Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

21/04/2019

Huawei bị tố là đặc tình, đột nhập sứ quán Bắc Hàn, Kim và Putin

Tổng hợp

Báo Anh : Tình báo Mỹ nói Huawei nhận tiền từ an ninh nhà nước TQ (VOA, 21/04/2019)

Tình báo Mỹ cáo buc Huawei Technologies được tài tr bi an ninh nhà nước Trung Quc, báo The Times loan tin ngày th By. Đây là cáo buc mi nht mà công ty công ngh này ca Trung Quc đi mt phương Tây.

hoavi1

Một cửa hàng của Huawei - Ảnh minh họa

CIA cáo buộc Huawei nhn tin tài tr t y ban An ninh Quc gia ca Trung Quc, Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc và mt nhánh th ba ca mng lưới tình báo nhà nước Trung Quc, t báo ca Anh cho hay, dn mt ngun tin.

Đầu năm nay, tình báo M đã chia sẻ nhn đnh này ca mình vi các thành viên khác trong nhóm chia s thông tin tình báo Five Eyes (Năm Con Mt), bao gm Anh, Úc, Canada và New Zealand, theo bn tin.

Huawei bác bỏ các cáo buc trong mt tuyên b được t báo dn ra.

"Huawei không bình luận v nhng cáo buc vô căn c không có bng chng nào cng c t các ngun nc danh", mt đi din ca Huawei nói vi t Times.

Công ty Huawei, CIA và Bộ Ngoi giao Trung Quc không hi đáp ngay lp tc yêu cu bình lun, theo Reuters.

Cáo buộc được đưa ra vào lúc đang có căng thẳng thương mi gia Washington và Bc Kinh và gia nhng lo ngi M rng thiết b ca Huawei có th được s dng đ do thám. Công ty đã nói rng nhng lo ngi này là không có cơ s.

Nhà chức trách M đang điu tra Huawei v các cáo buộc vi phm chế tài.

Mạnh Vãn Châu, giám đc tài chính ca Huawei, và con gái ca người sáng lp Nhm Chính Phi, đã b bt Canada vào tháng 12 theo yêu cu ca M v ti gian ln ngân hàng và gian ln vin thông vi phm các chế tài ca M nhm vào Iran.

Bà phủ nhn hành vi sai trái và cha bà trước đó đã nói rng v bt gi có đng cơ chính tr.

Trong khi đó, các tổ chc giáo dc hàng đu M gn đây đã ct đt quan h vi Huawei đ tránh mt tin tài tr ca liên bang.

Một công ty công ngh khác của Trung Quc là ZTE cũng đang là tâm đim ca nhng tranh cãi tương t Mỹ.

*******************

CIA khẳng định Hoa Vi được an ninh Trung Quốc tài trợ (RFI, 20/04/2019)

Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA khẳng định tập đoàn Hoa Vi (Huawei) được cơ quan an ninh của Nhà nước Trung Quốc tài trợ. Báo Anh The Times hôm nay 20/04/2019 dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết như trên.

hoavi2

Hoa Vi, tập đoàn Trung Quốc luôn trong tầm ngắm của tình báo Mỹ. Ảnh minh họa Reuters/Tyrone Siu

Tờ báo cho biết theo CIA, tập đoàn viễn thông Hoa Vi nhận được những khoản tiền từ Giải phóng quân Nhân dân tức quân đội Trung Quốc, từ Ủy ban An ninh Quốc gia và từ một nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo Bắc Kinh.

Cũng trên The Times, đại diện Hoa Vi bác bỏ cáo buộc, nói rằng không bình luận "về những tố cáo vô căn cứ, không có bằng chứng nào và dựa trên những nguồn ẩn danh". Hoa Vi, CIA và bộ Ngoại Giao Trung Quốc hiện chưa trả lời Reuters về vấn đề này.

Trong năm nay phía Mỹ đã chia sẻ tin tức tình báo với các đối tác trong mạng lưới Five Eyes gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, New Zealand.

Hoa Kỳ đang gây áp lực lên các đồng minh Châu Âu để loại Hoa Vi ra khỏi mạng lưới 5G tương lai, tố cáo tập đoàn này làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh. Đầu tuần này cũng có tin Washington trong cuộc họp ở Praha tháng tới sẽ thúc đẩy các đồng minh siết chặt các biện pháp an ninh để Hoa Vi không thể thống trị thị trường 5G.

Một công ty viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE cũng đã bị Washington trừng phạt vì vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran và Bắc Triều Tiên.

Thụy My

*******************

Mỹ : Huawei được tình báo và an ninh nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn (BBC, 20/04/2019)

Tình báo Hoa Kỳ đã cáo buộc hãng Huawei Technologies được an ninh nhà nước Trung Quốc tài trợ, báo Anh, tờ The Times cho biết hôm 20/4/2019, thêm vào danh sách các cáo buộc mà công ty công nghệ của Trung Quốc phải đối mặt ở phương Tây.

hoavi3

Huawei có tham vọng lớn dẫn đầu toàn cầu về công nghệ viễn thông 5G

CIA cáo buộc Huawei đã nhận được tài trợ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và một chi nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo nhà nước Trung Quốc, tờ báo Anh đưa tin và dẫn nguồn tin.

Đầu năm nay, tình báo Hoa Kỳ đã chia sẻ cáo buộc của mình với các thành viên khác trong nhóm chia sẻ thông tin tình báo gồm năm quốc gia, gọi là nhóm Five Eyes (Ngũ Nhãn), bao gồm Anh, Úc, Canada và New Zealand, hãng Reuters cho hay.

Huawei bác bỏ các cáo buộc trong một tuyên bố được trích dẫn bởi tờ báo Anh.

"Huawei không bình luận về những cáo buộc vô căn cứ, không có bất cứ bằng chứng nào và đến từ các nguồn nặc danh", đại diện của Huawei nói với The Times.

Theo Reuters, hãng Huawei, CIA và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời ngay lập tức các yêu cầu về đưa ra bình luận.

Cáo buộc được đưa ra tại thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Hoa Kỳ rằng thiết bị Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp. Hãng này đã nói rằng những lo ngại là không có cơ sở.

Các nhà chức trách ở Hoa Kỳ đang thăm dò Huawei vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt.

Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei và là con gái của người sáng lập Nhậm Chính Phi, đã bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ về tội gian lận ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

'Phủ nhận sai trái'

hoavi4

Bà Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới

Bà Mạnh phủ nhận hành vi sai trái và cha bà trước đó nói rằng vụ bắt giữ có động cơ chính trị.

Giữa những cáo buộc như vậy, các tổ chức giáo dục hàng đầu ở phương Tây gần đây đã cắt đứt quan hệ với Huawei để tránh mất tiền tài trợ của liên bang.

Một công ty công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE, cũng là trung tâm của những tranh cãi tương tự ở Hoa Kỳ.

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã buộc ZTE ngừng hầu hết các hoạt động kinh doanh từ tháng Tư đến tháng Bảy năm ngoái sau khi các quan chức của Bộ Thương mại cho biết ZTE đã vi phạm hiệp ước và bị bắt quả tang vận chuyển trái phép hàng hóa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đến Iran và Bắc Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ sau khi ZTE trả 1,4 tỷ đô la tiền phạt.

Đầu tuần này hãng tin Anh Reuters cũng đưa tin rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy các đồng minh tại một cuộc họp ở Prague vào tháng 5/2019 để áp dụng các biện pháp chính sách và an ninh chung mà sẽ khiến Huawei gặp khó khăn hơn trong việc thống trị mạng viễn thông 5G.

hoavi5

Các thẻ wifi của Huawei được đặt đằng sau các thiết bị khác trong hộp kỹ thuật ở Pakistan

Trong một tin tức liên quan, hôm 20/4/2019, báo Úc The Weekend Australian trên một bài báo có tựa đề "Mỹ nói Huawei được cơ quan gián điệp Trung Quốc tài trợ" cho hay :

"Tại Úc, hãng viễn thông hàng đầu TPG đã dừng xây dựng việc triển khai mạng di động vào tháng 01/2019, do chính phủ liên bang cấm sử dụng Huawei và các thiết bị 5G khác của Trung Quốc".

Gần đây, Huawei đã phải tháo gỡ các thẻ phát tín hiệu wifi khỏi các hộp kỹ thuật thuộc hệ thống camera theo dõi an ninh (CCTV) đặt tại Pakistan sau khi bị nhân viên dự án này phát hiện.

Cơ quan quản lý an toàn thành phố Punjab (Punjab Safe City Authority - viết tắt là PSCA) nói với chương trình Panorama của BBC rằng họ đã yêu cầu Huawei phải tháo gỡ các module cài từ hồi 2017 "do có thể bị sử dụng sai mục đích".

***************

Mỹ bắt cựu binh sĩ liên hệ tới vụ đột kích đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid (VOA, 20/04/2019)

Nhà chức trách M đã bt gi mt cu binh sĩ Thy quân lc chiến Hoa Kỳ, mt thành viên ca mt nhóm được nói là đã đt kích Đi s quán Triu Tiên ti Madrid vào tháng 2 và ly trm các thiết b đin t, Reuters dn hai ngun tin biết v v bt gi cho biết hôm th Sáu.

hoavi6

Đại s quán Triu Tiên Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28 tháng 2, 2019.

Christopher Ahn bị bt vào ngày th Năm và xut hin vào ngày th Sáu ti tòa án liên bang Los Angeles, theo mt quan chc chp pháp và mt ngun tin thân cn vi nhóm này, Reuters nói.

Trong một din biến liên quan, các đc v liên bang vũ trang của M hôm th Năm đã đt kích căn h ca Adrian Hong, lãnh đo ca Cheolima Civil Defense, mt nhóm tìm cách lt đ lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un b quy trách v cuc đt kích đi s quán vào ngày 22 tháng 2, mt người thân cn vi nhóm này nói với Reuters mà không cung cp thêm chi tiết. Hong không có mt ti nơi cư trú khi cuc đt kích xy ra, ngun tin cho biết.

Reuters nói Bộ Tư pháp M t chi bình lun.

Một nhóm ít nht 10 người đã xông vào đi s quán, khng chế và hành hung mt s nhân viên và bắt gi h làm con tin sut nhiu gi trước khi đào thoát, theo mt tòa án Tây Ban Nha.

Các nhà điều tra Tây Ban Nha cho biết nhng k xâm nhp đã ly đi các máy tính và cng khi đi s quán trước khi đào thoát v M, nơi h đã bàn giao tài liệu cho FBI.

Một ngun tin tư pháp Tây Ban Nha cho biết trong tun này rng nhng thiết b này đã được chính quyn Tây Ban Nha tr li cho phái b ca Bình Nhưỡng sau khi được FBI tr li hai tun trước cho tòa án Tây Ban Nha hin đang điu tra cuc đt kích.

Nhóm chống ông Kim, cũng t gi mình là Free Joseon, nói rng cuc đt kích không phi là mt cuc tn công và h đã được mi vào đi s quán.

Vụ vic xy ra vào thi đim nhy cm, ch vài ngày trước hi ngh thượng đnh th hai gia Tng thng M Donald Trump và Kim Jong-un. Hai nhà lãnh đạo đã không đt được tha thun nào v vic gii tr ht nhân ca Triu Tiên.

Bộ Ngoi giao Triu Tiên lên án v vic là mt "cuc tn công khng b nghiêm trng" và dn ra tin đn rng FBI phn nào đng đng sau cuc đột kích. B Ngoi giao M Washington không liên can gì trong chuyn này.

************************

Mỹ bắt một cựu quân nhân liên can vụ đột nhập sứ quán Triều Tiên tại Madrid (RFI, 20/04/2019)

Chính quyền Mỹ đã bắt giữ một cựu thủy quân lục chiến là thành viên của một nhóm bí mật được cho là đã tấn công vào đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Tây Ban Nha hồi tháng Hai. Reuters hôm nay 20/04/2019 dẫn nguồn tin từ Washington Post cho biết như trên.

hoavi7

Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Madrid. Ảnh chụp ngày 28/03/2019. JAVIER SORIANO / AFP

Christopher Ahn bị bắt hôm thứ Năm 18/4 và hôm qua đã ra trước tòa án liên bang ở Los Angeles. Cảnh sát liên bang cũng lục soát căn hộ của Adrian Hong, người gốc Mexico nhưng có thẻ thường trú ở Mỹ, là thủ lãnh Cheolima Civil Defense (CCD) - nhóm ly khai đã đột kích sứ quán Bắc Triều Tiên tại Madrid. Đương sự không có mặt tại nhà lúc bị khám xét. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận.

Hôm 22/02/2019, một nhóm gồm ít nhất 10 người đã xâm nhập vào tòa đại sứ, đánh đập một số nhân viên và giữ họ trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi tẩu thoát.

Các nhà điều tra Tây Ban Nha cho biết nhóm này đã lấy đi các máy tính, ổ cứng, bay sang Mỹ giao cho FBI. Nguồn tin tư pháp Tây Ban Nha nói rằng các thiết bị này đã được trao trả cho đại sứ quán Bắc Triều Tiên.

Sự kiện trên diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, chỉ vài ngày trước thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội. Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên tố cáo "cuộc tấn công khủng bố", dẫn ra các lời đồn cho là FBI đứng phía sau vụ đột kích ; tuy nhiên Washington nói rằng không liên quan gì đến vụ này.

CCD là một nhóm ly khai chống Kim Jong-un, được cho là gồm cả một số quan chức cao cấp Bình Nhưỡng đào thoát, chuyên hỗ trợ những người Bắc Triều Tiên muốn trốn khỏi đất nước. Nhóm này được biết đến từ năm 2017, sau khi đăng một video về vụ ám sát ông Kim Yong Nam, anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un.

Thụy My

********************

Kim Jong-un mời Putin tham gia ván cờ hiểm hóc Bắc Triều Tiên (RFI, 19/04/2019)

Thất vọng trước chiến thuật cứng rắn của Washington, Bình Nhưỡng quay sang Moskva tìm hậu thuẫn. Cuộc hội kiến Kim-Putin tại Vladivostock dự trù cuối tháng Tư là cơ hội để Nga đóng vai trò quan trọng hơn trong hồ sơ được xem là một trong những điểm nóng nhất thế giới. Thực tế không đơn giản, theo hai nhà phân tích từ Seoul và Moskva.

hoavi8

Ảnh ghép lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (t) tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 02/03/2019 và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi (Nga) ngày 16/05/2013. Reuters

Theo AFP, cho dù bán đảo Triều Tiên có vẻ giảm nhiệt từ sau cuộc gặp đầu tiên giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Kim Jong-un hồi tháng 6 năm 2018, trong những tuần lễ gần đây xuất hiện nhiều dấu hiệu không cho phép lạc quan.

Trước hết là thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội, được dàn dựng rất công phu hồi tháng Hai năm nay, cuối cùng đã thất bại. Kim Jong-un đòi Mỹ giảm nhẹ cấm vận để tỏ thiện chí, Donald Trump muốn Bắc Triều Tiên giải trừ toàn bộ vũ khí chiến lược "vĩnh viễn và kiểm chứng được".

Tuần này, vòng thương thuyết mới tại Washington cũng kết thúc trong thất bại. Bình Nhưỡng thông báo thử vũ khí mới, Kim Jong-un tuyên bố sẽ đập tan hàng rào cấm vận, trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên đòi tẩy chay ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Kim cầu cứu, Putin sẵn sàng, nhưng…

Về phần nước Nga, từ lâu nay, tổng thống Vladimir Putin cho biết sẵn sàng gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên và muốn tham gia tiến trình đàm phán về vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, đồng minh từ thời chiến tranh lạnh.

Trích dẫn một nguồn tin ngoại giao Nga, nhật báo Izvestia cho biết thượng đỉnh Nga-Triều sẽ diễn ra vào cuối tuần tới tại Vladivostock, thủ phủ miền Viễn Đông Nga, trước khi tổng thống Putin sang Trung Quốc ngày 26 và 27/04.

Mục đích của Moskva là nhắc nhở các cường quốc khác là nước Nga có một tiềm năng kinh tế và trọng lượng chính trị trong khu vực. Chuyên gia Nga Andrei Lankov, đại học Kookmin (Quốc Dân) ở Seoul cho rằng Nga phải lấy lại ít nhiều chủ động tại bán đảo Triều Tiên, bởi vì từ hơn một năm nay chỉ có Washington và Bình Nhưỡng chiếm trung tâm thời cuộc.

Cũng theo chuyên gia Andrei Lankov, Putin đã có ý mời Kim Jong-un từ năm 2018. Thế nhưng, lãnh đạo Bắc Triều Tiên không có thời giờ và tâm trí gặp lãnh đạo Nga, tuy có uy thế, nhưng không phải là tác nhân chính trong cuộc khủng hoảng.

Bây giờ, trước chiến thuật cứng rắn của Mỹ, đánh tan mọi hy vọng "đột phá" của Bình Nhưỡng, Kim Jong-un tìm hỗ trợ ở bất cứ nơi nào.

Moskva cũng đã bắn tiếng khi chỉ trích các yêu sách của Hoa Kỳ là "thiếu hiệu quả" bởi vì "có qua mà không có lại". Mỹ tố lại Nga giúp Bắc Triều Tiên lách né lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, điều mà Moskva phủ nhận.

Syria trước đã và không đụng sân sau Trung Quốc

Trên thực tế, thiện chí của điện Kremlin cũng có giới hạn. Moskva không có ảnh hưởng mạnh như Bắc Kinh, đồng minh và bạn hàng số một của Bình Nhưỡng. Trong chính sách duy trì láng giềng Bắc Á trong vòng tay anh cả, Trung Quốc đã cấp cho Kim Jong-un chiếc chuyên cơ đi dự thượng đỉnh Singapore, theo phân tích của chuyên gia Constantin Asmolov, thuộc Viện Viễn Đông ở Moskva.

Trong thế trận này, Moskva sẽ lập nhóm tay ba, phối hợp với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thương lượng với Mỹ. Bởi lẽ, trọng tâm của ngoại giao Nga hiện nay không phải là chế độ Bắc Triều Tiên mà là Syria của Bachar al Assad.

Còn Mỹ nữa

Do vậy, theo suy đoán của Andrei Lankov, rất có thể Vladimir Putin sẽ không cam kết gì cụ thể ngoài những tuyên bố tình thế sẽ bị lãng quên chỉ một vài năm sau.

Đã vậy, Hoa Kỳ cũng đã rào trước đón sau. Hôm thứ Năm 18/04/2019, cùng ngày với tin tổng thống Nga sẽ tiếp chủ tịch Bắc Triều Tiên, đặc sứ Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đến Moskva gặp thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov. Trong cuộc thảo luận được mô tả là "xây dựng", hai bên Nga-Mỹ cùng xem xét các biện pháp "phi hạt nhân hóa vĩnh viễn và kiểm chứng được tại Bắc Triều Tiên".

Tuy suy đoán thượng đỉnh Nga-Triều diễn ra tại Vladivostock ngay trước khi Putin bay sang Bắc Kinh dự hội nghị về Con Đường Tơ Lụa Mới, nhưng nhiều tờ báo Nga cũng dự kiến khả năng thượng đỉnh bị hủy vào giờ chót.

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 569 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)