Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

29/03/2019

Đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ, Indonesia phá rừng, Hà Nội và Jakarta ô nhiễm

Tổng hợp

ASEAN và Mỹ ‘hoan nghênh’ cuộc gặp thượng đỉnh ở Việt Nam (VOA, 29/03/2019)

Các nước tham d cuc đi thoi gia Hoa Kỳ và Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) th đô Washington hôm 28/3 đã lên tiếng "hoan nghênh" cuc gp thượng đnh gia M và Bc Hàn Hà Ni.

asia1

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dươ ng Patrick Murphy .

Họ cũng "ng h s ci m tiếp din ca M đi vi vic trao đi ngoi giao nhm đt được s phi ht nhân hóa chung cuc và có th kim chng được ca Triu Tiên, cũng như tha nhn tm quan trng ca vic tiếp tc trin khai và thc thi toàn b các ngh quyết liên quan ca Hi đng Bo an".

Theo thông báo của B Ngoi giao M, Phó Tr lý Ngoi trưởng Hoa Kỳ ph trách các vn đ Đông Á và Thái Bình Dương Patrick Murphy đng ch trì cuc đi thoi ln th 32 vi Th trưởng Ngoi giao Lào Thongphane Savanphet.

Trước đó, cũng trong tun này, ti cuc Đi thoi Quc phòng, An ninh và Chính tr gia Hoa Kỳ và Vit Nam ti th đô Washington, Th trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ chuyên trách v Kim soát Vũ khí và An ninh Quc tế, bà Andrea L. Thompson, đã "ca ngi s ng hộ" của B Ngoi giao Vit Nam đi vi cuc gp gia Tng thng Donald Trump và Ch tch Triu Tiên Kim Jong-un.

Cuộc gp thượng đnh ln hai gia lãnh đo M và Triu Tiên Hà Ni cui tháng trước đ v và đôi bên ri bàn đàm phán sm hơn d kiến.

Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui sau đó nói rằng M đã "ném đi cơ hi vàng" và đ li cho các quan chc cp cao ca Hoa Kỳ.

*********************

Dầu cọ : Indonesia đe dọa rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris (RFI, 28/03/2019)

Một bộ trưởng Indonesia hôm 27/03/2019, tại một diễn đàn về dầu cọ, tuyên bố Jakarta có thể rút khỏi Thỏa thuận về Khí hậu Paris 2015, nếu Liên Hiệp Châu Âu vẫn duy trì dự án loại dầu cọ ra khỏi danh sách các thành phần dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học của Châu Âu từ đây đến năm 2030.

asia2

Rừng nhiệt đới tại đảo Kalimantan (Borneo), Indonesia bị phá dần nhường đất cho ngành công nghiệp khai thác cọ. BAY ISMOYO / AFP

Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư và nhà sản xuất dầu cọ số một thế giới.

Thông tín viên Joel Bronner tường trình từ Jakarta :

"Tại Indonesia, ngành sản xuất dầu cọ được coi như một lợi ích quốc gia, gắn liền với phát triển. Chính quyền Jakarta thường chống lại các tấn công nhắm vào ngành trồng cọ bằng mọi giá, hàng năm tạo ra hơn 30 triệu tấn dầu, chủ yếu tại hai đảo lớn Sumatra và Kalimantan.

Trong khi lĩnh vực này là nguồn sinh kế của hàng triệu người Indonesia, thì ngược lại ở Châu Âu, người ta nhấn mạnh đến hình ảnh xấu của việc trồng cọ, khiến rừng nhiệt đới Indonesia bị phá hủy hàng loạt trong mấy thập niên trở lại đây. Việc phá rừng được sử dụng như một luận điểm chính trong chủ trương gạt dầu cọ ra khỏi các thành phần chế tạo nhiên liệu sinh học tương lai của Liên Hiệp Châu Âu.

Đáp lại chủ trương này, Indonesia khẳng định đây là một biện pháp bảo hộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dầu hướng dương và dầu cải, được trồng trên đất Châu Âu.

Tuần này, một giới chức Indonesia khác đã khuyên các doanh nghiệp sản xuất dầu cọ Indonesia nên đưa vụ việc ra tòa. Đe dọa rời khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris cũng là một áp lực mới với Châu Âu trong hồ sơ nhiên liệu sinh học đầy gai góc".

Trọng Thành

******************

Hà Nội và Jakarta 'nhất Đông Nam Á' về ô nhiễm không khí (BBC, 29/03/2019)

Một đánh giá quốc tế năm 2018 cho hay Hà Nội và Jakarta 'về đầu' trong số các đô thị Đông Nam Á trong bản xếp hạng ô nhiễm không khí.

onhiem1

Hà Nội một ngày trong không khí mờ đục của ô nhiễm

Ô nhiễm không khí nay cũng được 'quy đổi' ra thiệt hại cho nền kinh tế.

Điều đáng ngại là nạn ô nhiễm không khí tại Nam Á và Đông Nam Á đang tăng lên, sau một thời gian vùng Đông Bắc Á, chủ yếu là các đô thị Trung Quốc bị cho là "ô nhiễm cao".

Chẳng hạn ở Nam Á, có 18 thành phố của ba nước Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh vào bảng "20 đô thị ô nhiễm nhất thế giới", theo IQAir AirVisual 2018- World Air Quality Report và và Greenpeace.

Còn tại Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội đứng đầu và được coi là "hai đô thị ô nhiễm nhất khu vực".

Jakarta, thủ đô Indonesia, có thể sắp vượt qua Bắc Kinh để giành vị trí "thủ đô ô nhiễm nhất".

Các biện pháp Trung Quốc đề ra chống ô nhiễm không khí có vẻ khiến chất lượng không khí tại Bắc Kinh cải thiện nhiều.

Tuy thế, Bắc Kinh vẫn đứng thứ 122 trên thế giới trong bản thành phố ô nhiễm 2018.

onhiem2

Trích báo cáo của IQAir AirVisual 2018 - World Air Quality Report và Greenpeace

Dù Jakarta và Hà Nội đều bị coi là ô nhiễm nặng 'bậc nhất Đông Nam Á', trên bình diện quốc gia, nếu tính về ô nhiễm bụi mịn (PM 2.5), Indonesia, ở vị trí 11, bị nặng hơn Việt Nam (17).

Theo xếp hạng này, Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia bị ô nhiễm PM2.5 (xem bảng trên).

Hà Nội đứng thứ 12 thế giới trong bản xếp hạng các thủ đô ô nhiễm PM2.5 nhất thế giới, và cao hơn nhiều so các thủ đô trong vùng : Bangkok (24), Phnom Penh (28), Đài Bắc (40), và Manila (42).

Ô nhiễm không khí nay cũng được coi là yếu tố gây thiệt hại lớn cho kinh tế.

onhiem3

Trời xanh trở lại Bắc Kinh trong một ngày giữa năm 2017

Giám đốc điều hành của Greenpeace khu vực Đông Nam Á, Yeb Sano, được trích lời trong báo cáo nói :

"Ô nhiễm không khí rút ngắn sự sống, ảnh hưởng tới tương lai của chúng ta, và chúng ta có thể làm thay đổi nó. Ngoài mất mát về sinh mạng, ước tính quốc tế về thiệt hại kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD, tính bằng giờ lao động bị mất, và hàng nghìn tỷ USD chi phí y tế...".

Quan chức này nói việc công bố báo cáo 2018 vào thời điểm này là nhằm để mọi người "có ý thức về không khí chúng ta đang thở" và nghĩ cách "bảo vệ những gì quan trọng".

Lo ngại trong dư luận Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, thời gian qua đã gây sự chú ý và lo ngại của công chúng.

Nhưng có các ý kiến nói việc bảo vệ trẻ em trong môi trường ô nhiễm không khí tại Việt Nam chưa được làm tốt bằng Thái Lan.

onhiem4

Cảnh ùn tắc giao thông Hà Nội

Cây bút Nguyễn Hà Hùng ở Hà Nội gần đây viết trên diễn đàn BBC sau khi có tin hàng trăm trường học Thái Lan cho học sinh tạm nghỉ vì ô nhiễm không khí.

"Mặc cho con trẻ sống trong môi trường như vậy, chẳng khác gì thả cá chép xuống ao nhiễm độc, chúng sẽ đau ốm và/hoặc sẽ chết sớm.

Cùng khoảng thời gian này, người Thái cũng đối mặt với ô nhiễm môi trường, dù mức độ thấp hơn, nhưng họ phản ứng tích cực hơn chúng ta.

Đáng buồn, những người Việt được cho là đã trưởng thành, chẳng làm gì đáng kể để bảo vệ trẻ em. Họ để mặc tình trạng thiếu thông tin, không đòi hỏi, nhà nước thiếu hành động tương xứng. Hãy so sánh cách đối mặt, cách giải quyết vấn đề của người Thái Lan và người Việt Nam".

Hiện chính quyền Hà Nội cũng đã đề xuất thí điểm cấm xe máy, phương tiện giao thông cá nhân đông người dùng, ở một số phố và trong một số giờ, nhằm giảm ùn tắc và bớt ô nhiễm.

Tuy nhiên, có vẻ như Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần các biện pháp tổng thể hơn như tại Trung Quốc nhằm giảm ô nhiễm không khí vùng Đông Bắc nước họ.

Có đánh giá cho rằng ít nhiều, Trung Quốc đã đặt được ra mục tiêu 1) kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới, (2) kiểm soát ô nhiễm do nguyên liệu hoá thạch như than đá, (3) kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, (4) kiểm soát ô nhiễm khói bụi, (5) phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm, và (6) ứng dụng các công nghệ mới vào bảo vệ môi trường.

Quay lại trang chủ
Read 500 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)