Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/04/2019

Tập Cận Bình muốn làm chủ Đông Á và Biển Đông bằng quân sự

Tổng hợp

Nỗ lực cải tổ quân đội của Tập Cận Bình để thay thế Mỹ tại Châu Á (BBC, 26/04/2019)

"Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cải tổ lại Quân đội Nhân dân Trung Hoa thành một lực lượng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với quân đội Hoa Kỳ - thậm chí vượt mặt ở một số lĩnh vực. Chiến thắng của Hoa Kỳ trước Trung Quốc trong một cuộc chiến khu vực không còn được đảm bảo".

tcb1

Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị Châu Á của Mỹ

Đó là nhận định theo bài phân tích mới nhất David Lague và Benjamin Kang Lim của Reuters, đánh giá lại những nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc thâu tóm và phát triển Quân đội Nhân dân Trung Hoa để tìm cách thay thế Mỹ thành gã khổng lồ về quân sự tại Châu Á.

Bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đang thay thế Mỹ thành gã khổng lồ quân sự tại Châu Á như thế nào ?" đặt vấn đề, nhưng chưa trả lời được phần "như thế nào". Dầu vậy, cũng đưa ra được nhiều thông tin, chi tiết đáng chú ý.

tcb2

Lực lượng diễu binh chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hồng Kông là một trong những sự kiện kỷ niệm 20 năm thành phố này được Anh trả về Trung Quốc hôm 30/6/2017

Tập Cận Bình muốn chấm dứt sự thống trị Châu Á của Mỹ

"Hoa Kỳ có thể thua", cựu Đô đốc Hoa Kỳ Gary Roughead, người từng nắm vị trí hàng đầu trong Hải quân Hoa Kỳ và giờ là đồng chủ tịch ban đánh giá lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng của chính phủ của ông Trump, nói.

Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á.

"Trong phân tích kết luận cuối cùng, người Châu Á sẽ quyết định các vấn đề của Châu Á, giải quyết các vấn đề của Châu Á và bảo vệ an ninh của Châu Á", ông Roughead nói trong một bài phát biểu năm 2014 với các nhà lãnh đạo nước ngoài về an ninh khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc không chỉ đang cách mạng hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ông Tập đang thực hiện một loạt các động thái đang làm thay đổi Trung Quốc và cả trật tự toàn cầu. Ông Tập đã từ bỏ cái cách của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên che giấu sức mạnh của mình và chờ đợi thời cơ. Nhưng giờ với ông Tập, thời gian chờ đợi đã kết thúc.

tcb3

Một tàu ngầm Vạn lý Trường thành 236 của Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc diễu hành hải quân để kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân ở vùng biển gần Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông hôm 23/4

Các bài phát biểu của ông Tập luôn đề cập nhiều đến "Giấc mơ Trung Quốc" của ông, nơi mà một quốc gia cổ đại phục hồi từ sự sỉ nhục bởi cuộc xâm lăng của ngoại bang và lấy lại vị trí xứng đáng của mình như một quyền lực thống trị ở Châu Á.

Nỗ lực này được thể hiện qua những ví dụ tiêu biểu của quyền lực mềm : Chương trình Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ đô la để xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu với Trung Quốc, và kế hoạch "Made in China 2025" để biến đất nước này thành một gã khổng lồ về sản xuất công nghệ cao.

Nhưng bước đi táo bạo nhất vẫn là việc ông ta mở rộng sức mạnh cứng của Trung Quốc, thông qua việc tái cơ cấu lại PLA, lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới.

Cải tổ lại Quân đội Giải phóng Nhân dân

Năm 1938, trong lúc diễn ra một chiến dịch để đưa Trung Quốc vào tay cai trị của Đảng Cộng sản, nhà lãnh đạo cách mạng Mao Trạch Đông đã viết : "Kẻ nào có quân đội, kẻ đó có quyền lực".

Tập Cận Bình, người kế vị mới nhất của Mao, đã biến câu nói đó thành hiện thực.

Chính ông Tập đã mặc lên mình bộ quân phục rằn ri, tự tuyên làm tổng tư lệnh và nắm quyền kiểm soát lực lượng quân đội hai triệu quân hùng mạnh của Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Tập Cận Bình đã chuyển PLA từ một lượng bộ binh truyền thống sang một lực lượng hùng mạnh trên biển.

Đây là cuộc đại tu lớn nhất của PLA kể từ khi Mao dẫn dắt đến chiến thắng trong cuộc nội chiến và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào 1949.

Ông đã phá vỡ bộ máy quân sự quan liêu dưới thời Mao. Một loạt chỉ huy mới báo cáo trực tiếp đến ông Tập, người nắm giữ vị trí chủ tịch của Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định quân sự hàng đầu Trung Quốc.

Cốt lõi của tầm nhìn đổi mới quốc gia này là một quân đội trung thành, không tham nhũng mà ông Tập yêu cầu phải sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng.

Từ đầu, chiến dịch thanh trừng tham nhũng và thăng chức cho các quan chức trung thành cho thấy rõ ông Tập có kế hoạch trong việc cải tổ PLA.

Từ giữa 2015, ông ta đã cắt 300.000 nhân viên hành chính và không phải chiến đấu trước khi tiến hành một cuộc đại tu toàn diện về cấu trúc quân sự.

Ông xóa bỏ bốn "tổng cục" quân đội thành lập dưới thời Mao, vốn đã trở nên quá quyền lực, tự trị và vô cùng tham nhũng, theo như Li Nan, chuyên gia về quân đội Trung Quốc nói từ Đại học Quốc gia Singapore.

Ông Tập đã thay thế nó bằng 15 cơ quan, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Quân ủy Trung ương do ông Tập làm chủ tịch.

tcb4

Lễ thượng kỳ trong cuộc diễu hành quân sự để kỷ niệm 90 năm thành lập của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại căn cứ huấn luyện quân sự Zhurihe ở Khu tự trị Nội Mông, ngày 30 tháng 7 năm 2017

Ông cũng loại bỏ bảy khu vực quân sự dựa trên địa lý và thay thế chúng bằng Ngũ đại chiến khu mới.

Các đại chiến khu này, có thể cho là tương đương với các bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự và tập trung mạnh mẽ vào việc kết hợp các khả năng không quân, trên bộ, hải quân và các khả năng khác của lực lượng vũ trang Trung Quốc để phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Biển Đông - Vạn lý Trường thành trên biển

Chính Tập Cận Bình là người đã các hoạt động nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông vào 2013, theo như một bài xã luận tháng 7/2017 trên tờ Thời báo Nghiên cứu, cơ quan ngôn luận chính thức của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng.

Bài xã luận coi những hoạt động này tương đương với việc "xây dựng một Vạn lý Trường thành trên biển".

Việc củng cố các tiền đồn ở Biển Đông, gồm các đơn vị tên lửa có nghĩa là Trung Quốc gần như đã thôn tính một vùng rộng lớn của vùng biển này.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson trước đó đã nói với một ủy ban của Quốc hội rằng Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông về mọi viễn cảnh "xung đột ngầm" (Short of war) - bằng sách sử dụng lực lượng quân sự một cách chọn lọc và kiềm chế để ép buộc sự tuân thủ theo ý định của cơ quan kiểm soát vũ lực.

tcb5

Một đơn vị Hải quân Trung Quốc tuần tra tại Đảo Phú Lâm, thuộc Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là Quần đảo Xisha, ngày 29 tháng 1 năm 2016. Dòng chữ trên đá đọc, "Xisha Old Dragon ". Old Dragon là tên địa phương của một bãi đá gần Đảo Phú Lâm

Ông Tập cũng đang đẩy mạnh áp lực quân sự đối với Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ - các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bên cạnh một kho tên lửa khổng lồ có khả năng tấn công Đài Loan, lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đang thực hiện các cuộc tập trận ngày càng phức tạp, thường xuyên bao vây hòn đảo tự trị này

Dù vậy, bài phân tích lại cho rằng bản thân bên trong PLA vẫn có những câu hỏi về khả năng cạnh tranh với lực lượng của Hoa Kỳ và các cường quốc quân sự tiên tiến khác.

Trong nhiều bài bình luận được công bố, các sĩ quan và chiến lược gia Trung Quốc chỉ ra rằng PLA thiếu kinh nghiệm trong xung đột, thiếu sót về công nghệ và thất bại trong việc tìm cách chỉ huy và kiểm soát hiệu quả.

Dù vậy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ đổi mới lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Quốc, mà còn đang thay đổi vị thế của Trung Quốc trên thế giới - trở thành một thách thức về mọi phương diện đối với Hoa Kỳ.

******************

Trung Quốc lấy làm tiếc vấn đề Biển Đông làm tổn hại quan hệ với Anh (VOA, 26/04/2019)

Phó Thủ tướng Trung Quc H Xuân Hoa hôm 25/4 nói vi B trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đang thăm Bc Kinh rng tht đáng tiếc vn đ Bin Đông đã gây phương hi cho các mi quan h gia hai nước, sau khi mt tàu chiến ca Anh hi tháng 8 năm ngoái đã đi sát qua các đảo mà Trung Quc có tuyên b ch quyn.

tcb6

Tàu khu trục HMS Argyll ca Anh và các tàu ca Nht Bn trong mt cuc tp trn chung trên bin n Đ Dương hôm 26/9/2018. Tàu chiến ca Anh đã đi qua Eo bin Đài Loan làm quan h gia Anh và Trung Quc có nhiu biến đng.

"Thật đáng tiếc vì k t tháng 8 năm ngoái các mi quan h gia hai nước chúng ta đã chng kiến nhng biến đng vì vn đ Bin Nam Trung Hoa (mà Vit Nam gi là Bin Đông) và các cuc đi thoi giữa hai chính phủ cũng như các d án hp tác b ngưng tr", ông H nói vi B trưởng Hammond trong cuc hp Bc Kinh.

Bộ trưởng Anh tán đng các phát biu ca phó th tướng Trung Quc rng có "mt s khó khăn trong vic thúc đy mt mi quan h tích cc mà các nhà lãnh đạo ca hai bên đã đ ra".

"Tất nhiên ông hiu rng Vương quc Anh không thiên v trong các vn đ Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông)", ông Hammond nói.

Theo Reuters

**********************

Paris và Bắc Kinh tranh cãi về quyền tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan (RFI, 25/04/2019)

Đối phó với Mỹ chưa xong, giờ đây, Trung Quốc lại phải quay sang đối phó với Pháp trên vấn đề eo biển Đài Loan.

tcb7

Thủy thủ Pháp canh gác trên chiến hạm Vendemiaire lúc đang chuẩn bị cập cảng quốc tế ở Manila, ngày 12/03/2018. TED ALJIBE / AFP

Vào hôm nay, 25/04/2019, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Bắc Kinh chính thức loan báo là đã gởi công hàm phản đối vụ một chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư, Paris đã phản ứng, tái khẳng định quyền tự do hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là sự kiện một chiến hạm Pháp, được xác định là chiến hạm Le Vendémiaire, hôm 06/04 vừa qua, đã đi qua eo biển Đài Loan.

Bắc Kinh đã công khai tố cáo hành động bị coi là xâm nhập lãnh hải Trung Quốc một cách bất hợp pháp, đồng thời cho biết là đã gởi công hàm cực lực phản đối đến nước Pháp. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cho biết là hải quân nước này đã cho chiến hạm của mình ra nhận dạng và xua đuổi tàu Pháp.

Cho đến hôm nay, Paris hoàn toàn kín tiếng về hoạt động của chiếc Le Vendémiaire ở vùng eo biển Đài Loan, nhưng những lập luận có thể nói là đao to búa lớn của Trung Quốc đã khiến Pháp phải phản ứng.

Theo hãng tin Pháp AFP, một cộng sự viên của bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Florence Parly vào hôm nay đã xác định hai điểm : Trước hết là Pháp luôn luôn gắn bó với "quyền tự do hàng hải, phù hợp với luật biển", và kế đến là "Hải quân Pháp trung bình mỗi năm đều đi qua eo biển Đài Loan một lần, mà không gây nên bất kỳ một sự cố hay phản ứng nào".

Sự kiện Paris nhắc nhở Bắc Kinh về quyền tự do đi lại tại vùng eo biển Đài Loan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, với việc Mỹ tăng cường nhịp độ cho chiến hạm của mình băng qua eo biển Đài Loan, gây ra những phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh.

Gần đây nhất là hồi tháng Hai vừa qua, Trung Quốc cũng đã phản đối Mỹ cho chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan và tố cáo một "hành động khiêu khích".

Theo giới quan sát, việc tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan là một dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực hiện quyền tự do đi lại tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc. Sau Pháp, các nước như Nhật, Úc cũng có thể nghĩ đến việc có những hành động tương tự.

Về phần nước Pháp, việc Paris tái khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế nằm trong chiến lược mới của Pháp muốn đóng một vai trò năng nổ hơn trong khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Trong ba năm gần đây, hầu như năm nào Pháp cũng cử tầu đến khu vực Biển Đông. Trong một quyết định đầy tính biểu tượng, tầu sân bay Charles de Gaulle đã được phái qua thi hành nhiệm vụ ở vùng Ấn Độ Dương sẽ ghé Singapore, nhưng sẽ không đi qua Biển Đông.

Đối với ông Abraham Denmark, cựu phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á, "sự cố" Đài Loan đã phản ánh cách tiếp cận mới của Pháp đối với Trung Quốc và vùng Châu Á Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, các nước như Pháp không còn đơn thuần xem xét qua lăng kính thương mại mà còn từ quan điểm quân sự.

Điều quan trọng, theo chuyên gia này, là cần phải thêm nhiều nước khác đến hoạt động ở Châu Á để chứng minh rằng đó không chỉ là vấn đề cạnh tranh tay đôi giữa Washington và Bắc Kinh, mà những gì Trung Quốc đang làm đã thách thức cả trật tự quốc tế.

Trọng Nghĩa

*****************

Tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc lên án Pháp xâm phạm hải phận (RFA, 25/04/2019)

Một tàu chiến Pháp vừa đi qua eo biển Đài Loan vào tháng này vào giữa lúc Trung Quốc và Mỹ đang có những căng thẳng. Hãng tin Reuters trích lời các giới chức Hoa kỳ cho biết như vậy hôm 25/4.

tcb8

Tàu Vendemiaire của Hải quân Pháp tại một cảng ở Philippines ngày 12 tháng 3 năm 2018 Reuters

Theo Reuters, tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp đã đi qua eo biển giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm 6/4.

Các giới chức Mỹ cho Reuters biết, vì lý do này, Trung Quốc đã bỏ lời mời Pháp tham dự lễ diễu binh mừng 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc hôm 23/4 vừa qua.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/4 cũng đã chính thức lên tiếng phản đối Pháp vì đã cho tàu hộ vệ Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi đây là hành vi xâm phạm vùng biển của Trung Quốc.

Hiện Hải quân Pháp vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào về diễn biến mới này.

Theo Reuters, việc tàu chiến Pháp đi qau eo biển Đài Loan cho thấy dấu hiệu các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực thi quyền tự do hàng hải tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và chỉ chờ ngày được độc lập.

********************

Chiến hạm Pháp qua eo biển Đài Loan, Bắc Kinh gay gắt phản đối (RFI, 25/04/2019)

tcb9

Chiến hạm Pháp Vendemiaire (F734) tuần tra trên Biển Đông . Reuters/Romeo Ranoco

Bộ quốc phòng Trung Quốc vào hôm nay 25/04/2019 khẳng định là đã chính thức phản đối Paris về vụ một chiến hạm Pháp đã băng qua eo biển Đài Loan hồi đầu tháng Tư. Sự vụ xẩy ra hôm 06/04, nhưng mãi đến hôm qua 24/04, mới được phía Mỹ tiết lộ.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết là chính quyền Bắc Kinh đã chính thức gởi công hàm cho phía Pháp, cực lực phản đối sự kiện một chiến hạm Pháp đã xâm nhập lãnh hải Trung Quốc một cách bất hợp pháp khi đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư này.

Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Trung Quốc còn cho biết là chiến hạm Trung Quốc đã được điều ra để theo dõi.

Đối với Bắc Kinh, Đài Loan là một tỉnh ly khai, do đó cả đảo này lẫn vùng eo biển Đài Loan đều thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Bắc Kinh như vậy đã xác nhận thông tin được hai quan chức Mỹ xin giấu tên tiết lộ vào hôm qua (24/04), theo đó ngày 06/04/2019, chiến hạm Pháp Le Vendémiaire đã băng qua vùng eo biển phân cách Đài Loan và Trung Quốc, trong một động thái hiếm hoi đối với tàu chiến Châu Âu.

Một quan chức Mỹ được hãng tin Anh Reuters trích dẫn đã nhận xét rằng trong lịch sử hiện đại, ông chưa thấy một chiến hạm Pháp nào đi qua vùng eo biển này.

Cũng theo hai nguồn tin trên, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, sau sự kiện đó, Bắc Kinh đã rút lại lời mời chiến hạm Pháp tham gia cuộc "diễu hành" hải quân hôm 23/04 ngoài khơi Thanh Đảo (Sơn Đông) nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

Theo Reuters, đại tá Patrik Steiger, phát ngôn viên của tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đã từ chối bình luận về một chiến dịch đang được tiến hành.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 821 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)