Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/12/2018

Phái đoàn quân sự Việt Nam sang Trung Quốc, hội thảo Biển Đông

RFA tiếng Việt

Phái đoàn quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc (RFA, 05/12/2018)

Một phái đoàn cán bộ chính trị cấp cao Quân Đội Việt Nam có chuyến làm việc tại Trung Quốc từ ngày 2 đến 7 tháng 12.

qs1

Ảnh minh họa. AFP

Tin cho biết phái đoàn do ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị dẫn đầu. Mục tiêu chuyến đi được nói nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Vào ngày 3 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Trọng Nghĩa có cuộc hội đàm với ông Trung tướng Lưu Đức Vĩ, Phó Chủ Nhiệm Bộ Công tác Chính Trị Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin tại cuộc gặp, hai phía cho biết tiếp tục triển khai nội dung Tuyên bố Tầm Nhìn Chung về hợp tác quốc phòng Việt- Trung đến năm 2025 trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị. Một trong những công tác được đề cập là đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng cộng sản, chống lại những quan điểm, tư tưởng bị cho là sai trái, thù địch.

Quân đội là lực lượng cùng với công an được đảng cộng sản Việt Nam cho là ‘thanh kiếm và lá chắn’ bảo vệ chế độ.

**********************

Hội thảo tăng cường hợp tác an ninh ở Biển Đông (RFA, 05/12/2018)

Một hội thảo quốc tế mang tên ‘Thúc đẩy hợp tác an ninh biển ở Biển Đông’ diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tại Hà Nội.

qs2

Hình ảnh tại hội thảo. Screen Capture

Hội thảo do Học Viện Ngoại giao Việt Nam cùng hai đại sứ quán Anh và Australia ở Hà Nội phối hợp tổ chức. Có hơn 100 đại biểu và gần 30 phái đoàn ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam tham dự hội thảo.

Trong số những đại biểu có các diễn giả đến từ Ủy Ban Luật Pháp Quốc Tế Liên Hiệp Quốc (UNILC), Anh, Australia, Pháp, Nhật Bản, Malaysia, Philippines.

Phó Giám Đốc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Lan Dung, phát biểu tại hội thảo rằng Việt Nam là một quốc gia ven biển, luôn hướng đến hòa bình, ổn định trong khu vực. Hà Nội luôn mong muốn giải quyết các vấn đề trên biển theo các phương thức hòa bình, dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Về Luật Biển năm 1982- UNCLOS1982 cùng các qui định khác của luật pháp quốc tế.

An ninh tại khu vực Biển Đông hiện có tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là mối quan tâm của những quốc gia trong khu vực và cả quốc tế.

Trung Quốc vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây ra căng thẳng. Philippines đưa vụ việc ra trước Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Haye vào đầu năm 2013. Đến tháng 7 năm 2016, Tòa tuyên đường đứt khúc 9 đoạn đó vô giá trị vì không có cả căn cứ pháp lý lẫn lịch sử.

Tuy nhiên Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường Trực Quốc tế và tiếp tục xây dựng, quân sự hóa các đảo chiếm đóng.

Quay lại trang chủ
Read 508 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)