Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/04/2019

Khủng bố Hồi giáo tấn công Công giáo và du lịch Sri Lanka

Tổng hợp

Khủng bố ngày lễ Phục Sinh : Thủ phạm là một tổ chức Hồi giáo cực đoan Sri Lanka (RFI, 22/04/2019)

Hôm 22/04/2019, phát ngôn chính phủ Sri Lanka thông báo một tổ chức Hồi giáo của Sri Lanka, mang tên National Thowheeth Jama'ath (NTJ), chính là thủ phạm loạt khủng bố tự sát vào ngày Chủ nhật Phục Sinh, khiến tổng cộng 290 người chết và 500 người bị thương, tính đến hôm nay.

khungbo1

Sri Lanka : Cảnh sát trước nhà thờ Saint-Antoine, thủ đô Colombo, sau vụ tấn công tự sát. Ảnh 22/04/2019. Reuters / Athit Perawongmetha

Trong khi đó văn phòng phủ tổng thống Sri Lanka thông báo là tổng thống Maithripala Sirisena sẽ nhờ các nước trợ giúp truy tìm các mối liên hệ quốc tế của tổ chức đã gây ra các vụ khủng bố. Tổng thống Sri Lanka cũng sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, có hiệu lực kể từ nửa đêm nay.

Sáng hôm qua, sáu vụ nổ gần như cùng một lúc đã xảy ra tại 3 khách sạn hạng sang và 3 nhà thờ Công giáo. Nhiều tiếng đồng hồ sau đó đã xảy ra hai vụ nổ khác, trong đó có một vụ nhắm vào một khách sạn và vụ thứ hai là vụ nổ do một tay khủng bố tự sát gây ra khi cảnh sát đến bắt giữ người này. Hiện không thể xác định chính xác là có bao nhiêu người ngoại quốc thiệt mạng trong các vụ nổ, vì rất khó xác định nhân dạng của các nạn nhân. Trong số khoảng gần 40 người ngoại quốc bị chết, được biết có công dân của Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Từ Vatican, Ấn Độ, cho đến Hoa Kỳ, cả thế giới hôm qua đã đồng thanh lên án các hành động bạo lực đẫm máu nhất ở Sri Lanka kể từ khi kết thúc nội chiến cách đây 10 năm.

Tổng thống Maithripala Sirisena, đang công du nước ngoài vào lúc xảy ra khủng bố, đã vội trở về nước để chủ trì một cuộc họp của hội đồng an ninh. Hôm nay, chính phủ Sri Lanka lại ban hành lệnh giới nghiêm mới, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, sau khi đã ban hành lệnh giới nghiêm đầu tiên vào đêm qua.

Cho tới nay, nhà chức trách Sri Lanka đã bắt giữ tổng cộng 24 người, nhưng vẫn chưa cung cấp thông tin về các nghi can này. Giám đốc cảnh sát quốc gia Sri Lanka Pujuth Jayasundara cách đây 10 ngày đã báo động là một tổ chức Hồi giáo cực đoan dự định tiến hành các vụ tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ và đại sứ quán Ấn Độ ở Colombo.

Từ Colombo, thông tín viên Antoine Guinard gởi về bài tường trình :

"Cuộc điều tra bắt đầu từ chiều Chủ Nhật vẫn tiếp diễn. Tổng cộng đã có 24 nghi can, toàn bộ là người Sri Lanka, bị bắt giữ, theo thông báo của cảnh sát.

Một quả bom tự tạo đã được tìm thấy tối qua tại một nơi gần sân bay Colombo. Các vụ tấn công bằng bom, có vẻ được phối hợp chặt chẽ, với sự tham gia của những tay khủng bố tự sát, xảy ra tại nhiều nơi khác nhau, là các vụ tấn công khủng bố đẩm máu nhất từ 10 năm qua ở Sri Lanka.

Bộ trưởng Quốc Phòng Sri Lanka đã tuyên bố là toàn bộ các nghi can là thành viên của một tổ chức tôn giáo cực đoan, nhưng không cho biết thêm chi tiết, để tránh gây căng thẳng tại quốc gia này. Tuy nhiên, cảnh sát đã nêu lên giả thuyết khủng bố Hồi giáo cực đoan, tuy rằng người cũng nói đến khả năng đây là những vụ tấn công của các thành phần Phật Giáo cực đoan nhắm vào cộng đồng Công giáo.

Thủ tướng Sri Lanka đã cho biết là cách đây 10 ngày, nhà chức trách đã biết được âm mưu khủng bố nhắm vào các nhà thờ, nhưng đã không thể ngăn chận được, do thiếu sự trao đổi thông tin.

Trong các cơ quan tình báo Sri Lanka thường xảy ra đấu đá nội bộ. Những vụ đấu đá này càng thêm gay gắt do khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka. Đó là lý do vì sao an ninh đã không được bảo đảm".

Phát hiện 87 ngòi nổ tại một bến xe buýt ở thủ đô

Cảnh sát khu vực Pettah hôm nay cho biết đang tiến hành điều tra vè vụ này và chưa có một nghi phạm nào bị bắt. Cùng ngày hôm nay, một vụ nổ đã xảy ra tại thủ đô Colombo khi cảnh sát đang tiến hành tháo gỡ ngòi nổ một quả bom trong một chiếc xe tải nhẹ bị bắt giữ không xa một nhà thờ bị tấn công ngày hôm qua. Hiện chưa biết rõ số thương vong.

Thanh Phương

****************

Đánh bom ở Sri Lanka, hơn 200 người chết, ít nhất 450 người bị thương (VOA, 21/04/2019)

Các vụ đánh bom đúng vào dp l Phc sinh ngày 21/4 ti 3 nhà th và 4 khách sn Sri Lanka đã làm hơn 200 người chết và ít nht 450 người b thương, theo cảnh sát.

khungbo5

Hiện trường vụ tấn công tại khách sạn Shangri-la ở Colombia, Sri Lanka, ngày 21/4.

Ít nhất 27 nn nhân thit mng là người nước ngoài. Reuters đưa tin rng đây là v tn công ln đu tiên ti hòn đo nm n Đ Dương này k t khi kết thúc cuc ni chiến 10 năm trước.

Bảy người đã b bt và ba nhân viên cnh sát đã thit mng trong khi các lc lượng an ninh đt kích vào mt căn nhà th đô Sri Lanka vài gi sau các v tn công, mà mt s là các v đánh bom t sát.

Chính phủ đã tuyên b tình trng gii nghiêm th đô Colombo và chặn các trang mng xã hi cũng như các trang nhn tin như Facebook và WhatsApp.

Reuters nói thêm rằng hin chưa rõ khi nào lnh gii nghiêm s được d b.

Hiện chưa có ai hay t chc nào ngay lp tc nhn trách nhim gây ra các v tn công ti quc gia tri qua nhiu thp k chiến tranh vi phe ly khai Tamil cho tới năm 2009.

Khoảng thi gian đó, các v đánh bom xy ra ti th đô xy ra thường xuyên.

Theo Reuters, các nhóm theo Công giáo ở đa phương nói rng trong nhng năm qua, h đã vp phi s đe da ngày càng tăng ca các nhà sư Pht giáo quá khích.

Năm ngoái đã xảy ra nhiu v đng đ gia cng đng Pht giáo chiếm đa s và nhng người Hi giáo thiu s vì các tín đ Pht giáo cho rng tín đ Hi giáo bt buc mt s người ci đo.

******************

Công dân Trung Quốc thiệt mạng trong vụ tấn công ở Sri Lanka (VOA, 21/04/2019)

Một công dân Trung Quc thit mng trong các v tn công vào các nhà th và khách sn Sri Lanka hôm 21/4.

khungbo6

Hiện trường một vụ tấn công ở Sri Lanka.

Reuters dẫn li tin ca Nhân dân Nht báo đưa tin.

Trước đó, Tân Hoa Xã cho biết rng bn người Trung Quc b thương, nhưng hin trong tình trng n đnh ti bnh vin.

Các vụ đánh bom ti ba nhà th và bn khách sn làm hơn 200 người chết và ít nht 400 người b thương dp l Phc sinh hôm 21/4.

Theo Reuters, ít nhất 27 nn nhân thit mng là người nước ngoài.

Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cho biết trong mt thông cáo rng một công dân nước này thit mng Sri Lanka.

Giáo hoàng Francis hôm 21/4 lên án các v tn công Sri Lanka, coi đó là các v bo lc "tàn nhn".

*******************

Khủng bố tại Sri Lanka : Một đòn chí mạng đối với kinh tế (RFI, 21/04/2019)

Loạt khủng bố cuối tuần qua tại Sri Lanka không chỉ gây thiệt hại nhân mạng, khoảng 290 người chết và 500 người bị thương, mà còn có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với nền kinh tế của nước này.

khungbo2

Cảnh sát tại khách sạn Shangri-La hotel sau vụ khủng bố, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/04/2019 Reuters/Dinuka Liyanawatte

Trước tiên là ngành du lịch. Trong số các mục tiêu khủng bố, có 4 khách sạn, trong đó có 3 khách sạn hạng sang. Sau gần ba thập niên nội chiến, kinh tế Sri Lanka bắt đầu khởi sắc, du lịch chiếm tới 11 % tổng sản phẩm nội địa. Năm 2009, khi nội chiến kết thúc, chỉ có khoảng 900 ngàn lượt du khách tới Sri Lanka. Kể từ năm 2016, mỗi năm nước này đón hơn 2 triệu lượt.

Tình trạng mất an ninh có thể làm giảm đáng kể hoạt động du lịch trong lúc cán cân thương mại vẫn bị mất cân đối. Nhập siêu của Sri Lanka trong tháng Giêng 2019 là 600 triệu đô la.

Trong thời gian qua, cũng giống như du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng mạnh, gần như gấp đôi, trong giai đoạn 2015 – 2017, theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Vào năm 2005, Sri Lanka chỉ đón nhận được khoảng 300 triệu đô la đầu tư. Vào tháng 03/2019, con số này lên tới gần 4 tỷ. Hai đối tác nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Sri Lanka là Ấn Độ và Trung Quốc.

Đáng quan ngại hơn là loạt khủng bố diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị Sri Lanka có nhiều biến động. Hồi cuối năm 2018, tổng thống Maithripala Sirisena sa thải thủ tướng rồi lại phải hủy bỏ quyết định này. Hậu quả là các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế, Moody’s, Fitch và Standard and Poors, đã hạ thấp điểm tín nhiệm của Sri Lanka, làm cho đồng tiền quốc gia, ru-pi, bị mất giá.

Vừa qua, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Pháp – COFACE – đã lưu ý là những biến động chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch và xây dựng. Một trong những điểm yếu của nền kinh tế Sri Lanka là thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Do bất ổn định chính trị, tháng 11/2018, Mỹ và Nhật đã tạm ngừng tài trợ cho các dự án hạ tầng cơ sở của Sri Lanka.

Minh Anh

********************

Đánh bom tại Sri Lanka vào ngày lễ Phục Sinh (RFA, 21/04/2019)

Tám vụ đánh bom nổ ra vào ngày chủ nhật 21 tháng 4 tại Sri Lanka. Những kẻ thủ ác nhắm vào các thánh đường Công giáo đang cử hành Lễ Phục Sinh và một số khách sạn khiến hơn 200 người thiệt mạng và 450 người bị thương tính đến tối cùng ngày.

khungbo3

Thủ tướng Sri Lanka đến tại Nhà thờ St. Anthony bị đánh bom ngày 21/4/2019 - AFP

Truyền thông quốc tế loan tin dẫn lời phát ngôn nhân Cảnh sát Sri Lanka, ông Ruwan Gunasekera, thông báo với các phóng viên ở thủ đô Colombo của Sri Lanka như vừa nêu.

Giới chức Sri Lanka cho biết một số trong 8 vụ đánh bom là do những tên liều chết gây ra.

Sau khi xảy ra những vụ đánh bom như vừa nêu, chính phủ Colombo tuyên bố lệnh giới nghiêm và quyết định chặn tất cả những công cụ mạng xã hội gồm cả Facebook và WhatsApp, nhằm ngăn không để thông tin bị cho là không đúng, sai lạc được loan truyền.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe của Sri Lanka lên tiếng tố cáo những vụ đánh bom, cho rằng đó là hành động bạo lực tệ hại nhất xảy ra ở đất nước ông kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây một thập niên.

Chưa có tổ chức nào lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động đánh bom như vừa nêu.

Tuy vậy, hãng tin AFP, cho biết có đọc được những văn bản cho thấy Cảnh sát trưởng Pujuth Jayasundaea, đã đưa ra cảnh báo với những quan chức hàng đầu cách đây 10 ngày về việc những kẻ đánh bom liều chết lên kế hoạch tấn công những thánh đường nổi tiếng. Cụ thể một cơ quan tình báo nước ngoài cho biết nhóm có tên National Thowheeth Jama’ath lên kế hoạch tiến hành những cuộc tấn công liều chết nhắm vào những thánh đường nổi tiếng cũng như Cao Ủy Ấn Độ tại thủ đô Colombo của Sri Lanka.

Nhóm National Thoweeth Jama’ath là một nhóm Hồi giáo cực đoan tại Sri Lanka. Nhóm này dính líu vào vụ phá hoại những tượng Phật vào năm ngoái.

Giáo hoàng Phan Xi cô và nguyên thủ của nhiều quốc gia trên thế giới lên án những vụ đánh bom khủng bố tại Sri Lanka.

******************

Sri Lanka : Hơn 200 người chết trong các vụ nổ tại nhà thờ và khách sạn (RFI, 21/04/2019)

Theo tổng kết mới nhất của cảnh sát, tại Sri Lanka hôm nay, 21/04/2019, ít nhất 207 người đã thiệt mạng trong 8 vụ nổ, đó có 7 vụ nhắm vào 4 khách sạn hạng sang và 3 nhà thờ, vào lúc giáo dân đang dự lễ Phục Sinh. Trong số các nạn nhân có hàng chục người nước ngoài.

khungbo4

Các quân nhân Sri Lanka trước nhà thờ Saint-Anthony, một trong những địa điểm bị tấn công tại thủ đô Colombo, ngày 21/04/2019. Reuters/Dinuka Liyanawatte

Số người chết rất có thể tăng thêm nhiều, do có đến hơn 450 người bị thương trong các vụ tấn công với mức độ dữ dội chưa từng thấy. Bộ Quốc phòng Sri Lanka vừa ra lệnh giới nghiêm 12 tiếng đồng hồ từ 6 giờ chiều nay. Chính phủ cũng tạm cấm các mạng xã hội. Tòa Tổng giám mục Colombo thông báo hủy toàn bộ các thánh lễ Phục Sinh hôm nay ở Sri Lanka.

Theo cảnh sát và các nhân chứng được hãng tin AFP trích dẫn, có ít nhất 2 kẻ khủng bố tự sát tham gia vào các vụ tấn công hôm nay. Trước mắt theo báo chí Sri Lanka, đã có 7 nghi can bị bắt, nhưng cảnh sát chưa xác nhận tin này. Hiện giờ chưa có tổ chức nào lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng giám đốc cảnh sát quốc gia Sri Lanka Pujuth Jayasundara cách đây 10 ngày đã báo động là một phong trào Hồi giáo cực đoan mang tên NTJ (National Thowheeth Jama'ath) đã dự trù tiến hành các vụ tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ. Vào năm ngoái, phong trào này đã gây ra các vụ phá hoại tượng Phật, trong khi Phật Giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Sri Lanka.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã ngay lập tức lên án "những vụ tấn công hèn hạ". Về phần mình, bộ trưởng Tài chính Mangala Samaraweera tuyên bố trên mạng Twitter là các vụ tấn công đã giết hại "nhiều người vô tội".

Sau khi nghe tin về các vụ tấn công ở Sri Lanka hôm nay, giáo hoàng Francis đã bày tỏ sự đau buồn của ngài. Nhiều lãnh đạo thế giới như thủ tướng Anh Theresa May, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đồng loạt lên án vụ tấn công này.

Đa số dân Sri Lanka theo Phật giáo, chiếm 70% trên tổng số 21 triệu dân, nhưng tại nước này cũng có đến 1,2 triệu dân là người Công giáo. Cộng đồng Công giáo vẫn được xem là một thành phần mang tính đoàn kết dân tộc vì bên phía sắc dân thiểu số Tamil (Tamoul) và sắc dân đa số Sinhala đều có các giáo dân.

Trả lời ban Việt ngữ RFI, ông Karunanatna Karou, một hướng dẫn viên du lịch tại Sri Lanka, cho biết ông rất ngạc nhiên về các vụ tấn công này :

"Vâng, là bởi vì từ mấy năm gần đây Sri Lanka không có vấn đề gì. Ngay cả trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 30 năm cũng không xảy ra vụ tấn công nào nhắm vào người Công giáo. Đây cũng là lần đầu tiên họ tấn công trực tiếp vào người nước ngoài, vào du khách. Theo nhà chức trách thì đây là những cuộc tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng .

Sri Lanka là một quốc gia có đa số dân là người Phật giáo và đó là các Phật tử rất khoan dung theo đúng lời dạy của Đức Phật. Vì đa số Phật tử rất khoan dung cho nên các thiểu số tôn giáo như Công giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo có thể chung sống dễ dàng.

Chúng tôi không có vấn đề gì với người Công giáo, sự chung sống giữa các tôn giáo diễn ra rất tốt. Ví dụ như vào dịp ramadan, người Công giáo đến giúp trang hoàng các nhà thờ Hồi giáo, còn vào dịp lễ Noel cũng có các Phật tử đến giúp trang hoàng các nhà thờ. Tức là giữa người Phật giáo và người Công giáo không có vấn đề gì".

Ceylan, tên xưa của Sri Lanka

Sri Lanka, là một đảo quốc, nằm ở phía tây nam vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Với diện tích 65.000 km², Sri Lanka có 21,4 triệu dân. Trước kia được gọi là Ceylan, đất nước Sri Lanka nhiều lần là thuộc địa của các cường quốc phương Tây : Đầu tiên hết là Bồ Đào Nha (1505-1656), rồi Hà Lan (1656-1796) và cuối cùng là Anh Quốc (1815 -1948).

Năm 1972, quân nổi dậy Tamoul mở chiến dịch đòi độc lập, nhưng sau đó đã bị quân đội tàn sát dưới thời chính phủ người Sinhala chiếm đa số vào tháng 5/2009 sau một cuộc chiến làm gần 100.000 người chết.

Tháng Giêng năm 2018, tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena thăng cấp nhân vật số hai trong bộ binh, một vị tướng bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc là đã phạm tội ác chiến tranh chống quân đòi ly khai Tamil. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng bất bình của các tổ chức bảo nhân quyền.

Từ khi cuộc xung đột chấm dứt, ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ với hơn hai triệu lượt du khách mỗi năm kể từ năm 2016, tăng hơn gấp bốn lần so với con số 448 ngàn người năm 2009. Tuy nhiên, theo AFP, trong những năm gần đây, Sri Lanka chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của những phần tử Phật giáo cực đoan.

Tháng Ba năm 2018, tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên được ban hành kể từ năm 2011 trong vòng 15 ngày sau những vụ bạo động xảy ra nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo tại miền trung đất nước làm 3 người chết.

Thanh Phương

Quay lại trang chủ
Read 678 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)