Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Trump ban sc lnh cm đu tư vào các công ty có dính líu ti quân đi Trung Quc

VOA, 14/11/2020

Chính quyn Tổng thống Trump hôm th Năm ban hành mt sc lnh hành pháp, cm các khođu tư ca M vào các công ty Trung Quc mà Washington xáđnh là thuc quyn s hu hoc kim soát ca quâđi Trung Quc, tăng séđi vi Bc Kinh sau cuc bu c tng thng M.

mytrung3

Tr s ca China Telecom  Bc Kinh. China Telecom là mt trong các công ty s b táđng bi sc lnh ca Tổng thống Trump ký ngày 12/11/2020, cđu tư M vào các công ty dính líu ti quâđi TQ. nh chp ngày 11/8/2020. Reuters/Tingshu Wang/File Photo

Reuters là hãng tin đu tiên tường trình v sc lnh có th táđng ti mt s công ty ln nht Trung Quđã lên sàn chng khoán, k c China Telecom, China Mobile và công ty sn xut thiết b giám sát Hikvision.

Đng thái này làđ cm cn các công ty đu tư ca M, các qu hưu trí và các công ty khác ca M, mua c phn ca 31 công ty Trung Quc màđu năm nay b B Quc phòng M xáđnh là do quâđi Trung Quc hu thun.

Sc lnh mi bđu có hiu lc t ngày 11/1/2021.

"Trung Quđang tăng cường khai thác vn tư bn Mđ phát trin và hiđi hóa quâđi, tình báo và các cơ quan an ninh khác ca Trung Quc", lnh do Tòa Bch c ban hành nói.

Đi s quán Trung Quc ti Washington không tr li tc thi yêu cu bình lun ca Reuters.

Công ty China Telecom nói công ty này d kiến sc lnh ca M s táđng ti giá c phn ca công ty, vđã gim 7,8% trên th trường Hong Kong vào cui ngày giao dch th Sáu 13/11.

Mt công ty vin thông khác, China Unicorn Hong Kong Ltd, nói trong các công ty b táđng bi sc lnh mi có công ty m ca h, là China United Network Communications Group Co Ltd.

C vn thương mi ca Tòa Bch c, ông Peter Navarro, nói vi các phóng viên trong mt cuđiđàm :

"Đây là mt sc lnh có tính bao quát được thiết kếđ chn ngun vn tư bn Mđu tư vào các hođng quân s hóa Trung Quc".

Sc lnh này là sáng kiến v chính sách quan trng đu tiên ca Tng thng Donald Trump t khi ông bđi th bêĐng Dân chủ Joe Biden đánh bi trong cuc bu c ngày 3//11. Ông Trump đã ra du hiu cho thông s tn dng nhng tháng cui cùng trong nhim k công đ tn công Trung Quc, dù rng ông có v như tp trung mi n lc vào vic thách thc kết qu bu c.

Ông Biden chưa vch ra mt chiến lượđi vi Trung Quc nhưng tt c mi ch dđu cho thông Biden s tiếp tc cng rn vi Bc Kinh.

*********************

Tổng thống Trump cấm Mỹ đầu tư vào các doanh nghiệp có liên hệ với quân đội Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 13/11/2020

Trong khuôn khổ chiến lược cản trở đà đi lên thành siêu cường của Trung Quốc, ngày 12/11/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các hãng, công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này. Bắc Kinh ngay lập tức lên tiếng phản đối.

mytrung4

Tổng thống Donald Trump cấm Mỹ đầu tư vào công ty Trung Quốc nào có liên hệ với quân đội, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông và các ngành công nghệ mới.  AP - Mark Schiefelbein

Theo AFP, sắc lệnh của nguyên thủ quốc gia Mỹ nêu rõ lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 11/01/2021, tức 9 ngày trước khi ông chính thức rời Nhà Trắng, nhường quyền lãnh đạo cho tổng thống tân cử Joe Biden. Vẫn theo văn bản này, những công dân Mỹ nào có phần hùn và các lợi ích tài chính khác trong số 31 doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách bị cấm có thời hạn đến tháng 11/2021 để sang nhượng cổ phần.

Trong sắc lệnh, tổng thống Trump khẳng định Trung Quốc "ngày càng lợi dụng đầu tư của Mỹ để phát triển và hiện đại hóa các hoạt động quân sự, các cơ quan tình báo và nhiều hệ thống an ninh khác, cho phép nước này trực tiếp đe dọa" đến Mỹ và đội quân của Mỹ đồn trú ở nước ngoài.

Vẫn theo chủ nhân Nhà Trắng, tiền của công dân Mỹ đầu tư trong những doanh nghiệp nằm trong "danh sách đen" của Mỹ, cho phép Bắc Kinh cải tiến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và tiến hành cuộc chiến tin tặc "chống lại nước Mỹ và người dân Mỹ".

Bắc Kinh hôm nay, 13/11/2020, đã có phản ứng mạnh mẽ, tố cáo Washington "lạm dụng quyền hạn Nhà nước để tấn công một cách vô cớ các doanh nghiệp Trung Quốc".

AFP nhắc lại, các doanh nghiệp Trung Quốc bị Tư pháp Mỹ nhắm đến là những công ty nhà nước và tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực hàng không, vận tải hàng hải, xây dựng, viễn thông và nhất là các ngành công nghệ mới.

Minh Anh

***********************

Bắc Kinh : Bãi nhiệm các nghị sĩ đối lập Hồng Kông là "bài thuốc tốt"

Anh Vũ, RFI, 13/11/2020

Theo AFP, hôm 12/11/2020, Trung Quốc khẳng định việc bãi nhiệm bốn nghị sĩ ủng hộ dân chủ của Hồng Kông là "phương thuốc tốt" cho đặc khu hành chính, đồng thời cho rằng đó không phải là công việc của chính phủ các nước khác.

mytrung1

Nghị sĩ ủng hộ dân chủ Claudia Mo tay cầm dù vàng, biểu tượng của phong trào đấu tranh Occupy Central, tay cầm lá thư từ nhiệm. Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 12/11/2020.  Reuters – Tyrone Siu

Ngày 11/11/2020, tại Hội Đồng Lập Pháp ( LegCo) của Hồng Kông, bốn nghị sĩ ủng hộ dân chủ đã bị bãi nhiệm theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Toàn bộ 15 nghị sĩ đối lập ngay lập tức đồng loạt từ nhiệm để phản đối quyết định trên.

Liên quan đến sự kiện vừa xảy ra, cơ quan đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Hồng Kông, hôm qua đã ra thông cáo đánh giá quyết định loại các nghị sĩ đối lập ra khỏi cơ quan lập pháp địa phương "là liều thuốc tốt, mở ra một chương mới bảo đảm cho hành pháp Hồng Kông vận hành tốt" và để bảo đảm cho "Hồng Kông được tự trị tốt hơn".

Quyết định bãi nhiệm các nghị sĩ đối lập Hồng Kông đã gây phản đối gay gắt từ nhiều nước như Anh, Canada và Liên Hiệp Châu Âu, coi đó là bằng chứng các quyền tự do dân chủ tại Hồng Kông đang bị xói mòn nghiêm trọng.

Trong thông cáo ngoại giao nêu trên, Bắc Kinh cũng phản bác chỉ trích của các nước, cói đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông, cũng như của Trung Quốc.

Mới đây, để đáp lại việc áp dụng luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, Luân Đôn đã ra luật cho phép cấp hộ chiếu hải ngoại cho người Hồng Kông và giảm nhẹ các điều kiện nhập cảnh với người dân vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc. Hành động này của Luân Đôn đã khiến Bắc Kinh bực tức.

Hiện tại, sau vụ bãi nhiệm và từ nhiệm của các nghị sĩ ủng hộ dân chủ, Nghị Viện Hồng Kông coi như không còn đối lập, chỉ còn 2 nghị sĩ không thuộc phe ủng hộ Bắc Kinh, nhưng cũng không đứng về phe dân chủ.

Anh Vũ

***********************

Trump ra đi có thể làm Đài Loan mất một đồng minh

Tú Anh, RFI, 13/11/2020

Từ khi tổng thống Thái Anh Văn đắc cử nhiệm kỳ hai, phủ nhận quan điểm một nước Trung hoa duy nhất của Bắc Kinh, nguy cơ Đài Loan bị Trung Quốc tấn công ngày càng tăng. Trong bối cảnh căng thẳng đó, nhiều người dân Đài Loan e ngại bị mất một đồng minh vững chắc, tiếc rẻ Donald Trump ra đi đúng vào lúc hải đảo cần Washington hơn bao giờ hết.

mytrung2

Cờ Mỹ và Đài Loan tại một cuộc họp ở Đài Bắc (Đài Loan) ngày 27/03/2018.  Reuters - TYRONE SIU

Theo nhận định của AFP từ Đài Bắc, sự ra đi của Donald Trump có thể làm Đài Loan mất đi một đồng minh quý báu để đối đầu với Hoa Lục. Trong bốn năm qua, tổng thống thứ 45 của Mỹ, với chiến thuật khó lường, thường xuyên đặt Trung Quốc vào thế đối đầu gần như là trên mọi lãnh vực, từ hồ sơ thương mại cho đến y tế (virus corona), từ Hồng Kông cho đến Đài Loan.

Thái độ thách thức Trung Quốc và tăng cường quan hệ với Đài Bắc làm cho nhiều người dân hải đảo mến phục Donald Trump, vì trước đến nay chưa có lãnh đạo một cường quốc nào ủng hộ Đài Loan một cách kiên quyết như tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ.

Quan hệ Mỹ-Đài được thắt chặt với sự kiện khởi đầu vào năm 2016, khi tổng thống Thái Anh Văn gọi điện chúc mừng Donald Trump vừa đắc cử. Tiếp theo đó, tổng thống Mỹ lần lượt hơn 10 lần bật đèn xanh cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Đài Loan tổng cộng 18 tỷ đôla Mỹ, gần đây nhất là tên lửa diệt hạm và máy bay tự hành MQ-9 sát thủ "Reaper".

Mùa hè vừa qua, bộ trưởng Y Tế Mỹ đã đến Đài Loan. Đây là chuyến viếng thăm Đài Loan đầu tiên của một bộ trưởng Mỹ từ năm 1979, từ khi Mỹ đoạn giao với Đài Bắc để bang giao với Bắc Kinh.

Theo góc nhìn từ Đài Loan, với tổng thống Donald Trump, Washington ủng hộ Đài Bắc trên trường quốc tế, trong khi Bắc Kinh tìm cách chiêu dụ những nước còn bang giao với Đài Loan và tiếp tục ngăn chận hải đảo trở lại Tổ Chức Y Tế Thế Giới .

Thật ra về xã hội, những nỗ lực của Đài Loan về nữ quyền, về quyền của người đồng tính và chuyển giới đi theo xu hướng tự do không khác gì đảng Dân chủ của Joe Biden. Tổng thống Thái Anh Văn cũng nhanh chóng chúc mừng tổng thống tân cử của Mỹ.

Liệu Biden có tiếp tục ủng hộ Đài Loan như Trump ?

Theo những nhà quan sát như Sung Wen Ti, Đại Học Quốc Gia Úc, khả năng tổng thống Đài Loan đàm đạo trực tiếp chia vui với Joe Biden sẽ khó xảy ra như với Donald Trump. Michael Mazza của American Enterprise Institute, khi được AFP đặt câu hỏi, cũng cho rằng mối ưu tư lớn nhất của Đài Loan là sợ Joe Biden sẽ "giữ khoảng cách" với Đài Bắc, để có thể "duy trì hợp tác với Bắc Kinh trên hồ sơ biến đổi khí hậu và hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân".

Trái lại, một số chuyên gia cho rằng tại Hoa Kỳ, có một sự đồng thuận cân bằng quan hệ với Bắc Kinh và Đài Bắc.

Trong bối cảnh Trung Quốc bị xem là mối đe dọa từ quân sự đến kinh tế, thời kỳ Mỹ tìm mọi cách để làm hài lòng Bắc Kinh đã qua rồi.

Donald Trump đã tiến khá xa trong quan hệ tay ba, theo nhận định của chuyên gia quốc phòng Đài Loan Su Tzu Yun : Hoa Kỳ đã xem Trung Quốc là thách thức quan trọng nhất tại Châu Á, đã thúc giục các nước đồng minh cùng hợp sức ngăn chận sức mạnh của Hoa Lục. Chính Joe Biden cũng gọi Tập Cận Bình là "côn đồ".

Nói cách khác, Đài Loan không nên sợ thiếu Donald Trump : Chính sách của Mỹ đối đầu với Trung Quốc sẽ không thay đổi, chuyên gia quốc phòng Đài Loan Su Tzu Yun kết luận.

*********************

Nghị Viện Hồng Kông không còn đối lập, Mỹ đe dọa trừng phạt Trung Quốc

Thụy My, RFI, 12/11/2020

Ngày 11/11/2020, Hoa Kỳ đe dọa sẽ có những biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã "vi phạm một cách nghiêm trọng" quyền tự trị của Hồng Kông, khi tước quyền của bốn dân biểu thuộc phe dân chủ.

mytrung5

Các nghị sĩ Hồng Kông thuộc phe ủng hộ dân chủ vẫy tay chào các phóng viên sau khi nộp đơn từ chức tập thể. Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 12/11/2020.  Reuters – Tyrone Siu

Ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên bố : "Các hành động mới đây của Bắc Kinh nhằm loại bỏ các dân biểu ủng hộ dân chủ khỏi Nghị Viện Hồng Kông rõ ràng cho thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn các cam kết quốc tế".

Ông nói thêm, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục "nhận diện và trừng phạt những người có trách nhiệm trong việc triệt tiêu tự do của Hồng Kông".

Về phần ngoại trưởng Anh Dominic Raab, ông nhấn mạnh, việc trục xuất bốn dân biểu là tấn công vào các quyền tự do của Hồng Kông đã được nêu trong Tuyên bố chung Anh-Trung, làm hoen ố tên tuổi Trung Quốc và ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của Hồng Kông.

Đức, chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, cũng chỉ trích Trung Quốc muốn phá hoại đa nguyên và tự do ngôn luận, đòi Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự chủ của Hồng Kông như đã cam kết với quốc tế.

Hôm thứ Hai, Washington đã trừng phạt thêm bốn quan chức, trong đó có Lưu Tứ Huệ (Edwina Lau) phụ trách bộ phận an ninh của cảnh sát Hồng Kông và Lý Giang Chu (Li Jiangzhou), phó giám đốc văn phòng an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hồng Kông. Những người này bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản, nếu có, tại Hoa Kỳ.

Hôm qua, bốn dân biểu thuộc phe dân chủ đã bị bãi nhiệm, sau khi Bắc Kinh thông qua một nghị quyết cho phép chính quyền Hồng Kông tước quyền các dân biểu bị cho là đe dọa đến an ninh quốc gia. Ngay sau đó, toàn bộ các dân biểu ủng hộ dân chủ Hồng Kông loan báo từ chức.

Đây là đòn mới nhất đánh vào phe dân chủ, vốn đã bị tấn công liên tục từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Nhiều nhà đấu tranh bị bắt, số khác phải đi lưu vong.

Chuyên gia Jean-Philippe Beja nhận định trên RFI : "Các dân biểu dân chủ đã hành động đúng khi từ chối tham gia trò hề này, vì rõ ràng Bắc Kinh không còn chấp nhận bất kỳ một tiếng nói phản biện nào. Chính Bắc Kinh quyết định việc siết lại không chỉ chính quyền Hồng Kông, mà nay cả Nghị Viện, và cấm đoán mọi hình thức đối lập hợp pháp. Sự kiện này vô cùng trầm trọng. Trong những điều kiện như thế, đúng là phải tự hỏi sự hiện diện của đối lập liệu có ích lợi gì".

Thụy My

Published in Quốc tế

Tư pháp Canada mở lại vụ xét thủ tục dẫn độ giám đốc tài chính Hoa Vi sang Mỹ

RFI, 28/09/2020

Ngày 28/09/2020, Tư Pháp Canada mở lại phiên xét xử thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi (Huawei), sang Hoa Kỳ theo yêu cầu của Tư Pháp Mỹ.

tuphap1

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính Hoa Vi, rời khỏi trụ sở Tòa Án Tối Cao, Vancouver, Canada, ngày 27/05/2020.  AP - JONATHAN HAYWARD

Theo AFP, trong phiên xử dự kiến kéo dài một tuần này, các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu sẽ phải chứng minh là tư pháp Mỹ đã nói dối Canada về các tội mà giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi bị cáo buộc, cụ thể là những cáo buộc của Mỹ là "sai" và "thiếu yếu tố bối cảnh". Vì vậy, họ sẽ yêu cầu dừng ngay tiến trình xét xử về thủ tục dẫn độ.

Ngoài ra, đội ngũ luật sư của bà Mạnh Vãn Châu có thể sẽ chứng minh rằng chính quyền Canada và Mỹ đã câu kết với nhau để tập hợp bằng chứng và thẩm vấn thân chủ của họ trong vòng nhiều giờ khi trung chuyển ở sân bay Vancoucer mà không có luật sư. Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giam từ ngày 01/12/2018 tại Vancouver (Canada), theo yêu cầu của tư pháp Mỹ với cáo buộc lách trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.

TikTok vẫn được hoạt động tại Mỹ

Tương tự, TikTok, một hồ sơ căng thẳng Mỹ-Trung khác, vẫn chưa được định đoạt. Ngày 27/09, thẩm phán Carl Nicholas đã chặn lệnh của chính quyền tổng thống Mỹ loại ứng dụng này khỏi các kho ứng dụng, chỉ vài giờ trước khi quyết định có hiệu lực sau khi TikTok nộp đơn kháng cáo ngày 18/09. Như vậy, người sử dụng Mỹ vẫn có thể tải được ứng dụng, cũng như những cập nhật của TikTok.

Tuy nhiên, theo AFP, vị thẩm phán do tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, từ chối đình chỉ lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng TikTok, dự kiến có hiệu lực từ ngày 12/11, vì lý do an ninh quốc gia.

Thu Hằng

***********************

Mỹ hạn chế bán công nghệ cho nhà sản xuất vi mạch lớn nhất Trung Quốc

RFI, 27/09/2020

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung lại sang một chặng mới. Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal hôm qua 26/09/2020 cho biết Washington đã yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ phải có giấy phép thì mới được cung cấp công nghệ bán dẫn cho Semiconductor Manufacturing International Corp. (Smic), tập đoàn sản xuất vi mạch lớn nhất của Trung Quốc.

congnghecao1

Một vi mạch điện tử.  Ảnh : Wikipedia

Bộ Thương mại Mỹ hôm qua thông báo cho các nhà sản xuất chip điện tử của Mỹ là họ phải xin giấy phép trước khi bán một số công nghệ cho nhà sản xuất thiết bị bán dẫn chính của Trung Quốc. Theo thông báo của bộ Thương Mại, các công nghệ bán dẫn mà các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu cho Smic hoặc các công ty con của tập đoàn này có thể được sử dụng cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

The Wall Street Journal trích dẫn các nguồn thạo tin theo đó Washington đặc biệt nghi ngờ tập đoàn Smic hỗ trợ cho bộ Quốc Phòng Trung Quốc và chính quyền Donald Trump ngày càng lo ngại về việc Bắc Kinh dựa vào giới doanh nghiệp tư nhân để đạt được các mục tiêu quân sự. 

Smic không chỉ là tập đoàn sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc, mà còn là một trong những doanh nghiệp trọng yếu mà Bắc Kinh dựa vào để thực hiện tham vọng tự chủ về công nghệ bán dẫn. Bắc Kinh đang tìm cách đưa Trung Quốc thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất chip điện tử của nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Mỹ, nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc trong lĩnh vực này. Bộ Thương mại Mỹ từ hồi tháng 05/2020 đã có ý định ngăn cản các doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn nước ngoài mua công nghệ của Mỹ.

Thông báo của bộ Thương mại Mỹ liên quan đến Smic được đưa ra trong bối cảnh việc tải ứng dụng chia xẻ video TikTok của tập đoàn Trung Quốc ByteDance, vốn bị cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh, trên nguyên tắc sẽ bị cấm sử dụng kể từ tối nay 27/09.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Cuộc chiến công nghệ số Mỹ - Trung, nạn nhân không chỉ ở một phía

RFI, 21/08/2020

Cuộc đọ sức Mỹ - Trung từ thương mại lan sang lĩnh vực công nghệ số. Căng thẳng leo thang đang khiến nhiều công ty Mỹ không khỏi lo ngại về chiến lược của Washington.

war1

Trụ sở của tập đoàn công nghệ thông tin Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 04/08/2020.  Reuters – Thomas Peter

Nhất định không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong trong lĩnh vực công nghệ, tổng thống Mỹ, Donald Trump quyết loại bỏ các tập đoàn lớn của Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ. Bằng 2 sắc lệnh công bố đầu tháng 8 cấm cửa hai ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc, Tik Tok và WeChat trên đất Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã dựng một bức tường trên internet. Giới quan sát đặt câu hỏi phải chăng ông Trump đã đánh giá thấp các hiệu ứng phụ có thể khiến các công ty Mỹ cũng phải hứng chịu thiệt hại ?

Cả hai ứng dụng trên đều có công ty mẹ là những người khổng lồ công nghệ thông tin Trung Quốc : Tik Tok thuộc ByteDance, WeChat thuộc Tencent. Có vẻ như đây mới là đích chính của 2 sắc lệnh của tổng thống Trump. Khác với Hoa Vi bị tấn công dồn dập từ hơn một năm trước, hai tập đoàn này cho đến giờ vẫn tạm yên ổn, nhưng đây cũng là hai tập đoàn đối tác làm ăn rất quan trọng của những công ty lớn của Mỹ.

Cả hai quyết định trên chỉ là bề nổi trong một chiến lược lớn hơn, có tên gọi là "mạng sạch – Clean Network". Được ngoại trưởng Mike Pompeo giới thiệu hồi giữa tháng 8, chiến lược này nhằm vào toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở và nội dung internet, từ mạng 5G đến các ứng dụng di động và cả hệ thống cáp ngầm dưới biển. Theo quan điểm của chính quyền Mỹ hiện nay, một mạng internet "sạch" là một mạng không có sự hiện diện của Trung Quốc trong đó. Ông Mike Pompeo đã tóm tắt mục tiêu là "xây dựng một pháo đài xung quanh hệ thống dữ liệu của các công dân chúng ta sẽ giúp bảo đảm an ninh quốc gia".

Một "pháo đài" Mỹ và bức "trường thành" Trung Quốc.

Washington cũng có chiến lược giống như Bắc Kinh Kinh đã áp dụng từ hơn chục năm nay để kiểm soát mạng thông tin trong nước. Từ đầu những năm 2010, Trung Quốc đã dựng "tường lửa" để lọc các nội dung thông tin đưa vào Trung Quốc. Facebook bị cấm từ 2009. Google cũng rút khỏi Trung Quốc từ năm 2010. Trong điều kiện như vậy, Tencent và ByteBance đã phát triển được một mạng lưới thông tin số lớn mạnh như bây giờ. Cũng cần nói thêm là trong 10 ông lớn công nghệ số của thế giới hiện tại thì có tới 8 của Trung Quốc. Khi những con rồng mới trong ngành công nghệ số đó tấn công vào thị trường Mỹ, thì như một phản ứng tự vệ, thị trường này phải đóng cửa.

Washington tìm cách thuyết phục các nước khác cùng tham gia vào chiến dịch "làm sạcch mạng". Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã từng tuyên bố : "Hoa Kỳ kêu gọi các đồng minh và các đối tác chính phủ, công nghiệp trên toàn thế giới gia nhập làn sóng triều dâng nhằm bảo vệ các dữ liệu thông tin của chúng ta trước sự theo dõi của đảng Cộng Sản Trung Quốc và của những thực thể có tâm địa xấu".

Cuộc chiến công nghệ số với Trung Quốc khiến công ty Mỹ lo lắng

Trong một cuộc họp qua vidéo với các cố vấn của Donald Trump, đại diện các tập đoàn lớn của Mỹ đã cảnh báo nếu sắc lệnh nhằm loại WeChat, liên quan đến công ty mẹ Tencent, các tập đoàn Mỹ có thể sẽ phải bỏ thị trường Trung Quốc.

Apple sẽ không thể bán được iPhone ở Trung Quốc nếu không còn được cài đặt WeChat, ứng dụng được cả tỷ người Trung Quốc sử dụng. Trung Quốc là thị trường chiến lược của nhãn hiệu quả táo, chiếm từ 15% đến 20% số lượng hàng bán ra của Apple.

Nhiều công ty lớn không mấy liên quan đến công nghệ thông tin tham gia cuộc họp với các cố vấn như hãng xe Ford, tập đoàn bán lẻ Walmart hay giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA cũng tỏ lo lắng. NBA có thể phát sóng các trận đấu của mình ở Trung Quốc là nhờ những hợp đồng béo bở ký với Tencent. Những thương hiệu lớn trong lĩnh vực giải trí như Warner Music Group, Disney hay Riot Games đều ít nhiều có dính tới Tencent trong các hoạt động làm ăn ở Trung Quốc.

Với người Trung Quốc, họ cũng lo lắng không kém. Kiều dân Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ thực sự lo với lệnh cấm Wechat, liên lạc của họ với gia đình ở trong nước sẽ bị cắt…

Những khó khăn mà Tencent và ByteDance đang trải qua thì Hoa Vi, ông lớn trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc, đã nếm trải từ nhiều năm nay. Từ năm 2012, Hoa Vi đã bị Washington coi là mối đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Những tháng gần đây, ngoại giao Mỹ đôn đáo thuyết phục các đồng minh gạt tập đoàn Trung Quốc ra khỏi các dự án triển khai mạng viễn thông 5G và Washington đã thành công với Luân Đôn.

Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, năm 2019 Hoa Vi đã buộc phải rút khỏi các điện thoại của họ một số ứng dụng của Google. Thế nhưng điều đó không ngăn được tập đoàn Trung Quốc vươn lên thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, theo các số liệu được văn phòng chuyên theo dõi thị trường công nghệ cao và điện thoại thông minh Canalys công bố hôm 30/07/2020.

Từ khi các trừng phạt mới của Mỹ được đưa ra, Hoa Vị bị buộc không được sử dụng các linh kiện, phần mềm liên quan đến công nghệ Mỹ, đặc biệt là các chíp Kirin. Đây là một đòn đau đối với tập đoàn Trung Quốc, vì đó là linh kiện chủ chốt giúp điện thoại của Hoa Vi có thể cạnh tranh về tính năng sản phẩm với Samsung hay Apple.

Thế nhưng trong "chiến thắng" này của Mỹ, cả hai bên đều có nạn nhân. Nhà chế tạo linh kiên điện tử Qualcomm ý thức được rất rõ điều này. Hãng đã cố gắng thuyết phục Nhà Trắng để có thể tiếp tục được cộng tác với Hoa Vi. Lập luận của Qualcomm là các trừng phạt của Mỹ làm hãng bị thất thu không dưới 8 tỷ đô la.

Nhiều ông lớn trong ngành công nghệ khác của Mỹ cũng có lý do phải lo lắng : 25% đến 30% thu nhập của Intel hay Nvidia là từ các đơn hàng của Trung Quốc. Không công ty nào trong số này lại muốn thấy thị trường này bị đóng cửa. ST Microelectronics, một tập đoàn của Châu Âu cũng không khá hơn, đã thừa nhận là các trừng phạt đối với Hoa Vi ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Theo một thăm dò do Phòng Thương mại Mỹ-Trung hôm 11/08 gửi đến 100 công ty thành viên của hiệp hội, 86 % trong số này nhận thấy những căng thẳng Mỹ-Trung đã tác động xấu đến các hoạt động của họ.

(Tổng hợp từ le Monde và La Figaro)

Anh Vũ

*******************

Hoa Kỳ chính thức chấm dứt ba hiệp định song phương với Hồng Kông

RFI, 20/08/2020

Hoa Kỳ hôm 19/08/2020 chính thức rút khỏi ba hiệp định song phương về dẫn độ và thuế quan liên quan đến Hồng Kông, theo như quyết định của tổng thống Donald Trump, chấm dứt chế độ ưu đãi dành cho đặc khu này, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia. Chính quyền Hồng Kông phản đối, cáo buộc Washington dùng đặc khu như một con cờ trong quan hệ với Bắc Kinh.

war2

Lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong một buổi họp báo về dịch Covid-19, ngày 19/07/2020. Ảnh minh họa.  Reuters - Joyce Zhou

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tổng thống Trump hồi tháng Bảy đã ký một sắc lệnh với nhận định Hồng Kông "không còn đủ quyền tự trị để có thể được đối xử khác với Trung Quốc".

Trong khuôn khổ các biện pháp thi hành quyết định của tổng thống, Washington tuyên bố chấm dứt các hiệp định song phương liên quan đến "việc trao trả các tội phạm bị truy nã, giao lại những người bị kết án, và miễn thuế lẫn nhau đối với thu nhập từ các hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế".

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói thêm : "Các biện pháp trên nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc của chúng tôi về quyết định của Bắc Kinh - áp đặt luật an ninh quốc gia, hủy hoại các quyền tự do của người dân Hồng Kông".

Chính quyền Hồng Kông lên tiếng phản đối, cho rằng đây là một sự "thiếu tôn trọng các hiệp định song phương và đa phương", "gây thêm khó khăn cho quan hệ Mỹ-Trung" và cần bị "cộng đồng quốc tế lên án". Phát ngôn viên Hồng Kông nhấn mạnh, việc phát triển giao thông hàng hải giữa Hồng Kông và Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, và "chẳng bên nào có lợi".

Từ đầu tháng Tám, Hoa Kỳ đã trừng phạt 11 nhà lãnh đạo Hồng Kông trong đó có trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Đồng thời đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu từ Hồng Kông phải ghi "sản xuất tại Trung Quốc" mới được bán tại Mỹ.

Về phần mình, tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua đã ca ngợi nhà tỉ phú truyền thông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), bị câu lưu vào tuần trước, là một người "can đảm".

Ông Lê Trí Anh, chủ nhân tờ báo đối lập Apple Daily bị bắt tại nhà vào sáng sớm ngày 10/08/2020, tòa soạn bị 200 cảnh sát bao vây và lục soát. Ngay sau khi được tại ngoại, ông đã đến ngay tòa soạn để khích lệ các phóng viên, nhân viên tờ báo, tuyên bố tiếp tục đấu tranh đến cùng.

Thụy My

Published in Châu Á

M siết cht gng km, đe da ngôi v đc tôn ca đin thoi thông minh Huawei (VOA, 19/08/2020)

Vic Hoa Kỳ áp đt các bin pháp chế tài mi, siết cht lnh trng pht đi vi Huawei, có kh năng ct đt ngun cung cp chip khiến tp đoàn Trung Quc không tiếp cn được các con chip trên th trường, đe da ngôi v hàng đu ca Huawei, tp đoàn sn xut đin thoi thông minh ln nht thế gii. Điu này có th làm gián đon ngun cung công ngh toàn cu, các giám đc điu hành và chuyên gia cnh báo.

huawei1

nh chp ngày 6/3/2019 ti Huawei ti Thm Quyến, tnh Qung Đông.

Chính quyn ca Tng Thng Trump m rng các lnh chế tài đi vi Huawei hôm th Hai 17/8, nghiêm cm các nhà cung cp bán chip sn xut bng công ngh ca M cho Huawei, nếu không có giy phép đc bit qua đó trám li các l hng trong lnh trng pht hi tháng 5, có th cho phép Huawei tiếp cn công ngh thông tin t các bên th ba.

Các bin pháp siết cht cm vn mi nêu bt s rn nt ngày càng ln hơn trong các quan h M-Trung gia lúc Washington hi thúc các chính ph hãy ngng s dng các thiết b Huawei, và t cáo tp đoàn này có th chuyn d liu cho Bc Kinh đ được s dng trong các hot đng tình báo.

Huawei bác b cáo buc t h làm gián đip cho Trung Quc.

Ông Neil Campling, người đng đu b phn nghiên cu TMT ti Mirabaud Securities nhn đnh :

"Nếu M c tiếp tc bóp nght Huawei, thì nh hưởng ca các bin pháp chế tài này s lan rng ra toàn b công ngh bán dn, "và chưa biết đòn tr đũa t Trung Quc s ra sao, nhưng đây là mt ri ro đáng k".

Hot đng kinh doanh ca tp đoàn công ngh khng l Huawei đã sa sút k t khi M đưa tp đoàn này vào s đen cách đây mt năm.

Các chuyên gia nói nếu Huawei không th tiếp cn các con chip vì các bin pháp trng pht m rng ca M, thì k như "mng kinh doanh thiết b cm tay ca h có th s tan biến".

Các công ty môi gii khác, gm JP Morgan, cũng đng tình vi quan đim này, nói rng thêm vào đó, s th này s m ra cơ hi cho các công ty như Xiaomi và Apple, tăng th phn ca h. Huawei không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Nhng bin pháp mi tác đng nng n ti Huawei và các nhà cung cp chip, ít nht là trong thi gian ti, vì h phi xin giy phép đc bit đ tuân th các quy đnh mi.

Trung Quc cc lc phn đi M bóp nght Huawei

Hôm th Ba 18/8, sau khi chính quyn Trump tuyên b tht cht hơn na các bin pháp hn chế đi vi Huawei, Bc Kinh nói h kiên quyết phn đi vic Hoa K bóp nght tp đoàn công ngh Huawei.

Lên tiếng trong cuc hp báo hàng ngày, Phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Triu Lp Kiên (Zhao Lijian) kêu gi Hoa Kỳ hãy ngng h uy tín ca các công ty Trung Quc.

Ông Triu nói chính ph Trung Quc s tiếp tc thc hin tt c các bin pháp cn thiết đ bo v các quyn li hp pháp ca các công ty Trung Quc.

**********************

M tht cht các hn chế đi vi Huawei (VOA, 17/08/2020)

Hôm 17/8, Chính quyn Trump tuyên b s tht cht hơn na các hn chế đi vi công ty Huawei ca Trung Quc, nhm ngăn chn quyn tiếp cn các con chip thương mi, theo Reuters.

tradewar1

Hôm 17/8, Chính quyn Trump tuyên b s tht cht hơn na các hn chế đi vi công ty Huawei ca Trung

Các hành đng ca B Thương mi Hoa K, được Reuters loan tin trước nht, s m rng các hn chế như đã công b vào tháng 5 nhm ngăn chn công ty vin thông khng l ca Trung Quc có được cht bán dn nếu không có giy phép đc bit - bao gm c các chip ca các công ty nước ngoài, vn được phát trin hoc sn xut bng phn mm hoc công ngh ca Hoa K.

Các ngun tin cho Reuters biết, chính quyn Trump cũng s lit thêm 38 chi nhánh Huawei 21 quc gia vào danh sách đen ca chính ph Hoa K, nâng tng s lên 152 chi nhánh k t khi Huawei b lit ln đu tiên vào tháng 5/2019.

B trưởng Thương mi Wilbur Ross nói vi Fox Business rng nhng hn chế đi vi con chip do Huawei thiết kế được áp đt vào tháng 5 "khiến h phi thc hin mt s bin pháp né tránh. H thc hin hành đng này thông qua bên th ba," ông Ross nói. "Quy tc mi nêu rõ rng bt k vic s dng phn mm ca M hoc thiết b chế to nào ca M đu b cm và cn phi có giy phép," ông Ross cho biết thêm.

Ngoi trưởng Mike Pompeo cho biết các thay đi trong quy tc "s ngăn Huawei lách lut ca Hoa K thông qua sn xut con chip thay thế và cung cp chip bán sn". Ông nói thêm trong mt tuyên b : "Huawei đã liên tc c gng né tránh" các hn chế ca Hoa K đã áp đt vào tháng 5.

B Thương mi cho Reuters biết rng các hành đng mi, có hiu lc ngay lp tc, s ngăn chn nhng n lc ca Huawei nhm phá v các bin pháp kim soát xut khu ca Hoa K.

Mt quan chc B Thương mi nói vi Reuters rng các quy tc mi này "chng t rõ rng chúng tôi đang lt ty vic Huawei có th đang tìm cách mua [các công ngh M] t mt công ty th ba".

*********************

TT Trump xem xét gây áp lc lên các công ty Trung Quc (VOA, 16/08/2020)

Tng thng Donald Trump hôm 15/8 cho biết ông có th gây áp lc lên các công ty khác ca Trung Quc như Alibaba sau khi có bước đi cm TikTok, theo Reuters.

tradewar2

Tng thng Trump trong cuc hp báo hôm 15/8.

Khi được hi ti mt cuc hp báo rng liu ông có cân nhc cm các công ty nào khác ca Trung Quc như Alibaba hay không, ông Trump tr li : "Có, chúng tôi đang xem xét nhng th khác".

Ông Trump đã và đang gây áp lc lên các công ty ca Trung Quc như ByteDance khi tuyên b cm ng dng chia s video TikTok ca hãng này Hoa K.

M hôm 14/8 yêu cu công ty ByteDance bán hot đng ca TikTok ti M trong vòng 90 ngày.

Theo Reuters, đây là n lc mi nht nhm gây thêm áp lc vì quan ngi v d liu thông tin cá nhân.

Hãng tin Anh nói rng ông Trump coi vic thay đi quan h thương mi M - Trung là mt trong các ch đ trng tâm trong thi k nm quyn ca mình.

Ti nay, Tng thng Trump đã lên án Trung Quc và cũng đng thi ca ngi vic chính quyn Bc Kinh mua các sn phm nông nghip ca M theo tha thun thương mi đt được cui năm ngoái.

**********************

Phn ng xung quanh lnh cm nhm vào TikTok (VOA, 15/08/2020)

Bt chp nhng quan ngi ca nhà chc trách M và gii chuyên môn v tính an ninh-an toàn khi s dùng ng dng TikTok ca Trung Quc, mt s người s dng, đc bit là gii tr, xem đây là mt công c gii trí được yêu thích giúp h tha chí sáng to và th hin bn thân.

tradewar3

TikTok và WeChat là hai ng dng Trung Quc b M đưa vào tm ngm

Hôm 6/8, Tng thng M Donald Trump đã ký sc lnh hành pháp, cm các thc th và công ty M giao dch vi ByteDance, ch s hu ca TikTok Trung Quc, sau 45 ngày nếu như ByteDance không bán li TikTok cho mt công ty M.

Lý do chính quyn Trump đưa ra là TikTok có kh năng đánh cp d liu người dùng M đ phc v cho chính ph Trung Quc và kim duyt ni dung đăng ti theo hướng có li cho mc đích tuyên truyn ca Đảng cộng sản Trung Quc.

Theo các nhà quan sát, sc lnh hành pháp này là mt s thay đi trong lp trường trước đó ca ông Trump vn mun cm tit ng dng này trên lãnh th M. Các c vn ca ông lo ngi lnh cm này s khiến ông Trump mt lòng các c tri tr vn là người dùng trung thành ca TikTok.

ng dng này giúp người dùng to ra, đăng ti và xem các video ngn dưới 15 giây.

Công c đ sáng to

"Đó là công c giúp mình sáng to", Emily Hoang, 21 tui, sinh viên Đi hc George Mason bang Virginia, người s dng TikTok hàng ngày và có sn phm lên ti 2,2 triu lượt xem, nói vi VOA.

Emily thích TikTok vì nó giúp cô ‘th hin bn thân vi bn bè đng trang la, có chc năng chnh sa video tin li hơn các nn tng xã hi khác, và phn đông người dùng là gii tr.

V kh năng b trm thông tin cá nhân khi dùng TikTok, Emily nói cô ‘không h nghĩ đến nhưng cô hiu ‘đó là mt quan ngi.

"Nhưng nói mt cách công bng, d liu ca người M b ly trm mi ngày, nếu chúng ta lên Amazon và chn mt món hàng nào đó thì thông tin đó s được đánh cp và chia s cho các mng xã hi khác mi ngày", cô phân tích. "Thành ra chúng ta không tht s có s riêng tư cho bt c th gì chúng ta làm mi ngày".

Dù không ng h lnh cm, nhưng Emily nói cô không lo vì Lúc nào cũng s có cái mi ra đi. Nếu ng dng này không được, thì s có cái khác đ th.

Đơn thun gii trí

Mt người s dng khác tên Lilly Bui, 23 tui, sinh viên năm cui Dickonson College, bang Pennsylvania, cho biếtcô không ngi v vic b đánh cp d liu cá nhân khi dùng TikTok cũng như không thy có ni dung gì v chính tr hay tuyên truyn cho Trung Quc mà ch thun túy gii trí’.

"Lên TikTok không phi đ nhn tin hay kết ni vi bn bè mà là đơn thun đ thư giãn", Lilly nói.

Theo người s dng này, trong giai đon dch bnh hin nay vi nhng ni lo lng, tuyt vng, cô vào TikTok nhiu hơn như mt cách thoát ra khi nhng điu tiêu cc đ nh nhàng đu óc.

"Bình thường em rt thích cover dance, mà cover dance là ni dung rt ph biến trên TikTok", Lilly bày t.

"Lúc đu em cm thy bun khi biết là TikTok s b cm M nhưng bây gi em không chc là Tng thng Trump có thc s cm được TikTok hay không vì TikTok có th kin ngược li Nhà Trng", cô cho biết v phn ng ca cô trước lnh cm TikTok.

Quan ngi

Dù chưa có bng chng c th nào cho thy TikTok đã cung cp d liu ca người dùng M cho chính ph Trung Quc, nhưng có nhng lo ngi vic này có th xy ra vì lut pháp và quy đnh ca Trung Quc.

"n Đ là mt trong nhng quc gia xài TikTok nhiu nht. 43% người dùng TikTok là t n Đ mà n Đ đã cm ng dng này ri. Ti sao ? Đó là vì gn đây khi Trung Quc đng đ vi n Đ biên gii thì TikTok đã cho phép dùng ng dng này đ biết nhng chuyn đng ca quân đi n Đ. Nó liên quan ti vn đ gián đip và tình báo", Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hu Lc, mt chuyên gia v kinh tế và tài chính Texas theo dõi thông tin v TikTok, nhn đnh trong mt cuc phng vn trước đây vi VOA.

Theo Tiến sĩ Lc, rt nhiu thông tin có giá tr ca người dùng có th được thu thp t ng dng này nh nhng thut toán, trí tu nhân to và công c sinh trc theo dõi cht ch nhng nhu cu và th hiếu ca người s dng.

Các quc gia khác cũng đang cm TikTok như Australia, Pakistan hoc Indonesia, ông cho biết.

Cách đây không lâu, Quốc hội M đã son lut cm nhân viên liên bang M không được dùng ng dng TikTok ca Trung Quc trên các thiết b ca chính ph.

Published in Quốc tế

Tổng thống Donald Trump lại dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

Trung Kiên, Thoibao.de, 22/06/2020

Ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngần ngại chia sẻ về khả năng cắt đứt quan hệ với Trung Quốc mặc dù cuộc gặp giữa lãnh đạo ngoại giao hai nước mới diễn ra cách đó một ngày tại Hawaii.

doa1

Ảnh chụp màn hình bài tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6

Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter rằng : "Ông Lighthizer không có lỗi gì khi phát biểu ở Hạ viện vì có lẽ tôi đã không nêu rõ quan điểm, nhưng đương nhiên là Hoa Kỳ vẫn giữ một phương án chính trị, đó là cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc, với nhiều điều kiện".

Bài tweet của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu trước Hạ viện rằng, ông không thấy việc tách rời nền kinh tế Mỹ với Trung Quốc là phương án khả thi.

Trong phiên chất vấn ở Ủy ban Tài chính và Thuế vụ (Hạ viện Mỹ), khi được hỏi về quan hệ Mỹ – Trung, Lighthizer nói rằng, vấn đề tách rời nền kinh tế Mỹ với Trung Quốc là vấn đề rất phức tạp. Ông mong đợi sẽ chứng kiến có thêm các chuỗi cung ứng chuyển về Mỹ vì những thay đổi về thuế và quy tắc hành chính, nhưng đồng thời lưu ý, thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung sẽ mang đến những thay đổi tích cực đáng kể và khiến Trung Quốc tăng mua hàng hóa, dịch vụ của Mỹ.

Là người đã thương lượng thỏa thuận thương mại mà hai nước ký kết tháng 01/2020, ông Lighthizer đã tỏ vẻ lạc quan, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ làm theo đúng các cam kết, nhất là về việc mua rất nhiều nông sản của Mỹ.

Vào giữa tháng 5, Tổng thống Donald Trump đã từng dọa sẽ cắt đứt mọi bang giao với Bắc Kinh, tuyên bố không muốn nói chuyện với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nữa.

doa2

Ảnh chụp màn hình bài tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6

Trước đó chỉ một ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gặp ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cuộc họp này đã không đủ để làm dịu căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Truyền thông quốc tế cho biết cuộc hội đàm giữa ông Mike Pompeo và ông Dương Khiết Trì trên thực tế đã bắt đầu từ tối 16/6 và đã tiếp diễn sang ngày 17/6 trong gần 7 tiếng đồng hồ, một dấu hiệu cho thấy hai bên không giải tỏa được các bất đồng. Điều này cũng được thể hiện qua các thông cáo ngắn ngọn được công bố sau cuộc họp.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18/6 đưa tin ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, đã gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo trong một cuộc họp kéo dài hai ngày. Trong một bản thông báo chính thức chỉ có một đoạn trong toàn văn 150 chữ, Trung Quốc đưa tin về kết quả của cuộc họp với ngôn từ ngoại giao quen thuộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc để ám chỉ rằng cuộc họp không đạt được kết quả rõ ràng nào và sự bất đồng nghiêm trọng đạt đến mức ai nói người nấy nghe. Toàn văn thông báo của Trung Quốc như sau :

"Trong các ngày 16 đến 17/6, giờ địa phương, Dương Khiết Trì, Ủy viên của Bộ Chính trị Trung ương và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, đã nhận lời tham dự một cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Hawaii. Hai bên đã trao đổi quan điểm sâu sắc về quan hệ Trung – Mỹ và các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên đã nói rõ lập trường của nhau và cho rằng đây là một cuộc đối thoại có tính xây dựng. Hai bên đồng ý hành động để thực hiện nghiêm túc sự đồng thuận mà hai nguyên thủ quốc gia đạt được. Cả hai bên đồng ý tiếp tục duy trì tiếp xúc và liên lạc".

Trang tin Đa Chiều phân tích, thực sự chỉ có ba cụm "từ then chốt" trong bản thông báo chính thức này : "Trao đổi ý kiến sâu sắc", ý nghĩa đằng sau là tranh cãi rất kịch liệt ; "hai bên đã nói rõ lập trường của nhau" nghĩa là hai bên đã nói những điều của họ gần như trong suốt quá trình mà không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào ; cụm từ tích cực duy nhất có thể là "đây là một cuộc đối thoại mang tính xây dựng", nhưng là sự miêu tả về cuộc tiếp xúc ngầm nói rằng nội dung của cuộc nói chuyện là không có sự đồng thuận, vì vậy nó chỉ có thể "tiếp tục duy trì tiếp xúc và liên lạc".

Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã tiết lộ nội dung của các cuộc đàm phán. Những gì ông Triệu phát biểu càng phản ánh sự bế tắc của cuộc gặp hiếm hoi giữa Mike Pompeo và Dương Khiết Trì.

doa3

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

Theo Triệu Lập Kiên, ông Dương Khiết Trì trong cuộc đối thoại đã làm rõ về thái độ cơ bản của Trung Quốc đối với sự phát triển quan hệ Trung – Mỹ và lập trường về các vấn đề nhạy cảm quan trọng như Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương.

Về quan hệ Trung – Mỹ, Dương Khiết Trì nói rằng sẽ bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền và lợi ích phát triển. Về vấn đề Đài Loan, ông yêu cầu Hoa Kỳ "xử lý thận trọng và ổn thỏa các vấn đề liên quan đến Đài Loan" và cảnh cáo Hoa Kỳ "chấm dứt can dự vào vấn đề nội bộ liên quan đến Hồng Kông dưới mọi hình thức". Cuối cùng, ông bày tỏ bất bình mạnh mẽ với việc Mỹ ký "Đạo luật chính sách nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ" trong vấn đề liên quan đến Tân Cương.

Điều đặc biệt là Triệu Lập Kiên không nói bất kỳ phản hồi nào từ ông Pompeo trong suốt quá trình họp báo.

Về phía Mỹ, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/6 nói, Mỹ đã thất vọng với thái độ của Trung Quốc trong cuộc gặp này.

Theo trang web tiếng Trung Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) ngày 19/6, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, nói rằng Trung Quốc không thực sự chân thành (not really forthcoming) trong cuộc họp kín này.

Ông Stilwell không muốn nói cụ thể về các vấn đề gây tranh cãi được thảo luận ở Hawaii. Ông nói với các phóng viên tại hội nghị trực tuyến rằng ông hy vọng sẽ để lại "không gian ngoại giao" cho Trung Quốc để điều chỉnh một số vấn đề. Nhưng ông nói rằng những vấn đề này đều xoay quanh sự bất bình lâu dài của Mỹ đối với hành vi của Trung Quốc.

Những vấn đề này bao gồm : phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát của dịch bệnh do coronavirus mới, nhân quyền, chính sách của Trung Quốc tại Hồng Kông, tính chất xâm lược ngày càng tăng của Trung Quốc và các hành động mới đây của Trung Quốc ở biên giới với Ấn Độ.

doa4

Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Mỹ David Stilwell

Ông Stilwell cũng nói rằng Ngoại trưởng Pompeo đã nói rõ với Trung Quốc rằng mối quan hệ giữa hai bên cần phải "càng cùng có lợi hơn" và đề nghị thế giới hãy quan sát hành động của Bắc Kinh trong vài tuần tới để xem họ có hiểu thông điệp này hay không.

Trong vấn đề đại dịch bệnh Covid-19, ông Stilwell nói, ông Pompeo đã nhấn mạnh rằng Mỹ rất coi trọng việc Trung Quốc mở tất cả dữ liệu và thông tin để hiểu về dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán này. Stilwell nói : "Chúng tôi kiên trì yêu cầu Trung Quốc tiết lộ tất cả thông tin mà họ biết về việc dịch bệnh đã bắt đầu như thế nào".

Ông Mike Pompeo cũng nhắc lại với Trung Quốc rằng Tổng thống Donald Trump không sẵn sàng tiếp tục duy trì một Hiệp nghị về giải trừ hạt nhân quan trọng với Nga đã hết hạn trừ khi Trung Quốc cũng tham gia vào đàm phán lại. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn từ chối tham gia. Ông Stilwell nói : "Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia các cuộc đàm phán cấp cao về vũ khí… Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán này để ngăn chặn kết quả đáng tiếc".

Ông nói : "Trong tất cả những vấn đề này, Trung Quốc không thể nói là thực sự thành thật với nhau". Ông có ý kiến khác với sự mô tả cuộc gặp này của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói phía Trung Quốc "rất phiến diện … khắt khe và … không thực tế".

Stilwell cũng chỉ ra rằng việc tổ chức cuộc họp này là "để giúp Trung Quốc hiểu rằng hành động của họ là phản tác dụng và họ cần đánh giá lại hướng đi của mình".

Vài giờ sau cuộc họp giữa ông Pompeo và ông Dương Khiết Trì, Bắc Kinh bất ngờ thông báo rằng cơ quan lập pháp nước này đã tiến hành thảo luận kỹ lưỡng về luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.

Theo thông báo, luật an ninh mới sẽ trừng phạt bốn loại hành vi tại Hồng Kông : "ly khai, luật đổ quyền lực nhà nước, hoạt động khủng bố, và thông đồng với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

Chế độ Trung Quốc, cũng như các quan chức thân Bắc Kinh tại Hồng Kông trước đó đã liệt các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người biểu tình tại hòn đảo này là các cá nhân "thông đồng với các lực lượng nước ngoài và bên ngoài".

Nhiều người dân Hồng Kông lo ngại rằng luật an ninh mới sẽ cho phép Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Kỳ lạ ở chỗ, Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông Teresa Cheng Yeuk-wah khi được báo giới hỏi về động thái của Bắc Kinh hôm 18/6, thì bà nói rằng bà không biết gì về nội dung bản dự thảo luật an ninh mới. Sau đó bà từ chối bình luận về hành vi phạm tội "thông đồng với các lực lượng nước ngoài và bên ngoài".

Về phía Mỹ, hai ngày sau cuộc gặp gỡ Hawaii, Ngoại trưởng Mỹ gọi Trung Quốc là quốc gia ‘bất hảo’ trong bài phát biểu công khai.

Trong bài phát biểu công khai đầu tiên ngày 19/6 sau khi gặp ông Dương Khiết Trì tại Hawaii 2 ngày trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc tại một diễn đàn được tổ chức trực tuyến.

Ông Pompeo đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia Châu Âu rằng họ sẽ không có lựa chọn nào khác là đánh mất nền dân chủ của họ nếu hợp tác với Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm, cuộc gặp với ông Dương Khiết Trì không làm thay đổi được quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc, nước mà ông Pompeo gọi là quốc gia "bất hảo" trên trường quốc tế.

Ông Pompeo kêu gọi các nước Châu Âu cấm các thương vụ hợp tác với Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Ông cáo buộc Huawei là "vũ khí" của Bắc Kinh và cho rằng Trung Quốc "tấn công chủ quyền một cách trắng trợn" thông qua các khoản đầu tư vào dự án cảng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Ông Pompeo cho rằng, những thách thức của Trung Quốc đặt ra đã xuất hiện ở khắp nơi và ông kêu gọi mọi khoản đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc "cần phải được xem xét cẩn trọng".

Trong bài phát biểu hôm qua, ông Pompeo tiếp tục đưa ra những quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề như cách ứng phó với Covid-19, tình hình dự luật an ninh Hồng Kông…

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vướng vào một scandal khi cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong một cuốn sách sẽ ra mắt độc giả vào thứ Ba tuần tới, tố cáo ông Trump đã nhờ sự giúp đở của Bắc Kinh để được bầu lại vào tháng 11/2020.

Cựu cố vấn Nhà Trắng ngoài ra còn cho biết Tổng thống Mỹ đã khuyến khích Chủ tịch Trung Quốc tiếp tục xây các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ. Và như để bác bỏ cáo buộc của ông Bolton trên hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ, hôm 17/6, Tổng thống Mỹ đã ký ban hành một đạo luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc "giam giữ hàng loạt" những người Duy Ngô Nhĩ Hồi Giáo. Luật này đã được Hạ viện thông qua hôm 27/5 với đa số áp đảo, sau khi đã được thông qua tại Thượng Viện trước đó mấy ngày.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 22/06/2020

********************

Tổng thống Mỹ không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 19/06/2020

Trên mạng Twitter hôm 18/06/2020, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không loại trừ khả năng cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc, kể cả quan hệ kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

mytrung1

Tổng thống Donald Trump thông báo về quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc và Hồng Kông, từ Nhà Trắng, Washington, ngày 29/05/2020. Reuters - Jonathan Ernst

Ông Trump viết : "Đương nhiên là Hoa Kỳ vẫn giữ một phương án chính trị, đó là cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc, với nhiều điều kiện". Tuyên bố này của chủ nhân Nhà Trắng là nhằm giảm nhẹ phát biểu của Đại diện Thương Mại Robert Lighthizer về Trung Quốc trong cuộc điều trần ngày hôm trước ở Quốc Hội.

Là người đã thương lượng thỏa thuận thương mại mà hai nước ký kết tháng 01/2020, ông Lighthizer đã tỏ vẻ lạc quan, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ làm theo đúng các cam kết, nhất là về việc mua rất nhiều nông sản của Mỹ. Trong cuộc điều trần, Đại diện Thương Mại Mỹ còn cho rằng, cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc không phải là phương án "hợp lý" trong giai đoạn hiện nay.

Vào giữa tháng 5, tổng thống Donald Trump đã từng dọa sẽ cắt đứt mọi bang giao với Bắc Kinh, tuyên bố không muốn nói chuyện với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nữa. Tổng thống Mỹ cũng đã nhiều lần nói, lẽ ra đã không có nhiều người chết vì dịch Covid-19 trên thế giới như thế, nếu Bắc Kinh đã hành động một cách có trách nhiệm ngay khi virus corona chủng mới xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc lúc đầu đã che giấu tầm mức và tính chất trầm trọng của dịch Covid-19. Ngày 17/06, tại Hawai, ông Pompeo đã gặp ông Dương Khiết Trì, trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng cuộc họp này đã không đủ để làm dịu căng thẳng giữa hai nước.

Trước khi nổ ra đại dịch virus corona, Washington và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận nhằm tạm ngưng cuộc chiến tranh thương mại song phương. Nhưng dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, trong khi ông Trump vẫn trông chờ vào sự tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế hàng đầu thế giới để tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai.

Tổng thống Mỹ tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc vào lúc cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong một cuốn sách sẽ ra mắt độc giả vào thứ Ba tuần tới, tố cáo ông Trump đã nhờ sự giúp đở của Bắc Kinh để được bầu lại vào tháng 11/2020. Trên mạng Twitter, ông Donald Trump đã gọi John Bolton là một "kẻ điên", khẳng định cuốn sách của ông này chỉ toàn là "những lời dối trá và những chuyện bịa đặt".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 19/06/2020

Published in Diễn đàn

Thương mại : Ba chiến thắng của Donald Trump trước Trung Quốc

Với việc dùng biện pháp mạnh : áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.

mytrung0

Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) trong buổi lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/01/2020. Reuters/Kevin Lamarque

Trang nhất các báo Paris hôm nay 16/01/2020 đa số dành cho các vấn đề của nước Pháp như cải cách hưu trí, bạo lực cảnh sát, số lượng các công ty mới ra đời đạt mức kỷ lục, người dân lại có niềm tin vào truyền thông. Về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ý là việc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ; sự kiện chính phủ của thủ tướng Nga Medvedev từ chức.

Báo chí Hoa Lục không còn hô hào "chiến đấu bằng mọi giá"

Theo Le Figaro, đối với Bắc Kinh, thỏa thuận được ký hôm qua chỉ là "một giai đoạn của một cuộc chiến dài hơi". Về mặt tuyên truyền, thì Tập Cận Bình tuyên bố đó là một bước tiến "cho Trung Quốc, cho Hoa Kỳ và cho thế giới".

Tuy nhiên tờ báo ghi nhận, sự im lặng của truyền thông nhà nước ở Hoa lục suốt một tháng qua, cho thấy có lẽ Bắc Kinh đã phải nhượng bộ khá nhiều. Và câu hô hào của Tập Cận Bình vào mùa thu rồi - "chiến đấu bằng mọi giá", cũng mất tăm !

Bắc Kinh không đạt được hai yêu sách chính : hủy bỏ hẳn mức thuế quan đánh vào toàn bộ hàng Trung Quốc, và ngưng trừng phạt Hoa Vi (Huawei). Rõ ràng cuộc chiến chưa kết thúc, và đây chỉ là một bước lùi chiến lược.

Thỏa thuận không hoàn hảo này, tuy vậy giúp Bắc Kinh có thì giờ nâng cao chất lượng, giảm lệ thuộc vào công nghệ phương Tây, xây dựng các tập đoàn vững mạnh hơn. Chính sách "Made in China 2025" tuy không còn được nhắc đến trong các bài diễn văn, nhưng vẫn được âm thầm tiến hành : Trung Quốc vừa loan báo từ nay đến 2025 sẽ tự chủ được 70% thiết bị điện tử, thay vì 30% như hiện nay.

Tạm gỡ cái gai trong chân Tập Cận Bình

Theo Les Echos, cuộc hưu chiến này đã gỡ đi cái gai nhọn đâm vào chân Tập Cận Bình, trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc, vào lúc nền kinh tế đang chậm lại.

Có lẽ tổng thống Trump muốn có tấm ảnh chụp chung với Tập Cận Bình vào lúc ký thỏa thuận, nhưng chủ tịch Trung Quốc không muốn dành cho ông niềm vui đó. Michael Hirson, cơ quan tư vấn Eurasia Group nhận định : "Bực tức vì bị Hoa Kỳ chỉ trích về tình hình Hồng Kông, Tân Cương, ông Tập nghi ngại về tính bất nhất của tổng thống Mỹ, và biết rõ rằng đây chỉ là hưu chiến chứ không phải ký hòa ước". Nhà nghiên cứu Đinh Nhất Phàm (Ding Yifan), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc đại học Thanh Hoa nói : "Ảnh của hai nguyên thủ ? Sẽ có khi nào gỡ bỏ hết các mức thuế đánh thêm".

Thế nên Tập Cận Bình chỉ theo dõi buổi lễ từ Trung Nam Hải. Bắc Kinh có thể thở phào khi hưu chiến. Trong năm 2019, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lẽ ra phải tập trung cho việc tưng bừng mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì tình hình căng thẳng với Hoa Kỳ lại gây khó khăn thêm một năm với nhiều rắc rối, từ các cuộc biểu tình liên miên ở Hồng Kông cho đến tiết lộ tài liệu mật về việc bắt đi cải tạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay dịch hạch heo Châu Phi. Cũng theo Đinh Nhất Phàm : "Hai bên chỉ mới thỏa thuận về những gì dễ dàng nhất, đàm phán giai đoạn 2 sẽ là một cuộc chiến mới".

Cũng trên Les Echos, ông Sébastien Jean, giám đốc CEPII ghi nhận hai phần ba số thuế do Mỹ áp đặt vẫn giữ nguyên, các vấn đề chiều sâu như việc Trung Quốc ồ ạt tài trợ cho kỹ nghệ vẫn tiếp tục. Sự cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn lâu dài. Đây là thách thức to lớn cho Bắc Kinh vì số tiền Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu chất bán dẫn còn nhiều hơn nhập dầu lửa và khí đốt.

Ba chiến thắng của Donald Trump

Trong bài xã luận, Les Echos lạc quan nhận định "Thương mại : Ba chiến thắng của ông Trump". Trung Quốc có lẽ là nước duy nhất mà hành động của tổng thống Mỹ mang về được thắng lợi.

Theo Les Echos, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump về Trung Đông, Châu Âu và Châu Mỹ là thảm họa ; ông tấn công ngay cả những đồng minh thân cận nhất. Riêng đối với Trung Quốc, thỏa thuận hôm qua chưa có gì tiến triển về mặt cơ cấu : Bắc Kinh tiếp tục tài trợ cho các công ty quốc doanh và buộc các doanh nghiệp phương Tây phải chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cuộc chiến chống Trung Quốc của Donald Trump có ít nhất ba thắng lợi.

Trước hết, ông buộc được Bắc Kinh phải nhượng bộ rất lớn, và ngay lập tức. Việc cam kết mua 200 tỉ đô la hàng Mỹ cho thấy Trung Quốc đã rất lao đao khi bị áp thuế. Một số người cáo buộc tổng thống Mỹ tính toán kiểu con buôn, và có tầm nhìn ngắn hạn. Đúng thế, nhưng bằng cách đó, ông Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được gì với thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.

Trump cũng buộc được Trung Quốc dành mọi ưu tiên cho Mỹ, gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Bắc Kinh sẽ mua đậu nành của các nhà nông ở Iowa, và giảm nhập khẩu từ Úc, Brazil, Việt Nam. Đây có thể là sự vi phạm quy định thương mại quốc tế, nhưng sẽ làm hài lòng cử tri ở miền trung tây nước Mỹ, với "America First".

Đây cũng là chiến thắng về chính trị : còn 10 tháng nữa là đến bầu cử tổng thống, thỏa thuận này là biểu tượng quan trọng. Tuần này Trung Quốc đã nhìn nhận thặng dư thương mại với Hoa Kỳ bị giảm hơn 8%. Tuy không hoàn chỉnh, nhưng thỏa ước vừa ký đã làm mờ nhòa đi vụ truất phế đang ầm ĩ. Nếu điều này giúp Donald Trump tái đắc cử, thì một lần nữa chứng tỏ ông có được sự nhạy cảm chính trị tuyệt vời.

Mặt trận chống Trung Quốc của Mỹ, Châu Âu và Nhật

Le Figaro cho biết thêm, vào lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận hưu chiến, Washington, Bruxelles và Tokyo cũng ký bản tuyên bố chung nhằm tăng cường cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chống những gian lận của Trung Quốc về tài trợ cho kỹ nghệ.

Loan báo này được đưa ra sau hai năm thương lượng. Một sự hòa hợp hiếm hoi, chứng tỏ một mặt trận chống Bắc Kinh đã được hình thành. Tuy Châu Âu và Nhật Bản có vẻ lùi về phía sau trong lúc ông Donald Trump sử dụng đến "cơ bắp", nhưng đều chia sẻ nhận định về việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Ủy viên Châu Âu về thương mại Phil Hogan cho rằng đó là "biểu tượng cho hợp tác chiến lược mang tính xây dựng. Có lẽ Hoa Kỳ đã ý thức được rằng khi phối hợp với chúng tôi, họ sẽ tăng cường được sức mạnh khi đàm phán với Trung Quốc". Ông Donald Trump sẽ quay lại với chủ nghĩa đa phương chăng ? Bộ ba trên đây mong rằng các nước khác sẽ theo chân.

Giải tán chính phủ : Putin chuẩn bị cho hậu 2024

Nhìn sang nước Nga, sự kiện thủ tướng Dimitri Medvedev loan báo chính phủ từ chức được tất cả các báo Pháp hôm nay chú ý. Libération nhận xét "Putin đảo lộn tất cả để chuẩn bị cho hồi sau". Tương tự, Le Figaro cho rằng "Putin chuẩn bị sân bãi cho hậu 2024".

Le Figaro cho biết, thậm chí các bộ trưởng cũng không được báo trước. Sau khi trao đổi với Vladimir Putin, ông Medvedev đưa ra thông báo bất ngờ này. Là thủ tướng suốt 8 năm qua, ông bị thay thế bằng người lãnh đạo cơ quan thuế vụ Nga, ông Mikhail Michoustin, 53 tuổi, một người không được công chúng biết đến. Theo Tatiana Stanovaya, thinktank R.Politik, việc này chỉ mang tính kỹ thuật, "trong khi chờ đợi ông Putin chọn được người kế nhiệm".

Sự kiện bất ngờ này thật ra đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xảy ra vài tiếng đồng hồ sau khi tổng thống Nga đọc bài diễn văn thường niên trước 1.300 quan chức (dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, thẩm phán…). Ông Putin loan báo chuyển giao một phần quyền lực tổng thống cho Hạ Viện. Duma sẽ chịu trách nhiệm đề cử thủ tướng và nội các. Thủ tướng đương nhiệm không thể phản đối : Hạ Viện hoàn toàn do phe ông Putin nắm giữ.

Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, tổng thống vẫn lãnh đạo quân đội, cơ quan tình báo… Putin cũng nhẹ nhàng nhắc đến việc sửa đổi điều khoản cấm giữ chức tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trong tương lai, tổng thống có thể không được tại vị hơn hai nhiệm kỳ (tổng cộng 12 năm), trong khi ông Putin đã làm tổng thống đến bốn nhiệm kỳ, từ 2000 đến 2008 và từ 2012 đến nay, nhờ "đổi vai" với Medvedev. Bên cạnh đó, Hiến pháp Nga sẽ được đặt cao hơn luật quốc tế.

Libération ghi nhận, buổi chiều hôm đó, trong lúc báo chí và các nhà quan sát lo phân tích sự kiện này, Putin cho họp các bộ trưởng, cảm ơn sự phục vụ của Medvedev, và thông báo bổ nhiệm vào một chức vụ được "đo ni đóng giày" : phó chủ tịch Hội đồng an ninh liên bang Nga.

Giảm thiểu quyền hành người kế nhiệm để tránh rủi ro

Việc chia bớt quyền hành tổng thống cho Quốc hội, tòa án tối cao và các ủy ban tạo ra sự thăng bằng mới về chính trị, nhưng cũng nhằm tránh chuyển giao cho người kế nhiệm toàn bộ quyền lực mà Putin vẫn nắm trong 20 năm trị vì. Khi phân phối lại quyền hành, ông muốn giảm thiểu rủi ro.

Sắp tới tân thủ tướng Mikhail Michoustin sẽ lập nội các mới, còn tổng thống Putin đã bắt đầu việc mua chuộc công luận, loan báo chi 10 đến 15 tỉ đô la cho các vấn đề xã hội – một động thái thường diễn ra trước bầu cử. Có lẽ ông sẽ cho tổ chức bầu cử Quốc hội hoặc cả bầu tổng thống, trước thời hạn.

Putin không cho biết về tương lai chính trị của ông sau nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, sẽ kết thúc vào năm 2024. Le Figaro ghi nhận theo nhiều nhà quan sát, ông Putin mập mờ để nắm trọn những lá bài trong tay. Trên La Croix, một nhà ngoại giao Châu Âu tại Moskva mỉa mai : "Putin thực sự là một chiếc hộp đen".

Tổng thống Nga vẫn chưa đưa ra lịch trình cải cách, nhưng theo La Croix, từ nay mọi việc sẽ diễn tiến rất nhanh vì phía sau cái vỏ dân chủ, là việc duy trì quyền lực trong tay Putin càng lâu càng tốt. Les Echos dẫn lời nhà chính trị học Fyodor Krasheninnikov, sau một phần tư thế kỷ cầm quyền "Putin vẫn phải nắm quyền lãnh đạo vì ông và bạn bè của ông ta sẽ bị mất rất nhiều nếu mất đi quyền kiểm soát".

Thụy My

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt vòng vây chung quanh các tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc. Ba ngày trước vòng đàm phán với Bắc Kinh tại Washington hôm 10/10/19 để giải quyết tranh chấp thương mại, bộ Thương Mại Mỹ đưa 8 tập đoàn công nghệ cùng 20 cơ quan Nhà nước của Trung Quốc vào "danh sách đen" vì lý do các thực thể này tham gia chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

congnghe0

Washington cấm các công ty công nghệ cao Trung Quốc mua trang thiết bị công nghệ cao của Mỹ.Reuters

Ngoại trưởng Pompeo lên án Trung Quốc bắt giữ "hơn một triệu người Hồi giáo trong khuôn khổ một chiến dịch tùy tiện và thô bạo nhằm xóa sổ đạo Hồi và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương". Tuy nhiên, không một nhà quan sát nào tin rằng, chính quyền Donald Trump trừng phạt 28 thực thể nói trên vì bỗng dưng động lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị đàn áp, của những đứa trẻ bị cướp khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ để bị đưa vào các trại tập huấn, nơi chúng bị nhồi sọ để trở thành những "người tốt".

Bởi trong số 28 doanh nghiệp trong tầm ngắm của bộ Thương Mại Hoa Kỳ, có 8 công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn high tech của Mỹ. Tám công ty đó gồm : Dahua Technology, Hikvision, iFlytek, Megvii Technology, SenseTime Technology, YITU Technology, Wuhan Yixin Technology và Xiamen Meiya Pico.

Đây là những con chim đầu đàn của Trung Quốc trong các lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, bảo mật không gian mạng và dữ liệu tin học, hay là những tên tuổi trên thị trường giám sát video, nhận diện khuôn mặt...

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Grégory Vanel, giảng dậy tại trường Quản Trị Kinh Doanh ở Grenoble và cũng là chuyên gia về kinh tế Hoa Kỳ cho rằng, đòn phạt mới này nhắm vào các quyền lợi của Bắc Kinh trước hết là vì mục tiêu kinh tế. Đây là một bước kế tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung :

"Thực ra, tất cả những động thái này nằm trong khuôn khổ một lịch trình khá rõ ràng : Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán tay đôi và Washington đề ra ba kỳ hạn cho phía Bắc Kinh : Thứ nhất là ngày 15 tháng 10, nếu đối thoại không có tiến triển, Mỹ đánh thuế 30 % thay vì 25 % nhắm vào 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc ; Nhà Trắng dọa đến ngày 27/11/2019 sẽ đánh thuế vào xe hơi của Trung Quốc và thời hạn quan trọng thứ ba là ngày 15/12/2019, chính quyền Trump đòi đánh thuế vào gần như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Trong bối cảnh đó tổng thống Donald Trump viện cớ nhân quyền, lên án Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ để giới hạn giao thương với một số công ty và cơ quan của Trung Quốc. Theo tôi, tổng thống Mỹ không chỉ quan tâm đến vấn đề nhân quyền mà vấn đề ở đây liên quan đến khả năng cạnh tranh của các tập đoàn Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao".

Mũi nhọn high tech của Trung Quốc

Megvii hay YITU đang là những ngôi sao sáng của Trung Quốc trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt. Nhờ có sự yểm trợ của tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba, Megvii đã phát triển nhiều ứng dụng được dùng trong nhiều lĩnh vực tại Trung Quốc, từ dịch vụ thanh toán tiền qua điện thoại thông minh cho đến chức năng nhận diện các đối tượng bị công an Trung Quốc theo dõi. YITU không chỉ nhận diện khuôn mặt mà tương tự như iFlytek còn nhận ra cả giọng nói của các đối tượng cần nhắm tới.

Riêng công ty Xiamen Meiya Pico thì chuyên về các dịch vụ thu thập dữ liệu điện tử, bảo mật không gian mạng và thông tin dữ liệu lớn.

Về phần Hikvision, công ty có trụ sở ở Hàng Châu này là một trong những nhà cung cấp trang thiết bị theo dõi qua video lớn trên thế giới. Gần 1/3 doanh thu của tập đoàn trong năm 2018 có được là nhờ các hợp đồng làm ăn với nước ngoài. Nhưng một năm trước đó, Hikvision đã trúng thầu 5 hợp đồng trị giá 240 triệu đô la với các cơ quan đặc trách về an ninh tại tỉnh Tân Cương.

SenseTime là một công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, phát triển phần mềm cho phép nhận diện khuôn mặt. Ba cổ đông chính của SenseTime là tập đoàn ngân hàng Nhật Bản Softbank, Alibaba của Trung Quốc và tập đoàn sản xuất bọ điện tử của Mỹ Qualcom.

Trong kế hoạch "Made In China 2025" Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu dẫn đầu thế giới về thông minh nhân tạo. Bởi đây vừa là phương tiện để tăng cường kiểm soát an ninh nội địa, vừa là công cụ để khẳng định vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế, tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đảo lộn trật tự quốc tế trong tương lai. Chẳng vậy mà hội nghị thế giới về trí thông minh nhân tạo (WAIC) lần thứ nhì đã được tổ chức cuối tháng 8/2019 tại Thượng Hải, hơn 200 nhà thuyết trình, 400 công ty tham dự. Trong số này có những tên tuổi như tập đoàn IBM hay Microsoft, Tesla, Amazon của Mỹ...

Quyết định của Nhà Trắng đưa các công ty này vào danh sách đen, dẫn tới hậu quả trước mắt là các tập đoàn nói trên bị cấm mua trang thiết bị của Mỹ và điều đó gây trở ngại cho đà phát triển của các con chim đầu đàn Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao.

Vậy phải chăng, sau khi tấn công hai đại tập đoàn của Trung Quốc là Hoa Vi và ZTE chính quyền Trump mở rộng mặt trận triệt hạ công nghệ high tech của đối phương ? Giáo sư Grégory Vanel, trường Quản Trị Kinh Doanh Grenoble trả lời :

"Đúng như vậy, Donald Trump sử dụng nhiều chiến lược cùng một lúc. Một mặt, ông đe dọa tăng thuế nhập khẩu, áp dụng các hàng rào quan thuế để "tấn" vào đối phương. Mặt khác, Hoa Kỳ viện lý do an ninh để hạn chế các khoản giao dịch giữa các công ty Mỹ với các hãng của Trung Quốc qua đó gia tăng áp lực với Bắc Kinh.

Như chúng ta đã biết, để phát triển, Trung Quốc cần đến các đối tác Mỹ. Mùa hè vừa qua, Washington cấm các công ty Mỹ dùng trang thiết bị của các tập đoàn Trung Quốc như Hoa Vi hay ZTE. Năm 2018, ZTE đã phải tạm ngưng hoạt động trong vòng một tháng.

Ông Trump gây sức ép rất lớn đối với các tập đoàn Trung Quốc, nhất là những hãng có liên hệ mật thiết với chính quyền nước này. Tấn công trên cả hai mặt như vậy Nhà Trắng muốn Bắc Kinh hiểu rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi rất nhiều nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được đồng thuận giải quyết tranh chấp".

Câu hỏi cuối cùng, trong cuộc đọ sức dài hơi với Trung Quốc về thương mại, những mũi tấn công liên tiếp đó của Nhà Trắng có hiệu quả hay không ? Thủ tướng Lý Khắc Cường nói tới tỷ lệ tăng trưởng khoảng từ 6 đến 6,5 % cho năm 2019, và đây là mức tăng chậm nhất từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế. Chuyên gia về kinh tế Hoa Kỳ, giáo sư Vanel giảng dậy tại trường Quản Trị Kinh Doanh Grenoble phân tích :

"Đúng là kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, nhưng không chỉ có một mình Trung Quốc gánh chịu hậu quả. Ngay cả các hãng công nghệ cao của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi vì họ lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nói cách khác, Mỹ và Trung Quốc vừa là những khách hàng vừa là các nguồn cung cấp của nhau. Tôi lấy ví dụ, khi Google dọa ngưng cấp một số ứng dụng cho điện thoại thông minh của Hoa Vi, hãng này đã lúng túng, nhưng ngay sau đó, chính Google cũng đã phải rút lại kế hoạch này bởi vì đóng cửa với một khách hàng như Hoa Vi là điều bất khả thi.

Thực ra mục tiêu của Donald Trump không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế hay thương mại, bởi vì Mỹ cứ phạt Trung Quốc mà vẫn không thu hẹp được thâm hụt mậu dịch với Bắc Kinh. Theo tôi, giảm thâm thủng mậu dịch chỉ là hàng thứ yếu trong mắt chính quyền Trump. Ưu tiên của Washington là cắt đứt liên hệ giữa các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ và Trung Quốc, tránh để thế thượng phong của Hoa Kỳ bị đe dọa.

Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cao, vào trí thông minh nhân tạo ... Mỹ sợ bị qua mặt. Ngoài ra, tổng thống Mỹ đang lúng túng về chính trị nội bộ, đảng đối lập đòi truất phế và ông ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nên Donald Trump cần chứng minh rằng ông là nhà lãnh đạo bảo vệ công ăn việc làm cho dân Mỹ.

Đành rằng từ khi chiến tranh thương mại khai mào, kinh tế của Trung Quốc bị chựng lại, nhưng theo tôi đấy là do những bất cập của tự bản thân mô hình phát triển Trung Quốc hơn là do tác động từ các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh do Washington ban hành".

Nói cách khác, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ còn kéo dài, và bằng chứng rõ rệt nhất là sự kiện Washington thông báo đạt được đồng thuận "ở giai đoạn 1" làm các nhà đầu tư không mấy hào hứng. Chỉ số chứng khoán không tăng mạnh tại Châu Á và cả ở Hoa Kỳ trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau tin vui Mỹ - Trung "đình chiến". Giá dầu hỏa trên thế giới cũng không khởi sắc.

Giới quan sát thận trọng cho rằng tổng thống Hoa Kỳ vẫn thường xuyên đổi ý trên tất cả những điều ông đã nói ra. Vả lại tới nay Washington vẫn để ngỏ khả năng đánh thuế vào toàn bộ hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ, từ điện thoại thông minh đến phụ tùng xe hơi cũng như trên rất nhiều các mặt hàng khác. Việc trừng phạt các công ty công nghệ cao của Trung Quốc cho thấy Nhà Trắng đang sử dụng cùng lúc các hàng rào quan thuế và phi quan thuế để bắt bí đối phương.

Mục tiêu chính quyền Trump nhắm tới là cắt các nguồn cung cấp giúp các công ty Trung Quốc vươn vòi đe dọa thế thượng phong về kinh tế, chiến lược của Mỹ. Không chắc Bắc Kinh dễ dàng để cho phía Washington ghi những bàn thắng quan trọng trong cuộc đọ sức này.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 15/10/2019

Published in Diễn đàn

Kinh tế Trung Quốc thấm đòn thương chiến với Mỹ

Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán thương mại vào ngày 11/10/2019.

thuongchien1

Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong (Gao Feng) trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 19/06/2018 Reuters/Thomas Peter/File Photo

Trước vòng đàm phán thứ 13, nhật báo Le Monde (08/10/2019) tóm tắt tình hình kinh tế hai nước từ khi xảy ra chiến tranh thương mại song phương.

Liên quan đến Trung Quốc, theo nhà báo Frédéric Lemaître, "Bắc Kinh thừa nhận bị tác động vì chiến tranh thương mại". Giữa tháng 09, tổng thống Mỹ chấp nhận lùi thời hạn tăng thêm 5% thuế (từ 25% thành 30%) đến ngày 15/10 thay vì có hiệu lực từ ngày 01/10, đánh vào 250 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, "theo yêu cầu của phó thủ tướng Lưu Hạc vì Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa kỉ niệm 70 năm thành lập nước".

Những dấu hiệu cho thấy Bắc Kim thấm đòn, được nhà báo Frédéric Lemaître phân tích trên hai điểm : nhũn nhặn hơn trong tuyên bố và số liệu thống kê mới.

Dường như chưa bị tác động trong năm đầu khai chiến, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh hùng hồn tuyên bố rằng các doanh nghiệp Mỹ mới là những nạn nhân chính. Khí phách giảm dần khi những thống kê mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại.

Trung Quốc đổi giọng, liên tục cảnh cáo sẽ không bên nào thắng cuộc trong cuộc chiến thương mại và công nghệ, thậm chí "thuế quan và tranh chấp thương mại (…) phá hoại chủ nghĩa đa phương" và "có thể đẩy thế giới vào suy thoái", theo phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 09 ở New York.

Không những không khảng khái chỉ đích danh Mỹ khuấy động thế giới, Bắc Kinh lại tỏ ra nhân nhượng. Bằng chứng là cho phép công ty Paypal của Mỹ tham gia thị trường thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc. Paypal trở thành công ty nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực này được cấp phép. Quyết định được Hoàn Cầu Thời Báo giải thích (05/10) là "chẳng lợi lộc gì khi xây bức tường Berlin phiên bản kỹ thuật số. Ngược lại, một hợp tác đôi bên cùng có lợi nên là mục tiêu của tất cả các nước nước sản xuất công nghệ".

Có lẽ Bắc Kinh hạ giọng vì số liệu thống kê mới không tốt đẹp lắm cho nền kinh tế Trung Quốc. Chính quyền phải thừa nhận rằng không dễ dàng gì đạt được tăng trưởng trên 6% trong năm 2019, trong khi mục tiêu đề ra là từ 6% đến 6,5%. Trừ lĩnh vực dịch vụ, ngành công nghiệp bị tác động mạnh. Lượng xe hơi bán ra trong năm 2019 giảm khoảng 10%. Tỉ lệ thất nghiệp tạm ổn nhưng một số ngành "gặp vấn đề, như sản xuất ô tô, điện lực, xây dựng, bất động sản", theo Nhân Dân Nhật Báo ngày 25/09.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cần ưu tiên đầu tư và tiêu thụ. Như vậy, kế hoạch thúc đẩy kinh tế được Bắc Kinh đề ra năm 2018 chưa đạt được kết quả như mong đợi, theo nhận định của Le Monde.

Việc Trung Quốc, vào tháng 09, quyết định hủy tăng thuế đối với 18 mặt hàng Mỹ, trong đó có thịt lợn và đậu nành, hai sản phẩm quan trọng cho cả nông dân hai nước, cũng được cho là dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng nhân nhượng trong cuộc đàm phán sắp tới. Phía Trung Quốc cũng có những "diều hâu" không chịu khuất phục trước chính quyền Mỹ đang tìm cách hạ gục họ.

Thực tế kinh tế : thước đo của chính quyền Trump

So với Trung Quốc, tình hình kinh tế Mỹ khả quan hơn. Thống kê được công bố ngày 04/10 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ rơi xuống mức 3,5%, mức thấp nhất kể từ 50 năm nay. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng, dù có một số dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn, như trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Trái với hứa hẹn mang việc làm về cho người dân, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã không giúp Nhà Trắng khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động về trong nước. Thậm chí, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bị sụt giảm trên quy mô thế giới và dĩ nhiên gây tác động đến nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hiện tại, tổng thống Mỹ không ở thế mạnh như hồi mùa Xuân. Ông kiên quyết buộc Bắc Kinh khuất phục, nhưng nếu tăng thuế đối với hàng Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ cũng chịu thiệt thòi và có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Wall Street. Rủi ro này quá lớn đối với chủ nhân Nhà Trắng, trong khi chỉ còn một năm nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống. Dù ông Donald Trump tuyên bố không cần một thỏa thuận với Trung Quốc trước kỳ bầu cử, nhưng giới chuyên gia cho rằng khả năng "đình chiến" trong năm 2020 là điều có thể.

Đối mặt với thủ tục truất phế, đảng Cộng hòa ủng hộ tổng thống Trump

Trong nước, tổng thống Trump đang phải đối mặt với thủ tục luận tội do Hạ Viện, nơi mà đảng Dân chủ chiếm đa số, mở ra. Theo bài phân tích của Libération, bất chấp người báo động thứ hai ra điều trần vào cuối tuần qua, đảng Cộng hòa tiếp tục nhiệt tình ủng hộ tổng thống Trump, bằng chứng là nhiều triệu đô la đã được quyên góp cho chiến dịch tranh cử của ông.

Vụ "Ukrainegate" được Le Monde thuật lại cùng với nhận định Nhà Trắng liên tục lên án "âm mưu của đảng Dân chủ". Riêng tổng thống Mỹ vẫn ưu tiên mạng xã hội Twitter để trút giận, với hơn 200 tin nhắn đăng từ ngày 01 đến 07/10.

Mỹ thí "tốt" Kurdistan trước đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ bằng một cú điện thoại với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, chủ nhân Nhà Trắng khiến các đồng minh ngỡ ngàng khi quyết định rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria, phó thác số phận của người Kurdistan cho kẻ thù Thổ Nhĩ Kỳ. Nhật báo kinh tế Les Echos trích lại tin nhắn trên Twitter của tổng thống Mỹ : "Người Kurdistan đánh nhau với Thổ Nhĩ Kỳ từ vài chục năm qua. Tôi đã tránh một cuộc đối đầu từ gần ba năm nay, nhưng đã đến lúc chúng ta rút khỏi cuộc chiến nực cười và bất tận này".

Với quyết định đi ngược khuyến cáo của Lầu Năm Góc, nhật báo Le Monde cho rằng "Washington bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Syria" dù bộ trưởng quốc phòng Mark Esper khẳng định Mỹ không bỏ rơi lực lượng Kurdistan, đồng minh của phương Tây trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tổng thống Mỹ đã phải nhân nhượng trước đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ liên tục dọa mở chiến dịch quân sự vào miền đông bắc Syria để lập "vùng đệm", rộng 30 km và kéo dài 400 km dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Với Ankara, khu vực này là hậu cứ cho phong trào ly khai của đảng Lao động Kurdistan (PKK), kẻ thù không đội trời chung của tổng thống Erdogan.

Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây ra những hậu quả gì ? Theo bài viết "Trump bỏ rơi người Kurdistan ở Syria cho kẻ thù Thổ Nhĩ Kỳ" của Le Figaro, lực lượng Kurdistan YPG sẽ phải rút về thung lũng Euphrat, để lại nhiều vùng có thể bị rơi vào tay thánh chiến Hồi giáo. Quân đội Syria có thể chiếm lại miền đông lãnh thổ. Hàng chục nghìn tù nhân thánh chiến và gia đình họ, trong đó rất nhiều người là công dân phương Tây, có thể sẽ trốn thoát và trở thành mối de dọa cho các nước phương Tây. Mỹ từng dọa thả tù nhân thánh chiến nếu các đồng minh có công dân tham gia không nhận lại tù binh.

Nhật báo Libération quan tâm đến số phận của "Người Kurdistan bị bạn hữu Mỹ bỏ rơi". Hành động của Nhà Trắng bị xã luận của nhật báo cánh tả đánh giá là "vô liêm sỉ", là "sự phản bội". Không muốn triển khai quân trên thực địa, phương Tây đã cầu viện đến lực lượng Kurdistan để đẩy lui thánh chiến. Vậy mà để đáp ơn họ, Mỹ ngừng yểm trợ. Các đồng minh của Mỹ, trong đó có Pháp, thì phản ứng một cách dè dặt.

Xã luận của La Croix quan tâm đến "Trọng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ" tại Syria, cũng như trong khu vực. Chính quyền Ankara không ngừng củng cố quan hệ chặt chẽ với Moskva, trong cuộc chiến ở Syria, cũng như thông qua các hợp đồng mua chất đốt, nguyên tử, vũ khí, đặc biệt là hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, bất chấp những đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Chính sách Trung Đông của Mỹ thất bại ?

Mở rộng ra cả khu vực Trung Đông, xã luận của Le Figaro cho rằng chính sách Trung Đông của Mỹ đã "thất bại".

Quyết định của tổng thống Trump đồng nghĩa với việc để Thổ Nhĩ Kỳ và chế độ Damascus định đoạt số phận lực lượng Kurdistan. Cùng thời điểm này, chủ nhân Nhà Trắng cũng tỏ ý đẩy Afghanistan vào tay Taliban, trở lại điểm xuất phát cách đây 18 năm khi Mỹ tấn công thành trì của Taliban ở Kabul, đẩy Mỹ vào cuộc chiến lâu nhất trong lịch sử nước này. Liên quan đến Iraq, nơi có lúc quân nhân Mỹ lên đến 160.000 người trong vòng 10 năm, tổng thống Mỹ cũng đang dần để quốc gia này mỗi ngày rơi thêm vào vòng ảnh hưởng của Iran, quốc gia bị coi là kẻ thù lớn trong khu vực.

Với quyết định đầy tính toán cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, chủ nhân Nhà Trắng chỉ khẳng định rằng Hoa Kỳ đã thất bại tại Trung Đông, nơi Mỹ đã chi đến 2.000 tỉ đô la, 7.000 lính đặc nhiệm thiệt mạng và hơn 300.000 nạn nhân là thường dân, chưa kể phía Syria. Mỹ thất bại, còn Nga, chế độ Damascus, Thổ Nhĩ Kỳ là những bên chiến thắng, trong khi những đồng minh phương Tây của Mỹ bất lực, chuẩn bị đối phó nguy cơ tổ chức Nhà nước Hồi giáo có thể hồi sinh.

Khủng bố tại Paris : Bộ trưởng Nội vụ điều trần về kẽ hở an ninh

Ngoài chủ đề Donald Trump bỏ rơi người Kurdistan ở Syria, trang nhất của các nhật báo Pháp quan tâm đến thời sự trong nước.

La Croix chú ý đến "Nông dân chinh phục người Pháp" bằng cách nối lại quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng. Le Figaro quan tâm đến hai chủ đề : "Nhập cư : Edouard Philippe sẵn sàng suy nghĩ đến hạn ngạch" và "Dưới làn sóng chỉ trích gay gắt, Christophe Castaner buộc phải giải trình".

Năm ngày sau vụ tấn công bằng dao ngay trong Sở Cảnh sát Paris, bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner ra điều trần ngày 08/10/2019 trước Ủy ban Tình báo Nghị Viện. Theo Le Monde, ông thừa nhận có những kẽ hở trong guồng máy an ninh, liên quan đến việc cảnh báo dấu hiệu cực đoan, song không được ghi bằng văn bản, của thủ phạm Mickaël Harpon ngay từ năm 2015. Dù vậy, Mickaël Harpon vẫn được cấp phép tiếp cận bí mật quốc phòng cho đến năm 2020. Khi khám xét nhà thủ phạm, các nhà điều tra tìm thấy một ổ USB chứa nhiều thông tin mật và nhiều đoạn video quay cảnh hành quyết.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

trade1

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước : tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm.

Hơn nữa, đối với Hoa Kỳ, các chính sách thuế quan ăn miếng trả miếng sẽ có tác động bóp méo cao độ lên sản xuất và tiêu dùng của kinh tế trong nước. Doanh thu từ việc áp thuế có thể phần nào bù đắp cho tổn thất của các nhà sản xuất Mỹ, nhưng không thể bù đắp hoàn toàn. Những tổn thất này sẽ tăng lên khi thuế được áp cho tất cả các loại hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa trung gian, như đã được thực hiện bởi chính quyền Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ về cơ bản đã hiểu sai nguyên nhân và hệ quả của thâm hụt thương mại với Trung Quốc mà không nhận ra rằng đã có sự tái cân bằng toàn cầu để đối phó với những vấn đề cấu trúc bên dưới xảy ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo xu hướng tái cân bằng toàn cầu đó, tỷ trọng xuất khẩu trên GDP của Trung Quốc đã giảm từ 35% năm 2006 xuống khoảng 17% vào năm 2018 và đóng góp của tiêu dùng vào GDP đã tăng lên 76% vào năm 2018. Thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP đã giảm từ 11% năm 2007 xuống dưới 1% vào năm 2018. Cùng với dân số già hóa nhanh và tỷ suất tiết kiệm giảm, xu hướng này sẽ tiếp tục góp phần hướng tới cân bằng thương mại.

Nếu nhìn từ góc độ này, sự mất cân bằng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một hiện tượng nhất thời hơn là vĩnh viễn. Chống lại sự mất cân bằng thương mại bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đơn giản là không phù hợp với lợi ích kinh tế của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Dù các chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng của Hoa Kỳ đã có hiệu quả trong giai đoạn 2018-2019, tăng trưởng đã giảm dần trong Quý II năm nay cùng với sự suy yếu của niềm tin kinh doanh và đầu tư. Trong nửa đầu năm 2019, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ cũng giảm 12% và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc giảm 19%, đồng thời tổng giá trị thương mại song phương giảm 14%. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ thực tế tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018 và trong 6 tháng đầu năm 2019, khoảng cách thương mại đã nới rộng thêm 7,9%.

Vậy nên, tham gia vào một cuộc thương chiến không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại song phương mà thay vào đó chỉ làm suy yếu tăng trưởng kinh tế trong nước.

Với Trung Quốc, phần lớn những gì đã được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán thương mại song phương đều liên quan đến cải cách trong nước như quyền thâm nhập thị trường (của doanh nghiệp Mỹ), chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển khu vực tư nhân. Bất chấp những lo ngại về việc Trung Quốc cuối cùng có tuân thủ các quy tắc và tinh thần của hệ thống đa phương hay không, các biện pháp cải cách này và quá trình chuyển đổi tiệm tiến, cùng những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc để bù đắp những gì còn thiếu từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001) có thể được xem như một động thái hướng đến cách tiếp cận đa phương hơn.

Trong thế giới hội nhập ngày nay, một quốc gia không thể phát triển bằng việc cô lập mình khỏi thương mại quốc tế, dòng vốn và các công nghệ tiên tiến hơn – khiến cho ý niệm ‘tách rời’ hai nền kinh tế lớn của thế giới dường như là không thể. Một sự thật đơn giản là Hoa Kỳ không thể vươn lên thịnh vượng sau một bức tường thuế quan cao, và Trung Quốc không thể tái cơ cấu thành công mô hình tăng trưởng và phát triển mà không cần dựa vào các thị trường toàn cầu hay công nghệ.

Tốc độ tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế lớn và mới nổi đã bắt đầu giảm tốc, và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện là một khả năng thực sự. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong cả năm 2019 và 2020. Kết thúc chiến tranh thương mại là một bước đi khẩn thiết và quan trọng hướng tới khôi phục thương mại như là một động lực cho tăng trưởng, và, tùy thuộc vào cách mà nó kết thúc, thương chiến có thể mang đến một kết quả có lợi cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù thương chiến đã làm trầm trọng thêm khủng hoảng vốn đã sâu sắc của hệ thống thương mại đa phương, WTO vẫn tiếp tục cung cấp một hệ thống dựa trên các quy tắc và nó cần được duy trì, củng cố như một phần của bất kỳ kết quả đôi bên cùng có lợi nào của thương chiến. Các vấn đề riêng của WTO cần được giải quyết thông qua cải cách, đồng thời cần tìm ra giải pháp cho khả năng rất thực tế là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ bị tê liệt hoàn toàn nếu Hoa Kỳ tiếp tục chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán vào Cơ quan phúc thẩm.

Cạnh tranh về thương mại đã lấn sang các lĩnh vực đối đầu khác giữa hai cường quốc, như công nghệ, tiền tệ và địa chính trị. Những cuộc đối đầu này có thể làm lung lay nền tảng của các kiến ​​trúc thể chế toàn cầu và khu vực đã được phát triển từ Thế chiến II – dẫn đến một thế giới vô cùng bất định. Quá nhiều điều đang bị đe dọa. Cả thế giới đang cùng dõi theo bước đi của Mỹ và Trung Quốc.

Ligang Song

Nguyên tác :"Why the United States and China need to end the trade war", East Asia Forum, 04/10/2019.

Trần Mẫn Linh biên dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Ligang Song là Giáo sư và Giám đốc Chương trình Kinh tế Trung Quốc tại Trường Chính sách công Crawford, Đại học Châu Á và Thái Bình Dương, Viện Đại học Quốc gia Australia.

Published in Diễn đàn

Mỹ đưa vào sổ đen 4 công ty hạt nhân Trung Quốc vì giúp quân đội (RFI, 15/08/2019)

Washington tiếp tục mạnh tay đối với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc. Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, chính quyền Hoa Kỳ hôm qua 14/08/2019 đã đưa bốn công ty Trung Quốc hoạt động trong lãnh vực hạt nhân dân sự vào một bản danh sách đen về thương mại. Các công ty này bị cáo buộc là đã giúp quân đội Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến của Mỹ để dùng vào mục tiêu quân sự.

mytrung1

Ảnh minh họa : Một mô hình nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn nhà nước Trung Quốc CNNC được trưng bày ở bắc Kinh, ngày 19/04/2017. Reuters

Trong một thông báo được Công Báo Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Register) công bố, tên của bốn công ty Trung Quốc đã bi đưa vào bản Danh Sách các Thực Thể (Entity List), tức là bản danh sách đen của các công ty nước ngoài bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm công ty Mỹ làm ăn với họ.

Bốn công ty Trung Quốc bao gồm Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc và các công ty con của tập đoàn này là công ty Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc, công ty Nghiên Cứu Công Nghệ Điện Hạt Nhân Trung Quốc và Công ty Nghiên Cứu Năng Lượng Hạt Nhân Tô Châu.

Ngay từ năm 2016, Bộ Tư Pháp Mỹ đã tố cáo Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc, tập đoàn hạt nhân lớn nhất nước này, là đã có âm mưu đánh cắp công nghệ Mỹ từ những năm 1990. Còn Lầu Năm Góc thì cũng đã cảnh báo về kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi trên các đảo và rạn san hô mà Bắc Kinh đang chiếm đóng ở Biển Đông.

Vào tháng 10 năm ngoái, chính quyền Donald Trump cũng loan báo quyết định siết chặt hơn nữa việc xuất khẩu công nghệ liên quan đến hạt nhân của Hoa Kỳ sang Trung Quốc để ngăn chặn việc "Trung Quốc chuyển hướng trái phép công nghệ hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ để dùng vào mục tiêu quân sự hoặc các mục tiêu không được phép khác".

Điểm đáng chú ý là Tập Đoàn Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc đang là một đối tác quan trọng của Anh Quốc, hiện đang liên kết với tập đoàn Điên Lực Pháp EDF để xây dựng dự án Hinkley Point C tại Anh Quốc, trị giá gần 20 tỷ bảng Anh (24 tỷ đô la). Vào năm 2016, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là bà Theresa May đã trì hoãn việc ra quyết định cuối cùng về kế hoạch này trong bối cảnh có nhiều phản ứng lo ngại trước việc dự án Hinkley Point C sẽ cho phép Bắc Kinh tiếp cận hệ thống điện quốc gia của nước Anh.

Trọng Nghĩa

**************

Mỹ củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương chống Trung Quốc (RFI, 15/08/2019)

Hoa Kỳ dấn thân vào vùng Nam Thái Bình Dương xa xôi để củng cố một liên minh đối đầu với Trung Quốc. Thượng tuần tháng 8, ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đến Pohnpei, thủ đô Liên bang Micronesia, để chứng tỏ mối quan tâm của Washington đối với các đồng minh Thái Bình Dương, cho dù là những tiểu quốc, nhưng rất quan trọng trong bối cảnh xung khắc với Trung Quốc trên mọi mặt. RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang ở Sydney về chiến lược của Mỹ .

mytrung2

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo với các tổng thống của Liên bang Micronesia, đảo Marshall và Palaos họp báo tại Kolonia, Micronesia, ngày 05/08/2019.Reuters

Ngày 05/08/2019, trong cuộc hội đàm với tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo, nữ tổng thống đảo Marshall, Hida Heine và tổng thống Palaos, Tommy Remengesau, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam kết "sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh và quyền sống trong tự do và hòa bình" cho ba nước đồng minh. Ba nước này hiện đang được Hoa Kỳ bảo vệ về an ninh, nhưng hiệp định liên đới này sắp được đàm phán lại.

Không che dấu mục tiêu chiến lược, nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Mỹ lần đầu tiên đặt chân đến Micronesia tuyên bố biết rõ tham vọng của Bắc Kinh : "Trung Quốc muốn can thiệp vào vùng Nam Thái Bình Dương, nhưng Hoa Kỳ tin tưởng người dân trong khu vực hiểu rõ chỉ có những nước dân chủ mới là đối tác đáng tin cậy". Trong đáp từ, lãnh đạo Micronesia cho biết "hãnh diện vì người dân địa phương được Mỹ bảo vệ như những công dân Mỹ".

Cũng vì một mối đe dọa "không lạ"

Một viên chức Mỹ xin dấu tên thừa nhận đúng là "những cuộc thảo luận gần đây cho thấy Washington nâng tầm quan trọng của khu vực Thái Bình Dương", cho dù đôi bên đã có mối quan hệ lịch sử .

Cùng nhận định, chuyên gia chính trị quốc tế Pháp Elizabeth Economy, thuộc Viện quan hệ quốc tế Mỹ - Council on Forein Relations, giải thích : "Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã chuẩn bị củng cố vị trí trong vùng Nam Thái Bình Dương".

Tuy nói là tiểu quốc nhưng các quần đảo này trải dài đến 2700 km từ đông sang tây, một yếu tố rất quan trọng trong bối cảnh quyền tự do hàng hải là một trong những điểm xung khắc cốt lõi giữa Trung Quốc và các nước tự do.

Trước khi đến Micronesia, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đi một vòng vận động Châu Á - Thái Bình Dương, từ Bangkok rồi đến Sydney, cũng vì một mục đích xây dựng một vùng "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do".

Những tuyên bố này, các động thái chuẩn bị của Mỹ, cũng như dự án bố trí tên lửa tầm trung ở Châu Á mang ý nghĩa gì ? Vì sao Bắc Kinh có thể "múa gậy vườn hoang" suốt một thời gian dài ? Từ lúc nào Donald Trump tỉnh thức sau khi độc đoán bỏ chính sách "xoay trục"của người tiền nhiệm ?

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang ở Sydney.

Lưu Tường Quang : "Vùng Nam Thái Bình Dương luôn là bãi chiến trường của nhiều quốc gia. Trong mấy thập niên nay , vùng này là chiến trường giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, vì Bắc Kinh theo đuổi chính sách cô lập ngoại giao và chính trị đối với Đài Loan ( Marshall và Palaos công nhận Đài Loan). Nhưng Nam Thái Bình Dương còn quan trọng hơn nữa về mặt chiến lược giữa thế giới tự do theo nghĩa giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tân Tây Lan, đối với sự trổi dậy của Bắc Kinh. Nam Thái Bình Dương không phải là bãi chiến trường mà Hoa Kỳ bỏ quên. Thật ra Hoa Kỳ chú ý đến khu vực này, nhưng vì không liên tục, nên bị xem là lơ là… Cho nên trong thập niên gần đây, Bắc Kinh đã "múa gậy vườn hoang".

Trước chuyến đi vừa rồi của ông Mike Pompeo vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã đến đảo Cook như là một phần của chính sách "tái định vị" của tổng thống Barack Obama và có sự thúc đẩy của các nước khu vực như Úc và Tân Tây Lan…".

Tú Anh

*****************

Giới chuyên gia : Trung Quốc đừng mong bắn chìm tàu sân bay Mỹ (RFI, 15/08/2019)

Vào lúc sức mạnh của Hải Quân Mỹ rõ ràng là dựa trên lực lượng tàu sân bay hùng hậu, các thành phần diều hâu Trung Quốc thường đưa ra lập luận là chỉ cần phá hủy một hoặc hai chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ là đủ để làm cho Hoa Kỳ lùi bước.

mytrung3

Ảnh minh họa : Tàu sân bay USS Ronald Reagan và hải đội tác chiến cùng oanh tạc cơ B-52 của Không Quân và chiến đấu cơ F/A 18 của Hải Quân, trên biển Philippines, trong cuộc tập trận Valiant Shield 2018 ngày 17/09/2018.U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Erwin

Đối với các thành phần này, Bắc Kinh hiện đã có các phương tiện tối tân như các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hiện đại để tấn công và đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Vấn đề nói thì đơn giản, nhưng thực hiện thì không phải là điều dễ dàng, thậm chí còn bất khả, như nhận định của chuyên gia phân tích quốc phòng Loren Thompson trên tờ báo Mỹ Forbes số ra ngày 09/08/2019 trong bài mang tựa đề "Tại sao Trung Quốc không thể đánh được tàu sân bay Mỹ" ( Why China Can't Target U.S. Aircraft Carriers ).

Theo tác giả bài phân tích, từ hàng chục năm nay, nhiều người vẫn lo ngại là con chủ bài của sức mạnh Mỹ là các tàu sân bay khổng lồ hiện đang ngày càng gặp nguy hiểm trong thời đại của tên lửa chống hạm tầm xa với hệ thống dẫn đường cực kỳ chính xác, đặc biệt là của Trung Quốc, nước đã chuyển mình thành một siêu cường quân sự, với những loại vũ khí có thể đe dọa các hàng không mẫu hạm Mỹ.

Thế nhưng Hải Quân Hoa Kỳ, theo nhà phân tích của tờ Forbes, dường như không mấy lo lắng, thậm chí đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân mãn nhiệm, còn cho rằng Mỹ bây giờ còn "ít có khả năng bị tấn công hơn" so với thời kỳ kể từ Đệ Nhị Thế Chiến cho đến nay.

Có hai lý do giải thích thái độ tự tin của Hải Quân Mỹ : Trước hết là vì Mỹ đã đầu tư rất mạnh vào những công nghệ mới nhằm củng cố hệ thống phòng thủ của các nhóm tàu sân bay tấn công, đồng thời cũng đã thay đổi chiến thuật tác chiến tại khu vực gần Trung Quốc. Thế nhưng, lý do lớn nhất giúp Mỹ tự tin chính là muôn vàn khó khăn mà Trung Quốc sẽ gặp phải để tìm ra và theo dõi các tàu sân bay Mỹ.

Tại sao những chiếc tàu sân bay hạt nhân khổng lồ mà Hải Quân Mỹ đang sử dụng lại có thể khó tìm như vậy, nhất là khi đó là những công trình đồ sộ, có chiều cao ngang với một tòa nhà 25 tầng, làm bằng thép dễ dàng bị radar nhìn thấy, lại đầy rẫy những loại thiết bị dựa trên quang học, hồng ngoại và tần số radio đặc biệt dễ bị phát hiện. Trong lúc đó thì quân đội Trung Quốc ngày càng có thêm công cụ dò tìm tinh vi, và tên lửa chống hạm đủ loại.

Trở ngại về mặt địa dư

Theo nhà phân tích của Forbes, lý do đầu tiên mang tính chất địa dư : Khu vực phía tây Thái Bình Dương, nơi hoạt động của hàng không mẫu hạm Mỹ, là một vùng mênh mông, rất dễ cho các con tàu ẩn mình khi tác chiến. Riêng Biển Đông đã rộng hơn 3,6 triệu km2, và đấy chỉ là một trong 4 vùng biển mà phi cơ xuất phát từ tàu sân bay Mỹ có thể tấn công vào Trung Quốc.

Trong trường hợp tiến hành hoạt động kiểm tra trên biển – tức là bảo vệ các tuyến đường biển cho các đồng minh chủ chốt như Nhật Bản chẳng hạn – có nhiều khả năng là tàu Mỹ sẽ ở khá xa chuỗi đảo đầu tiên nằm song song với bờ biển Trung Quốc.

Trong tình hình đó, hạm đội Mỹ có thể dễ dàng ẩn mình giữa vùng biển Tây Thái Bình Dương cực kỳ rộng lớn. Định vị một thứ gì đó giữa hàng triệu dặm vuông của một đại dương quả thực là không dễ, nhất là khi mục tiêu cần tìm còn thường xuyên di chuyển chứ không hề ở yên một chỗ.

Nhờ dùng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay Mỹ về cơ bản có phạm vi hoạt động không giới hạn. Nếu quân đội Trung Quốc thực sự định vị được tàu sân bay Mỹ và bắn tên lửa về phía con tàu, thì khi tên lửa bay đến nơi, tàu sân bay đó đã không còn ở vị trí trước đó.

Với vận tốc 56 km/giờ, hàng không mẫu hạm Mỹ có thể ở bất kỳ đâu trong một khu vực có diện tích hơn 1/813 km2 trong khoảng thời gian 30 phút, và sau 90 phút, khu vực tàu sân bay hiện diện có thể tăng lên hơn 15.540 km2 – đây cũng là khoảng thời gian từ lúc Trung Quốc phát hiện ra tàu sân bay và phóng tên lửa đi từ đất liền.

"Quá trình tiêu diệt - kill chain"

Ngoài khó khăn trong việc phát hiện kẻ địch, Trung Quốc cần vượt qua nhiều trở ngại khác để có thể tấn công được một tàu sân bay Mỹ.

Đầu tiên hết là phải tìm ra tàu sân bay, sau đó phải xác định được vị trí con tàu, thiết lập một bản đồ theo dõi hành trình liên tục chuyển động của nó ; rồi đưa con tàu vào tầm ngắm chính xác của những loại vũ khí cụ thể. Chưa hết, Trung Quốc còn phải xuyên thủng hàng rào phòng thủ nhiều lớp của tàu sân bay Mỹ mới có thể tiếp cận được mục tiêu ; và cuối cùng còn phải đánh giá xem thiệt hại gây ra có đủ để khiến đối phương ngừng hoạt động hay chưa.

Hải Quân Mỹ gọi đây là một "quá trình tiêu diệt - kill chain", với mỗi bước phải được hoàn thành theo thứ tự, chỉ cần một sai sót trong một công đoạn là toàn bộ quá trình sẽ thất bại.

Và dĩ nhiên là Mỹ và các đối tác có nhiều kế hoạch nhằm gây gián đoạn từng bước một trong quá trình tiêu diệt đó.

Radar và vệ tinh Trung Quốc : hiệu năng còn khiêm tốn

Câu hỏi mà Forbes đặt ra là trong thời điểm hiện nay, những phương tiện mà Trung Quốc có thể dùng để dò tìm và xác định vị trí của tàu sân bay Mỹ có hiệu năng ra sao. Trước tiên hết là các hệ thống radar đặt trên đất liền.

Trung Quốc hiện có ít nhất 2 hệ thống radar khổng lồ mà trên lý thuyết, có khả năng gọi là "mò kim đáy biển".

Tuy nhiên, tính hữu dụng của các hệ thống này khá khiêm tốn. Trước hết tín hiệu ghi nhận được rất yếu. Do phải phát đi các bước sóng dài, sản siinh ra tương đối ít thông tin, và những tín hiệu dội ngược trở về lại bị tiêu hao năng lượng nên rất yếu.

Ngoài ra, hình ảnh thu được của các khu vực khảo sát lại có độ phân giải thấp đến nỗi radar không thể thiết lập bản đồ theo dõi kể cả khi đã phát hiện ra tàu sân bay.

Cuối cùng, bản thân hệ thống radar rất lớn, và những vật thể cố định như vậy luôn bị đối phương ưu tiên phá hủy trước tiên khi có chiến tranh.

Trung Quốc cũng có thể dùng đến hành chục vệ tinh trinh sát mà họ đã phóng lên quỹ đạo, một số giống như các vệ tinh thăm dò điện tử mà Hải Quân Mỹ dùng để giám sát các đại dương, một số khác sử dụng các cảm biến quang học và radar có "độ mở tổng hợp".

Nhưng để thu thập được thông tin với chất lượng đủ để phục vụ việc nhắm bắn đối tượng, các vệ tinh phải được đặt ở quỹ đạo thấp của Trái Đất (khoảng hơn 1.000 km tính từ bề mặt hành tinh). Ở độ cao đó, vệ tinh sẽ di chuyển với tốc độ gần 25.750 km/giờ - có nghĩa là sẽ nhanh chóng biến mất ở đường chân trời và phải hơn một giờ sau mới quay lại vị trí ban đầu.

Hải Quân Mỹ đã ước tính rằng để liên tục giám sát được các khu vực đại dương gần Trung Quốc, Bắc Kinh cần phải thiết lập 3 hệ thống theo dõi song song bắc – nam ở quỹ đạo thấp, và đưa vào mỗi hệ thống hàng chục vệ tinh được sắp xếp sao cho tầm phủ sóng của chúng liên tục với nhau.

Trung Quốc hiện chưa làm được điều này, và dù có làm được, thì việc kết nối toàn bộ các hệ thống trên quỹ đạo với một hệ thống điều hành dưới mặt đất để triển khai vũ khí nhắm vào một chiếc tàu sân bay nào đó cũng sẽ là một việc cực kỳ khó khăn.

Tàu sân bay Mỹ phòng thủ dày đặc

Giải pháp thứ ba của Trung Quốc là dùng phi cơ radar có và không có người lái.

Tuy nhiên, các hải đội tác chiến tàu sân bay Mỹ đã thiết lập một vòng phòng thủ dày đặc chung quanh nơi các con tàu này hoạt động, bao gồm chiến đấu cơ, mạng lưới tên lửa phòng không, máy bay giám sát và các thiết bị gây nhiễu. Không một phi cơ, chiến hạm hay tàu ngầm nào của Trung Quốc có thể tiến lại đủ gần tàu sân bay để tấn công. Các phương tiện của Trung Quốc ngược lại còn dễ trở thành mục tiêu ưu tiên tấn công của các nhóm tác chiến Mỹ.

Tóm lại, thực hiện được những bước quan trọng đầu tiên trong việc dò tìm và đưa các tàu sân bay vào tầm ngắm là một điều không hề dễ dàng. Kết nối các phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tấn công với các hệ thống khác trong các giai đoạn sau của "kill chain" sẽ là một thách thức, đặc biệt trong tình hình quãng thời gian rất ngắn mà Trung Quốc có được để triển khai vũ khí nhắm vào một mục tiêu liên tục di chuyển.

Bất kỳ vũ khí nào được triển khai chống lại mục tiêu được định vị lại còn phải vượt qua nhiều lớp phòng thủ chủ động và thụ động.

Nhìn chung, theo nhật báo Mỹ, Trung Quốc không (hoặc chưa) thể vượt qua những rào cản để có thể triển khai thành công một cuộc tấn công vào các tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh cũng sẽ rất khó có thể cản trở hoạt động của chúng khi chiến tranh xảy ra.

Mai Vân

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2