Như đã đề cập tới hai loại "văn hóa" – "văn hóa" bạo lực và "văn hóa" dối trá, lừa mị, là hai loại mấu chốt để thể chế này vận dụng. Và họ đã vận dụng thành công, có thể nói là đã thắng cuộc. Sau khi đã nắm quyền bính thì tiếp tục vận dụng nó, hai loại "văn hóa" này cũng là mấu chốt để hình thành nên sự độc tài, độc đoán, cũng có thể gọi là "văn hóa" độc tài, độc đoán". Dân chủ chỉ còn là hình thức mà thôi.
Đặt tiền vào tay Phật. Ảnh minh họa.
Sự độc tài độc đoán theo thời gian gây phát sinh thêm những "văn hóa" khác. Những loại dễ dàng thấy, bởi nhan nhản và ngay trước mắt hàng ngày ngày nay, đó là "văn hóa" tham lam, tham nhũng, "văn hóa" vô cảm, vô lương tâm, vô lương tri, "văn hóa" ích kỷ, "văn hóa" bè phái, phe cánh, "văn hóa" tinh tướng, khánh tướng, "văn hóa" thượng đội hạ đạp, "văn hóa" hèn nhát, cuối đầu trước ngoại bang, "văn hóa" mặt trơ trán bóng, không còn biết xấu hổ là gì, "văn hóa" lười biếng, ăn xổi ở thì, "văn hóa" hội hè bát nháo, bừa bộn rác rưởi, lấy men say bia rượu làm đầu, "văn hóa" kỷ lục, "văn hóa" tình dục bạo liệt…
Nhưng hơn hết còn phát sinh những "văn hóa" sau đây :
"Văn hóa" đốn mạt, khốn nạn tận cùng
Tham lam tham những tàn canh. Nói như bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là "Ăn không từ thứ gì của dân". Ăn sạch sành sanh tài nguyên khoáng sản quốc gia. Ăn tiền thuế tiền phí của dân. Hết đất công để ăn thì chiếm, cướp đất dân. Hết cây rừng thì ăn tới cây cổ thụ trồng đã trên trăm năm ở phố thị. Ăn của ăn xin tức tài trợ. Ăn mày dĩ vãng… Bất chấp tất cả để ăn, để tư lợi, đỉnh điểm là ăn tới từng gói mì gói (mì tôm) từng ký lúa ký gạo, từng chai nước nắm nước tương của từ thiện, từ thiện dành cho người nghèo và người bị nạn, bị thiên tai bão lũ, dành cho trẻ mồ côi, tật nguyền…
Không thể đốn mạt, khốn nạn hơn được nữa !
"Văn hóa" quái dị
Xã hội có những con người như robot, một cái máy được lập trình sẵn. Hoặc cứ làm theo suy nghĩ riêng, suy nghĩ như thế nào là làm như thế ấy, không phân biệt đâu là đúng đâu là sai. Và những suy nghĩ hời hợt, qua loa đại khái. Bởi vậy mới có "Những chuyện lạ lùng chỉ có ở Việt Nam", nhưng xảy ra với tầng xuất là "Chuyện thường ngày ở huyện".
Xin lấy một ví dụ gần đây nhất.
Chuyện xảy ra tại trạm BOT Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định của công ty Tasco. Đại biểu Quốc hội đoàn Nam Định, ông Phạm Quang Dũng là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này. Cứ hễ có trạm BOT là hầu như có phản đối vì làm sai nhiều hơn đúng. Trạm BOT Mỹ Lộc cũng không tránh khỏi. Để đối phó với dân phản đối, trạm BOT này cho giang hồ côn đồ ra đe dọa, ngăn cản, nhưng không được, cuối cùng giang hồ côn đồ xuất chiêu… vạch quần khoe của quí trước mặt bàn dân thiên hạ, nhất là với phụ nữ.
Xui rủi ở vào thời công nghệ lên ngôi, xuất chiêu của giang hồ bị chụp ảnh và đưa lên trang Facebook, và người ta phát hiện điều "thâm cung bí sử" nên gởi lời chào : "Hello, giang hồ chim nhỏ".
Tay giang hồ trốn biệt tích giang hồ. Dĩ nhiên ông chủ tịch leo lẻo chối bay chối biến, rằng không có chủ trương này.
Và công ty Tasco có thêm trạm BOT Tân Đệ. Người dân cũng phản đối, ông Đặng Trọng Thăng, phó bí thư, chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình thừa nhận phản đối là đúng, nhưng ông ta lại nói thêm, nếu không đặt trạm thu phí ở đó thì lấy nguồn tiền ở đâu ra để hoàn trả cho nhà đầu tư ?
"Văn hóa" mạt pháp
Nói tới mạt pháp, mọi người sẽ nghĩ ngay tới đạo Phật. Đạo Phật và đường lối, tiêu chí của chế độ không hề song hành chung. Bởi đường lối của chế độ là vô thần.
Nhưng chế độ này không dễ để đạo Phật độc lập độc hành. Họ cho người len lỏi, thâm nhập khắp nơi.
Như nhà sư, hòa thượng Thích Thanh Sam, phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, có 50 năm tuổi đảng. Ông vừa viên tịch đầu năm nay.
Bởi vậy đạo Phật đã không còn là nguyên bản. Đã bị biến thành mạt pháp. Đạo phật cũng mang đầy "văn hóa" quái dị quái đản.
Cũng vào đầu năm nay, ở lễ hội Quán Thế Âm tại Huế, người ta đã "mặc váy" cho Phật Bà Quan Âm để đưa đi diễn hành. Một điều hết sức thô thiển, khó có thể chấp nhận được.
Chung quy lại, xã hội đã bị biến dạng, ngày càng biến dạng trầm trọng, biến dạng theo chiều hướng xấu với những "văn hóa" xấu xí.
Dân Oan
Nguồn : VNTB, 16/08/2018
"Văn hóa" nó bao hàm rất lớn, hầu hết tất cả mọi lĩnh vực đều có bóng dáng của nó.
Ngày nay người ta sử dụng cụm từ "văn hóa" này rất nhiều, từ thôn, xóm, làng, ấp cho đến khu phố, phường, xã văn hóa, gia đình văn hóa, và có thêm "văn hóa mới", "văn hóa du lịch", "văn hóa ẩm thực"… gì nữa đó, tôi không nhớ rõ hết. Tôi đã từng hỏi là gì, bởi thấy nó không rõ ràng, thấy cứ chung chung, cứ mơ hồ. Nhưng không được quan chức, những người có trách nhiệm giải đáp gì cả, ngay cả những cán bộ văn hóa họ cũng lặng im.
Văn hóa bạo lực - Ảnh minh họa
Tôi vẫn ấm ức lắm, nên tiếp rục lân la dò hỏi. Một hôm, ghé một quán nước bên đường trên đường đó đây với gió bụi, tôi lại đề cập tới vấn đề này. Một số người ngần ngừ chưa kịp trả lời thì có một anh bạn đưa cái trán sưng một cục bự chù vù ra chỉ :
"Văn hoa la… cai lon, đanh lôn".
Vụ gì đây ? Sau khi giật mình cái thót, tôi phải nhíu mày cả chập mới à ra (may chưa diễn dịch trật quẻ, chứ không thì "biết ra sao ngày sao") anh bạn là người Châu Mạ ở Bảo Lâm, Lâm Đồng, nên giọng nói còn lo lớ, anh bị đám choi choi phóng xe bạt mạng đụng vào mình, mới cãi nhau có mấy tiếng thì nó đánh cho cái đầu "đội đèn pin". Vậy nên văn hóa là cãi lộn, đánh lộn.
Tôi thấy có lý lắm, đâu đâu tôi cũng thấy chuyện này. Chỉ cần một cú quẹt nhẹ cũng có thể xảy ra cãi vả, đánh nhau. Cũng như vậy, người dân nghe người ta tuyên truyền cụm từ "văn hóa giáo thông" ra rả hàng ngày, và thấy rất nhiều, tuyên truyền trên báo đài, dựng pa nô, giăng biểu ngữ… khắp chốn.
Nhìn rộng ra, cãi lộn, đánh lộn, không chỉ từ va chạm giao thông, mà nó xảy ra từ bất cứ chuyện gì, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ. Đôi khi từ những chuyện không đâu lại gây hậu họa khôn lường. Đâm chém gây thương vong chẳng hạn. Như : không bằng lòng với cái nhìn của người đối diện, ngày nay gọi là nhìn đểu, hoặc mời uống rượu bia nhưng không uống bị coi là khinh khi…
Những sự vụ đau lòng, ghê gớm tận cùng như cha con, vợ chồng… giết nhau, xảy ra cũng không ít.
Đánh nhau, cãi nhau, không chỉ gói gọn trong tầng lớp dân đen nông cạn, kém hiểu biết. Mà nó còn xảy ra ngay cả ở chốn công sở, chốn quan trường, cũng không phải chỉ là những nhân viên quèn, cán bộ nhỏ mà cả cán bộ cấp cao.
Xin kể sơ vài vụ bị phanh phui :
8/2014, ông Ông Phạm Thành Chung, phó giám đốc sở Nội vụ và ông Bùi Quốc Khánh phó giám đốc sở Ngoại vụ cùng "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" tại một quán karaoke ở thị xã Đồng Xoài, ông Khánh còn dùng ly bia đánh ông Chung khiến ông Chung bị tét đầu.
9/2016, ông Nguyễn Văn Dũng, phó trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận, đập ly bia vào đầu ông Huỳnh Nhật Khánh, nguyên cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở bàn nhậu, gây vết thương phải may đến 9 mũi.
Ngày 16/3/2017, ông Cao Minh Phương, trưởng phòng Tài nguyên nước và ông Diệp Xuân Vinh, chi cục phó chi cục Quản lý đất đai tỉnh Kon Tum, trên chuyến xe trên đường công tác từ thành phố Pleiku trở về đã choảng nhau, bởi không… phối hợp mời bia đoàn Pleiku, sau đó ông Vinh còn kéo quân tới nhà dọa giết ông Phương…
Ở nơi có thể nói là có môi trường hòa nhã nhất, là chốn học đường cũng không thể tránh khỏi. Đã có nhiều cô giáo mần non đánh đập, hành hạ trẻ nhỏ, ngay cả khi có người phải vào chốn lao tù, sự vụ vẫn không dừng lại.
Hơn thế nữa, nó lại xảy ra trong môi trường văn hóa, với cán bộ văn hóa. Có thể thấy môi trường văn hóa chỉ là cái gọi là.
Hai sự vụ mới nhất, xảy ra cách đây không lâu :
Ngày 22/6, vợ ông Phạm T.H., hiện đang là cán bộ phụ trách văn hóa thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên, tố cáo ông ta đã ngoại tình còn đánh đập vợ, đòi đuổi vợ ra khỏi nhà.
Ngày 24/7, trong giờ làm việc tại cơ quan, do mâu thuẫn cá nhân, ông Trần Ngọc Châu, giám đốc Trung tâm Văn hóa thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đã đánh chị chuyên viên của trung tâm. Ông ta "khóc lóc" với báo chí, do áp lực công việc, và đâu có gì to tát (chỉ đánh… túi bụi vào đầu, mặt, vai, lên gối vô bụng, đủ để đi bệnh viện thôi chứ bao nhiêu) nên đòi xử lý nội bộ. Với người làm lãnh văn hóa mà có thói côn đồ, du côn, đáng lý phải đuổi việc ngay tức khắc, khởi tố vụ án, trái lại, chỉ bị đình chỉ 16 ngày để kiểm điểm.
Gọi nôm na thì đây là văn hóa cãi lộn, đánh lộn. Gọi sách vở một chút thì đây là văn hóa bạo lực.
Nó có từ đâu ? Vì đâu nên nổi như vậy ? Tôi cũng đem câu hỏi này hỏi nhiều người. Và lạ lùng là không khó để có câu giải đáp. Nhiều người trả lời ngày rằng, nó là nền móng từ bạo lực cách mạng.
Bạo lực cách mạng được gọi là kim chỉ nam của chế độ từ khi mới hình hành, từ thuở sơ khai đấu tranh cách mạng. Như vậy nó là một trong những tiêu chí hàng đầu của chế độ. Nó không chỉ nằm lòng ở cán bộ lãnh đạo mà được tuyên truyền, vận dụng rộng rãi đến mọi tầng lớp con người trong xã hội. Vận dụng bạo lực để chiến thắng bằng mọi giá, ngay cả "hy sinh tới giọt máu cuối cùng, hoặc đốt cháy cả dãy Trường Sơn…"
Vì vậy, giáo dục đạo đức, giáo dục để nên người, giáo dục công dân đã không còn quan trọng nữa.
Chủ trương chỉ có một con đường nó biến con người trở nên độc đoán, độc tài, luôn cho rằng lúc nào cũng đúng, không bao giờ sai. Những ai không theo hướng kim chỉ nam này, hoặc đi chệch phương ắt sẽ bị loại trừ, dĩ nhiên là bằng bạo lực, ngay cả những người từng là đồng chí, đồng đội, ăn cùng mâm nằm cùng chiếu với nhau.
Chủ trương bạo lực này nó không chỉ gây độc đoán, độc tài, mà còn làm cho người ta hiếu thắng, rất tự hào với chiến thắng. Một khi mù quáng, mê muội với thắng thua càng dẫn đến con đường bạo lực. Bạo lực để chỉ có thắng, thắng trong mọi lĩnh vực.
Chủ trương này được xuyên suốt tiếp nối. Như đã thấy, hiện tại, chính quyền sẵn sàng đàn áp dân chúng không thương tiếc bằng bạo lực nếu có phản kháng, cho dù dân chúng phản kháng ôn hòa, cho dù phản kháng là đúng đắn.
Và, cán bộ, quan chức lãnh đạo là tấm gương trong một xã hội. Dân chúng ảnh hưởng, học hỏi, noi theo những tấm gương đó. Những tấm gương xấu xí thì xã hội tràn đầy bạo lực đâu có gì là lạ.
Thời bình nhưng không được bình yên. Vậy thì phải làm sao ? chỉ có mạnh dạn cắt bỏ cái gốc rễ hình thành nên nó, bắt đầu với tiêu chí giáo dục nên con người trước tiên mà thôi.
Dân Oan
Nguồn : VNTB, 08/08/2018
Vào ngày 10/2/2018, bà Cấn Thị Thêu, người phụ nữ được nhiều người biết đến vể sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông - Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội đã mãn án 20 tháng tù giam, sau khi bà bị bắt lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 6 năm 2016.
Tuyên bố ngay sau khi trở về nhà trước sự chào đón nồng nhiệt của người thân, bạn bè và đặc biệt là những dân oan Dương Nội bà cho biết :
"Hôm nay tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản ra khỏi nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, nơi có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên siết dưới sự thống trị của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày hôm nay tôi được trở về đoàn tụ với gia đình chồng con, tôi vô cùng biết ơn toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng đóng góp một chút công sức nhỏ bé để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai tài sản mà chế độ cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử loạn tội chúng trước bàn dân thiên hạ, phải cho chúng từ quan làm dân để cho chúng không còn cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân, bắt chúng phải chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi, phải cho chúng nếm cảnh tù tội để cho chúng biết thế nào là một ngày bằng nghìn thu ở ngoài, khi mà trước đây chúng đã bóp chết công lý để đẩy nhiều người dân lượng thiện vào cảnh tù tội oan sai, phải cho chúng tận mắt chứng kiến nỗi đau tột cùng của các gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc bị tù tội oan sai để chúng biết tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan hãy đoàn kết muôn người như một để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh chống lại bọn quan tham cường bào ác bá".
Cũng xin được nhắc lại bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội. Bà bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù với cáo buộc tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù.
Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên cho đến khi bà được mãn án vào ngày 10 tháng 2, 2018.
Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 10/02/2018
Dân Đồng Kỵ - Bắc Ninh tố cáo giặc nội xâm tham nhũng cướp đất
Mấy chục năm qua khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam hàng triệu dân oan đi khiếu kiện từ huyện tỉnh đên trung ương tố cáo giặc nội xâm tham nhũng cướp đoạt ruộng đất, nhà cửa đẩy hàng triệu gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, thất nghiệp cuộc sống cùng cực, nghèo đói. Gần đây là các điểm nóng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đồng Tâm (Hà Nội).
Mời quí vị nghe tiếng nói tô cáo của dân oan + từ phường Đồng Kỵ thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
Trần Quang Thành thực hiện
Nguồn : Tieng DanViet Media, 21/09/2017
******************
Bà cụ phường Đồng Kỵ đã bị khống chế đất lạ còn bị phá hủy hoa màu oan ức quá
Nguồn : Lan Anh Seyo, 10/01/2017
*********************
Sự tận cùng của sự khốn nạn : thu hồi đất đai không đền bù tương xứng
Huỳnh xuân Long phát biểu đối thoại với Trung tâm Phát triển quỹ đất 1 phải làm sạch đội ngũ loại bỏ các thành phần biến chất, thoái hóa. Người lính ,tàn phế binh, và những người làm trong chế độ
Nguồn : ai vo ngoc, 02/01/2016
Tám tù nhân vì chống cưỡng chế đất được ra tù trước thời hạn (RFA, 31/08/2017)
Tám người dân chống cưỡng chế đất tại Thạnh Hóa, tỉnh Long An bị bắt và bị kết án tù vào ngày 31 tháng 8 được cho về nhà trước thời hạn 6 tháng.
Dân oan Phùng Thị Lý - FB Ngọc Anh Trần
Cựu tù nhân lương tâm Trần Ngọc Anh thuộc Phong Trào Liên Đới Dân Oan, nhóm xã hội dân sự độc lập gồm những người cho rằng họ bị thu hồi đất đai, tài sản trái pháp luật, cho Đài Á Châu Tự Do biết về số 8 người vừa về nhà như sau :
“Tám người trong Phong Trào : thứ nhất chị Phùng Thị Ly, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Trung Can, Nguyễn Mai Trung Tuấn, Nguyễn Trung Tài, ông Mai Văn Đạt, Mai Văn Phong, Phùng Văn Lê. Còn một người là chưa về. Tất cả trong vụ án ở Long An 11 người ,có hai người bị án treo.”
Trong số những người vừa nêu có Nguyễn Mai Trung Tuấn bị bắt khi 15 tuổi và nay sau mấy năm tù bước sang tuổi 17.
Ngoài Nguyễn Mai Trung Tuấn, những cựu tù nhân vừa nêu bị tuyên án tù tại phiên xử sơ thẩm diễn ra vào trung tuần tháng 9 năm 2015 với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ khi phản ứng lại đoàn cưỡng chế đất đối với gia đình họ.
Lý do phản đối là vì giá bồi thường quá rẻ mạt.
Đây là một trong những trường hợp khá phổ biến tại Việt Nam lâu nay khi người dân không đồng thuận với việc thu hồi đất của chính quyền để giao cho doanh nghiệp làm dự án mà giá cả bồi thường không được đồng thuận.
***************************
Tù chính trị Lê Thanh Tùng bị chuyển trại đột ngột (RFA, 31/08/2017)
Tù nhân chính trị Lê Thanh Tùng bị chuyển đi khỏi trại giam Ba Sao, tỉnh Hà Nam đến Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa hơn cả tháng nhưng thân nhân không hề được thông báo.
Tù nhân chính trị Lê Thanh Tùng - RFA file
Nhóm Defend The Defenders- Người Bảo Vệ Nhân Quyền, vào ngày 30 tháng 8 loan tin cách đây 1 tháng, bà Nguyễn Thị Thơm, vợ của ông Trần Anh Kim, người bị ra tòa với ông Lê Thanh Tùng trong cùng vụ án, đi thăm ông này và được thông báo cả hai bị chuyển vào Trại Số 5, Yên Định, Thanh Hóa.
Hai tuần sau thì bà Nguyễn Thị Thơm nhận được thư của ông Trần Anh Kim xác nhận về việc chuyển trại như thế.
Biện pháp chuyển tù chính trị từ trại gần nhà đến trại xa là một biện pháp được cơ quan chức năng Việt Nam thực hiện lâu nay. Gia đình của những tù chính trị nói họ phải rất vất vả, khó khăn khi đi thăm người thân.
Hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bị Tòa sơ thẩm Tỉnh Thái Bình vào tháng 12 năm ngoái tuyên 13 và 12 năm tù giam, cùng 5 năm và 4 năm quản chế. Cáo buộc đối với hai ông này là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo Điều 97 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tòa phúc thẩm giữ y án của tòa sơ thẩm đã tuyên đối với hai ông.
Hai ông trước khi bị bắt và bị tuyên án như vừa nêu từng bị kết án tù trước đó do bất đồng chính kiến với chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Vào tháng giêng năm 2015, cựu Trung Tá Trần Anh Kim hoàn thành bản án tù 5 năm rưỡi và 3 năm quản chế. Còn cựu chiến binh Lê Thanh Tùng vào giữa năm 2015 hoàn thành án 4 năm tù trước đó.
Sau khi mãn án tù, cựu trung tá Trần Anh Kim tiếp tục đường hướng tranh đấu và có ý định thành lập tổ chức có tên ‘Lực lượng Quốc gia Dựng cờ Dân Chủ’. Ông Trần Anh Kim liên lạc với ông Lê Thanh Tùng về việc thành lập tổ chức này. Ông Trần Anh Kim làm chủ tịch và ông Lê Thanh Tùng làm phát ngôn nhân.
Chính phủ muốn tìm ra hướng tháo gỡ cho vụ việc ở Dương Nội qua hướng đối thoại dù bằng cách này hay cách khác phải có mặt của mẹ tôi. Người dân Dương Nội trong đoàn mẹ tôi làm đại diện cũng đã có những buổi hội ý đã đưa ra quyết định là trong các buổi đối thoại với Chính phủ phải có mặt của mẹ tôi nếu không thì sẽ không chấp nhận.
Anh Trịnh Bá Phương (ảnh : Facebook Đinh Tấn Lực)
Một ngày sau khi đi thăm nuôi người mẹ là bà Cấn Thị Thêu hiện đang bị giam giữ tại trại giam Gia Trung, anh Trịnh Bá Phương thông tin cho những ai quan tâm đến tình hình bà Thêu ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam Thời Báo (VNTB) biết là sức khỏe của bà Thêu hiện tại tạm gọi là rất tốt. Ngoài ra, bà Thêu còn cho anh Phương biết là những người tù ở cùng nơi giam giữ với bà Thêu biết đoàn kết, biết yêu thương lẫn nhau nên bà Thêu cũng đón nhận được nhiều tình cảm.
Nhân dịp đầu năm 2017, với những biến động xã hội Việt Nam nói chung và tình hình đấu tranh của dân oan nói riêng ở năm 2016 hiện vẫn còn tiếp diễn, VNTB đã có cuộc trao đổi với anh Phương để nghe những chia sẻ, nhận định của anh về tình hình.
PV : Thưa anh ! Nhân dịp đầu năm 2017, nhìn lại tình hình đấu tranh của dân oan ở năm 2016 thì anh có thấy khả quan hơn ở năm 2017 này không ?
Trịnh Bá Phương :Nhân dịp đầu năm mới 2017, luật Nhân quyền toàn cầu Magnitsky Hoa Kỳ đã ban hành cách đây mấy tháng, những báo đài, truyền thông quốc tế phỏng vấn tôi cũng như những cơ quan ngoại giao quốc tế mà cụ thể ở đây là những Đại sứ quán của các nước có nền dân chủ tiến bộ trên thế giới mời tôi đến để tìm hiểu, quan tâm hơn những vụ việc xảy ra đối với dân oan Dương Nội, đến dân oan Việt Nam nói chung. Những cô chú, bác, anh chị, bạn bè làm bộ phim "Nỗi đau mất đất" đã cho công chiếu phần I và giờ chuẩn bị phần II về vấn đề dân oan Việt Nam... Trước những sự quan tâm, giúp đỡ đó tôi thấy tinh thần đấu tranh của người dân oan trước những thử thách đã cho thấy bước sang năm 2017, tinh thần không hề suy giảm, cho thấy người dân oan quyết tâm đấu tranh đến cùng để giành cho bằng được Quyền con người, Quyền sở hữu tư liệu đất đai...
Các Đại sứ quán cũng nói rất quan tâm đến tình hình Nhân quyền Việt Nam. Họ nói sẽ nỗ lực hết mình cho Nhân quyền Việt Nam thông qua các buổi đối thoại Nhân quyền sẽ nói lên tiếng nói của họ bằng cách này hay cách khác để gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam, bắt nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng và thực thi Quyền con người đối với người dân Việt Nam. Trên tinh thần này, tôi thấy cuộc đấu tranh của người dân oan rõ là hiện đang có một hướng mở, như một thông điệp nhắn đến nhà cầm quyền Việt Nam phải tìm giải pháp đối thoại với người dân thay vì giải pháp đấu đầu đang mang lại những thất bại, hậu quả của những trận đàn áp sẽ khiến cho người dân ngày một mất niềm tin với Đảng hơn. Chưa hết, qua việc nhà cầm quyền bắt mẹ tôi, ở trong trại giam mẹ tôi cho biết là sẽ viết đơn Giám đốc thẩm vụ án chứ quyết không chấp nhận bản án mà Tòa án quận Đống Đa và Tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên phi lý, không có chứng cứ.
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định sửa đổi những nghị định về Đất đai trong đó có Nghị định về thu hồi, bồi thường. Và cũng mới đây nhất mà tôi biết là Quốc hội Việt Nam đã thừa nhận việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là không có trong Hiến pháp, tức là việc thu hồi đất đã sai về Hiến pháp và cả sai về Luật pháp.
Tôi tin tưởng rằng đã có áp lực dù chưa đủ để ép nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi nhưng nó cũng có tác động nhất định.
PV : Theo như VNTB được biết, năm 2016 bản thân anh có nhận được một công văn gọi là "công văn mật" có nhắc đến việc Chính quyền sẽ giải quyết vụ dân oan Dương Nội khiếu kiện. Kết quả giải quyết vụ việc hiện tại đến đâu rồi thưa anh ?
Trịnh Bá Phương :Công văn mật đó có tên của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ trưởng bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà, một số thành viên lãnh đạo thành phố Hà Nội và Chính phủ với nội dung là phải giải quyết dứt điểm vụ việc ở Dương Nội, họ có nêu đích danh là giải quyết dứt điểm đoàn do bà Cấn Thị Thêu làm đại diện. Những ngày gần đây, rất tiếc là tôi không có thời gian theo dõi các hệ thống truyền thông Nhà nước, nhưng được nghe bà con nói là có một chương trình phát sóng trên kênh VTC1 vào sáng 13/02/2017, có dẫn lời của ông Nguyễn Hồng Điệp Trưởng ban tiếp dân Trung ương và lời của một luật sư nào đó có nói là phải giải quyết dứt điểm vụ việc ở Dương Nội. Tuy nhiên, sau đó tôi có lật lại các trang mạng để xem chương trình này thì không tìm thấy... Chính phủ muốn tìm ra hướng tháo gỡ cho vụ việc ở Dương Nội qua hướng đối thoại dù bằng cách này hay cách khác phải có mặt của mẹ tôi. Người dân Dương Nội trong đoàn mẹ tôi làm đại diện cũng đã có những buổi hội ý đã đưa ra quyết định là trong các buổi đối thoại với Chính phủ phải có mặt của mẹ tôi nếu không thì sẽ không chấp nhận.
PV : Là một người con có người mẹ đi tù là bà Cấn Thị Thêu, anh có mặc cảm gì về hình ảnh người mẹ ở hiện tại hay không ?
Trịnh Bá Phương :Nhà cầm quyền dùng nhà tù đối với mẹ tôi và gia đình tôi cũng như đối với người dân Dương Nội nói chung đó là một sự thất bại của họ, đối những người đấu tranh như mẹ tôi bản thân tôi với tư cách là người làm con tôi rất khâm phục, lúc nào tôi cũng nghĩ đến mẹ tôi, tôi nghĩ rất nhiều và vô cùng phẫn nộ khi mẹ tôi ở trong song sắt nhà tù. Tôi muốn mình phải hành động, phải tố cáo tội ác của nhà cầm quyền Hà Nội đã gây tội ác đối với mẹ tôi cũng như cho người dân Dương Nội.
PV : Một câu hỏi cuối là anh có nhận định như thế nào về phong trào đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền Việt Nam năm 2017 này ?
Trịnh Bá Phương :Thực ra tôi chỉ là người dân oan, hoặc có thể nói là người đấu tranh cho dân oan, nếu để nhận xét về tình hình phong trào dân chủ ở Việt Nam thì tôi không thể đưa ra được những ý kiến chính xác được. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng phong trào dân chủ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, ngày càng có nhiều người mới, người trẻ và nhiều nhân tố đã thay mặt cho những dân oan như tôi để lên tiếng, bảo vệ Quyền con người phải được thực thi tại Việt Nam. Tôi luôn tin tưởng rằng những phương pháp truyền thông của những người trong phong trào đấu tranh dân chủ, những Facebooker, Bogger cũng sẽ giúp cho người dân Việt Nam tăng theo cấp số cộng hiểu về thực trạng đất nước Việt Nam hiện nay. Hy vọng người dân hưởng ứng, tiếp tục đứng lên hòa cùng phong trào dân chủ để đấu tranh sao cho không bao lâu nữa người dân Việt Nam có quyền tối cao nhất là ; quyền tự quyết và quyền tự do bầu cử, quyền được đưa những người có tâm có tài lên lãnh đạo đất nước, xóa bỏ độc tài và áp bức bất công.
VNTB cám ơn những chia sẻ của anh Trịnh Bá Phương.
Nguồn : VNTB, 27/02/2017
Không hề có sự sợ hãi (THDCĐN, 22/01/2017)
Sau này sẽ có những cuốn sách sử dùng tấm hình này để mô tả chân dung của đất nước Việt Nam hôm nay
Tấm hình này chắc chắn sẽ còn lại rất lâu trong trong ký ức nhiều người. Tôi không quen biết Trần Thị Nga, dù chỉ trên mạng, tôi chỉ nghe nói về chị Nga thôi nhưng tôi thấy tấm hình này tuyệt đẹp. Nó diễn tả một cách tuyệt vời bi kịch vô lý hiện nay của nước ta.
Nét mặt bình yên và đẹp của Nga trước cả một lực lượng công an hùng hậu nói lên rất nhiều.
. Nhưng có sự thách thức bạo lực, có vẻ buồn của một người mẹ trẻ sắp phải xa các con nhỏ và cũng có sự chua xót vì sự thụ động của một dân tộc.
Tôi tin rằng sau này sẽ có những cuốn sách sử dùng tấm hình này để mô tả chân dung của đất nước Việt Nam hôm nay.
Nguyễn Gia Kiểng
******************
Công an Việt Nam bắt giam dân oan Trần Thị Nga (RFI, 22/01/0017)
Bà Trần Thị Nga - bị Công An Việt Nam bắt giữ ngày 21/01/2017 - thường tham gia biểu tình chống Formosa gây ô nhiểm môi trường. Ảnh minh họa về cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Formosa ngày 01/05/2016. REUTERS/Kham
Thêm một nhà ly khai Việt Nam bị công an bắt giam với tội "tuyên truyền chống nhà nước". Theo Reuters, bà Trần Thị Nga, ở Hà Nam, là nạn nhân mới nhất của chính sách trấn áp tiếng nói chỉ trích đang diễn ra tại Việt Nam.
Theo bản tin ngày 22/01/2017 của Reuters, thì trang mạng của công an tỉnh Hà Nam đưa tin đã bắt giam bà Trần Thị Nga, 39 tuổi vì sử dụng internet để phát tán băng hình và bài viết "tuyên truyền chống chính phủ xã hội chủ nghĩa".
Reuters cho biết thêm tin tức và hình ảnh bà Trần Thị Nga, vào ngày 21/01/2017, bị công an đến tận nhà bắt đi, và khởi tố đã được các thân hữu ghi lại và đưa lên mạng. Giới tranh đấu nhân quyền tố cáo chính quyền Việt Nam "bắt bớ tùy tiện và trả thù các nhân vật bất đồng chính kiến".
Không rõ công an đe dọa gì nhưng bà Trần Thị Nga trả lời "thế à… lúc đó không chừng xã hội đã thay đổi". Được biết bà Trần Thị Nga, có bốn con, đứa nhỏ nhất mới lên 4. Người phụ nữ này nhiều lần bị công an sách nhiễu đánh đập, câu lưu, ném đồ bẩn vào nhà. Bà thường tham gia biểu tình chống Formosa gây ô nhiểm môi trường, chống Trung Quốc sát hại ngư dân Việt Nam hoặc ủng hộ nông dân bị cướp đất.
Theo báo cáo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, vào cuối năm 2015, ít nhất 130 tù nhân chính trị và lương tâm đang nằm trong các nhà giam tại Việt Nam. Cùng với blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ở Nha Trang, bà Trần Thị Nga là phụ nữ tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận thứ hai bị bắt giam cho dù có con nhỏ.
Hiệp hội cựu tù nhân lương tâm Công Giáo báo động một thành viên tên Nguyễn Văn Oai bị công an xã Quỳnh Vinh, Nghệ An mai phục bắt cóc đêm 19/01. Một thanh niên khác 22 tuổi, tên Nguyễn Văn Hóa, thường đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân nạn nhân của Formosa cũng bị "mất tích" từ hơn 10 ngày nay.
Cũng trong bối cảnh này, ngày 20/01/2017, Học Viện Cảnh Sát Việt Nam khánh thành tượng đài Felix Dzerzhinsky, người Ba Lan, trùm công an đầu tiên của Cộng Sản Liên Xô. Báo chí Ba Lan gọi nhân vật này là "tên đồ tể đỏ", chuyên trấn áp đối lập bằng biện pháp triệt để "trói tay hàng loạt và ném nạn nhân xuống biển".
Tú Anh
*************************
Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam (BBC, 22/01/2017)
Bà Trần Thị Nga trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội
Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam hôm 21/1 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ bà Nga trên trang Facebook sau vụ bắt giữ.
Theo thông tin trên mạng, bà Trần Thị Nga là một trong các nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện.
Hôm 21/1, một nhà hoạt động, Thảo Teresa, nói với BBC khi đang trên đường đến nhà bà Nga ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
"Một người hàng xóm gọi báo rằng bà Nga đã bị rất đông lực lượng công an bắt tại nhà ở Phủ Lý".
"Hiện người nhà Thúy Nga ở quê đã lên để đón hai đứa con nhỏ về chăm sóc".
Báo Công an Nhân dân đưa tin khi bị bắt, bà Nga, 40 tuổi, "đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Nhiều người trong giới bất đồng chính kiến đã lên Facebook bày tỏ ủng hộ bà Nga.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết : "Chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội".
Hai ông Bạch Hồng Quyền và Hoàng Dũng viết rằng họ đề nghị "xin đi tù" thay bà Nga.
Bắt giữ ở Nghệ An
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Oai, ra tù năm 2015 sau khi bị bắt vì Điều 79 Bộ luật hình sự, đã bị bắt trở lại.
Ông Nguyễn Văn Oai được ra tù hồi tháng Tám 2015
Bà Hồ Thị Châu, vợ của ông Nguyễn Văn Oai, nói với BBC rằng chồng bà bị bắt đêm 19/1 "trong lúc đang trên đường đi đánh cá về gần nhà".
"Chồng tôi chẳng làm điều gì sai mà chỉ làm những việc có ích cho xã hội, như việc anh ấy lên tiếng về việc ủy ban xã Quỳnh Vinh ở Nghệ An lạm thu nhiều khoản vô lý", bà Châu nói.
"Công an xã sau đó báo với gia đình rằng anh bị ghép hai tội danh Chống người thi hành công vụ và Chống lệnh quản chế".
"Nhưng anh ấy bị bắt lúc đang ở gần nhà chứ có phải ở bên ngoài địa phương đâu ?".
"Anh ấy vừa biết tin tôi mang thai hai ngày trước, còn bảo là ráng kiếm tiền đưa tôi đi khám thai".
Hôm 21/1, ông Nguyễn Xuân Doãn, trưởng công an xã Quỳnh Vinh xác nhận với BBC rằng ông Nguyễn Văn Oai "đã bị bắt" và "muốn gì thì hỏi cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Nghệ An".
Ông Nguyễn Văn Oai bị bắt năm 2011, và năm 2013 bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo điều 79 Bộ luật hình sự.
Ông được ra tù hồi tháng Tám 2015.
************************
Bà Trần Thị Nga (áo đỏ) bị công an đọc lệnh bất giam hôm 21/01/2017. Hình thính giả gửi RFA
Công an Việt Nam vừa bắt giam một phụ nữ hoạt động nhân quyền, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 88 bộ luật hình sự.
Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam.
Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời kêu cứu này.
Bà Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi chỗ ở vì bị công an, an ninh thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt.
Bà Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động tại đó bà phát hiện ra những sai trái của công ty môi giới đối với công nhân xuất khẩu lao động, bà đứng ra tố cáo với chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người lao động bằng cách công khai tố cáo với chính phủ những hành vi phi pháp của các công ty này.
Bà Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản, đất đai một cách phi pháp.
Năm 2013 bà được giải nhì cuộc thi "Quyền Con Người và Tôi" qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành.
Vào tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tuy nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết mà còn trở mặt với bà. Những biện pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này đã liên tiếp gây khó khăn cho bà nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa bao giờ bị khuất phục và ngoan ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền.
Việc bắt giam bà với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền bày tỏ chính kiến của người dân, nhất là công khai bưng bít những sai trái của chế độ mà người dân tố cáo.
**********************
Việt Nam bắt bà Trần Thị Nga (VOA, 22/01/2017)
Hình ảnh bà Nga bị bắt giữ hôm 21/1.
Bà Trần Thị Nga, một người có tiếng nói trái chiều với chính quyền, bị bắt tại tỉnh Hà Nam hôm 21/1 về tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo truyền thông Việt Nam.
Báo An ninh Thủ đô đưa tin, người phụ nữ hai con "bị bắt theo Điều 88, Bộ luật Hình sự". Bà Nga bị cáo buộc "đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống nhà nước" lên Internet.
Một đoạn video về vụ bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bà Nga bị hai người phụ nữ mặc thường phục giữ tay trong khi nghe nhân viên công an tỉnh Hà Nam mặc đồng phục đọc lệnh bắt.
Đoạn phim ngắn cũng cho thấy nhân viên thi hành công lực mở và nghe các đoạn clip dường như được đăng trên Facebook của bà Nga.
Báo An ninh Thủ đô viết rằng "quá trình bắt, khám xét được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án".
Tuy nhiên, vụ bắt giữ đã vấp phải chỉ trích của nhiều nhà hoạt động xã hội ở trong nước, và thậm chí một số còn đề nghị "được đi tù thay cho bà Nga".
Trong một đoạn video phát trực tiếp trên Facebook hôm 22/1, nhà hoạt động Hoàng Dũng nói : "Xét thấy những hoạt động bà Trần Thị Nga đã làm hầu hết đều giống với những gì tôi đã làm, tức là phổ biến và bảo vệ quyền con người để góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn… ; xét thấy bà Trần Thị Nga đang là bà mẹ đơn thân và phải nuôi hai con nhỏ trong độ tuổi thiếu niên và nhi đồng… ; xét thấy việc cơ quan an ninh điều tra tỉnh Hà Nam bắt bà Trần Thị Nga vào dịp sát tết cổ truyền là đã phá bỏ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam… tôi, Hoàng Dũng, một lần nữa đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an cho tôi được đi tù thay bà Trần Thị Nga".
Trên trang Facebook được cho là của bà Nga, có thể thấy các hình ảnh bà từng xuống đường tuần hành vì môi trường sau thảm họa do công ty Đài Loan Formosa gây ra ở miền Trung, cũng như phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Người phụ nữ 40 tuổi từng cầm các tấm biểu ngữ như : "Đả đảo Trung Quốc xâm lược" hay "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch".
Bà Trần Thị Nga bị công an đến bắt tại nhà.
Bà cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm, sau khi nhà hoạt động này bị bắt giữ nhiều tháng trước.
Trong nhiều đoạn video, bà Nga nhiều lần cáo buộc công an tỉnh Hà Nam, theo lời bà, "bao vây", "cướp tài sản", "hành hung" bà.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với công an tỉnh Hà Nam để phỏng vấn.
Vụ bắt giữ bà Nga xảy ra một tháng sau khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius bày tỏ "quan ngại sâu sắc về việc tuyên án 13 năm tù và 12 năm tù lần lượt đối với các nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng theo Điều 79, Bộ luật Hình sự của Việt Nam".
Trong một thông cáo ngày 19/12, ông Osius nói thêm : "Tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội. Xu hướng gần đây của các vụ bắt giữ và kết tội các nhà hoạt động ôn hòa là đáng lo ngại và đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền…"
Tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ viết tiếp : "Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không lo sợ bị trừng phạt".
Tiếng Đảng đè bẹp tiếng dân kêu đòi trong các cuộc biểu tình đòi quyền sống
Dân chủ là một khái niệm rất rộng, rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam mà các nghị quyết của Đảng cộng sản ở Việt Nam hay nói tới. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản từ mấy chục năm nay nói rất nhiều đến "quyền làm chủ của nhân dân", "chính quyền của dân, do dân, vì dân" v.v. Có thể trích rất nhiều câu về dân làm chủ rất bóng bẩy : "Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân… Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân…", "…đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân…", "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội…", hay "Phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa…" ; "Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân…" ; …Thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của nhà nước nhằm phát huy dân chủ v.v. và v.v.
Nhưng thực tế thì trước thời kỳ đổi mới, nhờ "khoán chui", "tự cứu lấy mình trước khi trời cứu" của dân, người dân mới thoát cảnh chết đói tất cả ruộng đất đều vào hợp tác xã. Nhờ dân, Đảng cộng sản mới có "Mghị quyết 10 về khoán hộ trong nông nghiệp". Thế là thành tích của dân biến thành thành tích của Đảng : "Đã biến nước ta từ một nước đói cơm thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới". Nhưng rồi do chính sách "ruộng đất là sở hữu nhà nước", nên nông dân không còn ruộng nữa. Thế là mục tiêu "ruộng đất cho dân cày" cuộc cách mạng trở thành con số không. Khắp nơi trong cả nước, tình trạng ruộng đất của nông dân bị thu hồi để xây dựng đô thị. Cán bộ lấy đất ruộng, đất vườn của dân phân lô chia nhau bán chác, làm giàu. Người dân không có quyền sở hữu nên không đòi lại được. Không chịu giao đất thì họ cưỡng chế, vì quyền lực nằm trong tay chính quyền. Điển hình là ông Trần Văn Truyền, Chánh Thanh tra Chính phủ, trước khi về hưu đã cướp cho mình bốn năm căn nhà, năm sáu lô đất !.
Có rất nhiều vấn đề bức xúc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân mà các Nghị quyết Đảng không nói tới. Thứ nhất là ở cơ sở, quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng. Vì thói "kiêu ngạo cộng sản", vì bệnh thành tích, vụ lợi, các Đảng bộ, chi bộ cơ sở luôn luôn che dấu khuyết điểm, đố kỵ với bất kỳ ai phê phán mình. Ở đó Bí thư, Thường vụ cấp ủy Đảng bộ, chi bộ cơ sở là "Ông Đảng" có quyền sinh quyền sát. Bà con phê bình, phê phán, kiến nghị bất cứ việc gì đều bị quy là "Nói xấu Đảng". Ai bị quy kết là "Nói xấu Đảng" thì gia đình bị trù dập khốn khổ, con em không được xác nhận lý lịch để đi học đại học, trung học chuyên nghiệp, hay đi xin việc làm bất cứ đâu. Nên có thực trạng đau lòng là "Người dân sợ Đảng hơn là tin Đảng !". Những cuộc "tiếp dân" được tổ chức định kỳ ở địa phương của lãnh đạo tỉnh, huyện là rất hình thức, làm cho qua chuyện, đa phần là để "quan lớn" thanh minh, chối tội về những khuyết điểm mà bà con chất vấn, chứ không phải là nơi để bà con "thực hiện vai trò phản biện" với Đảng. Thứ hai nữa là những người đến chỗ tiếp dân đều được chọn lọc là "cốt cán" của cấp ủy. Ý kiến đề đạt của dân trong những cuộc "tiếp dân" đó không bao giờ đến tai người lãnh đạo cao của Đảng. Nên trong thực tế Đảng đang ngày càng xa dân, có nhiều khi đối lập với nhân dân ! Đảng cấp trên thì về tỉnh huyện đi đâu cũng xe cảnh sát hú còi inh ỏi, các quan Đảng không báo giờ biết sự thật về đời sống nghèo đói về vật chất và bị bức bách về tinh thần của người dân nông thôn. Các báo Đảng hay nêu khẩu hiệu : "Đưa nghị quyết vào cuộc sống", nhưng nghị quyết thì chung chung nên không vào được cuộc sống, còn "cuộc sống trăm hoa đua nở" thì không được đưa vào nghị quyết, vì đó không phải là "Ý Đảng" !
Một vấn đề nghiêm trọng nữa của Đảng cơ sở là ở các chi bộ phường, thôn, xã ở các địa phương phía Nam đảng viên đa phần là cán bộ về hưu. Có nhiều chi bộ ở phường tuổi câp ủy, đảng viên thấp nhất là 60 tuổi, tuổi cao nhất là 83, 85. Những đảng viên đó không có thông tin nhiều về đổi mới, tư duy của họ là tư duy từ thời bao cấp, cực đoan và lẩm cẩm. Những đảng viên này không bao giờ chấp nhận những ý kiến mới mẻ, nếu ngược với ý kiến của mình, nên người dân không bao giờ đề đạt được với Đảng những điều tâm huyết của mình. Với những cơ sở Đảng như thế, các bạn trẻ địa phương bao giờ cũng từ chối vào Đảng vì sợ phê phán kiểm điểm là "đua đòi", "lai căng", "hư hỏng". Họ tìm cách ra thành phố kiếm việc làm. Với những cơ sở đảng yếu kém như thế, những chủ trương chính sách có ích của Đảng và Nhà nước không bao giờ đến được với người dân một cách trọn vẹn, mà trở thành một mớ lý luận chung chung, sáo rỗng, không có sức thuyết phục.
Ngay cả những đảng bộ cấp tỉnh, thành phố việc vi phạm quyền dân chủ của nhân dân cũng rất nghiêm trọng. Do trình độ nhận thức, học vấn có hạn, nhưng lại có tư tưởng kiêu ngạo "cấp trên bao giờ cũng trình độ hơn, đúng hơn cấp dưới", nên rất nhiều bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh không thèm để ý đến nhưng lời phản biện quyết liệt của các nhà khoa học, nhà văn hóa về những công trình xây dựng phản văn hóa truyền thống như nhà văn hóa thay nhà rông ở miền núi, xét danh hiệu "Làng văn hóa", "Cơ quan văn hóa" v.v. Bệnh lãnh đạo ác cảm với những trí thức cương trực, chỉ nghe theo những người xu nịnh đang làm triệt tiêu những sáng kiến tâm huyết của nhân dân đối với công cuộc xây dựng đất nước. Một bộ máy công quyền chuyên sách nhiễu, "hành" dân, đục khoét dân là bộ máy phản dân chủ !
Có khẩu hiệu rất hay : "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Quả thật nếu làm được điều đó thì đất nước không thể có tham nhũng tràn lan như bây giờ. Nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông, hay nói nôm na là khẩu hiệu tuyên truyền, lừa lọc ! Vì không hề có cơ chế để thực hiện. Cơ chế cụ thể nào để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong từng công việc của đất nước ? Làm sao để dân biết rõ từng công việc của Đảng và chính quyền ? Công khai như thế nào ? Cơ chế thông tin như thế nào ? Dựa vào thẩm quyền nào để dân kiểm tra ? Nhân dân được làm chủ ở mức độ nào ? Làm chủ những vấn đề gì ? Cách thức làm chủ như thế nào ? Dân chủ không thành máu thịt của cuộc sống xã hội mà chỉ là một mỹ từ. Muốn có dân chủ thực sự, phải có một bộ luật thực hành dân chủ trong xã hội. Và ban hành nó để mọi người thực hiện.
Dân chủ là quyền tối thượng của mỗi con người được Hiến pháp bảo vệ, nhưng lại không có hiệu lực trong thực tế cuộc sống. Để phát huy dân chủ của nhân dân trước hết phải thực hiện dân chủ ở các làng xã. Những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phải tổ chức "trưng cầu dân ý". Đó là một cơ chế khoa học mà chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Làm được như vậy, dân mới tin khẩu hiệu "lấy dân làm gốc" của Đảng cộng sản. Nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp, qua đại diện của mình và qua chế độ tự quản ở từng cộng đồng dân cư. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng là những đại diện mà qua đó nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình. Một thực tế đau lòng hiện nay là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng không thể hiện được là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân trước Đảng, mà từ lâu đã biến thành "bộ phận của Đảng", tất cả các tổ chức này đều "sợ" Đảng, chỉ "nói và làm theo lãnh đạo Đảng cấp trên". Nên tiếng nói phản biện của người dân bị vô hiệu hóa. Từ đó Đảng không bao giờ nghe được tiếng nói trung thực của nhân dân. Vì thế phải tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng nghĩa một tổ chức xã hội, đại diện thực sự của các từng lớp nhân dân, những tổ chức này không cần có nhiều đảng viên, thậm chí không cần thiết phải đảng viên làm lãnh đạo, có " quyền nhất định" đối với đảng bộ cùng cấp. Có như thế mới có tiếng nói trung thực của chính mình đối với Đảng trong từng công việc của đất nước.
Bao giờ thì người dân được làm chủ thực sự ?
Ngô Minh
Nguồn : boxitvn, 24/12/2016
https://ngominhblog.wordpress.com/2016/12/24/bao-gio-thi-dan-duoc-lam-chu-3/