Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/04/2019

Quyền đánh cá : tàu Việt Nam và Indonesia va chạm nhau

Tổng hợp

Việt Nam đòi Indonesia thả ngư dân và ‘đền bù thỏa đáng’ (Người Việt, 30/04/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội yêu cầu thả ngay các ngư dân và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt mới bị bắt giữ.

460022860

Một tàu đánh cá của Việt Nam bị lực lượng quân sự Indonesia đánh chìm vì bị cáo buộc đánh cá lậu trong vùng biển của nước họ. (Hình : Sei Ratifa/AFP/Getty Images)

Báo VietNamNet thuật lời bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho hay như vậy về vụ việc tàu Hải quân Indonesia đã bắt giữ 12 ngư dân Việt hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2019, vừa qua tại vùng biển hai nước đang có những tranh chấp chủ quyền.

Bà Hằng được thuật lời cho biết : "Ngày 27 Tháng Tư, trong khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (tọa độ 06026’N – 106047’E, cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 là 5.5 hải lý về phía Bắc), tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân bị tàu Indonesia mang số hiệu 381 bắt giữ và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm".

Theo lời bà Hằng : "Tàu Kiểm ngư Việt Nam số hiệu 213 đang thực thi pháp luật tại khu vực đã kịp thời phát hiện, cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 rời khỏi vùng biển Việt Nam. 12 ngư dân còn lại bị tàu 381 bắt giữ, đưa về vùng biển Indonesia".

VietNamNet thuật lời bà Lê Thị Thu Hằng nói : "Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc ; không lặp lại hành động tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam".

Bản tin của VietNamNet thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam có những chi tiết khác với bản tin tường thuật của hãng thông tấn AP thuật theo bản thông tin báo chí của tướng Hải quân Indonesia. Họ nói rằng hai tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đâm vào một trong các tàu Hải quân Indonesia làm áp lực.

Theo bản tin của tờ Tiền Phong hôm 30/04 thuật theo tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết : "Tàu cá bị nạn đã bị chìm xuống đáy biển lúc 5 giờ chiều 29/04, ở độ sâu khoảng 50-55 mét. Hiện chỉ còn một đầu dây giữ lưới của tàu cá BĐ 97916 TS buộc trên tàu Kiểm ngư Việt Nam KN 213. Đến ngày 30/04, tàu BĐ 96974 TS cùng với tàu KN 213 đang thống nhất với chủ tàu bị nạn trợ giúp trục với lưới tàu cá (ước tính giá trị lưới vây khoảng 1 tỷ đồng [42.937 USD])".

Khu vực xảy ra vụ bắt giữ được tờ Tiền Phong thuật lại là "tại khu vực cách Nam-Tây Nam bãi cạn Cảnh Dương khoảng 50 hải lý và cách Bắc đường phân định Việt Nam Indonesia khoảng 3 hải lý, lúc 2 giờ 55 chiều 27/04".

Đầu tháng 11/2018, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin các tàu đánh cá xa bờ có chiều dài từ 24 mét trở lên bị bắt buộc gắn những thiết bị giám sát theo quy định của Ủy Ban Châu Âu (EC) nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho các tàu đánh cá trên biển. Không có tin nào cho biết có bao nhiêu tàu đánh cá đã được gắn máy định vị.

Cuối Tháng Bảy, 2017, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, đã yêu cầu Indonesia điều tra tàu hải quân của nước này bắn tàu đánh cá của Việt Nam làm hai ngư dân bị thương.

Trước đó, tháng 10/2016, hai tàu đánh cá của Việt Nam với 13 ngư dân khai thác hải sản tại vùng chồng lấn trong khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước đã bị tàu Hải quân Indonesia truy đuổi và bắn, làm ba ngư dân Việt bị thương, trong đó một ngư dân đã qua đời vì vết thương nặng.

Theo báo cáo của Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam, trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ với 137 tàu cá và 1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tăng 28 vụ/46 tàu so với năm trước đó. Các nước hay bị vi phạm bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Cambodia, Indonesia và Brunei. (TN)

*****************

Việt Nam yêu cầu Indonesia thả ngư dân (RFA, 30/04/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 30/4 đã lên tiếng yêu cầu Indonesia phải thả 12 ngư dân bị Indonesia bắt giữ hôm 27/4 khi đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam.

vacham2

Ảnh chụp màn hình đoạn video do Indonesia cung cấp cho thấy tàu kiểm ngư Việt Nam đụng tàu Hải quân Indonesia hôm 27/04/2019 - AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang phân định vùng đặc quyền kinh tế, đã bị tàu của Indonesia bắt và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm.

Bà Hằng cho biết, vào lúc đó, tàu kiểm ngư của Việt Nam đang thực thi pháp luật tại khu vực đã phát hiện kịp thời và cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu của Indonesia rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Hôm Chủ nhật, ngày 28/4, Hải quân Indonesia công bố một đoạn video cho thấy một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đâm vào tàu của Indonesia. Phía Indonesia cho biết 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đụng tàu Hải quân Indonesia để giải cứu cho các ngư dân đang đánh cá trộm trong vùng nước của Indonesia.

Hiện Việt Nam và Indonesia vẫn đang đàm phán phân định vùng chồng lấn trên biển gần Natuna của Indonesia và đảo Hòn Cau của Việt Nam.

Thời gian qua, Indonesia đã gia tăng việc bắt giữ các ngư dân nước ngoài đánh bắt cá tại gần khu vực Natuna mà Indonesia đổi tên thành biển Bắc Natuna để khẳng định chủ quyền.

********************

Chồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesi (RFI, 30/04/2019)

Vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam với một tàu hải quân Indonesia ở vùng biển Bắc Natuna ngày 27/04 vừa qua là hậu quả của việc thiếu các quy tắc ứng xử tại khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.

vacham3

Ảnh chụp từ video đăng ngày 28/04/2019 : tàu kiểm ngư Việt Nam lao sát vào tàu chiến Indonesia

Bộ Ngoại giao Indonesia hôm qua (29/04) thông báo đã triệu đại sứ Việt Nam tại Jakarta Phạm Vinh Quang lên để yêu cầu giải thích về vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN 264 và KN 213 với chiến hạm KRI Tjiptadi-381 của hải quân Indonesia. Theo thông cáo của hải quân Indonesia, khi tàu KRI Tjiptadi-381 bắt đầu kéo một tàu cá Việt Nam bị bắt giữ vì đánh cá "trái phép" trong vùng biển Indonesia, thì chiếc KN 264 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã đụng vào chiến hạm Indonesia, còn chiếc KN 213 thì đụng cho chìm tàu cá Việt Nam. Cũng theo thông báo nói trên, lính hải quân Indonesia đã kịp cứu được và bắt giữ 12 ngư dân của tàu cá Việt Nam, nhưng 2 ngư dân kia đã nhảy xuống nước và bơi thoát đi, rồi sau đó được tàu kiểm ngư Việt Nam vớt lên.

Jakarta đã gởi công hàm phản đối đến Hà Nội thông qua sứ quán Việt Nam ở Indonesia về hành động "khiêu khích" của tàu kiểm ngư Việt Nam đối với chiến hạm của hải quân Indonesia. Theo bộ ngoại giao Indonesia, hành động của tàu kiểm ngư Việt Nam "gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn chiến hạm Indonesia và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế".

Nhưng theo phía Việt Nam hôm nay, vụ việc đã xảy ra không đúng như phía Indonesia mô tả. Trả lời câu hỏi của phóng viên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định : "Khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang phân định vùng đặc quyền kinh tế, tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân đã bị tàu mang số hiệu 381 của Indonesia bắt và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm".

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, tàu kiểm ngư Việt Nam KN 213 đang hoạt động tại khu vực đã kịp thời cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 rời khỏi vùng biển Việt Nam, 12 ngư dân còn lại bị tàu Indonesia bắt và đưa về vùng biển Indonesia.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã có công hàm gởi đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị "xác minh thông tin, điều tra làm rõ và không lặp lại hành động tương tự trong tương lai". Việt Nam cũng yêu cầu Indonesia "thả ngay các ngư dân bị bắt, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam".

Từ năm 2014, Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu đánh cá của các nước khác tại vùng biển Natuna, chủ yếu là tàu Việt Nam, Philippines, chỉ có duy nhất một tàu Trung Quốc. Đến năm 2017, Indonesia đã đổi tên vùng biển phía nam Biển Đông thành biển Bắc Natuna nhằm khẳng định chủ quyền của họ ở vùng này.

Theo giáo sư về Luật quốc tế của Đại học Indonesia, ông Hikmahanto Juwana, trả lời thông tấn xã Antara của Indonesia hôm qua, vụ va chạm ngày 27/04 là hậu quả của sự chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế ( EEZ) của Indonesia và Việt Nam. Ông Hikmahanto cho rằng vụ này xảy ra là do lực lượng hải quân Indonesia nghĩ rằng họ được phép bắt giữ các tàu cá của Việt Nam, nhưng bên phía lực lượng kiểm ngư Việt Nam thì lại cho là tàu KRI Tjiptadi 381 không được quyền bắt giữ như vậy.

Chính vì vậy, vị giáo sư này đề nghị nên đề ra những quy định mà cơ quan chức năng của hai nước Indonesia và Việt Nam phải tuân thủ khi xảy ra những vụ va chạm trên biển. Theo lời giáo sư Hikmahanto, hiện giờ giữa các nước ASEAN chưa có những quy định như vậy.

Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải thuộc chủ quyền của một quốc gia, mà chỉ là vùng biển mở rộng từ các quốc gia nước ven biển, vùng này tiếp giáp với lãnh hải, nằm bên ngoài. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Cho tới nay, giữa Indonesia và Việt Nam chưa có một hiệp định phân định ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế.

Theo lời giáo sư Hikmahanto, rất may là thủy thủ đoàn của tàu KRI Tjiptadi 381 đã không nổ súng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Chiếu theo luật quốc tế, bất kể ai phạm lỗi hay có lý, bên nào nổ súng trước là bị xem là có hành động tấn công.

Thanh Phương

*********************

Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam sau vụ ‘va chạm’ ở Biển Đông (VOA, 30/04/2019)

Indonesia hôm 29/4 xác nhận đánh chìm các tàu cá, ít lâu sau khi cáo buc tàu kim ngư Vit Nam đâm vào mt tàu ca nước này đ ngăn cn vic chn bt mt tàu cá Vit đánh bt trái phép.

vacham4

Hình ảnh được cho là lúc tàu kiểm ngư  Việt Nam đâm vào tàu Indonesia.

Kể t năm 2014, chính quyn đo quc Đông Nam Á đã cho đánh đm hàng trăm tàu cá nước ngoài, trong đó có nhiều tàu ca Vit Nam, nht là bng cách cho n tung. Các tàu này b cáo buc đánh bt trái phép trong lãnh hi ca Indonesia, theo AFP.

Bộ trưởng ph trách Ngư nghip và Hàng hi ca Indonesia, Susi Pudjiastuti, tuyên b : "Vào ngày 4/5, chúng tôi sẽ cho đánh chìm 51 tàu, phn ln t Vit Nam !".

Nữ quan chc này không cho biết là liu đng thái trên có phi đ tr đũa vic tàu kim ngư Vit Nam đâm vào tàu ca Indonesia vùng Bin Đông mà chính quyn Jakarta nay gi là Bin Bc Natuna hay không.

Sau vụ "va chm" xy ra vào cui tun trước và v bt gi 12 ngư dân Vit, Indonesia hôm 29/4 đã triu tp đi s Vit Nam Jakarta.

Bộ Ngoi giao Indonesia ra tuyên bố nói rng "các hành đng ca tàu tun duyên Vit Nam gây nguy him cho mng sng ca các nhân viên ca c hai nước và không phù hp vi lut quc tế".

Ngày 28/4, Ủy ban Quc gia tìm kiếm cu nn, Cc Cu h cu nn thuc B Quc phòng của Việt Nam, cho biết đã đ ngh Cc Lãnh s, B Ngoi giao Vit Nam, thông báo đến Đi s quán Indonesia ti Vit Nam đ ngh xác minh làm rõ s vic, theo báo Thanh Niên.

Không chỉ Indonesia, mà nhiu nước như Philippines, Thái Lan, Palau hay thm chí Australia, thời gian qua đã bt nhiu ngư dân Vit, sau khi cáo buc h đánh bt hi sn trái phép.

Bộ Ngoi giao t Hà Ni tng "bày t quan ngi sâu sc trước vic lc lượng chc năng Indonesia đánh chìm mt s tàu cá ca Vit Nam vi phm vùng bin ca Indonesia", và kêu gọi chính quyn Jakarta x lý ngư dân Vit vi phm lãnh hi ca Indonesia "trên tinh thn nhân đo và quan h đi tác chiến lược gia hai nước, cùng là thành viên ca ASEAN".

***********************

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm (RFI, 29/04/2019)

AP và AFP hôm 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

vacham5

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia. AFP PHOTO / SEI RATIFA

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : "Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam".

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do tai nạn – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Hai ngư dân đã nhảy xuống biển để tránh bị Indonesia bắt giữ và được tàu cảnh sát biển Việt Nam cứu vớt, 12 người còn lại trên tàu bị đưa đi giam "chờ tiến hành thủ tục pháp lý". Một video trên mạng xã hội cho thấy một tàu cảnh sát biển Việt Nam tông vào sườn trái chiếc tàu Indonesia, trong khi các nhân viên tuần tra vũ trang của Indonesia tuôn ra những lời thóa mạ.

Từ năm 2014, Indonesia đã cho đánh chìm hàng trăm tàu đánh cá của các nước khác tại vùng biển Natuna, trong đó chủ yếu là tàu Việt Nam, Philippines, chỉ có duy nhất một tàu Trung Quốc. Đến năm 2017 đảo quốc này đã đổi tên vùng biển phía nam Biển Đông thành Biển Bắc Natuna nhằm khẳng định chủ quyền.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 743 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)