Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biện Toại, Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu… là những cái tên đại diện cho hình ảnh Người Nông dân Nổi dậy như bộ phim sử thi của điện ảnh Pháp sản xuất từ năm 2005, công chiếu năm 2007 (từ tháng Giêng), dài 150 phút, được đề cử hai Giải César, mà khán giả Việt Nam đã được xem qua truyền hình với tên "Jacquou Người nông dân nổi dậy".

nongdan1

Trịnh Bá Phương (giữa) cùng người dân Dương Nội trong một cuộc biểu tình đòi chính quyền trả lại đất

"Jacquou, người nông dân nổi dậy" (Jacquou Le Croquant) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn cánh tả Eugène Le Roy của Pháp.

Ông tổ của Jacquou là người nông dân nổi dậy thời Henri IV, thế kỷ XVI, ông nội của cậu là người đốt lâu đài quý tộc trước Cách mạng 1789 bị kết án, cha cậu cũng được gắn cái nhãn Le Croquant, và sau này Jacquou cũng được đặt biệt danh đó. Sử sách ghi nhận những sự kiện nổi dậy của nông dân cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII tại tây nam nước Pháp.

nongdan2

"Jacquou, người nông dân nổi dậy" là một bộ phim hoài niệm một thời dĩ vãng của rất nhiều người Việt Nam. Ít ai ngờ rằng sau đó, ngay trên quê hương Việt, lại xảy ra nhiều "Jacquou", qua chuyện đất đai của người nông dân đã bị ‘thu hồi’ bất chấp quyền lợi của người dân phút chốc lâm cảnh mất tài sản.

Nhiều người đã liên tưởng đến thảm kịch đồng Nọc Nạng ở miền sông nước đồng bằng Cửu Long thời Pháp thuộc, qua đó để thấy rằng ngay cả lúc mà lịch sử ghi rằng miền Nam Việt Nam chịu sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, thì công lý cho người nông dân vẫn là điều có thật.

Thế nhưng với người dân Việt, tạm không đề cập đến các chính sách cải cách đất đai ở miền Bắc, chỉ xét riêng miền Nam sau tháng tư 1975, đã có không ít những Biện Toại của đồng Nọc Nạng, nhưng chẳng mấy phiên tòa được mở ra để mong công lý soi xét.

Con giun xéo mãi cũng oằn, và thân phận giun dế ấy đã dựa vào sức mạnh truyền thông thời kỹ thuật số, để cất lên tiếng nói phản kháng và cộng đồng đã nhanh chóng ủng hộ họ. Vậy là bắt đầu có những Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, những Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, và còn rất nhiều tên tuổi người dân khác bị mất đất ở Thủ Thiêm, ở Cồn Dầu, ở Cờ Đỏ, thậm chí ở ngay cả nội thành Sài Gòn của hôm nay là ‘vườn rau Lộc Hưng’.

Từ một vụ án tranh chấp xảy ra tại Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu vào năm 1928, địa danh Nọc Nạng đi vào văn học nghệ thuật như một biểu tượng bất khuất về người nông dân Nam bộ trong công cuộc khẩn hoang, và gìn giữ đất đai.

Những nhân vật có thật như Tám Luông, Mười Chức, Năm Nhẫn, Sáu Nhịn… lần lượt xuất hiện trong tiểu thuyết, cải lương, phim ảnh… Tính chất xung đột của câu chuyện, và cá tính can trường của nông dân đã khiến tác phẩm phản ánh Nọc Nạng có sức lôi cuốn đặc biệt với công chúng nhiều thế hệ.

Liệu mai này sẽ có những nhân vật ngoài đời bước vào văn chương, cho dòng văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ 21 ?

Vụ án đồng Nọc Nạng

Vụ án Nọc Nạng (tiếng Pháp : l’Affaire de Phong Thanh) - tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá và quan chức chính quyền thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều.

Vụ án gây thiệt mạng 5 người, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, sau này, được chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính quyền thực dân Pháp.

Sáng 16 tháng hai năm 1928, khoảng 7g, hai viên chức người Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trọng, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trọng, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trọng không đi, còn yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận. Tournier từ chối, tát tai Trọng. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi.

Bouzou tước dao khỏi tay Trọng. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu, tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại.

Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống. Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier bắn tiếp, làm nhiều người thương vong. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết.

Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng hai tại bệnh viện Bạc Liêu. Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa.

Biện hộ của luật sư Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo. Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại : họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói : Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).

Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn. Luật sư Zévaco xin tòa tha thứ cho các bị can, nói : Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

Án tuyên Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm, quan tri phủ H bị sa thải. Báo chí Sài Gòn bấy giờ đua nhau phản ánh vụ Nọc Nạn. Nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, kể cả người Pháp, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ chịu bất công quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đẩy họ đến đường cùng.

Từ vụ án đồng Nọc Nạn có thể thấy người Pháp đã đưa vụ án ra xem xét ở góc độ đất đai chứ không lờ đi để dung túng cho những cái sai của cấp dưới. Vụ án Đồng Nọc Nạn đã mở ra một án lệ : Khi nông dân khai phá đất hoang, đóng thuế cho nhà nước, họ đương nhiên được sở hữu đất đai.

Khánh Hòa

Nguồn : VNTB, 30/06/2020

Published in Diễn đàn

Chính phủ Vit Nam va t chc mt hi ngh v Tiêu th lúa. T Tui Tr tường thut đó là hi ngh đu tiên có s tham d ca c B trưởng Nông nghip – Phát trin nông thôn, B công Thương và Ngân hàng Nhà nước (1).

nongdan1

đ d án h thng cng đp chn mn trên Sông Cái Ln- Sông Cái Bé, s tác đng trên 1/4 din tích toàn Đồng bằng sông Cửu Long và nh hưởng ti đi sng hàng triu cư dân trong vùng. [ngun : Ánh Sáng và Cuc Sng]

Sở dĩ chính ph Việt Nam phi t chc mt hi ngh v tiêu th lúa vì giá lúa liên tc gim, nông dân đng bng sông Cu Long chp nhn l nng, bán như cho nhưng vn không có người mua (2).

Điều đó đng nghĩa vi vic nông dân mt c chì ln chài. Thi gian, công sc, vn liếng đ vào mt v lúa không nhng không sinh li mà còn to thêm n nn vì mt vn, mt c kh năng tr n ln lãi !

Tình cảnh nông dân thê thm ti mc, Ngân hàng Nhà nước phi yêu cu h thng ngân hàng thương mi ni lng điu kin cho vay, gim lãi đ các doanh nghip kinh doanh nông sn mnh dn vay tin, mua lúa cho nông dân...

Hội ngh v Tiêu th lúa là bng chng mi nht v tương lai ca nông dân, rng hơn là nông nghip, trin vng ca kinh tế - xã hi càng ngày càng bp bênh, đáng ngi. Lúa không thoát khỏi vòng lun qun c hu : Càng được mùa càng khn kh !

Giống như trước đây, lãnh đo các cơ quan hu trách ca chính ph Vit Nam, lãnh đo các tnh đng bng sông Cu Long, cùng thú nhn chưa biết làm thế nào đ nông dân thoát khi tình trng luôn luôn cần… gii cu.

Không chỉ có lúa ! Bà Vũ Kim Hnh (Trung tâm Nghiên cu kinh doanh và H tr doanh nghip) k trên facebook ca bà rng, nông dân trng tiêu Tây Nguyên, nông dân trng điu Bình Phước cũng bc mt vì giá tiêu, điu gim sâu nhưng chẳng ai mua (3).

Trong ba thập niên va qua, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam vn không tìm được hướng cho lúa nói riêng, nông sn nói chung (bao gm c cá, tôm, gia cm, gia súc,…) phát trin n đnh.

Hoạt đng ca nông dân ging ht như đánh bc và h thường… thua. Cho dù loay hoay vi vô s th nghim v trng trt, chăn nuôi nhưng kết qu ca mi th nghim đu đng. Nông nghip èo ut, nông thôn bế tc, nhiu nơi ch còn người già, tr con.

***

a nay, cho dù h thng chính tr Vit Nam ra rả v tam nông (nông dân, nông thôn, nông nghip) và cương quyết không buông b mc tiêu "xây dng nông thôn mi", cho dù t 2010 đến 2015, h thng công quyn Vit Nam đã chi cho chương trình "xây dng nông thôn mi" 850 t, trong giai đon 2016 đến 2020 s tiếp tc chi thêm 193 ngàn t na đ "xây dng nông thôn mi" nhưng nông dân trên khp Vit Nam vn lũ lượt dt díu nhau đi làm thuê khp nơi, k c ngoài Vit Nam.

Cho dù các dự án liên quan đến phát trin nông thôn, nông nghip liên tc được phê duyệt, ngn hết ngàn t này ti ngàn t khác kèm ha hn tăng thêm sinh khí cho nông thôn, sinh lc cho nông nghip, mi nht là "D án H thng thy li Cái Ln - Cái Bé giai đon 1" (tr giá 3.309,5 t đng) đng bng sông Cu Long nhưng chng bao giờ có d án nào đ to ra – duy trì th trường cho các loi nông sn đ nông dân yên tâm sng nông thôn và chí thú vi nông nghip.

Bất k s can gián ca các chuyên gia làm vic trong nhiu lĩnh vc khác nhau (4), "D án H thng thy li Cái Ln - Cái Bé giai đoạn 1" vn được trin khai (5). Kim soát mn trong phm vi 909.000 héc ta đ "gii quyết mâu thun gia vùng nuôi trng thy sn ven bin vi vùng sn xut nông nghip ca các tnh Kiên Giang, Hu Giang, Bc Liêu thuc lưu vc sông Cái Ln - Cái Bé" để làm gì nếu nông sn, thy sn tiếp tc không có đu ra, tiếp tc ph thuc vào s tht thường ca các th trường như th trường Trung Quc ?

Giả d đúng là "D án H thng thy li Cái Ln - Cái Bé giai đon 1" đem li nhng li ích to ln cho nuôi trồng thy sn ven bin và sn xut nông nghip thì cnh báo ca ông Trn Quc Khánh, Th trưởng B Công Thương, ti hi ngh v tiêu th lúa mi din ra hôm 27 tháng 2 : Đng mùa nào, năm nào cũng xin cp vn ưu đãi. Đng chy theo s lượng. C gng xut khẩu s lượng có th kim soát được cht lượng – có đáng bn tâm không ?

Nếu đem thc trng ca nông thôn, hin ti cũng như tương lai ca nông dân đt bên cnh vô s "chiến dch gii cu", chương trình "xây dng nông thôn mi", các d án đ loi liên quan đến nông nghip t s thy, "chính sách tam nông", các d án được qung cáo nhằm phát trin nông nghip, không vì nông dân, chng h đoái hoài đến nông thôn, cũng không thèm bn tâm ti nông nghip. Hết ngàn t này ti ngàn t khác đã hay sp chi ch to ra cơ hi làm giàu cho mt s cá nhân hu trách.

Khoản 2, Điu 2 Hiến pháp Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam, xác đnh, quyn lc nhà nước thuc v nhân dân mà nn tng là liên minh gia giai cp công nhân vi giai cp nông dân và đi ngũ trí thc. Có chân nào trong ba chân được khng đnh là nn tng y thc s là móng không ? Nhà nước xã hi ch nghĩa tt nhiên phi do đng cng sn lãnh đo. Đng cng sn nào thì cũng phi da vào "giai cp công nhân" và "giai cp nông dân". Nhìn vào hin ti cũng như tương lai ca "giai cp công nhân", "giai cp nông dân" Vit Nam sẽ thy Đảng cộng sản Việt Nam có… chân chính như h vn t nhn hay không.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/02/2019

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/giam-lai-suat-cho-vay-tieu-thu-lua-xuong-muc-thap-nhat-20190226221438554.htm

(2) https://tuoitre.vn/chinh-phu-se-ban-viec-tieu-thu-lua-cho-nong-dan-20190219081055478.htm

(3) https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10157343024196122

(4) https://www.thesaigontimes.vn/273170/chuyen-gia-khong-can-thiet-phai-xay-dung-du-an-thuy-loi-cai-lon--cai-be-.html

(5) https://tuoitre.vn/du-an-thuy-loi-cai-lon-cai-be-da-duoc-phe-duyet-20190111120359263.htm

Published in Diễn đàn

Muốn biết Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có giúp được 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa thoát khỏi cảnh đói nghèo cần hiểu rõ lý do làm nông dân nghèo đói.

cptpp0

CPTPP có giúp được 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa thoát khỏi cảnh đói nghèo

Tại sao nông dân lại nghèo ?

Giảm giá đồng tiền giúp hàng hóa xuất cảng rẻ hơn, xuất cảng nhiều hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn, nhưng việc giảm giá gạo và lương thực xuất cảng lại làm giảm thu nhập của nông dân.

Giảm giá đồng tiền lại làm tăng giá phân bón, giá nhiên liệu, thuốc trừ sâu, máy móc nhập cảng, làm tăng giá thành gạo và lương thực xuất cảng, và giảm xa hơn lợi nhuận nông dân có thể thu vào.

Chính phủ Thái Lan trợ giá gạo bằng cách mua lúa của nông dân, sau đó sẽ bán lại cho các công ty xuất cảng.

Trong vụ mùa 2018–19, chính phủ Thái hỗ trợ chừng 3 tỷ Mỹ kim cho cho ngành lúa gạo, gồm những khoản cho vay, khoản trợ cấp trực tiếp cho nông dân, nếu họ đồng ý giữ lúa trong kho và bán ra khi được giá.

Mức trợ giá thường được định tính ra cao hơn mức giá thị trường toàn cầu từ 40 đến 50%.

Trung Quốc, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và các quốc gia nhập cảng gạo bảo vệ sản xuất gạo nội địa bằng cách đánh thuế và quy định số gạo được nhập cảng.

Ngày 1/7/2018, Trung Quốc điều chỉnh mức thuế nhập cảng gạo từ 40% tăng lên 50%.

Từ con số Thái Lan và Trung Quốc bảo trợ nông dân, ước tính nông dân Việt đã hy sinh đến 50% lợi nhuận do sách lược tăng trưởng dựa vào xuất cảng mà nông dân Việt Nam lại không hề được bồi hoàn hay bảo trợ.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam một tổ chức được Hà Nội thành lập nhằm mục đích quản lý thị trường gạo và bảo đảm số gạo xuất cảng theo kế hoạch đề ra.

Hiệp hội này đại diện cho một số doanh nghiệp nhà nước, hội đủ các quy định về kinh doanh xuất cảng gạo là phải có kho trữ gạo lớn, nhà máy xay xát thóc lớn và có vốn nhiều.

Thị trường gạo vì thế vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước độc quyền thu mua và xuất cảng.

Các doanh nghiệp nhà nước thường ký những hợp đồng với giá gạo rẻ hơn giá thị trường có khi lên tới cả 100 Mỹ Kim rẻ hơn giá gạo Thái Lan.

Người nông dân Việt Nam ít ruộng, không vốn để giữ lúa, không chỗ chứa lúa khi giá rẻ, ít thông tin về giá cả và mất quyền thương lượng nên bị doanh nghiệp nhà nước ép phải bán theo giá nhà nước đưa ra nên lợi nhuận còn lại rất thấp.

Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 Mỹ Kim mỗi tháng, thấp hơn lợi tức nông dân trồng lúa Thái Lan 2,7 lần và 1,5 lần thấp hơn so với Nam Dương và Phi Luật Tân.

Hội Nông dân bất lực vì…

Được VnEconomy ngày 23/1/2016 phỏng vấn tại Đại hội Đảng cộng sản lần thứ 12, Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời nguyên văn như sau :

"Những biện pháp trợ giúp cho nông dân, tôi nói một việc cụ thể là trợ giá hoặc mua tạm trữ, nông dân không được gì cả, doanh nghiệp được hết, ở giữa ăn chặn hết.

Nhà nước có chính sách mục đích là giúp nông dân, là để cho nông dân lãi 30%. Được mùa rớt giá thì mua tạm trữ, nhưng tất cả cái lợi đó vào túi doanh nghiệp hết, cái đó người ta chứng minh rất rõ rồi, trợ giúp không đến được với nông dân".

Ông Nguyễn Quốc Cường tiếp tục cho biết :

"Hội Nông dân không có sức mạnh kinh tế, bởi không phải là các tập đoàn, chỉ là đoàn thể, nên kiến nghị cao nhất là tại Đại hội Đảng toàn quốc. Vì Đại hội Đảng là cao nhất, nên tôi phải đưa ra kiến nghị ở đây, mặc dù đã kiến nghị rất nhiều lần với Chính phủ, trong Trung ương, Quốc hội rồi".

Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời khá rõ 23 triệu nông dân không có sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị vì thế nông dân mãi vẫn nghèo.

Quyền tư hữu đất đai

Đến nay nông dân Việt vẫn chưa được hưởng quyền tư hữu đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền hưởng lợi và quyền mua bán.

Có quyền tư hữu người dân mới yên tâm mua thêm đất, mở rộng cơ nghiệp, mới chí thú và mạnh dạn phát triển kinh tế nông thôn, mới đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm tăng năng suất và sản lượng sản xuất.

Nông thôn có phát triển mới thu hút được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thu hút nhân tài về phát triển nông thôn, thu hút đầu tư vào công nghiệp nhẹ sản xuất ngay tại nông thôn…

Nông thôn có phát triển thì đời sống nông dân mới khá hơn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị mới thu hẹp, người trẻ không rời lên đô thị kiếm sống, giảm gánh nặng cho đô thị, đất nước mới thực sự phát triển.

Mất quyền tư hữu đất đai và không sức mạnh chính trị, nông dân liên tục bị mất đất cho việc phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Mất đất người nông dân không còn phương tiện trồng trọt và sinh sống.

Các yếu tố khác như các đập thủy điện đầu nguồn ngăn chặn lượng nước phù sa, gây lụt lội, nước mặn xâm nhập, việc lạm dụng nước giếng cho sản xuất và tiêu dùng, việc khai thác cát trên sông, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm… đều ảnh hưởng đến môi trường sống và lợi tức của người dân nông thôn.

Không chỉ 23 triệu nông dân mà gần 70 triệu dân sống ở nông thôn vì bị hệ thống chính trị kềm hãm không phát triển được nên mãi vẫn đói nghèo.

Việc thông qua CPTPP buộc nhà cầm quyền Hà Nội chấp nhận nghiệp đoàn với 23 triệu thành viên nông dân, nhưng lại "không làm chính trị" thì thật khó mà nông dân có thể thoát được đói nghèo.

SunRice mua nhà máy chế biến gạo…

Ngay khi Úc và Việt Nam chính thức thông qua CPTPP, công ty SunRice cũng hoàn tất việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

SunRice được thành lập năm 1950 do các nông dân trồng lúa hùn vốn và cho tới năm 1987 thì được cổ phần hóa.

Với chỉ chừng 1.500 nông gia trồng lúa mức độ sản xuất gạo tại Úc đã lên tới hàng triệu tấn hàng năm và trên một nửa được xuất cảng.

Lúa Úc trồng theo cách luân canh hai năm trồng lúa, hai năm trồng cỏ nuôi cừu, hai năm trồng lúa mì, xong lại xoay qua trồng lúa.

Nhờ thế sản lượng sản xuất rất cao tính trung bình 10 tấn/ha và được xem là gạo sạch vì sử dụng rất ít phân bón hóa học và rất ít dùng thuốc trừ sâu.

Ngoại trừ những năm thiên tai hạn hán, còn thường xuyên ngành nông nghiệp tại Úc không được trợ giúp gì từ cả chính phủ liên bang lẫn chính phủ tiểu bang.

SunRice trong vòng ba năm gần đây đã mua 200 triệu Mỹ Kim, khoảng 5% lượng gạo Việt Nam xuất cảng. Việc SunRice gia nhập thị trường Việt Nam có 3 điểm đáng ghi nhận :

Thứ nhất, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra cạnh tranh trong thu mua và xuất cảng gạo với các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện còn quá sớm để thấy được liệu việc này và CPTPP nói chung có giúp ích được gì cho nông dân Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy đổi mới và toàn cầu hóa đã không mang lại lợi ích như đã kỳ vọng cho tầng lớp nông dân được trình bày bên trên.

Thứ hai, SunRice có thể sẽ thu mua lúa sạch, dùng ít phân hóa học sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, như thế giúp nông dân giảm bớt bị nhiễm độc hóa chất và bớt ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, mọi trợ giúp nông dân trực tiếp từ chính phủ có thể vi phạm vào các điều khoản CPTPP và có thể bị SunRice kiện tụng, vì thế việc trợ giúp nông dân vốn đã ít nay lại còn ít hơn.

Nghiệp đoàn "không làm chính trị"

Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa đã thắng tại các tiểu bang nông nghiệp và các vùng nông thôn, trong khi đảng Dân chủ được ủng hộ tại các đô thị, các vùng ngoại ô.

Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ từ đó phải đưa ra những chính sách y tế đại chúng, giáo dục, phát triển đường xá… và thậm chí trợ giá để bảo đảm quyền lợi nông dân không thua thiệt so với thành thị.

Nông gia Mỹ và các nghiệp đoàn nông gia không làm chính trị nhưng họ có quyền lực chính trị, bằng lá phiếu họ buộc hai đảng chính trị phải bảo vệ quyền lợi của họ và gia đình.

Ở Mỹ các nghiệp đoàn không là "sân sau" của lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Mỗi nghiệp đoàn thường xuyên tìm hiểu và vận động các đảng phái mang đến quyền lợi thiết thực nhất cho thành viên nghiệp đoàn.

Bởi thế chỉ ba thập niên trước đây thành phần cử tri ở nông thôn và những người làm trong khu vực kỹ nghệ thường bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, nhưng nay lại bầu ngược lại.

Cũng là lưỡng đảng tranh quyền nhưng tại Úc một số các nghiệp đoàn lớn lại là "sân sau" của đảng Lao động.

Trong khi đó giới nông gia lại thường bỏ phiếu cho đảng Quốc gia thường liên minh với đảng Tự do.

Các nghiệp đoàn làm "sân sau" cho đảng chính trị nên bị chính trị hóa dần dần bị suy yếu. Vì thế, nhiều nghiệp đoàn, 3 thập niên qua, liên tục giảm về số lượng thành viên, giảm sức mạnh chính trị để bảo vệ quyền lợi thiết thực của thành viên.

Hệ thống chính trị Úc thì bị các phe cánh trong đảng thao túng, tranh giành quyền lực chỉ trong vòng 11 năm đã 6 lần thay đổi thủ tướng và không thủ tướng nào giữ trọn nhiệm kỳ 3 năm.

Tại Việt Nam, đảng Cộng sản vẫn nắm độc quyền chính trị, như ông Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường đã nói rõ mặc dầu Hội Nông dân đại diện 23 triệu nông dân nhưng lại không có sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh chính trị nên nông dân mãi vẫn nghèo.

Bởi thế việc Việt Nam tham gia CPTPP hay ký Hiệp định thương mại với Liên Hiệp Châu Âu nhưng vẫn chưa có tự do chính trị thì thật khó để 23 triệu nông dân và nông thôn thoát cảnh đói nghèo.

Có tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do chính trị thì nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị mới có cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe, quyền lợi của họ mới được các đảng chính trị và được chính phủ bảo đảm thực thi, như thế đời sống của họ mới thực sự thoát khỏi đói nghèo.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 16/11/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Cách đây 1 năm, vào ngày 15 tháng 4 năm 2017, đã xảy ra cuộc đối đầu giữa nông dân và nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội khi lực lưng công an và quân đội được cử đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoi thành Hà Nội để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Trong cuộc xô xát, lực lượng cảnh sát cơ động và đơn vị hình sự Bộ quốc phòng không những đánh gẫy chân cụ Lê Đình Kình, một lão nông 82 tuổi, mà còn túm áo đẩy cụ Kình cùng một s nông dân khác lên xe cây chở về đồn công an giam giữ.

Quá bức xúc, người dân xã Đồng Tâm đã bất ngờ bắt giữ gn 40 cảnh sát cơ động có nhiệm vụ canh gác xã và cán bộ huyện Mỹ Đức làm con tin. Để tự tổ chức bảo vệ, rào làng và chia người luân phiên đóng chốt canh giữ, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Cuộc đồng khi của nông dân xã Đồng Tâm ngày càng quyết liệt đưa đến việc nhà cầm quyền Hà Nội phải tìm cách gỡ ngòi nổ. Thiếu tướng công an, phó bí thư thành ủy, chủ tịch thành phố Hà Nội đã phải đích thân đến thương lượng và ký bản cam kết chấp nhận các điều kiện của nhân dân Đồng Tâm đưa ra để đổi lấy việc trao trả gần 40 con tin gồm cảnh sát cơ động và cán bộ huyện.

Bản cam kết chưa kịp ráo mực thì đã bị nhà cầm quyền Nội bội ước. Công an Hà Nội ra lệnh khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ. Gần 50 dân Đồng Tâm đã bị công an triệu tập lên đồn và ban hình sự Bộ quốc phòng. Nhiều người đã từ chối mặc dù bị triệu tập đên lần thứ 3.

Đánh dấu một năm Đồng Tâm đồng khởi là việc Tiểu đoàn 31, đơn vị quản lý đất quốc phòng vùng sân bay Miếu Môn đã tiến hành đào hào, dựng hàng rào phân vùng ranh giới đất quốc phòng và đất nông nghiệp ở Đồng Tâm, theo đó những đòi hỏi về diện tích đất đai nông nghiệp của nông dân xã Đồng Tâm là hoàn toàn chính xác.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền đã có đôi điều đánh giá về cuộc đấu tranh giữ đất của nông dân Đồng Tâm, biểu tượng của tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe : 

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 13/04/2018

Published in Video