Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

12/02/2019

Việt Nam chuẩn bị tổ chức Thượng đỉnh Kim-Trump II tại Hà Nội

Tổng hợp

Trung Quốc nói gì về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Việt Nam ? (VOA, 12/02/2019)

Chính quyền Bc Kinh hôm 11/2 ln đu lên tiếng, gn mt tun sau khi Tng thng Trump tuyên b s gp Ch tch Triu Tiên Kim Jong-un Vit Nam.

summit1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Trong một cuc hp báo thường kỳ, khi được hi v cuc gp thượng đnh ln th hai gia lãnh đo Hoa Kỳ và Bc Hàn Hà Ni cui tháng này, phát ngôn viên B Ngoi giao Hoa Xuân Oánh nói rng "Trung Quc liên tc hu thun Triu Tiên và M đi thoi và tham vấn đ tìm các gii pháp".

"Hiện hai bên đang chun b cho hi ngh thượng đnh th hai. Trung Quc ng h và hy vng v mt hi ngh thượng đnh suôn s vi các kết qu tích cc, đóng góp vào quá trình phi ht nhân hóa và hòa bình lâu dài trên Bán đo Triều Tiên", bà Oánh nói.

Bốn ngày trước, Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao M Robert Palladino ca ngi Vit Nam là "người bn thân thiết ca Hoa Kỳ" đng thi cám ơn Hà Ni vì "s hào phóng" khi đăng cai hi ngh gia Tng thng Trump và Ch tch Kim vào ngày 27 và 28/2.

Trong khi đó, theo nội dung mt công đin sau kỳ ngh Tết Nguyên đán, Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 11/2 yêu cu B Ngoi giao ch trì, phi hp vi các b, ngành liên quan t chc tt cuc gp thượng đnh M - Triu ln hai.

Bà Oánh lên tiếng như trên trong cuc hp báo đu tiên ca B Ngoi giao Trung Quc sau kỳ ngh Tết Nguyên đán kéo dài.

Khi được mt phóng viên hi v chuyn năm nay có nhiu lãnh đo nước ngoài gi li chúc mng Tết Nguyên đán ti Trung Quc hơn năm ngoái, bà Hoa nói rng vic đó "không nhng phn ánh nh hưởng ca văn hóa truyền thng Trung Quc" mà còn cho thy "s sn lòng ca các nước nhm thúc đy hơn na các trao đi hu ngh và hp tác vi Trung Quc".

Nữ phát ngôn viên cũng đ cp ti mt thành ng ca Trung Quc v chuyn "nếu các thành viên trong mt nhà sng hòa thuận thì h có th làm mi vic mt cách suôn s và triết lý này cũng có th được áp dng đi vi quan h cp nhà nước".

"Nếu các nước có th chia s s tôn trng ln nhau, mưu tìm đim chung, trong khi bo lưu s khác bit và cùng tn ti hòa thun, thế gii s được hưởng hòa bình, phát trin và thnh vượng", bà Hoa nói, cho biết thêm rng trong năm mi, Trung Quc "s tiếp tc hp tác vi tt c các nước đ gây dng mt thế gii tt đp hơn, thnh vượng và hòa hp hơn".

Tổng bí thư kiêm Ch tch Trung Quốc và Vit Nam, ông Tp Cn Bình và ông Nguyn Phú Trng, hôm 28/1 trao đi thư chúc Tết, đng thi bày t nim tin rng quan h song phương "s đt mc phát trin mi".

********************

Thăng trầm trong gần 70 năm quan hệ Việt Nam và Bắc Triều Tiên (RFI, 11/02/2019)

Hà Nội được chọn làm địa điểm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong hai ngày 27-28/02/2019. Theo truyền thông Hàn Quốc, nhân dịp này, ông Kim Jong-un có thể thăm chính thức Việt Nam. Nếu tin trên được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến thăm Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua.

summit2

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho (T) tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 30/11/2018. Reuters/MINH HOANG

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Bắc Triều Tiên tiến triển như thế nào ? RFI tiếng Việt xin trích phần nói về chủ đề này trong tài liệu nhan đề Quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên từ năm 1945 tại một hội thảo do Hội Hữu nghị Pháp-Việt tổ chức vào tháng 01/2018.

Trước tiên, tài liệu trên nhấn mạnh đến một số điểm tương đồng giữa Việt Nam và Triều Tiên : có chung đường biên giới với Trung Quốc, từng bị quân phát xít Nhật chiếm đóng, đều bị chia cắt làm đôi (từ 1954-1975 đối với Việt Nam và chính thức từ 1948 đến nay đối với hai miền Triều Tiên), từng là tâm điểm trong cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây và đều có vị trí chiến lược về mặt địa-chính trị trong khu vực.

Trong quá khứ, cả miền nam Việt Nam và miền nam Triều Tiên đều là hai thành trì chống chủ nghĩa cộng sản. Sau hai lần muốn can thiệp vào Việt Nam nhưng bất thành (1953 và 1954), toán quân Nam Hàn đầu tiên (gồm 34 sĩ quan và 69 quân nhân thuộc một đơn vị y tế cùng với 10 võ sư huấn luyện taekwondo) hiện diện tại Việt Nam vào năm 1964 sau khi chính quyền miền Nam Việt Nam thay đổi lập trường.

Dần dần, quân nhân Nam Hàn trở thành lực lượng nước ngoài lớn thứ hai, sau Mỹ, tham chiến ở Việt Nam vừa vì lý do là đồng minh của Mỹ, vừa vì lợi ích kinh tế với những cam kết ngầm của Hoa Kỳ. Cho đến năm 1973, hơn 312.850 quân nhân Nam Hàn được triển khai dưới quyền chỉ huy của trung úy Chae Myung Shin. Họ bị cáo buộc gây ra nhiều vụ thảm sát thường dân Việt Nam trong những năm 1966 đến 1968 với hơn 9.000 nạn nhân, theo số liệu của một ủy ban điều tra sự thật và hòa giải Hàn Quốc.

Chỉ đến năm 2001, Hàn Quốc mới thừa nhận tội ác do quân nhân nước này gây ra trong chiến tranh Việt Nam qua lời chia buồn của tổng thống Kim Dae-jung trước những nỗi đau mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng, nhưng ông tuyên bố rằng "những tội ác gây ra không do cố ý". Bốn năm sau khi Hà Nội và Seoul thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba, là nước đầu tư lớn thứ tư vào Việt Nam và hiện trở thành nhà đầu tư hàng đầu.

1950-1973 : 23 năm Bắc Triều Tiên ủng hộ hết mình miền bắc Việt Nam

Với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên), Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao sớm hơn, ngay từ ngày 31/01/1950. Bắc Triều Tiên trở thành nước thứ ba, sau Trung Quốc và Cộng hòa Liên bang Xô Viết, công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam thời kỳ đó.

Sau năm 1954, quan hệ chính trị giữa hai nước trở nên mật thiết hơn với những chuyến thăm chính thức : Hồ Chí Minh đến thăm Bắc Triều Tiên vào tháng 07/1957 ; Kim Nhật Thành hai lần đến thăm Việt Nam, vào tháng 11-12/1958 và tháng 11/1964. Hợp tác khoa học và kỹ thuật giữa hai bên chính thức được bắt đầu từ tháng 02/1961.

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Bắc Triều Tiên, lúc đó phát triển hơn, đã giúp đỡ miền Bắc Việt Nam về mặt quân sự (vũ khí, đạn dược, đồng phục...) và về kinh tế (xi măng, thép, vải, thuốc men, phân bón...). Giá trị khối lượng trợ giúp trong những năm 1966-1969 được thẩm định lên đến 20 triệu rup mỗi năm. Đây là khoản tiền đáng kể đối với một nước nhỏ như Bắc Triều Tiên.

Ngoài ra, còn phải kể đến số lượng sinh viên Việt Nam sang Bắc Triều Tiên du học - khoảng 2.500 sinh viên vào năm 1968 - và trở thành những nhân tố chủ đạo cho mối quan hệ song phương.

Khác với Nam Hàn, Bắc Triều Tiên không điều quân tham chiến ở Việt Nam, ngoại trừ khoảng 200 phi công tham gia từ năm 1965 đến 1968, trong đó có 14 người tử trận và được ghi công ở tỉnh Bắc Giang.

Sự trợ giúp của Bắc Triều Tiên giảm dần vào đầu thập niên 1970 và ngừng lại vào năm 1973 sau khi hiệp định Paris được ký kết.

1975-1996 : Thăng trầm trong quan hệ ngoại giao Hà Nội-Bình Nhưỡng

Quan hệ giữa Việt Nam và Bắc Triều Tiên xấu đi do bất đồng về cuộc nội chiến Cam Bốt (1967-1975). Bình Nhưỡng ủng hộ đề xuất của Bắc Kinh về việc thành lập một mặt trận thống nhất gồm 5 nước Châu Á (Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam Bốt), trong khi Việt Nam và Liên bang Xô Viết lại tỏ ra dè chừng về ý tưởng này. Cần lưu ý là trong bối cảnh Trung Quốc và Liên Xô bị chia rẽ, Hà Nội đã không ngả về phía Bắc Kinh.

Sau năm 1975, Bắc Triều Tiên ủng hộ chế độ Khmer Đỏ. Quốc Vương Norodom Sihanouk thường xuyên đến Bình Nhưỡng, nơi ông được xây tặng một cung điện và có vệ sĩ riêng. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng xấu đi nghiêm trọng sau khi Bắc Triều Tiên lên án Việt Nam can thiệp vào Cam Bốt, đồng thời từ chối công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Kampuchea mới.

Tình hình được cải thiện hơn sau khi Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt vào năm 1989. Một ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Bắc Triều Tiên đã được thành lập cùng năm nhằm tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, thỏa thuận hợp tác này bị đình chỉ khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc ngày 22/12/1992.

Năm 1993, Bắc Triều Tiên-Việt Nam đã đầu tư chung vào kế hoạch sản xuất lụa ở tỉnh Hải Dương. Những khó khăn về kinh tế đã buộc chính quyền Bình Nhưỡng bán lại cổ phần cho phía Việt Nam vào năm 2001. Đây chỉ là một trong số khoảng 135 thỏa thuận song phương được ký kết từ 1957 đến 2002, theo thống kê của Pham Thi Thu Thuy trong một bài viết trên NK News, dù phần lớn được ký kết trong thời kỳ cuối những năm 1960.

Nhiều sự cố về tài chính cũng tác động đến quan hệ song phương : theo phía Việt Nam, năm 1996, Bắc Triều Tiên đã không thanh toán 20.000 tấn gạo trị giá khoảng 18 triệu đô la.

Việt Nam : Mô hình kiểu mẫu cho Bắc Triều Tiên ?

Về mặt trao đổi kinh tế, hiện Bắc Triều Tiên quan tâm đến Việt Nam hơn là theo chiều hướng ngược lại. Nhiều chuyên gia nước này thường xuyên đến Việt Nam để nghiên cứu về các chương trình cải cách kinh tế, được Bình Nhưỡng coi là một mô hình phát triển ổn định hơn về mặt xã hội so với hướng đi của Trung Quốc.

Vấn đề người tị nạn Bắc Triều Tiên qua ngả Việt Nam để sang Hàn Quốc (vì vùng núi biên giới Việt-Trung không quá hiểm nghèo) cũng tạo thành mối bất đồng giữa hai nước. Ban đầu, chính quyền Hà Nội nhắm mắt làm ngơ cho người Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc thông qua bốn trung tâm tiếp nhận ở Việt Nam do Hàn Quốc quản lý. Tuy nhiên, tình hình thay đổi với thông báo hồi tháng 07/2004 rằng có 468 người Bắc Triều Tiên đã sang Hàn Quốc từ Việt Nam. Từ đó, chính quyền Việt Nam đã tăng cường kiểm soát công dân Bắc Triều Tiên ở cửa khẩu và trục xuất những người Hàn Quốc điều hành trung tâm tiếp nhận người tị nạn Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

Quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng được tăng cường kể từ cuối những năm 2000 và được đánh dấu với những chuyến công du cao cấp của phái đoàn Bắc Triều Tiên tại Việt Nam vào những năm 2010, 2012 (Kim Yong Nam, chủ tịch đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao, từ ngày 05-07/08), 2015 (Par Yong Sik, bộ trưởng Quân Đội) và 2018 (Ri Yong-ho, bộ trưởng Ngoại Giao, từ 29/11-02/12).

Về phía Việt Nam là chuyến công du của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh vào tháng 10/2007. Đây là chuyến công du đầu tiên của một vị lãnh đạo cao cấp của đảng kể từ khi Hồ Chí Minh được tiếp đón tại Bình Nhưỡng năm 1957.

Mối quan hệ mà Việt Nam duy trì với cả hai miền Triều Tiên, cũng như với Hoa Kỳ, có thể biến Hà Nội thành một nhà trung gian quan trọng trong vấn đề bán đảo Triều Tiên. Sau chuyến thăm đầu tiên của Kim Nhật Thành cách đây 61 năm, Kim Jong-un tiếp bước ông nội đến Hà Nội. Nếu chính thức thăm Việt Nam, lãnh đạo Bắc Triều Tiên vừa có thể củng cố mối quan hệ song phương, vừa rút ra những bài học kinh nghiệm từ mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam : theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhưng không từ bỏ chế độ cộng sản.

Trong chuyến công du Việt Nam năm 2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gián tiếp nhắn gửi đến lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rằng "đất nước của ông có thể đi theo con đường đó. Giờ đến lượt ông, nếu ông nắm bắt được thời điểm này".

RFI tiếng Việt

*******************

Mô hình Việt Nam có thích hợp với Bắc Triều Tiên ? (RFI, 11/02/2019)

Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong-un có thể thăm chính thức Việt Nam.

summit3

Ông Kim Jong-un tiếp một phái đoàn Bắc Triều Tiên vừa thăm Mỹ trở về. Reuters

Hiện giờ thông tin này chưa được chính thức xác nhận, nhưng nếu đúng như thế, Kim Jong-un sẽ là lãnh tụ Bắc Triều Tiên đầu tiên đi thăm Việt Nam kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong-un).

Nhà lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ có dịp nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Gần đây, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho cũng đã viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu về kinh nghiệm đổi mới của Hà Nội.

Nhưng liệu Việt Nam có phải là một mô hình thích hợp cho Bắc Triều Tiên hay không ? Trên báo chí quốc tế, hiện có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Trước hết, tình hình Bắc Triều Tiên hiện nay có gì giống và khác so với Việt Nam thời kỳ bao cấp ? Trả lời RFI Việt ngữ ngày 08/02/2019, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, ghi nhận :

"Nền kinh tế Bắc Triều Tiên hiện nay có một số điểm khá tương đồng với tình hình kinh tế của Việt Nam trước đổi mới. Thứ nhất, mô hình kinh tế của Bắc Triều Tiên hiện nay cũng là mô hình kinh tế tập trung, dựa trên các mệnh lệnh quan liêu của nhà nước, không phải là một nền kinh tế thị trường. Tất cả các hoạt động kinh tế hiện nay ở Bắc Triều Tiên đều do nhà nước kiểm soát và vận hành trên các nguyên tắc phi thị trường, bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, kinh tế Bắc Triều Tiên hiện nay cũng không mở cửa ra bên ngoài nhiều. Chủ yếu các hoạt động giao thương được thực hiện với một số nước như Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên. Giống như Việt Nam trước năm 1986, chủ yếu là giao thương với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu.

Thứ ba, Bắc Triều Tiên hiện đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây do các chương trình hạt nhân và tên lửa của họ. Trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam cũng đã chịu sự cấm vận rất gay gắt từ các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ. Chỉ tới những năm đầu thập niên 1990, các lệnh cấm vận này mới bắt đầu được tháo dỡ dần dần.

Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt, ví dụ như Bắc Triều Tiên hiện nay mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng ở một số thành phố, đặc biệt là Bình Nhưỡng, tình hình kinh tế xã hội dường như là không đến mức tồi tệ như ở Việt Nam trước 1986.

Bên cạnh đó, trong vòng mấy năm trở lại đây, Bắc Triều Tiên cũng đã tiến hành một số cải cách kinh tế, ở quy mô vừa phải, mang tính chất thử nghiệm, ví dụ như thành lập một số đặc khu kinh tế hay khu công nghiệp liên doanh với Hàn Quốc. Một số cải cách theo hướng thị trường cũng được thực hiện ở một số nơi, với mức độ nhất định ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chưa mở cửa ra bên ngoài, cũng như những cải cách thị trường thì chưa rộng khắp. Nói chung, nền kinh tế Bắc Triều Tiên có xuất phát điểm có lẻ là cao hơn Việt Nam vào lúc bắt đầu đổi mới năm 1986".

Tờ nhật báo Úc The Australian ngày 08/02/2019, nhắc lại rằng, là một trong những nước nghèo nhất thế giới cách đây 30 năm, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, với mức tăng trưởng từ năm 2010 lúc nào cũng trên 5%. Đó chính là nhờ từ năm 1986, chính phủ Hà Nội đã cải tổ mạnh mẽ nền kinh tế và đưa Việt Nam hội nhập dần dần vào nền kinh tế thế giới. Theo The Australian, Bắc Triều Tiên có thể đi theo mô hình này để đạt được "phép lạ" kinh tế như Việt Nam.

Cụ thể, chế độ Kim Jong-un có thể học hỏi được gì từ cách thức tiến hành cải tổ của Việt Nam ? Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nêu ý kiến :

"Có lẽ một trong những đặc điểm nổi bật của đổi mới kinh tế Việt Nam là họ làm từ từ, tiến từng bước, tức là những cải cách không quá triệt để, không đi quá nhanh, vừa làm, vừa kiểm nghiệm, điều chỉnh. Đó là do đảng Cộng Sản lo ngại là nếu cải cách quá nhanh thì sẽ dẫn tới những hệ lụy về chính trị và làm suy yếu quyền lực của đảng Cộng Sản. Đây là một đặc điểm khiến cho mô hình Việt Nam có sức hấp dẫn đối với Bắc Triều Tiên và bản thân ông Kim Jong-un.

Tuy nhiên, có lẽ là việc áp dụng vào Bắc Triều Tiên có thể có những thay đổi cho phù hợp với tình hình chính trị Bắc Triều Tiên. Đó cũng là điều dễ hiểu, miễn là mô hình Việt Nam có thể giúp ông Kim Jong-un đạt được hai mục tiêu : phát triển và mở cửa kinh tế, đồng thời duy trì được sự lãnh đạo của bản thân ông, cũng như của Đảng Lao động Triều Tiên".

Nhưng tờ Washington Times ngày 06/02 lại cho rằng có những lý do khiến ta có thể nghi ngờ là Bắc Triều Tiên thành công trong việc đi theo con đường của Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đã không thể tự do hóa kinh tế cho đến khi xóa bỏ được tệ sùng bái cá nhân. Tại Trung Quốc, chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời, Đặng Tiểu Bình mới có thể khởi động tiến trình mở cửa và cải tổ kinh tế. Cũng như thế, mãi cho đến giữa thập niên 1980, nhiều năm sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam mới bắt đầu "đổi mới".

Washington Times nhấn mạnh : "Không những về mặt ý thức hệ, kinh tế tự do không tương hợp chút nào với tệ sùng bái cá nhân, mà chuyển sang cải tổ kinh tế thì chẳng khác gì nhìn nhận Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã sai lầm". Trong khi đó, sau 7 thập niên, sự tôn thờ lãnh tụ ở Bắc Triều Tiên vẫn rất mạnh. Ngoài ra, Kim Jong-un hoàn toàn có lý do để sợ rằng do chế độ của gia đình ông đã rất tàn bạo trong suốt nhiều thập niên qua, nếu chấp nhận tự do hóa, ông sẽ có nguy cơ gặp chung số phận với lãnh tụ Rumani Nicolae Ceaucescu (bị hành quyết cùng với vợ ngày 25/12/1989, ba ngày sau khi bị nhân dân nổi dậy lật đổ).

Hãng tin Reuters cũng nhấn mạnh, để được như Việt Nam hiện nay, Bắc Triều Tiên phải tiến hành những cải tổ quan trọng, nới lỏng phần nào các quyền tự do cá nhân và chấp nhận một số thay đổi về thể chế, nhưng trong khi đó, lãnh đạo họ Kim hiện nay vẫn kiểm soát gần như toàn bộ đất nước và bộ máy truyên truyền thì vẫn không ngớt ca tụng ông như một vị thánh sống.

Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sự tập trung quyền lực nằm trong tay một nhà độc tài như Kim Jong-un cũng có thể là một yếu tố thuận lợi cho cải tổ ở Bắc Triều Tiên :

"Vẫn còn nhiều tranh cãi về mô hình nào là tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng, nếu một chế độ dựa vào một nhà độc tài, thì sẽ dẫn tới sai lầm, như vậy sẽ khó tiến hành các cải tổ kinh tế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khi quyền lực tập trung, thì các chính sách đưa ra sẽ hiệu quả hơn, việc thực thi có thể sẽ nhanh hơn. Ví dụ như Hàn Quốc, vào thời độc tài Park Chung Hee, các chính sách của họ cũng đã rất hiệu quả, nước này phát triển rất nhanh chóng.

Đúng là về mặt thể chế, nếu tập trung quyền lực quá mức, không có phân cấp quyền lực, thì có thể là cải cách ở Bắc Triều Tiên sẽ gặp một số khó khăn. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn là đường hướng chính sách và chất lượng thực thi chính sách như thế nào.

Nếu Bắc Triều Tiên có những chính sách hợp lý và thực thi hiệu quả, thì có lẽ là sự lãnh đạo mang tính chất tập trung quyền lực của Kim Jong-un không hẳn là một rào cản quá lớn đối với quá trình phát triển và cải cách kinh tế của Bắc Triều Tiên".

Không chỉ về mặt kinh tế, Bắc Triều Tiên còn có thể học hỏi kinh nghiệm về ngoại giao của Việt Nam. Với chính sách ngoại giao "làm bạn với tất cả các nước", từ một kẻ thù trong chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một nước bạn của Mỹ. Quan hệ Hà Nội - Washington đã được cải thiện nhanh chóng kể từ khi tổng thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam vào năm 1994 và một năm sau đó bình thường hóa bang giao giữa hai nước. Về điểm này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định :

"Bắc Triều Tiên có thể làm được những điều như Việt Nam đã làm trong việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là họ phải có sự độc lập trong chính sách đối ngoại, cụ thể là làm sao thoát ra khỏi ảnh hưởng, khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc.

Trong thời gian qua, có vẻ như Bắc Triều Tiên đã có những bước nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế lẫn chính trị. Theo tôi, đó là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc giúp cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.

Yếu tố thứ hai, đó là bản thân Bắc Triều Tiên cũng phải cho thấy mình là một đối tác hấp dẫn qua việc cải cách kinh tế, mở cửa ra bên ngoài để biến Triều Tiên thành một cơ hội về đầu tư và giao thương đối với Hoa Kỳ.

Cũng giống ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, khi bắt đầu bình thường hóa bang giao với Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế và thương mại của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh chóng, mạnh mẽ. Quan hệ kinh tế đã trở thành một trụ cột giữ vững quan hệ giữa hai nước, làm nền tảng rất quan trọng cho hai nước có thể có những bước đi về quan hệ chính trị, quốc phòng hay chiến lược. Không có nền tảng kinh tế thì quan hệ giữa song phương sẽ không có nền tảng bền vững.

Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, nếu Bắc Triều Tiên muốn phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, thì họ cần phải có những đổi mới về kinh tế. Bên cạnh đó, đương nhiên họ cũng cần phải hóa giải những trở ngại hiện nay trong quan hệ song phương, ví dụ như chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa mà Bình Nhưỡng lâu nay vẫn theo đuổi. Nếu dỡ bỏ được rào cản này thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thể đạt được những tiến bộ rất nhanh chóng. Và cũng không có gì là bất ngờ nếu như trong tương lai, Bắc Triều Tiên có được một vị thế tốt trong quan hệ với Hoa Kỳ như Việt Nam hiện nay".

Thanh Phương

********************

Bình Nhưỡng tiếp tục chế tạo bom hạt nhân (RFI, 12/02/2019)

Đàm phán với Mỹ giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất chất phóng xạ để làm bom nguyên tử. Trên đây là báo cáo của một viện nghiên cứu Mỹ mới được công bố.

summit4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (G) đi thị sát một cơ sở sản xuất vũ khí nguyên tử. Ảnh do KCN công bố ngày 03/09/2017KCNA via Reuters/File Photo

Bản báo cáo của Trung Tâm An Ninh và Hợp Tác Quốc Tế thuộc đại học Stanford Hoa Kỳ cho biết, trong năm 2018, Bình Nhưỡng sản xuất một số lượng plutonium từ 5 đến 8 kg, đủ để chế tạo thêm 7 quả bom hạt nhân. Trái lại, việc tuân thủ lời hứa tạm ngưng thử nghiệm bom và tên lửa từ năm 2017 cho phép suy đoán khả năng đe dọa của Bắc Triều Tiên trong năm vừa qua thấp hơn năm 2017.

Được Reuters đặt câu hỏi kiểm chứng, Siegfried Hecker, một trong các tác giả bản nghiên cứu cho biết thêm là thông tin về việc chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục sản xuất plutonium được xác minh qua hình ảnh vệ tinh gián điệp.

Trong năm 2017, nhóm nghiên cứu của Siegfried Hecker ước lượng Bắc Triều Tiên đã tích trữ được khoảng 30 quả bom hạt nhân.

Liên Triều : Seoul không lập bộ tư lệnh chống chiến tranh hạt nhân

Quân đội Hàn Quốc thông báo hủy kế hoạch thành lập bộ tư lệnh đặc nhiệm chống mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ sáng kiến xây dựng hòa bình tại bán đảo, theo tin của Yonhap ngày 12/02/2019.

Kế hoạch thành lập đơn vị này là một trong những lời hứa lúc tranh cử của tổng thống Moon Jae In.

Kế hoạch phản công được đặt trên ba trục : trừng phạt ồ ạt , vô hiệu hóa ban lãnh đạo Bình Nhưỡng và phản công phủ đầu với hệ thống "sát thủ" phòng không và diệt tên lửa gọi chung là KAMD.

Theo một số nhà quan sát, Seoul đình chỉ kế hoạch này với mục đích làm giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên và tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên .

Tuy nhiên, theo lý giải của Viện Phân Tích Quốc Phòng, phương án KAMD không thật sự hiệu nghiệm vì vừa chồng chéo vừa cản trở hoạt động của nhiều đơn vị khác có cùng nhiệm vụ.

Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đã tổ chức lại hệ thống phòng thủ - phản công với tên mới là AMD, hệ thống đối đầu với đe dọa hạt nhân và vũ khí khác.

Tú Anh

******************

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh sắp thăm Bắc Hàn (RFA, 11/02/2019)

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, sẽ đi thăm Bắc Hàn từ ngày 12 đến 14 tháng 2 tới đây.

kimtrump1

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giảo Bắc Hàn Ri Su Yong (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 6/8/2014. AFP

Bộ Ngoại giao Việt Nam loan tin ngày 11 tháng 2 rằng chuyến đi được tiến hành theo lời mời của người tương nhiệm Bắc Hàn Ri Yong-ho. Tuy nhiên, công luận chú ý vì chuyến thăm của ông Phạm Bình Minh đến Bắc Hàn diễn ra trước kỳ thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ được tiến hành ở Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng 2 tới đây.

Chính tổng thống Donald Trump trong Thông điệp Liên bang đọc trước Quốc hội Mỹ hôm ngày 5 tháng 2 tuyên bố về cuộc thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông và chủ tịch Kim Jong-un lần thứ hai được tổ chức ở Việt Nam.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 11 tháng 2 có bình luận đầu tiên sau khi có công bố về cuộc thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un.

Theo lời ông Moon Jae-in được AFP dẫn lại thì cuộc gặp là một đột phá đáng kể trong tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un về những nổ lực ngoại giao chưa hề có và mạnh dạn khi vượt qua được ‘biển bất tín sâu sắc.

Tuy nhiên ông này vẫn thừa nhận còn có nhiều nghi ngại không rõ công cuộc phi hạt nhân hóa và tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên có thể đi đến thành công chung cuộc hay không.

*****************

Tại sao Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn ở Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng ? (RFA, 09/02/2019)

Sau nhiều tuần dự đoán về Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un ở Đà Nẵng, cuối cùng, vào ngày 8/2, Tổng thống Mỹ đã chính thức tuyên bố trên Twitter, cuộc họp cấp cao sẽ diễn ra ở Hà Nội vào ngày 27 và 28/2.

kimtrump2

Hình minh họa. Hình chụp hôm 12/6/2018 : Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un tại Thượng đỉnh lần 1 ở Singapore - AFP

Trước đó, các dự đoán cho rằng Đà Nẵng có nhiều khả năng là lựa chọn hợp lý vì đây là thành phố đã từng đăng cai tổ chức APEC năm 2017 thành công.

Tuy nhiên lựa chọn ở Hà Nội cũng có những lý do nhất định. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết trên blog của mình hôm 9/2 rằng Hà Nội được phía Bắc Hàn thích hơn vì nhiều lý do. "Thứ nhất, họ (Bắc Hàn) muốn Chủ tịch Kim thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam và Hà Nội là thủ đô. Thứ hai, họ muốn thượng đỉnh lần hai được tổ chức ở một thành phố mà Bắc Hàn có đại sứ quán. Thứ ba, là lý do an ninh, chỉ ở tại một thành phố thay vì phải di chuyển đến một thành phố khác", Giáo sư Carl Thayer viết.

Mặc dù Đà Nẵng trước đó được cho là địa điểm lý tưởng để tổ chức Thượng đỉnh vì những kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng đã có. Tuy nhiên điều này chỉ thích hợp nếu có cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Giáo sư Carl Thayer nhận định " Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ đặt ra các vấn đề về an ninh, hậu cần và nghi thức. Thay vào đó, có tin cho rằng nếu Tổng thống Trump gặp Chủ tịch họ Tập ở đảo Hải Nam thì Đà Nẵng sẽ là một điểm bắt đầu tuyệt vời. Nhưng giờ cuộc gặp dường như khó có thể xảy ra vào lúc này nên có ít lý do hơn cho Đà nẵng trở thành địa điểm của Thượng đỉnh lần này".

Hôm thứ Năm, ngày 7/2, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ không gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến đi Châu Á sắp tới.

Việc Thượng đỉnh Mỹ Bắc Hàn diễn ra ở Việt Nam lần này được cho là có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì Hà Nội, Việt Nam sẽ là tâm điểm chú ý của thế giới lần này, theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế. Tổ chức Thượng Đỉnh này cũng cho thấy chính sách đa phương đa dạng hóa quan hệ với Quốc tế mà Hà Nội đã theo đuổi bấy lâu nay.

Đã có nhận định cho rằng với việc Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Hà Nội trông ngóng việc tổ chức Thượng đỉnh lần này như một cơ hội để có được sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer, nhận xét này có tính thiển cận vì xung đột hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên sẽ có ảnh hưởng tới Việt Nam lớn hơn nhiều so với căng thẳng hiện có trên Biển Đông, trong khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều muốn thúc đẩy đối thoại giữa Mỹ và Bắc Hàn.

Quay lại trang chủ
Read 533 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)