Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi cáo Benalla mượn oai hùm tổng thống Pháp

Tựa chính và xã luận của các báo Pháp hôm nay 23/07/2018 chủ yếu tập trung vào vụ Benalla, vệ sĩ của tổng thống Emmanuel Macron hành hung thô bạo người biểu tình.

ben1

Alexandre Benalla (phải) luôn theo sát ông Emmanuel Macron như hình với bóng, ngay từ lúc mới ra tranh cử. Ảnh chụp ngày 05/05/2017. Reuters/Regis Duvignau

Le Mondechạy tựa « Vì sao vụ Benalla trở thành tầm cỡ Nhà nước ». Cú sốc này gây ra khủng hoảng chính trị : thái độ của điện Elysée bị chỉ trích dữ dội, bộ trưởng Nội Vụ cũng nằm trong tầm ngắm, Quốc Hội náo loạn.

Les Echosghi nhận « Vụ Benalla : Áp lực lên chính quyền không giảm đi ». Tương tự, Libération cho rằng « Vụ Benalla : Nhà nước tê liệt ». Năm ngày sau khi vụ việc được tiết lộ, chính quyền vẫn im như tượng, tổng thống Emmanuel không hề phát biểu, còn Quốc Hội không hoạt động được. Le Figaro chạy tựa « Vụ Benalla : Chính quyền buộc lòng phải giải thích ». Tờ báo tóm tắt : cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp phải dừng lại, và bộ trưởng Nội Vụ Gérard Collomb phải điều trần hôm nay. Dưới áp lực, tối qua tổng thống Macron phải nhìn nhận cách giải quyết của Elysée là không ổn.

Do bao che, vụ hành hung đã trở thành xì-căng-đan Nhà nước

Trong bài xã luận mang tựa đề « Benalla, một vụ tầm cỡ Nhà nước », Le Monde nhận định trong lúc ông Emmanuel Macron muốn nhiệm kỳ tổng thống của mình phải là mẫu mực, thì chính một thiếu sót lớn về đạo đức và trách nhiệm đã gây ra cuộc khủng hoảng lớn nhất từ khi ông đắc cử.

Tất cả bắt đầu với tiết lộ của Le Monde hôm 18/07/2018. Trong một video, Alexandre Benalla, một người thân tín của tổng thống Macron, đầu đội nón bảo hộ của cảnh sát, hành hung hai người biểu tình hôm 1/5 ; tuy chỉ theo dõi với tư cách « quan sát viên ». Benalla sau đó chỉ bị đình chỉ 15 ngày. Dư luận xôn xao, nhưng mãi đến 20/7 Benalla mới bị sa thải, tuy thái độ và cách thức làm việc từ lâu đã gây quan ngại.

Quyết định trễ tràng này đã đưa ra ánh sáng tình trạng tập quyền : Macron chủ trương như thế với mục đích cải cách đất nước một cách hiệu quả, nhưng nay bị tác dụng ngược. Tổng thống thích làm việc với những người thân tín theo kiểu « commando ». Chính hệ thống đặt lòng trung thành lên trên tất cả đã khiến ông phạm phải sai lầm chính trị lớn.

Theo Le Monde, hậu quả là nặng nề vì mang đủ mọi tính chất của một xì-căng-đan tầm vóc Nhà nước. Chính quyền đã bao che cho một cá nhân chỉ vì người này nằm trong số được ông Macron tin cậy nhất, bất chấp luật pháp và các quy tắc. Uy tín chính phủ bị tổn thương, và phe đa số trong Quốc Hội cũng hoang mang trước thái độ của Elysée.

Le Monde cũng hoan nghênh các lực lượng phản biện : trước hết là báo chí, rồi đến tư pháp lập tức đã vào cuộc, cuối cùng là Quốc Hội lập ra hai ủy ban điều tra.

Cáo mượn oai hùm

Libération tiết lộ một video mới cho thấy, Alexandre Benalla từ đầu đến cuối là trung tâm những hoạt động của lực lượng an ninh hôm 1/5 trên quảng trường Contrescarpe. Cảnh sát dùng hơi cay để đối phó với những người biểu tình ném chai lọ vào họ, tuy nhiên tình hình hoàn toàn trong vòng kiểm soát. Benalla, phó văn phòng tổng thống nhắm vào hai người biểu tình vừa ném mấy vật cứng vào các cảnh sát chống bạo động ở gần đó. Chuyện gì xảy ra sau đó thì mọi người đều rõ : hai người trẻ một nam một nữ bị Benalla đánh đập thô bạo.

Tờ báo mỉa mai, cho đến nay tổng thống Macron vẫn không xuất đầu lộ diện, để « giữ gìn hình ảnh ». Libération nhắc nhở, động thái đầu tiên sau khi lên làm tổng thống của ông Macron là cho biểu quyết một đạo luật về đạo đức chính khách, và dành ưu tiên cho xã hội dân sự. Tuy nhiên những nguyên tắc đẹp đẽ ấy đã bị phá vỡ bởi sự lộng quyền của một vệ sĩ 26 tuổi, mà quá trình thăng tiến vùn vụt tỉ lệ thuận với số kẻ thù.

Le Figarovới bài xã luận « Quý vị cho là mẫu mực hay sao ? » đã dùng câu chuyện của cô hàng sữa mơ mộng để mỉa mai : « Vĩnh biệt bê, bò, heo, trứng… Sữa của vụ xì-căng-đan Benalla » đã đổ xuống chính thể cộng hòa được cho là mẫu mực này, đời sống chính trị mới hóa ra chỉ là hóa thân của chính trường cũ. Những ai mơ một chế độ minh bạch, gương mẫu, rốt cuộc lại nhìn thấy hệ thống lại nằm trong tay những người thuộc đảng cầm quyền mà năng lực còn là dấu hỏi lớn, bước vào Elysée bằng cách thức không rõ ràng.

Ngược dòng lịch sử : SAC, Watergate… ?

Nhà sử học Jean Garrigues khi trả lời La Croix đã nhận định về việc báo chí và đối lập so sánh vụ Benalla với các xì-căng-đan trong các đời tổng thống trước đây.

Trước hết là « SAC » (Cơ quan hành động dân sự) được tướng De Gaulle thành lập năm 1960 gồm những vệ sĩ trung thành với tổng thống, nhưng là một loại cảnh sát không chính thức bị cáo buộc những vụ giết người, lừa đảo…và bị tổng thống François Mitterand cho giải thể năm 1982. Tiếp đó là bộ phận chuyên nghe lén đã ghi âm các cuộc đối thoại của trên 2.000 người thời ông Mitterand. Phe cực tả và cực hữu cũng coi vụ Benalla là « Watergate » của Pháp.

Theo nhà sử học Garrigues, vụ Benalla không thể sánh được với các vụ trên về bối cảnh và mức độ trầm trọng. Tuy nhiên các bài học rút ra cũng tương tự : lạm dụng quyền lực, thiếu minh bạch, toan bóp nghẹt vụ việc bằng việc xử lý nội bộ thay vì tuân theo pháp luật.

Chính trị vẫn như xưa : Đánh bóng hình ảnh để phủ dụ

Tác giả Olivier Babeau trên mục Ý kiến của Le Figaro cho rằng công luận có phần ngây thơ, một lần nữa đã nhận ra rằng chính trị chẳng bao giờ thay đổi. Babeau nhắc lại một câu trong tác phẩm « Nền kinh tế của dối trá và lũng đoạn » : « Một trong những vai trò chính của chính khách là áp đặt lên công chúng một câu chuyện về mình », và câu nói của thống đốc New York Mario Cuomo : « Chúng tôi tranh cử bằng thơ nhưng quản lý bằng văn xuôi ». Vụ Benalla cho thấy quốc gia start-up và đảng « đợt sóng mới », cũng như quả bí của Cô bé lọ lem sau nửa đêm, thực ra chỉ là một chính quyền kỹ trị, một chính đảng không khác gì đảng cánh hữu và đảng xã hội trước đây.

Tương tự, nhà chính trị học Pascal Perrineau khi trả lời Les Echos nhận định, hiện tượng những người thân cận tổng thống được ưu đãi và tự cô lập không có gì mới. Dưới thời tổng thống Nicolas Sarkosy và François Hollande cũng đã xảy ra vụ các cố vấn có thái độ bất xứng. Nhưng hành vi hung bạo của Alexandre Benalla và việc xử lý quá chậm chạp của Elysée đã làm vấn đề trở thành quan trọng.

Thượng nghị sĩ Philippe Bas (đảng Những người Cộng Hòa), chủ tịch Ủy ban Pháp luật Thượng Viện trên Le Figaro cho rằng việc một người ngoài không có phận sự chính thức có thể qua mặt Sở Cảnh sát Paris và Bộ Nội Vụ, ra lệnh cho lực lượng an ninh, là hết sức đáng ngại. Việc Benalla có thể tham dự cuộc họp của Bộ Nội Vụ về các cuộc biểu tình hôm 1/5 cũng thật khó hiểu.

Cũng theo thượng nghị sĩ Philippe Bas, một khi đắc cử, tổng thống không còn là ứng cử viên hay chủ tịch một chính đảng, mà chức vụ đã vượt quá tầm vóc cá nhân. Vấn đề an ninh đã có đơn vị bảo vệ yếu nhân phụ trách, và tổng thống phải tôn trọng. Nguyên thủ không thể được bảo vệ bởi các vệ sĩ riêng, an ninh của ông không phải là việc của những người nghiệp dư, cho dù có được tin cậy như thế nào đi nữa.

Kinh tế Bắc Triều Tiên thụt lùi vì cấm vận

Liên quan đến Châu Á, Les Echos cho biết « Kinh tế Bắc Triều Tiên thụt lùi tệ hại nhất từ 20 năm qua ». Bị quốc tế trừng phạt, GDP của Bắc Triều Tiên đã sụt giảm 3,5% trong năm 2017.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hôm thứ Sáu tuần trước đã tiết lộ như trên : GDP của Bắc Triều Tiên năm ngoái chỉ còn 30.882 tỉ won (23,4 tỉ euro, bằng 1/5 Hàn Quốc), tệ nhất kể từ năm 1997 đến nay. Đó là do Nga và Trung Quốc không còn dung dưỡng cho Bình Nhưỡng, đã áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Sau khi Bắc Kinh đóng cửa biên giới, xuất khẩu của Bắc Triều Tiên bị sụt mất 37,2%, bên cạnh đó là nạn hạn hán. Tuy nhiên nay đang trong chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Tập Cận Bình sẽ không tiếp tay cho ông Donald Trump trong việc cấm vận Bình Nhưỡng.

Thị trưởng : Nghề nguy hiểm ở Philippines

Còn tại Philippines, La Croix báo động « Những vụ sát hại các thị trưởng liên tục xảy ra ». Hôm nay tổng thống Rodrigo Duterte trong bài diễn văn thường niên khoe khoang về mặt an ninh và cuộc chiến chống ma túy. Tuy nhiên từ khi ông lên nhậm chức cuối năm 2016 đến nay, đã có đến 16 thị trưởng bị ám sát, trong đó chỉ riêng tháng Bảy đã có bốn vị trở thành nạn nhân.

Thông tín viên của La Croix tại Manila cho biết hôm 2/7 ông Antonio Halili, thị trưởng Tanauan đã bị bắn chết giữa ban ngày. Ông Halili thường được so sánh với ông Duterte vì thường buộc những người nghiện ma túy, tay bị còng, diễu qua các đường phố. Tuy vậy chính bản thân ông lại lọt vào danh sách đen buôn ma túy của tổng thống, như ba thị trưởng khác cũng đã bị ám sát.

Danh sách thường được tổng thống đọc trên truyền hình này được lập ra như thế nào ? Không tài nào biết được, và không có bằng chứng nào cho thấy cả Halili lẫn ba thị trưởng đã bị sát hại có dính líu với ma túy. Người ta cho rằng ông Duterte chỉ mượn cớ chống ma túy để trừ khử những người chống đối. Thượng nghị sĩ đối lập Antonio Trillanes tố cáo : « Rodrigo Duterte đã biến Philippines thành thủ phủ tử thần ở Châu Á ».

Cuộc sơ tán vô tiền khoáng hậu lực lượng Mũ Trắng Syria

Nhìn sang Trung Đông, La Croix nhận xét « Cuộc sơ tán đặc biệt những người Mũ Trắng tại Syria ». Hơn 800 người thuộc lực lượng cứu hộ tình nguyện cùng với gia đình đã được Israel đưa sang Jordan, theo yêu cầu của nhiều nước phương Tây.

Trong khi đó 270.000 người tị nạn Syria chen chúc ở biên giới Jordan từ khi chế độ Damas tung ra đợt tấn công nhằm tái chiếm 80% Deraa và Qoneitra hôm 19/7, vẫn bị Israel và Jordan từ chối. Với Israel, đó là vì lý do an ninh, còn Jordan thì cho biết đã quá tải khi đã nhận gần 1,3 triệu người tị nạn.

Tính chất đặc thù của đợt di tản này còn ở chỗ nhiều Nhà nước cùng tham gia. Đó là do lực lượng Mũ Trắng đã chiếm được cảm tình của toàn thế giới khi can đảm xông pha vào nơi tên bay đạn lạc, cứu những nạn nhân trong những đống đổ nát vì bom của chế độ Syria và Nga. Bộ phim Những Người Mũ Trắng của Orlando Von Einsiedel còn giành được giải Oscar phim tài liệu hay nhất năm 2017.

Sống lâu, sống khỏe

Trên lãnh vực xã hội, trang Khoa học của Le Figaro nhấn mạnh đến « Sống lâu, nhưng phải sống khỏe », nhân Viện Pasteur ở Lille khai trương một trung tâm nghiên cứu về tuổi thọ.

Cứ hai bé gái sinh ra ở Pháp vào thời đại này thì một bé có hy vọng sống đến trăm tuổi. Tuy nhiên sống lâu có ích gì khi liên tục đau ốm ? Theo một nghiên cứu mới đây của giáo sư Patrick Berche, một người Pháp 65 tuổi có thể sống thêm 20 năm, nhưng 10 năm cuối có thể mất khả năng tự chủ trong sinh hoạt.

Giáo sư Berche giải thích, khoảng 45-50 tuổi, con người chuyển dần từ tình trạng khỏe mạnh sang dễ tổn thương. Quá trình này âm thầm và có thể chấn chỉnh được, nhưng khi đã trở nên không tự vận động được thì không thể thay đổi. Do đó việc kiểm tra sức khỏe hết sức cần thiết. Ông nói thêm, cách đây năm thế kỷ, Luigi Cornaro, một trưởng giả 35 tuổi ở Venise được các bác sĩ thông báo chỉ còn hai năm để sống vì mang nhiều chứng bệnh. Ông này bèn thay đổi hẳn cách sống, và qua đời ở tuổi 102 ! Tóm lại là công thức : ăn uống quân bình, không rượu, không thuốc lá, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất kể cả khi rất lớn tuổi.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 22/07/2018

Published in Video

Pháp : Thế hệ áo Lam

Vào mùa hè, các tuần báo Pháp thường có ít trang hơn và đa số các bài báo là về những chủ đề không phải là thời sự nóng bỏng. Thế nhưng, tuần này các tạp chí đã phải cấp tốc thay đổi khuôn báo sau chiến thắng của đội tuyển Pháp tại Cúp Bóng Đá Thế Giới ở Nga vừa qua.

aolam11

Các tuyển thủ Pháp vô đich thế giới diễu hành trên đại lộ Champs-Elysées ngày 16/07/2018. Reuters

Hậu trường của một chiến thắng

Với ảnh trên trang bìa là tiền đạo Mbappé đang hôn chiếc cúp vô địch thế giới, tuần báo L’Obs kỳ này thuật lại con đường dẫn đến chiến thắng của đội tuyển Pháp dưới sự dẫn dắt của "phù thủy » Deschamps. Con đường này khởi đầu đã không phải dễ dàng.

Tờ báo nhắc lại rằng trước khi khai mạc vòng chung kết, báo chí Pháp dĩ nhiên đã dự trù đến cuộc hẹn với lịch sử này : 20 năm sau chiến thắng năm 98, các tuyển thủ áo Lam có sẽ lập lại kỳ công của các đàn anh ? Nhưng đại đa số dân Pháp lúc đầu còn hoài nghi. Làm sao mà các cầu thủ đó, mà họ chỉ mới nghe nói đến, có thể vươn lên ngang tầm với những Zidane, Barthez hay Thuram ?

Đúng là những trận đầu của tuyển Pháp tại Nga không lấy gì là hứng khởi. Cho đến khi trận thắng Argentina ở vòng một trên tám khiến người ta nhớ tới thời kỳ vàng son của trận Pháp - Brazil (giành chức vô địch thế giới) 1998, trận Pháp - Ý (giành chức vô địch Châu Âu) 2000 và trận thắng Brazil tại Cúp Thế giới 2006, vào lúc mà phong độ của Zidane đang ở đỉnh cao.

Tuần báo L’Obs nhắc lại : "Đối đầu với các tuyển thủ Achentina của Messi, nổi bật lên là Kylian Mbappé, một cầu thủ lý tưởng, một thanh niên chỉ mới 19 tuổi, và lần nào trả lời phỏng vấn cũng đều tỏ quyết tâm giành chiến thắng cho nước Pháp". Rất hào phóng, anh đã hứa sẽ tặng toàn bộ tiền thưởng cho một hiệp hội chăm lo trẻ em tàn tật. Mê đứa con trai đó, dân Pháp cũng dần dần có cảm tình với người bố nuôi : Didier Deschamps, cựu thủ quân đội tuyển Pháp năm 98 và là người đã biết truyền tinh thần quyết thắng cho cả đội.

Theo tuần báo L’Obs, công lao giành ngôi sao thứ hai cho Pháp trước hết là của các tuyển thủ. Đó là những cầu thủ chuyên nghiệp dù tuổi còn trẻ, được huấn luyện trong những trung tâm đào tạo mà đã đưa Pháp thành quốc gia cung cấp tài năng bóng đá nhiều nhất thế giới, được thâu nhận vào những câu lạc bộ danh tiếng nhất của Châu Âu, cho nên họ tạo thành "đội tuyển xuất sắc nhất thế giới », theo ý kiến của các phóng viên ngoại quốc mà tuần báo L’Obs đã phỏng vấn.

Nhưng thế hệ sắc bén như thế không thể nở rộ nếu không nhờ kinh nghiệm của huấn luyện viên. Deschamps đã biết đảm nhận vai trò của một nhà mô phạm, biết đưa tinh thần tập thể trở lại với đội tuyển Pháp, để giúp các tuyển thủ bù đắp cho những sai lầm cá nhân và khống chế đối thủ tốt hơn.

Deschamps, tinh thần quyết thắng

"Một người Pháp mang tên Deschamps », đó là tựa trên trang nhất của tuần báo L’Express số ra tuần này, với một bài rất dài nói về huấn luyện viên đội tuyển áo Lam.

Tờ báo viết : "Didier Deschamps từ lâu đã không còn mang đôi giày cầu thủ nữa, nhưng cuối cùng vẫn chính ông là người bước lên đài danh dự và ôm hôn tổng thống. Saint - Denis 1998. Moskva 2018. Hai sân vận động, hai thời kỳ khác nhau, hai đội tuyển Pháp và hai ngôi sao trên áo thun, đồng nghĩa với một danh hiệu, danh hiệu lớn nhất và được thèm muốn nhất : vô địch thế giới. »

Đối với L’Express, Deschamps là "gạch nối giữa hai thế hệ, thậm chí là hiện thân của một quốc gia ngày càng được nể trọng trên hành tinh bóng đá. Chiến thắng mới này tặng thưởng cho sự kiên trì của một người đàn ông gần 50 tuổi, tự tin vào những sự chọn lựa và một số quyết định của mình ».

Khi một lần nữa giành chiến thắng ở trận chung kết, theo phong cách của riêng ông, Deschamps làm đầy thêm chiếc tủ vốn đã có rất nhiều giải thưởng, gia nhập vào nhóm của Franz Beckenbauer và Mario Zagalla, hai nhân vật huyền thoại đã từng đoạt chức vô địch thế giới trong chiếc áo tuyển thủ và sau đó là trong chiếc áo huấn luyện viên đội tuyển.

L’Express nhắc lại rằng nỗi căm ghét thất bại từ rất lâu vẫn đeo bám Deschamps một cách gần như là bệnh hoạn. Chơi đá bóng từ năm 11 tuổi, vào CLB FC Nantes năm 15 tuổi, Deschamps đã thể hiện quyết tâm giành chiến thắng bằng mọi giá và trong bóng đá thì đến một lúc nào đó, chính tinh thần là mang tính quyết định. Đó là một cầu thủ mà ta sẽ không ngần ngại nhận ngay vào đội mình.

Theo L’Express, "công thức » Deschamps rất dễ mô tả. Huấn luyện viên vô địch của năm 2018 cũng giống như khi ông còn là cầu thủ. Siêng năng, cần mẫn, cứng cỏi, nghiêm khắc và nếu cần thì sẳn sàng la hét, quát tháo. Trên sân, Deschamps không phải là một cầu thủ có kỹ thuật điêu luyện nhất, nhưng lại là một trung vệ rất hữu ích, có lối đá đơn giản và rất thông minh.

Không quan tâm đến tranh cãi về việc phải đá đẹp như thế nào, cựu tuyển thủ Pháp mang áo số 7 cho rằng, trong bóng đá, kẻ chiến thắng bao giờ cũng có lý. Thực dụng, hiệu quả và đơn giản, đó là những khẩu hiệu của Deschamps, bất chấp những đánh giá của công luận.

Báo chí quốc tế ca ngợi chiến thắng của Pháp

Tuần báo Courrier International kỳ này cũng trích dịch nhiều bài của báo chí quốc tế nói về chiến thắng của đội tuyển Pháp, với hàng tựa trên trang nhất "Pháp : Thế hệ áo Lam ».

Đó cũng là tựa một bài báo của The New York Times. Đối với tờ nhật báo Mỹ, nước Pháp kể từ nay đứng đầu nền bóng đá thế giới nhờ tính đa dạng sắc tộc và tài năng của các tuyển thủ trẻ.

Thứ nhất là trong những thập niên sau Thế Chiến Thứ II, chính phủ Pháp đã tiếp nhận nhiều đợt di dân, từ Nam và Đông Âu, từ Bắc Phi, rồi sau đó từ Tây Phi, Trung Đông và quần đảo Antilles, tái thiết đất nước và giải quyết tình trạng khan hiếm nhân công. Đa số những người này đến định cư ở các vùng ngoại ô nghèo chung quanh các thành phố lớn.

Thứ hai là từ đầu thập niên 1970, nước Pháp đã lập ra nhiều trung tâm để phát hiện, tuyển lựa và đào tạo các tài năng trẻ, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ ở các vùng ngoại ô nghèo và là nơi mà gần một phần ba số tuyển thủ Pháp sinh ra, như trường hợp của Mbappé.

New York Times nhắc lại rằng ngay sau chiến thắng của đội tuyển Pháp ở Nga, bức ảnh tổng thống Macron biểu lộ nổi vui mừng đã được lan truyền khắp thế giới. Bức ảnh này là biểu hiện mạnh mẽ cho tuổi trẻ, sức mạnh và thành công của nước Pháp.

Báo chí của nhiều nước khác cũng không ngớt lời ca ngợi kỳ công đội tuyển Pháp, cho rằng 23 tuyển thủ này đang đi vào huyền thoại của Cúp thế giới. Courrier International điểm qua một số bài.

Nhật báo Anh The Daily Telegraph viết rằng : " Nước Pháp nay là vô địch thế giới. Họ rất xứng đáng với danh hiệu này, vì đã biết triển khai đội hình hay nhất và thực dụng nhất trong số các đội tuyển của một Cúp Thế giới mà chắc chắn sẽ là đẹp nhất trong lịch sử".

Tại Đức, nhật báo Süddeutsche Zeitung thì nhận định kẻ chiến thắng trong Cúp Thế giới kỳ này phản ánh đúng nền bóng đá hiện nay : "Chỉ có đội nào có lối chơi tập thể chặt chẽ nhất là giành được Cúp Thế giới, một cá nhân riêng lẻ chẳng làm được gì cả. Nguyên tắc này đã phần nào bị quên lãng, do công chúng của bóng đá hiện nay quá tôn sùng những siêu sao như Messi, Ronaldo, Neymar" .

Báo chí quốc tế cũng đồng thanh ca ngợi huấn luyện viên Didier Deschamps. The Wall Street Journal nhìn nhận rằng huấn luyện viên đội tuyển áo Lam đã biết quy tụ "một đội với nhiều tài năng đến mức mà khi đã vào đến chung kết, đội này còn bị chê trách là đã không chơi hết tiềm năng".

Nhưng báo chí quốc tế cũng không quên đội bị thua trong trận chung kết, Croatia, đội đã chiến đấu kiên cường dù rất mệt mỏi sau ba lần đều phải đá hiệp phụ.

Nhật báo El Mundo của Tây Ban Nha viết : "Tại Moskva đúng là đã có một đội thắng, nhưng trận chung kết này không đáng có một đội thua". Tờ La Nacion của Argentina, quốc gia bị Pháp loại ở vòng 1/8, nhận xét : "Croatia không thể tin được điều đã xảy ra ở trận chung kết này : họ đã chơi hay hơn nhưng lại bị thua".

Tuy vậy, báo chí quốc tế hoàn toàn chấp nhận chiến thắng của đội tuyển Pháp, kể cả tờ nhật báo Corriere della Sera của Ý : "Sau nhiều năm nhìn nhận và tôn vinh mô hình Tây Ban Nha và Đức, nay đã đến lúc khẳng định rằng đội tiên phong của bóng đá thế giới là nằm tại Pháp. Thực tế này chắc chắn sẽ còn kéo dài, nếu chúng ta tính đến tuổi trung bình của đội Pháp, tính đến trình độ mà họ đã chứng tỏ ở Nga, ấy là chưa tính đến những tuyển thủ mà Deschamps đã để lại ở nhà, chưa cho thi đấu tại Cúp thế giới lần này".

Courrier International cũng trích dịch một số báo của Croatia, đồng thanh ca ngợi đội tuyển nước họ, như trang mạng Telegram : "Về nhì, thì sao ? Chưa bao giờ chúng ta tự hào như thế ! Đó là một trận chung kết đi vào lịch sử. Các tuyển thủ Croatia đã góp phần vào tính chất lịch sử đó, với lòng dũng cảm, sự tự tin và lối đá rất thoáng của họ. Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Cúp Thế giới 2018 dành cho Luka Modric chứng tỏ là đội tuyển Croatia đã thi đấu tuyệt vời".

Căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Về thời sự quốc tế, Courrier International tuần này dành cả một hồ sơ để nói về căng thẳng hiện nay giữa Đài Loan với Trung Quốc, giới thiệu hai bài báo của trang web "Đoan Truyện Môi" (Duanchuanmei) và của tờ South China Morning Post.

"Một đảo gần bị ngạt thở về ngoại giao" đó là tựa bài báo của Đoan Truyện Môi, một trang mạng của Hồng Kông. Bài báo nhắc lại là sau nhiều vụ bỏ rơi, hiện chỉ còn 18 quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Sự cô lập ngày càng gia tăng có thể sẽ làm thay đổi nguyên trạng mà cho tới nay vẫn giúp cho hòn đảo này chung sống hòa bình với Trung Quốc.

Trên 18 quốc gia đó, Trung Hoa lục địa biết chắc là 17 nước sẽ sẵn sàng rơi vào vòng tay của họ ngay khi Bắc Kinh tung ra vài đòn theo hướng này. Chỉ có trong trường hợp của Vatican là họ phải đẩy thêm một chút để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng việc này sẽ thành tựu ngay sau khi Trung Quốc chấp nhận một vài nhân nhượng thuần túy kỹ thuật.

Nhưng theo tác giả bài báo, nếu "Trung Hoa Dân Quốc" (tên chính thức hiện nay của Đài Loan) không còn được quốc gia nào công nhận về mặt ngoại giao, Đài Loan sẽ thay thế bằng tên "Đài Loan Dân Quốc" (như mong muốn lâu nay của phe đòi độc lập cho Đài Loan). Có điều, những người còn gắn bó với quốc gia Trung Hoa bỗng dưng sẽ mất một điểm tựa, còn Bắc Kinh thì sẽ để vuột mất cơ hội chiêu dụ những thành phần ở Đài Loan mà hiện vẫn mơ đến một sự thống nhất trong hòa bình với Hoa lục.

Tờ South China Morning Post thì chú ý đến vụ ngưng chiếu một bộ phim lịch sử nhiều tập ở Đài Loan. Bộ phim, được chiếu trên đài truyền hình Đài Loan Da Ai TV từ ngày 10/05, dựa trên chuyện có thật, nói về một nữ y tá Đài Loan đã cãi lệnh cha mẹ để vào phục vụ trong quân đội Nhật tại Hồng Kông, rồi sau đó ở Quảng Đông, Trung Quốc, trong thời gian Thế Chiến Thứ II.

Tranh cãi đã nổ ra dữ dội và vẫn tiếp diễn mặc dù đài truyền hình đã ngưng chiếu sau hai tập đầu. Tranh cãi cũng không dịu đi sau khi ngành tư pháp Đài Loan mở điều tra để xác định xem Bắc Kinh có đã gây áp lực lên đài truyền hình Da Ai TV để buộc họ ngưng chiếu bộ phim nói trên hay không. Ngay sau khi tập đầu của bộ phim được chiếu, các mạng xã hội cũng như một số tờ báo ở Hoa Lục đã kịch liệt lên án nội dung bộ phim là "liếm gót giày Nhật Bản".

Sau khi phim đột ngột bị ngưng chiếu, có tin đồn là Bắc Kinh đã gởi các quan chức cao cấp đến tận trụ sở của đài Da Ai TV để buộc họ ngưng chiếu phim này. Dân Đài Loan liền đua nhau lên án Trung Quốc xâm phạm quyền tự do nghệ thuật trong khi Đài Loan không nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Theo South China Morning Post, vụ này cho thấy là hai bên bờ eo biển cho đến nay vẫn có cái nhìn khác nhau về thời kỳ Nhật chiếm đóng. Tờ báo nhắc lại rằng, Đài Loan đã được chính quyền thời nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản từ năm 1895 trước khi trở lại thuộc lãnh thổ Trung Quốc năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng đồng minh.

Thanh Phương

Published in Quốc tế
vendredi, 20 juillet 2018 22:31

Điểm báo Pháp - Con thuyền kinh tế

Con thuyền kinh tế với "thuyền trưởng" Hoa Kỳ

Châu Âu và Hoa Kỳ leo thang chiến tranh thương mại, Giông bão tại điện Elysée, và Giả mạo nghiên cứu khoa học nở rộ là những chủ đề chính trên trang nhất các báo Pháp số ra ngày 20/07/2018.

kinhte1

Liên Hiệp Châu Âu thông báo phạt hãng Google 4,34 tỉ euro vì lạm dụng vị thế độc tôn. Reuters/Dado Ruvic/Illustration/File Photo

Tổng thống Mỹ ngày hôm qua đã có những lời lẽ nặng nề nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu trên mạng xã hội Twitter là đã "lợi dụng Hoa Kỳ". Lời chỉ trích này được đưa ra một hôm sau thông báo của Ủy Ban Châu Âu phạt hãng Google 4,34 tỉ euro. Châu Âu cáo buộc tập đoàn Mỹ lạm dụng vị thế thống trị mạng với hệ điều hành Android.

Đây cũng là hành động đáp trả của Liên Hiệp Châu Âu nhằm vào các biện pháp áp thuế của ông Donald Trump đánh vào nhôm và thép nhập khẩu từ Châu Âu. Les Echos ngao ngán chạy tựa "Thương mại : Căng thẳng gia tăng giữa Châu Âu và Hoa Kỳ". Bởi vì, sau nhôm và thép, nhật báo kinh tế này quan ngại Washington và Bruxelles sẽ lại lao vào một cuộc chiến khác nhắm vào xe ô tô nhập khẩu.

Trump muốn phá tan Liên Hiệp Châu Âu ?

Les Echos lưu ý là Châu Âu quyết định phạt Google được đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker có chuyến công du Washington ngày 25/07/2018 tới đây. Trong bối cảnh này, Le Figaro đặt câu hỏi : Liệu chiến tranh thương mại đã khơi mào ? Từ ngữ nghe có vẻ hơi quá nhưng mối đe dọa là thật. Nếu Trung Quốc là đích ngắm chính, thì các đồng minh Âu-Á của Mỹ cũng không thoát. Và thế là mỗi bên vì lợi ích của mình đã lần lượt đưa ra các biện pháp trả đũa lẫn nhau.

Trả lời câu hỏi của Le Figaro, ông Philippe Martin, chủ tịch Hội Đồng Phân Tích Kinh Tế, giáo sư trường đại học Khoa học Chính trị cảnh báo ý đồ phá vỡ các nguyên tắc đa phương của tổng thống Mỹ. Về điểm này, bà Agnès Benassy-Quéré, chuyên gia kinh tế và giáo sư đại học Paris-I khẳng định thêm ý muốn ưu tiên quan hệ song phương để đạt được điều kiện tốt nhất. Do vậy, tổng thống Mỹ muốn làm tan rã Liên Hiệp Châu Âu.

Con thuyền kinh tế với "thuyền trưởng" Hoa Kỳ

Chính trong hoàn cảnh này, xã luận của báo Le Figaro cho rằng không ai có thể làm hạ nhiệt căng thẳng bằng chính vị "thuyền trưởng Hoa Kỳ", tựa bài viết. Le Figaro tự hỏi : Liệu có một siêu nhân nào - Batman, Superman hay Spider-man - có thể dập tắt được ngòi nổ Nhà Trắng hay không ? Để rồi nhật báo tự trả lời đừng nên mơ và đời thật cũng không như là trong điện ảnh.

Nhật báo công nhận phản ứng của ông Donald Trump là chính đáng, nhất là đối với Trung Quốc, nhưng chiến lược hàng rào thuế quan của ông vào thời buổi toàn cầu hóa này sẽ chẳng bao giờ cứu nổi các doanh nghiệp cũng như là không tạo ra được việc làm hay làm biến mất thâm hụt mậu dịch.

Ngược lại, đánh thuế trong một thế giới tự do chỉ mang lại thua thiệt. Nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng, do thiếu các dòng sản phẩm thay thế trong nước, dẫn đến lạm phát và tác động sức mua của người tiêu thụ. Leo thang cuộc chiến chỉ làm cho nền kinh tế thế giới trượt đà.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cảnh báo, xung đột leo thang có thể làm cho việc tạo ra của cải thế giới bị suy giảm mất 0,5%.

Bất chấp chỉ trích của các đảng phái chính trị, chuyên gia kinh tế của Mỹ, biện pháp trả đũa của các đối tác, tổng thống Mỹ dường như không hề có ý định thoái lui. Bởi vì trên thực tế, không ai có thể làm ông e sợ bằng các cử tri của ông. Nếu họ bỏ rơi ông - tiếc thay chưa có điều gì cho thấy như thế - Donald Trump sẽ phải lui bước.

Trong tình thế này, Le Figaro kết luận, siêu nhân duy nhất có thể chấm dứt cuộc chiến, không ai khác là nước Mỹ của chính Donald Trump. Cả thế giới nín thở mong chờ nhưng không chút cơ may hy vọng…

Trung Quốc âm thầm cắm rễ tại Châu Phi

Trong lúc Donald Trump và các đồng minh lao vào một cuộc chiến thương mại không biết hồi kết thúc, thì Les Echos nhận thấy "Trung Quốc ngày càng hiện diện khắp nơi tại Châu Phi".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du Châu Phi, sau khi đã qua các nước Vùng Vịnh trước khi đến dự thượng đỉnh khối BRICS (chữ viết tắt của 5 nước Brazil, Russia, India, China, South Africa) tại thủ đô Johannesburg của Nam Phi ngày 25/07.

Theo Les Echos, không chỉ bị dòm ngó vì nguồn tài nguyên dồi dào, Châu Phi còn có một giá trị ngoại giao đối với Trung Quốc. Với con số 55 quốc gia, Châu lục đen này luôn là một nguồn trợ giúp hữu dụng. Trung Quốc có thể trông cậy vào những nước này tại Liên Hiệp Quốc để làm rào cản chống các nghị quyết của phương Tây, nhất là trong vấn đề nhân quyền.

Đổi lại, Bắc Kinh tỏ ra rất hào phóng với những nước ở đây vốn dĩ có tỷ lệ mắc nợ tương đối cao. Đương nhiên, kinh tế là ưu tiên số một. Đầu tư của Trung Quốc tại Châu Phi đã vượt mức 100 tỉ đô la và số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tại Châu lục đã vượt quá con số 3.000.

Benalla : "Địch" ở trong điện Elysée

Ánh hào quang do đội tuyển Pháp mang về chưa kịp tắt, bão tố bỗng đâu ập xuống điện Elysée. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, những ngày vừa qua đối mặt với nhiều chỉ trích gay gắt sau vụ báo Le Monde tiết lộ một người thân cận của ông, tên là Alexandre Benalla, giả danh cảnh sát chống bạo động hành hung một người biểu tình.

Le Figaro cay nghiệt viết rằng "vụ Benalla thảm hại này cho thấy là ông hoàng giao tiếp đã không biết dạy dỗ quân mình. Vì không giải quyết nhanh chóng vấn đề kỷ luật, nên Emmanuel Macron giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị".

Libération gây sốc với hàng tít lớn trên trang nhất "Macron và vụ Benalla, cẩn trọng với khỉ đột Gorila". Gọi là "Gorila" vì nhân vật này đảm nhận trọng trách bảo vệ an toàn cho tổng thống. Giọng điệu bài xã luận của nhật báo thiên tả cũng không mấy nhẹ nhàng, khi mở đầu bài viết rằng "Manu, sai lầm ngớ ngẩn !"

"Vết nhòe"

Ngớ ngẩn vì "vụ việc đã khiến cho điện Elysée bối rối", La Croix ghi nhận. Tầm mức của vụ việc không ngừng lan rộng. Mặc dù một cuộc điều tra đã được mở ra, nhưng sự việc này còn để lại những hậu quả chính trị.

Tổng thống Macron đã bị nhiều chính khách và lực lượng an ninh tố cáo đã có thái độ dung dưỡng đối với nhân vật này khi đưa ra các biện pháp trừng phạt quá nhẹ nhàng : Treo việc 15 ngày và cảnh cáo cuối cùng trước khi sa thải, thay vì phải đưa qua tư pháp.

Bài xã luận "Vết nhòe" của La Croix lo lắng đặt câu hỏi : Làm thế nào những người này làm việc cho điện Elysée lại có thể nổi máu hung hăng mà cảnh sát đang làm nhiệm vụ lại không lên tiếng ? Tại sao những biện pháp trừng phạt đầu tiên của điện Elysée lại quá nhẹ như vậy ? Tại sao phải đợi đến khi có đoạn video đó được đăng trên mạng của Le Monde thì tư pháp mới bắt tay vào việc ?

Cuối cùng La Croix cảnh báo, đương nhiên, trong mọi hành lang đều có sự hiện hữu quyền lực của những kẻ đáng ngờ, một thời hữu dụng cho những ai muốn dùng đến, nhưng chẳng chóng thì chày, những quyền lực đó một khi thoát khỏi tầm tay thì sẽ có hại cho mình.

Biển Azov : Điểm căng thẳng mới giữa Nga và Ukraine

Ukraine và Nga không chỉ căng thẳng vì đông Ukraine và Crimea mà còn vì vùng biển Azov, nằm kẹp giữa Ukraine, Nga và vùng Crimea bị sáp nhập.

La Croix cho biết từ nhiều tuần nay, truyền thông Ukraine ầm ĩ tố cáo Nga cho tầu chiến lấn chiếm dần vùng biển nước cạn này (độ sâu trung bình là 13m). Tổng thống Ukraine ngày thứ Ba 17/07/2018 đã phản đối mạnh mẽ tuần duyên "Nga bắt giữ bất hợp pháp tầu chiến Ukraine hay nước ngoài muốn cập cảng Ukraine".

Biển Azov, được nối với Hắc Hải qua eo biển Kertch giờ đang trở thành một mặt trận xung đột mới giữa Nga và Ukraine sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014. Tuy chưa hẳn là đối đầu trực tiếp nhưng việc triển khai hai chiếc tầu phóng tên lửa Nga hồi tháng 6/2018 và thông báo tập trận của Ukraine đã cho thấy hai bên bắt đầu dọ thám lẫn nhau.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Mykhailo Samus, chuyên gia quân sự Ukraine thì điểm đo nhiệt căng thẳng chính là chiếc cầu nối Nga với Crimea. "Cầu Kertch là một công cụ mới cho Nga để kiểm soát lưu thông hàng hải tại vùng biển Azov".

La Croix nhắc lại, năm 2004, Nga và Ukraine đã ký kết một thỏa thuận xem Azov như là một vùng biển chung giữa hai nước, cho phép tầu thuyền hai bên được lưu thông tự do, nhưng việc sáp nhập Crimea đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo. "Ngày nay, Azov đã nghiễm nhiên trở thành vùng biển bên trong của Nga, họ hoàn toàn tự do đi lại. Nước Nga đã nắm được quyền kiểm soát Azov", theo như khẳng định của ông Igor Delanoe, trợ lý giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga, chuyên gia địa chính trị về Biển Đen.

"Fake Science" nở rộ như tằm ăn dâu

Giới truyền thông có "fake news", giới khoa học không kém cạnh gì cũng có "fake science". Giới kinh doanh có hàng nhái, hàng giả, khoa học cũng vậy. Nghiên cứu khoa học giả mạo, nhái… đang nở rộ là kết luận của nhóm nhà báo điều tra mang tên "Fake Science" quy tụ 23 hãng truyền thông quốc tế, trong đó có nhiều nhật báo lớn có uy tín như The New Yorker (Mỹ), Norddeutscher Rundfunk – NDR (Đức) hay Le Monde (Pháp).

Theo điều tra của nhóm cộng tác, từ một thập niên nay, hàng chục nhà xuất bản không mấy có cẩn trọng như Omics và Science Domain (Ấn Độ), Waset (Thổ Nhĩ Kỳ) hay như Scientific Research Publishing (Trung Quốc) đã tạo ra hàng trăm tạp chí cho phép truy cập tự do với nội dung rỗng tuếch nhưng lại mang dáng vẻ khoa học thật sự.

Tuy nhiên, những trang báo này không có một ban biên tập, họ thu tiền những người muốn đăng bài với giá vài trăm đô la một bài và nhanh chóng đăng các bài viết mà không kiểm tra. Tương tự cho các hội thảo khoa học thường được chào mời qua thư điện tử, các nhà khoa học đăng ký, đóng phí để trình bày công trình nhưng lại có ít người đến nghe.

Các thông tin phổ biến liên quan đến mọi lĩnh vực từ ủng hộ các loại thuốc, hoạt động phản đối biến đổi khí hậu cho đến chống vac-xin, thậm chí chỉ để đánh bóng bản lý lịch…

Đáng lo nhất là những bài viết được đăng này, cũng được mã số hóa trong các kho dữ liệu khoa học lớn như Web of Science, Scopus hay Google Scholar, những trang web thường hay được cộng đồng khoa học sử dụng.

Theo đánh giá của Clarivate Analytics, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu của Web of Science, "Hậu quả nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến toàn bộ giới khoa học, và nguy cơ dùng đến các dữ liệu giả mạo hay không được kiểm chứng cho công tác nghiên cứu".

Minh Anh 

Published in Quốc tế

Ngoại giao zích-zắc của Donald Trump, đồng minh Châu Âu chết đứng

Hậu-thượng đỉnh Nga-Mỹ cùng những phát ngôn tiền hậu bất nhất của tổng thống Trump ; Nicaragua sôi sục với cuộc biểu tình của dân chúng đòi lật đổ chế độ độc tài nhà vợ chồng tổng thống Ortega ; nhà mạng khổng lồ Google bị Châu Âu phạt hàng tỷ euro vì làm an không minh bạch… Đó là những chủ đề chính được các tờ báo lớn của Pháp đưa lên trang nhất.

ngoaigiao1

Lãnh đạo các nước thành viên NATO họp tại Bruxelles - Ảnh chụp ngày 11/07/2018. Ludovic Marin/Pool via Reuters

Thêm một lần nữa, tổng thống Mỹ Donald Trump lại làm cả thế giới phải chú ý vì lập trường và phát biểu tiền hậu bất nhất về những chuyện đại sự. Báo Le Figaro chạy tựa trang nhất "Những zích zắc ngoại giao của Trump gieo rắc rối loạn".

Cuộc gặp của ông Donald Trump với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã khiến báo chí quốc tế và dư luận Mỹ phải sửng sốt vì những phát ngôn tại Helsinki phản ánh lập trường được đánh giá là quá yếu đuối, nếu không muốn nói là chạy theo ông chủ điện Kremlin. Bất ngờ nữa là ngay sau khi về đến Washington, ông Trump lại cố dập bão dư luận, phủ nhận những lời của mình bằng giải thích là "nhầm lẫn" câu chữ.

Le Figaro nhận xét lập trường "quay ngoắt" của tổng thống Mỹ về nước Nga cũng như về những hồ sơ quốc tế khác đang khiến dư luận Mỹ cũng như Châu Âu và trên khắp thế giới không sững sờ khi ông đánh lộn đối thủ với đồng minh.

Trong bài xã luận ngắn lấy tiêu đề "Ngây ngô quốc tế" Le Figaro bình luận : "Những zích zắc vừa rồi của Donald Trump, sau cuộc gặp thượng đỉnh với Vladimir Putin khiến người ta phải kinh ngạc". Vụ việc vừa qua đã làm cả thế giới, những người chống lại ông và cả những người cùng phe ông phải sững sờ, ngay cả báo chí Nga cũng không khỏi như vậy. Những gì mà người ta chứng kiến có thể nói ông Trump đang thực thi một chính sách ngoại giao "siêu thực", "ngây ngô".

Le Figaro nhấn mạnh : "Ông Trump không nên quên rằng chỉ vì ông có trong tay 12 chiếc tàu sân bay và CIA đứng sau ông thì những người đối thoại nước ngoài mới nghe ông. Và rằng sức mạnh cường quốc cũng dựa trên sự tôn trọng mà người ta cảm nhận ở cường quốc đó. Nhất là khi các đối tác và đối thủ - là Nga hay Trung Quốc - thì họ lại tỏ ra điềm tĩnh, chặt chẽ và đĩnh đạc".

Đồng minh Châu Âu chết đứng

Trong khi đó với đồng minh, ông Donald Trump đã xử sự ra sao ? Vẫn nhật báo Le Figaro có bài viết “ Châu Âu chết đứng bởi người bạn hư hư thực thực”. Bài báo nhắc lại : "Trong vòng vài tháng, đối tác trở thành đối thủ và Châu Âu vẫn chưa thôi lĩnh đòn của người đồng minh chủ chốt từ Đệ Nhị Thế Chiến" là nước Mỹ.

Nhưng đó là nước Mỹ của tổng thống Donald Trump. Từ khi lên làm tổng thống, ông Trump đã có một loạt các quyết định cùng nhiều phát ngôn làm đảo lộn cả thế giới mà trong đó các đồng minh Châu Âu đang phải chịu trận. Tờ báo nhấn mạnh : "Trong vài tuần, Donald Trump đã đảo lộn cái thế giới mà trong đó Châu Âu đang sống từ 1945. Ông Trump hoán vị các bạn bè với kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với lập trường truyền thống của nước mình và đặt lại vấn đề về quan hệ đồng minh…"

Sau sự kiện thượng đỉnh Trump-Putin ở Helsinki vừa qua thì Liên Hiệp Châu Âu, theo Le Figaro, vốn dĩ đã không có thống nhất trong quyết định chiến lược, nay đang bị đe dọa vỡ tung và rã đám.

Nicaragua lại sôi sục cách mạng

Chuyển qua nhật báo Libération với thời sự nóng đang diễn ra ở đất nước Trung Mỹ Nicaragua. Daniel Ortega, cựu lãnh đạo cách mạng Nicaragua với ý tưởng nhân bản, nay đã trở thành một vị tổng thống đầy quyền lực, thẳng tay dùng vũ lực trấn áp phong trào phản kháng chế độ trong dân chúng, làm ít nhất 300 người thiệt mạng từ ba tháng qua.

Daniel Ortega, từ một nhà cách mạng với ý tưởng cao đẹp lên cầm quyền hàng thập kỷ qua ở Nicaragua, trở thành một kẻ chuyên quyền của một chế độ gia đình trị bị tố cáo tham nhũng và trị vì đất nước bằng bàn tay sắt.

Libération gọi đó là "Căn bệnh quyền lực". Xã luận của tờ báo nhắc lại : "Đầu thập niên 1980, những nhà cách mạng của Mặt Trận Sandino đã lật đổ chế độ độc tài Somoza. Daniel Ortega, từng bị cầm tù suốt 7 năm dưới chế độ thối nát đó, đã trở thành lãnh đạo của chính quyền mới". Theo Libération, xu hướng chuyên quyền đã nhanh chóng xuất hiện ở chế độ Ortega.

Tuy vậy, Mặt Trận Sandino đã tiến hành thành công nhiều cải cách xã hội tốt. Ban đầu Ortega cũng chấp nhận tiến trình dân chủ, cũng đã rời khỏi quyền lực sau khi thất cử. Rồi sau đó ông trở lại dường như với quyết tâm thực hiện chính sách hòa giải. "Thế nhưng căn bệnh quyền lực đã lấn át để giờ đây các ý tưởng Sandino bị giẫm dưới chân". Vị tổng thống già nua cùng bà vợ thi sĩ, làm phó tổng thống, tạo thành một cặp vợ chồng tham quyền cố vị, bằng mọi giá giữ vị trí đầy bổng lộc.

Xã luận tờ báo kết luận : "Cũng giống như chế độ xã hội Venezuela, hay ở nhiều nước dưới sự lãnh đạo của những nhân vật đi lên từ cách mạng, việc hủy bỏ các quyền tự do của người dân và những nguyên tắc nhân quyền, cho dù lấy cớ là khó khăn kinh tế, sự thù nghịch từ bên ngoài hay đe dọa từ bên trong, đều luôn dẫn tới bất hạnh cho nhân dân… Tự do phải là điều đặt lên trên hết, xóa bỏ nó sẽ dẫn đến chuyên quyền và nhất là kèm theo đó là bất công và tham nhũng. Một lần nữa Nicaragua lại là một bằng chứng".

Phạt sốc của EU đối với Google

Trở lại Châu Âu, thời sự gây nhiều sự chú ý là hôm qua Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định phạt Google 4,3 tỷ euro. Nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : "Vì sao Châu Âu phạt sốc Google ?"

Lý do của quyết định này là tập đoàn Mỹ đã lạm dụng vị thế nổi trội của hệ điều hành Android dùng cho điện thoại thông minh để thâu tóm độc quyền dịch vụ tìm kiếm trên mạng. Với Bruxelles, cách làm ăn của nhà khổng lồ tin học Mỹ là cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật pháp của Châu Âu. Tất nhiên Google đã kháng cáo quyết định của Bruxelles.

Đây không phải lần đầu tiên Google bị Châu Âu phạt nặng. Ngày 27/06/2017, nhà mạng của Mỹ cũng đã bị phạt 2,42 tỷ euro cũng vì lạm dụng ưu thế trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng gây thiệt hại đến các dịch vụ quảng cáo, hoạt động cạnh tranh làm ăn.

Lần này, Bruxelles còn đánh giá Google đã cản trở các nhà sản xuất bán điện thoại thông minh hoạt động với hệ điều hành khác, bằng cách gây sức ép để cài đặt sẵn trong sản phẩm của họ phần mềm ứng dụng tìm kiếm trên internet "Google Search".

Đây là một vụ việc rất phức tạp. Sẽ còn phải chờ ít nhất 2 năm nữa Tòa Tư Pháp Châu Âu mới ra phán quyết về hồ sơ này.

Pháp : Nhà vô địch bóng đá thế giới bị rêu rao vì màu da

Đội tuyển bóng đá Pháp đăng quang ngôi vô địch thế giới là một sự thật hiển nhiên. Tuy vậy vài ngày qua, một số bài báo ở Đông Âu hay thậm chí cả ở nước Ý, cũng như một vài chương trình tấu hài trên truyền hình Mỹ và những bình luận trên mạng xã hội, lại khoét sâu vào khía cạnh thành phần cầu thủ gốc Châu Phi của đội tuyển Pháp.

Bởi vậy mà báo chí Pháp đã phải lên tiếng. Tiêu biểu là L’Equipe, tờ nhật báo thể thao lớn nhất của Pháp ra sáng nay đã nêu ra nhiều thí dụ về những lời đàm tiếu thiếu thiện chí có phần ganh tị. Trong đó, đặc biệt có một twitter đăng ảnh gắn cho mỗi cầu thủ tuyển Pháp một lá cờ của quê gốc của họ.

Ngay lập tức đã có nhiều phản ứng phẫn nộ nhất là từ giới thể thao Pháp. Nhiều cầu thủ bóng rổ Pháp đang sống ở Mỹ trong đó có Nicolas Batum, một trong số các sao của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA đã đăng trên trang cá nhân của anh một bình luận, được báo L’Equipe trích dẫn : "Đúng tôi có cha và họ Cameroun. Nhưng tất cả chúng tôi cùng chơi và chiến đấu cho nước Pháp vì chúng tôi sinh ra ở đó, chúng tôi đã lớn lên ở đó, đã học thể thao ở Pháp, đã tự hào vì quốc tịch Pháp". Cầu thủ bóng rổ này kết luận : "Những người nói hoan hô Châu Phi cho chiến thắng của đội tuyển Pháp, hãy biến đi !".

Rất nhiều tờ báo địa phương của Pháp đã lên tiếng đáp trả gay gắt luồng dư luận đầy hiềm tị như ở trên và khẳng định tinh thần yêu nước của người Pháp không có màu sắc nào hết, và rằng đội tuyển bóng đá Pháp, vừa có chiến thắng vinh quang vì những thành viên trong đội đã biết đoàn kết làm nên sức mạnh của tập thể.

Nhân chuyện này, cũng nên nhắc lại một phát biểu xác đáng và thâm thúy của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đang tham gia sự kiện kỷ niệm Nelson Mandela, tại Nam Phi hồi đầu tuần. Ông Obama nói : "Một xã hội được xây dựng trên mọi tài năng và năng lực. Quý vị nghi ngờ chăng ? Hãy hỏi đội tuyển Pháp. Những chàng trai đó không giống những người Gaulois, vậy nhưng họ là người Pháp".

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Trong một bức thư gởi đến lãnh đạo hai tập đoàn Facebook và Google, 17 nhà lập pháp Mỹ mới đây đã kêu gọi các đại tập đoàn internet này chống lại những thay đổi được quy định trong Luật An Ninh Mạng vừa được Việt Nam thông qua, đặc biệt là đòi hỏi lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu cá nhân người sử dụng Việt Nam.

anm1

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam bấm nút thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/06/2018 tại Hà Nội. TTXVN/ AFP

Theo hãng tin Anh Reuters, trong bức thư đề ngày 12/07/2018, các nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã cho rằng Luật An Ninh Mạng của Việt Nam thực ra không hề nhằm mục tiêu bảo vệ những người sử dụng Internet, mà là một công cụ để đàn áp những tiếng nói bất đồng trong nước.

Các nghị sĩ Mỹ, trong đó có ông Christopher Smith, nghị sĩ Cộng Hòa bang New Jersey, và hai dân biểu đảng Dân Chủ bang California là Alan Lowenthal and Zoe Lofgren, đồng chủ tịch Nhóm Vietnam Caucus tại Quốc hội Mỹ, không ngần ngại cho rằng : "Nếu chính phủ Việt Nam ép buộc các công ty của quý vị phải hỗ trợ và kiểm duyệt thông tin, thì đó là một vấn đề đáng quan ngại, cần được nêu lên qua con đường ngoại giao và ở cấp cao nhất".

Lời kêu gọi của các nghị sĩ Mỹ tập trung vào hai điểm trong bộ Luật An Ninh Mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng Sáu vừa qua, và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019.

Trước hết là quy định theo đó Facebook, Google và các công ty công nghệ toàn cầu khác phải lưu trữ ngay tại Việt Nam, dữ liệu cá nhân của người dùng tại Việt Nam, và mở văn phòng trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó là quy định buộc các công ty có hoạt động tại Việt Nam là phải gỡ bỏ các nội dung bị chính quyền Việt Nam phản đối trong vòng 24 tiếng đồng hồ, sau khi có yêu cầu từ bộ Công An hay bộ Văn Hóa Thông Tin.

Nhật báo Anh Financial Times ghi nhận là trong thư, các nghị sĩ Mỹ Mỹ nói rõ với lãnh đạo của Facebook và Google rằng : "Đã có những thông tin, theo đó công ty của quý vị đã gỡ bỏ video và đóng cửa tài khoản (của một số người sử dụng) theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam… trong đó có cả tài khoản người dùng ở California và Đức".

Theo ghi nhận của Reuters, các tập đoàn internet toàn cầu đã có những phản ứng rất mạnh trước đòi hỏi lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam ngay tại Việt Nam, nhưng lại không cứng rắn lắm trước các yêu cầu mà mục tiêu chính là nhằm gia tăng đàn áp các hoạt động chính trị trên mạng.

Báo Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng

Vào lúc các nghị sĩ Mỹ kêu gọi kháng lại Luật An Ninh Mạng Việt Nam, vấn đề thông tin trên mạng đặc biệt nổi cộm tại Việt Nam với sự kiện chính quyền ra lệnh đình bản Báo Tuổi Trẻ Online, tức là trang mạng của báo Tuổi Trẻ, trong thời hạn ba tháng, với lý do loan tin "sai sự thật" và đăng bình luận "gây mất đoàn kết dân tộc".

Trên trang mạng của mình ngày 16/07 vừa qua, tờ Tuổi Trẻ Online đã lên tiếng tạm biệt độc giả trong ba tháng, đồng thời công bố giải thích về hai lỗi lầm khiến tờ báo bị phạt.

Liên quan đến việc loan tin sai sự thật, báo Tuổi Trẻ cho biết nội dung như sau : "Báo Tuổi Trẻ Online ngày 19/06/2018 đăng bài viết "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình". Trong bài viết này, Tuổi Trẻ Online có đăng: "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị của cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này". Trên thực tế, khi tiếp xúc với cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/06/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang không phát biểu nội dung trên".

Trọng Nghĩa

Published in Việt Nam

Đc : B cáo trong v bt cóc Trnh Xuân Thanh b 46 tháng tù (RFI, 25/07/2018)

Trong phán quyết được công b ngày 25/07/2018, mt tòa án ti Berlin đã tuyên pht 3 năm và 10 tháng tù giam đi vi b cáo Nguyn Hi Long, người thú nhn đã giúp an ninh Vit Nam bt cóc ông Trnh Xuân Thanh ti th đô nước Đc vào tháng 7 năm 2017, đ đưa v nước, nơi ông Thanh b kết án tù chung thân v ti tham nhũng.

batcoc1

nh chp cnh ông Trnh Xuân Thanh phát biu trên truyn hình Vit Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đu thú". Reuters/Kham

Theo hãng tin Anh Reuters, b cáo mà chính quyn Đc gi dưới tên tt Long N.H. vào tun trước, đã thú nhn trước tòa rng ông đã tham gia vào v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh, mt cu quan chc du khí Vit Nam khi ông này đang Berlin.

Bn án 3 năm 10 tháng nh hơn đ ngh ca bên Công T Liên Bang Đc, vào hôm qua, đã đ ngh mc án 4 năm tù đi vi b cáo Nguyn Hi Long.

Theo ghi nhn ca hãng Reuters, ngày 17/07 va qua, b cáo Nguyn Hi Long đã bt ng nhn ti trước tòa là đã có tham gia giúp đ nhân viên an ninh Vit Nam trong vic bt cóc ông Trnh Xuân Thanh ti Berlin đ bí mt đưa v nước, trái vi lp lun trước đó là ông không biết gì v v bt cóc.

Chính nh vic nhn ti trước tòa mà ông Long được hưởng trường hp gim khinh, được án nh hơn so vi hai ti danh »tham gia h tr bt cóc»,»ho t đng gián đi Đc, vi mc án có th lên đến hơn 7 năm tù giam.

Theo hãng Reuters, đây là ln đu tiên mà mt nghi phm chính thc xác nhn là chính quyn Vit Nam đng sau v bt cóc gia thanh thiên bch nht đã khiến chính quyn Berlin hết sc gin d.

Phát ngôn viên tòa án Đc, cho biết là trong t khai nhn ti, b cáo Nguyn Hi Long công nhn»có biết v v bt cóc và đã có tham gia vào v vic», đng thi thú nhn»làm vic cho cơ quan tình báo Vit Nam».

Theo Vin Công T Đc, ông Nguyn Hi Long, còn có quc tch Cng Hòa Séc, là người đã mướn hai chiếc xe, mt chiếc dùng đ theo dõi các nn nhân, còn chiếc th hai dùng cho vic bt cóc ông Trnh Xuân Thanh. Sau đó ông Long đã ln lượt lái c hai chiếc xe v Praha đ tr li nơi cho thuê.

Cho đến nay, chính quyn Vit Nam luôn cho rng ông Thanh đã t nguyn v nước đu thú.

Trọng Nghĩa

*********************

Nguyễn Hải Long nhận tội giúp tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFI, 18/07/2018)

Reuters hôm 18/07/2018 cho biết trước tòa án Đức, nghi can Nguyễn Hải Long nhìn nhận đã giúp cơ quan tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và bí mật đưa về nước, nơi ông Thanh bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.

nhl1

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra tòa ở Hà Nội ngày 08/01/2018. VNA/Doan Tan via REUTERS

Đây là lần đầu tiên một nghi phạm chính thức nhìn nhận là chính quyền Việt Nam đứng sau vụ bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật khiến Berlin giận dữ.

Ông Nguyễn Hải Long, mà trong cáo trạng được viết tắt họ là N.H. Long, ra tòa vì bị nghi ngờ tham gia vụ ông Trịnh Xuân Thanh cùng với người tình bị một nhóm người bắt đi lúc đang trong một công viên ở Berlin hồi tháng Bảy năm ngoái.

Phát ngôn viên tòa án Đức hôm nay nói rằng, ông Long đã thỏa thuận nhận tội với tòa án. Trong tờ khai, ông công nhận "có biết về vụ bắt cóc và có tham gia", đồng thời nhìn nhận "làm việc cho cơ quan tình báo Việt Nam".

Cũng theo phát ngôn viên trên, nhờ nhận tội, ông Nguyễn Hải Long có thể sẽ chỉ bị tuyên phạt từ ba năm rưỡi cho đến năm năm tù giam, thay vì bảy năm rưỡi tù giam nếu chối tội.

Bản án sẽ được tuyên trong những tuần lễ tới. Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện chưa trả lời câu hỏi của Reuters.

Theo Viện Công tố Đức, ông Nguyễn Hải Long, ngoài quốc tịch Việt Nam còn có quốc tịch Cộng hòa Sec, đã mướn hai chiếc xe, một chiếc để theo dõi các nạn nhân, chiếc thứ hai dùng cho việc bắt cóc. Sau đó ông Long đã lần lượt lái cả hai chiếc xe về Praha để trả lại nơi cho thuê.

Trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và là cựu chủ tịch Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), nằm trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng quy mô của chính quyền Việt Nam. Trong vụ đại án này có hơn 100 bị can, hầu hết là quan chức các công ty quốc doanh, đã bị truy tố, trong đó có vài trường hợp lãnh án tử hình. Trịnh Xuân Thanh đang xin tị nạn tại Đức, và việc ông này bỗng dưng mất tích khiến Đức cáo buộc Việt Nam vi phạm luật quốc tế.

Reuters nói thêm, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mật vụ Đông Đức cũng đã từng bắt cóc không ít người trên đường phố Tây Berlin.

Thụy My

Published in Việt Nam

Vì sao Trump tỏ ra quỵ lụy trước Putin ?

Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki ngày 16/07/2018 tiếp tục là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay.

trumpputin1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Helsinki, ngày 16/07/2018. Ảnh do Sputnik cung cấp cho Reuters.

Le Monde chạy tựa trang nhất : "Donald Trump, đồng minh tốt nhất của Vladimir Putin", với bài xã luận : "Những mối liên hệ nguy hiểm của Donald Trump". Thái độ nghiêng hẳn về phía tổng thống Nga, ngoảnh mặt với các cơ quan tình báo quốc gia, của tổng thống Mỹ gây một làn sóng phẫn nộ trong giới chính trị Hoa Kỳ, kể cả những người cùng cánh. Về chủ đề này, tờ Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Laure Mandeville.

Bài "Cuộc du hành Châu Âu của Trump, một "cuộc thảm sát" và một câu chuyện khó hiểu" của nhà báo Le Figaro nêu ra ba giả thiết, để lý giải về thái độ quỳ gối ("génuflexion") của tổng thống Mỹ trước tổng thống Nga, vừa được phơi bày trước mặt toàn thế giới. "Thảm sát" là để nói về những lời lẽ đầy sát khí mà lãnh đạo Mỹ nhắm vào các đồng minh Châu Âu, còn "câu chuyện khó hiểu" là để chỉ thái độ quỵ lụy bất ngờ nói trên.

Giả thuyết thứ nhất : Bị nắm thóp

Lý do thứ nhất để giải thích cho "điều bí ẩn Helsinki", theo nhà báo Laure Mandeville, là điều đã được nhiều chính trị gia Mỹ, cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa, nêu ra lâu nay. Đó là ông Donald Trump đã bị cơ quan tình báo Nga nắm đằng chuôi. Và chính họ đã đứng đằng sau chiến dịch đưa Donald Trump lên đỉnh cao quyền lực, thông qua một chiến dịch làm đảo lộn cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Một biến thể khác của giả thuyết thứ nhất là ông Trump đã rơi vào bẫy trong chuyến đi Nga năm 2013, và kể từ đó, Donald Trump đã hoàn toàn bị Nga thao túng.

Giả thuyết thứ 2 : Ám ảnh mất uy tín

Giả thiết thứ hai có vẻ "đáng tin hơn". Đó là Donald Trump rất bị ám ảnh về uy tín của bản thân, trong bối cảnh tổng thống Mỹ muốn đoạn tuyệt "với chính hệ thống chính trị mà ông ta có trách nhiệm lãnh đạo". Donald Trump có cảm giác là "toàn bộ cỗ máy Nhà nước… đang chống lại mình và tính hợp thức của việc ông ta đắc cử luôn bị đặt thành vấn đề". Donald Trump dường như không thể chấp nhận được là sự can thiệp của Nga đã tạo điều kiện cho ông đắc cử. Donald Trump cảm thấy bất an đến mức sẵn sàng tin tưởng vào những lời nói đường mật của Putin, hơn là thừa nhận các kết luận của tình báo Mỹ.

Giả thuyết thứ 3 : "Thỏa thuận chiến lược ngầm" với Putin

Một kịch bản thứ ba cũng được nhà báo Laure Mandeville nêu ra, liên quan đến một vấn đề hoàn toàn khác. Đó là tổng thống Trump đã có một kế hoạch kéo nước Nga vào một liên minh trong một số hồ sơ lớn, như hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc hay Iran, bất chấp các khác biệt về ý thức hệ và các tư vấn gần như thống nhất của giới chuyên gia, "mà ông Trump vốn thường xuyên tỏ ra khinh bỉ".

Hôm qua, nhiều nhà quan sát Nga đã nêu ra giả thuyết này, với một ví dụ, là khả năng Mỹ Nga hợp tác hỗ trợ Israel trên mặt trận Syria, chống lại kẻ thù Iran. Trong cuộc họp báo hôm 16/07, Donald Trump đã nói : "Tôi sẵn sàng có một mạo hiểm về chính trị để cổ vũ cho hòa bình, hơn là hy sinh hòa bình cho chính trị", tuy nhiên câu nói trên của tổng thống Mỹ đã bị chìm khuất trong bê bối "Nga can thiệp bầu cử".

Vẫn theo giả thuyết này, một nhà quan sát Nga ghi nhận việc Donald Trump và Vladimir Putin tỏ ra đoàn kết trước các nhà báo. Nhà báo Le Figaro đặt câu hỏi : Phải chăng trong hai giờ nói chuyện trực tiếp, Trump và Putin đã đạt được "một thỏa thuận bí mật mang tính chiến lược", và Donald Trump cho rằng thỏa thuận này là đủ quan trọng, để đánh đổi lấy việc ông ta chấp nhận quan điểm của Putin trong nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, theo nữ ký giả Laure Mandeville, cho dù một kế hoạch bí mật như vậy có tồn tại, thì hệ quả trực tiếp của cách hành xử của tổng thống Mỹ gây phản tác dụng. Tình trạng bối rối hiện nay ở Mỹ và phương Tây nói chung có thể dẫn đến một mặt trận chung chống lại Putin.

Trở lại với diễn biến tiếp theo của cuộc họp báo Trump – Putin, Libération có hồ sơ "Donald Trump, lá mặt lá trái và nỗi giận dữ". Libération cho biết là trước làn sóng phản đối dữ dội sau các tuyên bố ở Helsinki, bị chính những người cùng phe kết án là "phản bội", tổng thống Trump hôm qua, lại vừa đưa ra một phát biểu hoàn toàn trái ngược, tái khẳng định niềm tin vào các cơ quan tình báo Mỹ.

Một giả thuyết khác : Chỉ đi với kẻ mạnh

Phải chăng Donald Trump đã phạm phải "một sai lầm chiến lược" ? Libération nêu ra một giải thích khác, được một nhà ngoại giao Châu Âu, được tiếng là người biết rõ về đời sống chính trị Mỹ đưa ra. Theo chuyên gia này, ông Trump có một "quan điểm nhất quán" về chính trị quốc tế, cho dù quan điểm của ông ta là "nguy hiểm". Đối với ông ta, không có liên minh, không có bạn hữu, chỉ có những người cạnh tranh. Donald Trump hoàn toàn thờ ơ với các giá trị, với nền dân chủ, ông ta chỉ yêu mến những kẻ mạnh, như Kim Jong-un, như Vladimir Putin. Với họ, Trump tin rằng có thể đúc kết được một số thỏa thuận.

Mục tiêu của Donald Trump là làm thỏa mãn giới cử tri đã từng đưa ông ta lên ghế tổng thống. Vẫn nhà ngoại giao Châu Âu nói trên lưu ý là, cho dù có nhiều phản ứng dữ dội trong phe Cộng Hòa, nhưng rất ít khả năng các nghị sĩ Cộng Hòa dám "nổi dậy" chống lại tổng thống. "Donald Trump đã thuần hóa được đảng Cộng Hòa, bởi tuyệt đại đa số cử tri ủng hộ ông ta". Theo một thăm dò dư luận mới nhất của Viện Gallup, 90% cử tri Cộng Hòa ủng hộ Donald Trump. Đây là một tỉ lệ chưa từng có kể từ vụ khủng bố Tháp Đôi 11 tháng Chín.

Cũng về chủ đề này, Libération có bài phỏng vấn mang tựa đề "Đối với điện Kremlin, Trump không phải là một đối tác đáng tin cậy". Theo nhà chính trị học Tatiana Stanovaya, chính quyền Putin không có ảo tưởng là tổng thống Mỹ là một người biết giữ lời, bởi cách hành xử tiền hậu bất nhất của Donald Trump là điều mà ai cũng biết. Vấn đề chủ yếu là, Moskva sử dụng tổng thống Mỹ như một phương tiện làm chia rẽ phương Tây. Xã luận Libération với tựa đề "Kẻ hề mồi" thì vạch ra tính cách của tổng thống Mỹ : "Tỏ ra yêng hùng với những người yếu hơn, và tỏ ra mềm yếu với những kẻ mạnh hơn mình".

Brexit : Anh trưng cầu dân ý lần thứ hai ?

Trở lại với tình hình Châu Âu, những biến động bất ngờ trên chính trường Anh mới đây cho thấy sự lúng túng cao độ của chính quyền thủ tướng Theresa May trong việc tìm ra một phương án cho Brexit. La Croix có bài : Sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit ?

Trả lời La Croix, chuyên gia về chính sách thương mại và Brexit Elvire Fabry cho biết, trong ít tuần gần đây, ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai đang ngày càng được nhiều hưởng ứng trong công luận Anh Quốc. Trước đây, ý tưởng này chỉ phổ biến trong một số đảng nhỏ thân Châu Âu tại Quốc hội, còn hiện nay, viễn cảnh này đã được thảo luận ngay cả trong nội bộ đảng bảo thủ cầm quyền.

Lý do của xu hướng này là do nội bộ đảng cầm quyền hết sức bị phân hóa, do không tìm được thỏa hiệp về tương lai của nước Anh hậu Brexit, kịch bản Anh chia tay với Liên Âu mà không có thỏa thuận, với các hệ quả kinh tế nghiêm trọng, ngày càng trở nên hiện hữu. Hiện tại, thủ tướng Anh bác bỏ hoàn toàn khả năng tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, chuyên gia về Brexit cũng lưu ý là, nếu thủ tướng Anh bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ, thì rất có thể đến lượt Công Đảng sẽ đảm nhiệm việc thương lượng về Brexit với Bruxelles, và cũng không loại trừ cựu ngoại trưởng Boris Johnson của đảng bảo thủ có thể ra ứng cử vào chức thủ tướng.

"Làn gió hòa hợp" ở Pháp : Tổng thống họp với 8 nghiệp đoàn lớn

Trở lại với nước Pháp, sau những giờ phút cuồng nhiệt mừng đội tuyển bóng đá đoạt chức vô địch thế giới, hôm qua, tổng thống Pháp có buổi làm việc chung với tất cả 8 nghiệp đoàn lớn của giới chủ và người lao động. Bài xã luận của La Croix với tựa đề "Chuyển hướng" nói đến "Một làn gió của sự hòa hợp đã thổi vào khuôn viên điện Elysée hôm thứ Hai, nhân dịp vinh danh đội tuyển Pháp. Làn gió ấy dường như ngày hôm qua đã không yếu đi". Đây là lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ (5/2017), Emmanuel Macron cùng một lúc tiếp toàn bộ lãnh đạo các nghiệp đoàn.

La Croix ghi nhận sự hài lòng của các đại diện nghiệp đoàn sau buổi làm việc với tổng thống, như một chỉ dấu cho thấy sáng kiến đạt kết quả bước đầu. Thực tế nói trên là hoàn toàn ngược lại với không khí co cụm trong những tháng trước đó, khi ý tưởng đối thoại dường như đã ngày càng trở nên khó áp dụng, trong bối cảnh niềm tin cậy giữa chính phủ và nhiều đối tác xã hội đang xuống rất thấp.

Vẫn La Croix dẫn ý kiến của một người phụ trách nghiệp đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (CPME), khẳng định cuộc họp này là "một bước ngoặt thực sự". Tổng thống Pháp thừa nhận là, sau giai đoạn phải hành động mau chóng trong một số hồ sơ, đã đến lúc chính phủ cần dựa vào các đối tác xã hội. Theo điện Elysée, ra hè vào tháng 9, chính phủ và các nghiệp đoàn sẽ tiếp tục khâu chuẩn bị cho giai đoạn đổi thoại thực sự, mà về cơ bản sẽ phải kết thúc vào tháng Giêng, tháng Hai năm tới. Một trong các hồ sơ chính của đàm phán là bảo hiểm thất nghiệp.

Tờ báo địa phương Républicain Lorrain đặt một câu hỏi nửa đùa, nửa thật : "Phải chăng chính huấn luyện viên Didier Deschamps đã thổi vào tai tổng thống Emmanuel Macron một số lời khuyên tốt, về nghệ thuật cũng như cách thức động viên tinh thần thi đấu ? Thái độ lạc quan đáng ngạc nhiên của các lãnh đạo nghiệp đoàn lao động và giới chủ ngày hôm qua, sau nghi thức tại điện Elysée, cho phép chúng ta tin tưởng vào một bước ngoặt".

Tài nguyên dưới đáy đại dương : Lo ngại tổn hại môi trường nghiêm trọng

Trong lĩnh vực môi trường, Le Figaro cho biết, ít ngày tới vấn đề quy tắc khai thác tài nguyên dưới lòng đại dương sẽ được thảo luận tại các phiên họp của Cơ Quan Quốc Tế về Đáy Biển (ISA), tại Jamaica, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc (từ 23 đến 27/07/2018). Cho đến nay, dưới áp lực của giới bảo vệ môi trường, mới chỉ có các giấy phép thăm dò được cấp. Tuy nhiên, ISA dự đoán, khoảng năm 2025, sẽ có những giấy phép đầu tiên khai thác tại các vùng biển quốc tế.

Việc khai thác tài nguyên dưới đáy đại dương để lại những lo ngại rất lớn về hậu quả môi trường, đặc biệt là đe dọa phá hủy các hệ đa dạng sinh học. Vẫn theo ISA, hiểu biết về đáy đại dương hiện còn rất ít được nghiên cứu. Theo ông Mathhew Gianni, đồng sáng lập liên minh 80 tổ chức bảo vệ đại dương (Deep See Conservation Coaliation - DSCC), rất có nguy cơ nhiều giống loài dưới đáy biển sẽ bị tuyệt diệt, vì các hoạt động khai thác, trước khi được con người biết đến. DSCC cùng nhiều tổ chức khoa học, môi trường khác, đang gây áp lực để các quy chế khai thác phải có ý nghĩa bảo vệ nhất đối với môi trường, và các thông tin về tác động môi trường phải được minh bạch hóa.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Hơn cả bóng đá : Cả một quốc gia đứng sau đội tuyển Pháp

Đội quân áo Lam - Les Bleus - ca khúc khải hoàn trở về trong tiếng hò reo vang trời của cổ động viên tiếp tục là chủ đề thời sự tràn ngập trang nhất các nhật báo ra ngày 17/07.

bongda1

Tổng thống Pháp Macron và phu nhân nâng Cúp vàng vô địch của đội tuyển Pháp với huấn luyện viên Didier Deschamps và thủ quân Lloris, điện Elysée, ngày 16/07/2018. Reuters/Philippe Wojazer

Nhật báo Le Monde dành 16 trang đặc biệt cho đội tuyển Pháp với hình ảnh cầu thủ trẻ Mbappé được chiếu trên tiền diện Khải Hoàn Môn. Trang trong là muôn mặt hình ảnh cổ động viên Pháp trong cơn bão chiến thắng, từ fanzone đến các quán bar-cà phê hay trong gia đình từ Paris đến Marseille, từ Lille đến Montpellier, từ Strasbourg đến Rennes, Nantes hay đảo Réunion. Tất cả đoàn kết, bỏ lại sau những bất đồng, chia rẽ, lo lắng vì dư âm các vụ khủng bố vẫn còn đó để xuống đường cổ vũ “Giấc mơ xanh”, theo hàng tựa của bài xã luận.

Trang nhất của Le Figaro nổi bật mầu xanh lơ của chiếc xe ca đưa “những nhà vô địch thế giới” trở về trên đại lộ Champs-Elysées, với hàng chữ ngắn gọn, nói lên tất cả : “Merci !”. Libération như chưa khỏi cơn mơ, đăng trên trang nhất hình ảnh cổ động viên trong làn khói xanh, trắng, đỏ, trên đại lộ Champs-Elysées với hàng tựa chơi chữ : “Kéo dài” (“La prolongation”, được sử dụng cho thời gian đá bù giờ).

Hơn cả chiến thắng… là một nền Cộng hòa

Với xã luận của Le Figaro, bóng đá, còn hơn cả một môn thể thao, đã giúp cho nước Pháp đi tìm “cái chúng ta tập thể” thay cho “cái tôi cá thể”. Phố phường trên khắp nước Pháp rợp mầu xanh, trắng, đỏ thể hiện tự hào dân tộc và cuộc phiêu lưu tập thể. Đằng sau mỗi trận đấu, một quốc gia bị chia rẽ, bị tổn thương, bỗng tìm lại mình. Tuy nhiên, bài xã luận tỏ ra bi quan, khi cho rằng điều kỳ diệu này chỉ tồn tại trong chốc lát căn cứ vào lịch sử gần đây.

“Kéo dài lòng nhiệt tình” là điều mà nhật báo La Croix hy vọng trên trang nhất. Kéo dài hơi thở chiến thắng mà đội tuyển áo Lam đã tạo ra để sự năng động tiếp tục lan tỏa trong xã hội.

“Kéo dài lòng yêu nước” của một nước Pháp pha trộn, nhiệt tình và đoàn kết, cũng là hy vọng được nhấn mạnh trong bài xã luận của Libération. “Chủ nghĩa tập thể” là một biểu tượng không thay đổi được gì to tát trong thực tế xã hội, nhưng đang tác động đến tinh thần, tâm tính và có thể một ngày nào đó là thái độ và cách hành xử.

Qua rồi thời kỳ phân biệt “đen-trắng-bơ” (black-blanc-beur), nhằm chỉ đến người Châu Phi, người Pháp gốc và người Pháp gốc Bắc Phi trong đội tuyển Pháp, mà hiện chỉ còn mầu “xanh-trắng-đỏ” (bleu-blanc-rouge) của quốc kỳ Pháp. Hết rồi những “người bản địa của nước Cộng hòa”, bị thu mình trong quan niệm nạn nhân, mà là những công dân Cộng hòa ở khắp nước Pháp. Đây cũng là lý do tại sao những cầu thủ của huấn luyện viên Didier Deschamps thường hô vang “Nền Cộng hòa muôn năm !”.

Chiến thắng của một đội tuyển thi đấu vì tập thể

Hình ảnh Griezmann, Pogba và Mbappé hài hước cùng chỉ vào “ngôi sao thứ hai” trên chiếc áo thi đấu của Griezman dưới trời mưa như trút nước ở Moskva có thể cho thấy hết sự ăn ý, hiểu rõ nhau và đoàn kết giữa các cầu thủ. Theo Le Monde, Pháp đang có “một đội tuyển trẻ chinh chiến và có kỷ luật”. Nhưng quan trọng hơn cả là huấn luyện Didier Deschamps đã biết cách dẫn dắt một đội tuyển trẻ, tài năng, nhưng thiếu kinh nghiệm thi đấu quốc tế thành một cỗ máy chiến thắng thực sự.

Ông thừa nhận “đôi khi tôi cũng cứng rắn, nhưng đó là vì muốn điều tốt cho họ. Quản lý, tâm lý đều nằm trong nghề của tôi. Chúng tôi đã sống cùng nhau trong suốt 55 ngày và không có bất kỳ vấn đề nhỏ nào xảy ra”. Huấn luyện viên Deschamps khẳng định sẽ thực hiện hết hợp đồng đến kỳ Euro 2020. Ông tự tin là “dàn cầu thủ của mình sẽ mạnh hơn trong hai hoặc bốn năm nữa”.

Vẫn theo Le Monde, với chiến thắng lần thứ hai của đội tuyển áo Lam, “Pháp đã trở thành quốc gia của bóng đá” theo cách riêng của mình. Dù nếu không phải là những fan cuồng nhiệt của bóng đá, nhưng cuộc phiêu lưu của Griezmann, Mbappé hay Lloris đã giúp đồng nghiệp, gia đình, bạn bè xích lại gần nhau hơn, bên cốc bia, ly rượu hay một bữa thịt nướng.

Riêng tổng thống Pháp đã dần dần tăng thêm điểm tín nhiệm. Ông không ngại tạo dáng “dab” khi chụp hình cùng Benjamin Mendy và Paul Pogba. Le Figaro nhận định “Canh bài của Emmanuel Macron đã thành công”. Nếu khán giả là cầu thủ thứ 12 trên sân, thì nguyên thủ Pháp, bằng từng bước tính thận trọng, đã có được một chỗ đứng, như huấn luyện viên thứ hai, trong đội tuyển áo Lam.

Trump không tin Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã hội đàm với nhau trong hơn hai giờ tại Helsinki, chỉ với hai phiên dịch. La Croix cho biết nhiều chủ đề quan trọng đã được nêu trong buổi nói chuyện : giải trừ vũ khí hạt nhân và vũ khí quy ước, cuộc xung đột ở Syria, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Le Monde nêu lên “những nhập nhằng của Trump trước Putin”. Thứ nhất, nghi án Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, hiện do công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra, được tổng thống Mỹ đề cập trong thượng đỉnh. Đây là hồ sơ luôn bị ông Trump lên án là “trống rỗng”, là cuộc “truy bắt phù thủy”. Tiếp theo phải kể đến những dự án bất động sản của tập đoàn Trump tại Moskva hiện vẫn chưa đi đến cụ thể hoặc ông Trump từng hy vọng tổng thống Nga xuất hiện tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại Moskva năm 2013, trong đó gia đình Trump có cổ phiếu trong công ty tổ chức sự kiện này.

“Liệu ông ấy sẽ trở thành người bạn tốt nhất của tôi hay không ?”, trên Twitter, tổng thống Mỹ đặt câu hỏi này trước khi đi gặp đồng nhiệm Nga. Tại Helsinki, “trước Putin, Trump không tin là Nga nhúng tay can thiệp” bầu cử Mỹ. Thông tin đều được các nhật báo Pháp đưa tin. Les Echos trích lại phát biểu của tổng thống Trump : “Không có bất kỳ sự thông đồng nào. Chúng tôi đã có chiến dịch tranh cử ấn tượng và đó là lý do tôi trở thành tổng thống”.

Với lời khẳng định trên, nhật báo Libération cho rằng “nguyên thủ Mỹ không còn thừa nhận FBI. Với điện Kremlin, đây là món quà bất ngờ, còn đối với nhiều đồng bào Mỹ thì đó là sự phản bội”. Nhật báo thiên tả nhận định : “Trong nghi án can thiệp Nga, Donald Trump đang phục vụ cho Vladimir Putin”.

Bắc Kinh tìm cách chống đỡ cho nền kinh tế suy giảm

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 6,7% vào quý hai năm 2018, đây là nhịp độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2016. Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định : “Bắc Kinh tìm cách chống đỡ cho nền kinh tế suy giảm”, đặc biệt trước viễn cảnh tác động của cuộc chiến thương mại với Washington.

Chính quyền Bắc Kinh đang đối mặt với “thách thức chính trị và kinh tế” rất lớn Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, trong khi tổng thống Mỹ đang đe dọa đánh thuế 200 tỉ đô la, thậm chí lên đến 500 tỉ, hàng nhập khẩu Trung Quốc trong những tháng tới. Thêm vào đó là đồng nhân dân tệ bị mất giá, khiến các nhà đầu tư lo ngại. Chính vì vậy, theo chuyên gia Julian Evans-Pritchard, nền kinh tế Trung Quốc suy sụt “sẽ dễ dàng biện minh cho sự trở lại của chính sách hỗ trợ hoạt động” của chính quyền trung ương.

Thực ra Bắc Kinh đã bắt đầu. Để trách một cú sốc kinh tế và nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn đầu tư, vào cuối tháng 06/2018, Trung Quốc lại nới lỏng chính sách tiền tệ. Bằng cách giảm phần dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng, Trung Quốc đã giải phóng được 700 tỉ nhân dân tệ. Đây là luồng khí mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc.

Quỹ Tiền tệ Thế giới dự báo tăng trưởng giảm tại Châu Âu

Cuộc chiến thương mại, có nguy cơ leo thang, sẽ tác động đến tăng trưởng của nước Pháp và khối sử dụng đồng euro. Tăng trưởng trung bình của hành tinh đạt ở mức 3,9% trong năm nay và năm tới.

Vẫn nhật báo kinh tế Les Echos, trích số liệu của Quỹ Tiền tệ Thế giới (FMI), thẩm định Nhật Bản sẽ là nước bị thiệt hại nhất. Tăng trưởng của Đức, Pháp, Ý sẽ giảm, mỗi nước mất khoảng 0,3%, tương tự với tình trạng của khối đồng euro. Trong khi đó, tình hình tại Hoa Kỳ tiếp tục được cải thiện và GDP sẽ đạt mức 2,9%, cao hơn 0,6% so với năm 2017.

Bruxelles và Nhật Bản chuẩn bị tự do hóa trao đổi thương mại

Vẫn trong lĩnh vực thương mại, hai đối tác lớn, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản, chiếm gần 1/3 GDP của cả thế giới, cùng ký thỏa thuận thương mại chưa từng có ngày 17/07/2018.

Theo La Croix, hai bên ký đến hai thỏa thuận nhân thượng đỉnh song phương lần thứ 25 : một thỏa thuận tái khẳng định quan hệ đối tác kinh tế, được ký vào tháng 12/2017 liên quan đến tự do trao đổi mậu dịch ; thỏa thuận thứ hai nhấn mạnh đến đối tác chiến lược.

Một chuyên gia của Nghị Viện Châu Âu không vòng vo cho biết : “Thỏa thận tự do mậu dịch còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi nói về mặt chiến lược, trong bối cảnh chính sách thương mại thất thường của ông Donald Trump và tình hình chung của nền thương mại thế giới”.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Thực dụng, khiêm tốn : Les Bleus đi vào huyền thoại sau 20 năm chờ đợi

Như một điều tất nhiên, trang nhất các báo Pháp hôm nay 16/07/2018 tràn ngập hình ảnh đội tuyển áo lam đã mang về cho đất nước ngôi sao thứ hai trên ngực áo, sau hai mươi năm chờ đợi.

bleus1

Đội trưởng Hugo Lloris và đồng đội vui mừng với chiếc cúp vàng vô địch sau khi chiến thắng Croatia trên sân Loujniki, Moskva ngày 15/07/2018. Reuters/Christian Hartmann/File Photo

Khúc khải hoàn ca

Khuôn mặt các cầu thủ trẻ đang vui sướng cực độ, giơ cao chiếc cúp vàng dưới làn mưa tầm tã và ánh vàng kim tuyến chiếm một vị trí danh giá trên trang bìa, và các bài viết tràn ngập những trang trong. Le Figaro đổi hẳn "co" chữ trên măng-sét thành ba màu xanh-trắng-đỏ, chạy tựa "Ngày vinh quang đã đến rồi" (Le jour de gloire est arrivé). Đây là câu đầu tiên trong bài quốc ca La Marseillaise của Pháp : "Hỡi những đứa con của Tổ quốc, Ngày vinh quang đã đến rồi".

Cũng với hình ảnh tương tự, "Trên đỉnh thế giới" là tít chính của La Croix. Libération chọn đăng tầm hình một cổ động viên trẻ tuổi đang ngước nhìn lên với màu cờ Pháp vẽ trên mặt, chơi chữ "Cúp bóng đá thế giới : Nỗi đắm say ê-kíp" - dùng chữ "épris" thay vì "esprit" để chỉ tinh thần đồng đội.

Nhật báo kinh tế Les Echos dành góc phải trang bìa cho tấm ảnh rừng người đổ ra mừng dưới chân tháp Eiffel, và dòng tựa ngắn gọn "Vô địch thế giới !"

Le Monde ra từ hôm trước, thận trọng đăng ảnh 11 cầu thủ đội tuyển Pháp trước trận đầu tiên ở vòng 1/8, chạy tựa "Thách thức của một ê-kíp, niềm hy vọng của một đất nước".

Bóng đá và lòng yêu nước

Trong bài xã luận mang tựa đề "Chiến thắng của đòi hỏi vươn lên", Le Figaro nhận định, ngày vinh quang thực sự đã đến. Ngay cả gác chuông của Nhà thờ Đức Bà Paris cổ kính cũng đổ những tiếng chuông vang vọng mừng chiến thắng. Giấc mơ đã biến thành sự thực. Không chỉ là một ê-kíp, mà cả một dân tộc dưới màu cờ xanh-trắng-đỏ đã cảm thấy mình là vô địch thế giới.

Vào thời đại chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, trong những ngày gần đây, những chiến công liên tiếp của Les Bleus đã trở thành công trình tập thể. Bóng đá tập hợp được mọi giới với niềm vui thể thao đơn thuần, và còn đánh thức được một giá trị ngày càng ít được chia sẻ, đó là lòng ái quốc.

Còn bây giờ, cần phải trả lại cho Didier Deschamps và 23 nhà giác đấu những gì thuộc về họ. Đội tuyển Pháp đã tỏ ra thực tế trước các cầu thủ Croatia tài ba và dũng cảm, từng hạ gục Nga và Anh. Les Bleus không giành được chiến thắng này một cách tình cờ. Trong hậu trường, đó là những năm dài nỗ lực quên mình.

Các nghệ sĩ bóng đá này được chọn lựa nhờ chất lượng công việc, tài năng, sự thông minh về chiến thuật. Họ được phát hiện từ lúc tuổi còn rất trẻ, được đào tạo với tinh thần vươn tới đỉnh cao. Chiến thắng của đội tuyển cũng là thắng lợi của việc đào tạo tài năng bóng đá theo kiểu Pháp, mà Mbappé, Griezmann, Lloris, Varane, Pavard…là những bằng chứng sống động.

Le Figaro bày tỏ hy vọng mô hình này sẽ mở rộng trên nhiều lãnh vực, ở mọi miền đất nước ; và tinh thần tự nguyện, tự đặt yêu cầu cao cho mình sẽ được lan truyền cho mọi người. Cũng như sau cuộc toàn thắng năm 1998, những kỷ niệm ngây ngất men say sẽ đi vào trí nhớ của người dân Pháp ; nhưng nếu vinh quang này mang lại tinh thần tập thể, vượt qua cái tôi, thì ma thuật mới trọn vẹn.

Trong khi đó bài xã luận của nhật báo thiên tả Libération với tựa đề "Rộng mở" nhấn mạnh không ít cầu thủ trong đội tuyển Pháp có cha mẹ là người nhập cư, và chơi cho các câu lạc bộ Châu Âu. Những đứa trẻ xuất thân từ các khu phố nghèo ngoại ô Paris, mà phe cực hữu coi thường, còn cực tả cho là "nạn nhân" của hệ thống, nay bỗng trở thành hình mẫu của sự hội nhập thành công. Còn Croatia, một ê-kíp đồng bộ hơn về màu da, trong một đất nước mà chủ nghĩa dân tộc lên ngôi, thì đang bị liên quan đến tai tiếng tham nhũng.

Đi vào huyền thoại

Trong bài "Les Bleus đi vào huyền thoại", Le Figaro phấn khởicho rằng chiến thắng này là kỷ niệm không bao giờ quên. Trong mười, hai mươi, ba mươi năm thậm chí năm chục năm nữa, người hâm mộ sẽ nhớ đến ngày Chủ nhật 15/07/2018, lúc đó họ đang ở đâu : ngồi trước tivi, trước một màn hình khổng lồ ngoài trời, trên sân vận động, ở quán cà phê, tại văn phòng, trên bãi biển… một mình, với bạn bè hoặc giữa đám đông cuồng nhiệt.

Những Mbappé, Griezmann, Pavard, Pogba…đã đi vào trái tim người Pháp. Những người hùng này đã lọt được vào một "giai cấp" rất khó bước vào, và cũng khó thể trở ra. Đội tuyển Pháp là hình ảnh đẹp đẽ của một tập thể đa văn hóa, pha trộn những người trẻ tham vọng và những khuôn mặt chín chắn.

Hiệu quả, thực dụng và khiêm tốn : Công thức thành công

Ngôi sao may mắn đi theo Didier Deschamps cho đến nay đã bừng sáng, đưa ông thành người thứ ba, sau các tên tuổi Mario Zagallo (Brazil), Franz Beckenbauer (Đức) đoạt chức vô địch World Cup, ban đầu với tư cách cầu thủ, và sau là huấn luyện viên đội tuyển.

Theo La Croix, câu chuyện cổ tích này không phải bắt đầu từ hôm 17/5 khi danh sách 23 cầu thủ được loan báo, mà cách đây tận sáu năm, khi Didier Deschamps được chọn làm người đứng đầu đội tuyển Pháp. Ông Noël Le Graët, được bầu làm chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp (FFF) sau đống tro tàn từ xì-căng-đan các cầu thủ kiêu căng trong Cúp thế giới tổ chức ở Nam Phi, đã chọn Deschamps thay cho Laurent Blanc được cho là quá dễ dãi.

Hai người lãnh đạo luôn tin tưởng lẫn nhau : Deschamps trong vai trò phi công còn Le Graët trong tháp kiểm soát không lưu. "Chủ thuyết Bleu" là bất biến : hiệu quả, thực dụng và khiêm tốn trước đối thủ. Chỉ một lần vi phạm, đó là liều thuốc đắng Euro 2016 : thắng ngoạn mục trước đối thủ sừng sỏ Đức, ai cũng ngỡ rằng sẽ xơi gọn được Bồ Đào Nha sau đó.

Griezmann, Mbappé… những ngôi sao gắn bó với tập thể

Từng có mặt trong trận chung kết để lại nỗi buồn tê tái của Euro 2016 dù tuổi rất trẻ, Antoine Griezmann lần này không kìm được những giọt lệ, nhưng là giọt nước mắt vui mừng.

Le Figaro cho rằng có lẽ anh nhớ đến cậu bé 14 tuổi đầy can đảm, rời gia đình sang Tây Ban Nha với giấc mộng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Lúc đó, chẳng câu lạc bộ nào muốn nhận cậu bé tóc vàng nhỏ nhắn, mảnh khảnh, nhưng nay "Grizou" được so sánh với "Zizou", tức Zinédine Zidane, đã đi vào lịch sử ngày 12/07/1998. Griezmann không hề mất bình tĩnh trước khi thực hiện cú đá phạt đền trước thủ môn Subasic trong trận chung kết, cũng như giữ được "máu lạnh" cần thiết.

Một tên tuổi được tất cả các báo vinh danh, đó là "thần đồng" Kylian Mbappé, 19 tuổi, ghi được đến bốn bàn thắng trong World Cup. Libération từng tình cờ gặp ở trung tâm Clairefontaine năm 2011, khi cậu bé đến dự tuyển với khoảng năm chục thiếu niên khác ở độ tuổi 12-13. Thật ra lúc mới lên mười, Kylian Mbappé đã được cả thành phố Bondy quê hương biết đến.

Cha cậu, Wilfried là huấn luyện viên một câu lạc bộ địa phương, còn mẹ, bà Fayza là cựu cầu thủ bóng ném chuyên nghiệp, người anh nuôi Jirès Kembo Ekoko cũng đá bóng chuyên nghiệp. Cậu bé chào đời vài tháng sau khi đội Pháp của Zidane nâng chiếc cúp vô địch thế giới, năm 14 tuổi đã chơi cho đội Monaco, với tấm séc trên 400.000 euro khi ký hợp đồng. Mbappé có bàn thắng đầu tiên ở tuổi 17, và hợp đồng sau đó lên đến 3 triệu euro.

Một số khuôn mặt nổi bật khác của đội Pháp cũng được các báo điểm qua, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến một điểm : một tập thể có nhiều ngôi sao, thuộc các lứa tuổi khác nhau, nhưng gắn bó, đoàn kết đến không ngờ.

Libération thuật lại lời của Matuidi với đầy tiếc nuối : "Tôi mong có thể sống với các đồng đội thêm hai tháng nữa. Chúng tôi có thể ngồi với nhau hàng giờ, đôi khi đến tận nửa đêm". Thật kỳ lạ, khi biết rằng lương của đội tuyển Pháp rất nhỏ nhoi, so với tiền lương cao ngất ngưởng ở các câu lạc bộ của các cầu thủ tầm quốc tế này.

Ngôi sao vô địch thứ hai và lợi ích kinh tế

Trên khía cạnh kinh tế, Libération nhận định "Một ngôi sao với rất nhiều số không" về lợi ích thương mại. Khán giả truyền hình tăng vọt, cá độ thể thao, bán áo thun đội tuyển, doanh thu các quán bar và cà phê, quảng cáo…Đội tuyển áo lam càng vào sâu trong giải, thì nguồn lợi càng tăng.

Đài truyền hình tư nhân TF1 đã chi ra số tiền lớn để mua bản quyền chiếu các trận đấu, tuy không mong thu lãi nhưng đánh bóng được hình ảnh, thu hút được số khán giả kỷ lục : 22,3 triệu người xem vào lúc trọng tài chính thổi còi kết thúc trận chung kết. World Cup cũng là dịp để thay tivi mới : số bán tăng 64% trong tháng trước, và đặc biệt trong hai tuần lễ cuối tháng Sáu tăng đến 140%.

Công ty xổ số Française des Jeux vượt xa mục tiêu doanh số cá cược mong muốn 200 triệu euro. Về phía các nhà tài trợ, Nike thắng lớn với số áo thun "Gà trống Gô-loa" bán ra tăng 30%. Cả 12 nhà tài trợ đội tuyển Pháp đều xoa tay hài lòng. Và theo công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes, thì chiếc cúp vàng vô địch thế giới có thể làm tăng 0,2 điểm về tiêu dùng, 0,1% GDP, tương đương 2 tỉ euro.

Một World Cup thành công của Nga

Về phía nước chủ nhà, Les Echos ghi nhận "Nga tổ chức World Cup rất thành công". Cổ động viên các nước khen ngợi cách tổ chức chặt chẽ, linh hoạt, tiếp đón ân cần. Các chuyến xe lửa nối liền các thành phố diễn ra những trận thi tài đều miễn phí, dù có khi cách nhau đến 2.500 km. Trên 700 chuyến tàu đã được bổ sung, gần nửa triệu ghế được phân phối chỉ với vài cú nhấp chuột trên internet. Tờ báo cho rằng "Quả bóng tròn đã tăng cường thêm quyền lực mềm cho ông Vladimir Putin".

Les Echos cho biết thêm, riêng Saransk, dù nhỏ nhất trong số 11 thành phố diễn ra các trận đấu, lại chi đến 550 triệu euro để xây dựng một sân vận động, một sân bay và một khách sạn cho World Cup lần này.Cơ sở hạ tầng sau đó sẽ được cải biến thành trung tâm thương mại và văn hóa cho thành phố 300.000 dân này.

Le Figaro đề cập đến một khía cạnh bất ngờ : "Những di dân World Cup", với các "Fan ID",thẻ căn cước dành cho các ủng hộ viên bóng đá đến Nga, dùng thay cho visa. Có đến 7.000 tấm thẻ được cấp cho công dân Nigeria, 9.000 người Sénégal, 9.500 người Iran, trong khi chỉ có 3.600 thẻ cho một quốc gia mê bóng đá như Tây Ban Nha. Phóng sự của tờ báo cho biết nhiều người trong số đó, đa số là người Nigeria, muốn ở lại hẳn nước Nga để tìm việc dù thẻ sẽ hết hạn vào ngày 25/7.

Qatar 2022 : World Cup sắp tới với kỷ lục những chỉ trích

Chủ tịch FIFA khẳng định : "Đây là World Cup hay nhất mọi thời đại". Nhưng theo Les Echos, ông Gianni Infantino khó thể tuyên bố tương tự đối với World Cup 2022 sẽ diễn ra tại Qatar.

Các điều kiện khi Qatar được chọn làm nước chủ nhà, đã làm tốn hao nhiều giấy mực, với nghi vấn hối lộ để vượt qua các ứng viên khác lúc đó là Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Tranh cãi còn về số lao động nước ngoài khoảng 4.000 người đến xây dựng các sân vận động mới, dưới những điều kiện khắc nghiệt. Qatar dự định đón trên một triệu khách, một thách thức đối với đất nước chỉ có 2,5 triệu dân.

Thụy My

Published in Quốc tế