ‘lép vế’ tương tự.

Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp với một danh sách đoàn đại biểu quốc hội đa phần là ‘trí thức thứ thiệt’, thì người giữ quyền uy Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy cũng phải kiêng dè. Có thể dẫn chứng ở đây trường hợp dự đoán sẽ diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có Bí thư Thành ủy được đánh giá là một đảng viên võ biền.

Tin tức cho hay nhiều khả năng cựu Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng có tên trong danh sách ứng cử. Luật sư Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử, cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh – bà Ung Thị Xuân Hương tự ứng cử, luật sư Hà Hải cũng tự ứng cử…

Một ghi nhận bên lề chuyện ‘đại biểu trung ương’, là trong các vụ án tham nhũng, cho đến nay hầu hết các bị cáo đầu vụ, vốn từng là ‘đại biểu Trung ương’, song lại chưa có bất kỳ cụ thể ‘Trung ương’ nào liên đới chịu trách nhiệm, về việc đã ‘giới thiệu’ những đảng viên ấy, khi xảy ra những trọng án tham nhũng.

Trái lại, hầu hết các vụ tiêu cực trong ‘đảng viên Trung ương’ đều do cử tri quần chúng địa phương phát hiện, khiếu nại, tố cáo, còn tổ chức đảng thì tự phát hiện được bao nhiêu ?

Một thân hữu với người viết từng ngậm ngùi kể rằng, ông được kết nạp Đảng từ những năm còn rất trẻ, 16 tuổi, lứa tuổi còn chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu cương lĩnh của tổ chức đảng, chỉ mơ hồ hiểu rằng Đảng là tập hợp những người tiên tiến nhất, hết lòng vì dân vì nước, không vị kỷ cá nhân…

"Và đến một lúc khi tôi nhận biết hầu hết những đảng viên cao cấp nhất tại đơn vị tôi đang công tác từ hiệu trưởng, hiệu phó đến bí thư chi bộ Đảng đều là những người tham ô hủ hoá, họ tuyển học sinh vào trường không phải căn cứ trên số điểm thi tuyển mà căn cứ vào 2 chỉ vàng !

Chỉ với trình độ văn hóa lớp 9, họ dùng tiền để trang bị cho họ tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng đại học để củng cố vị trí lãnh đạo ! Họ lấy tiền và danh nghĩa tập thể trường để làm kinh tế tư nhân một cách hợp pháp !

Đã từ rất lâu tôi lặng lẽ rời khỏi tổ chức Đảng, và 10 năm nay hàng ngày tôi thanh thản đi làm tại một công ty tư nhân vốn đầu tư nước ngoài, hàng tháng nhận lấy tiền lương tương xứng với giá trị của mình để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.

Tôi không còn băn khoăn và suy nghĩ nhiều về những cán bộ, đảng viên tôi đã từng gọi là đồng chí – đồng nghiệp ! Bởi càng về sau này tôi càng hiểu rằng đó không phải là những trường hợp cá biệt… Cứ thử nhìn vụ án Đồng Tâm sẽ rõ những họng súng của đồng chí với nhau sẵn sàng xả đạn vào một đảng viên mấy chục tuổi Đảng, chỉ vì lão đồng chí ấy đã quyết tâm không khoan nhượng với tham nhũng đất đai…".

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

Published in Diễn đàn