Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

17/03/2017

Philippines nhúng nhường, Trung Quốc lấn tới

tổng hợp

Trung Quốc 'đặt trạm theo dõi môi trường ở Biển Đông' (BBC, 17/03/2017)

Trung Quốc trong năm nay sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị để đặt một trạm theo dõi môi trường tại Bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc gọi là Bãi cạn Hoàng Nham, ở Biển Đông, hãng tin Reuters đưa tin.

phi1

Hình của Philippines cung cấp cho thấy tàu của Trung Quốc đang hoạt động ở bãi cạn Scarborough tháng 9/2016

Sự việc diễn ra trong bối cảnh hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ mới đây đưa dự luật đòi áp lệnh trừng phạt đối với các hoạt động của Bắc Kinh tại vùng biển có tranh chấp.

Hồi tháng trước, một bộ trưởng của Philippines nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết với người tương nhiệm Philippines là sẽ không xây dựng các cấu trúc trên bãi đá mà cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền, nhưng phía Trung Quốc nói những bình luận này là "khó tin và đáng tiếc".

Trung Quốc hồi 2012 đã chiếm bãi cạn, nằm tại đông bắc quần đảo Trường Sa, tây bắc Philippines, và không cho ngư dân Philippines ra vào khu vực.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte tới thăm Trung Quốc hồi năm ngoái, Bắc Kinh đã cho phép các ngư dân trở lại ngư trường truyền thống để đánh bắt cá.

'Ưu tiên hàng đầu trong năm 2017'

Hồi trong tuần, Tiêu Tiệp, thị trưởng của khu vực mà Trung Quốc gọi là Thành phố Tam Sa, nói rằng Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu công tác chuẩn bị trong năm nay, nhằm xây dựng các trạm theo dõi môi trường ở một số hòn đảo, trong đó có Bãi cạn Hoàng Nham.

Việc xây dựng các trạm theo dõi tại đây và tại năm đảo khác thuộc vùng biển chiến lược nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm 2017, ông Tiêu nói.

phi2

Tàu khu trục USS Decatur tuần tra gần Quần đảo Hoàng Sa hổi tháng 10/2016, trong chương trình Mỹ gọi là hoạt động tự do hàng hải

Ngoài trạm ở Bãi cạn Hoàng Nham, các trạm khác sẽ được đặt trên các thực thể tại Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát kể từ 1974 sau khi chiếm hết các phần do Việt Nam quản lý, hãng tin AP dẫn lời ông Tiêu nói với Hải Nam Nhật báo.

Các trạm theo dõi cùng với các bến đậu tàu và các cơ sở hạ tầng khác sẽ là một phần trong nỗ lực phục hồi và chống xói mòn cho đảo, theo ông Tiêu.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose từ chối bình luận và nói nước này đang tìm cách xác minh các tường thuật trên.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Bắc Kinh

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Bảy 18/3 tới Bắc Kinh trong chuyến thăm hai ngày. Dự kiến chủ đề Biển Đông sẽ nằm cao trong nghị trình làm việc của ông.

Hoa Kỳ đã chỉ trích việc Trung Quốc xây cất các đảo nhân tạo trên Biển Đông và xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, đồng thời tỏ ý quan ngại các cơ sở này có thể được dùng để hạn chế việc tự do đi lại.

Trong tuần rồi, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio và Ben Cardin đề xuất Luật Trừng phạt tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo đó cấm cấp chiếu khán cho các cá nhân Trung Quốc có đóng góp vào việc xây dựng, phát triển các dự án ở hai vùng biển này.

Đề xuất cũng có nội dung áp lệnh trừng phạt lên các tổ chức tài chính nước ngoài "cố ý thực hiện hoặc tạo điều kiện cung cấp giao dịch tài chính lớn cho các tổ chức, cá nhân bị trừng phạt" nếu như Trung Quốc tăng cường hoạt động tại Bãi cạn Hoàng Nham và có các hoạt động khác.

Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối đề xuất trên, điều mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói là vi phạm luật quốc tế và các quy tắc trong quan hệ quốc tế.

*********************

Biển Đông : Trung Quốc xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough (RFI, 17/03/2017)

phi3

Bãi cạn Scarborough. Wikipedia

Trung Quốc đang xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines, theo tin từ một quan chức cao cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc.

Theo hãng tin AP, tờ nhật báo chính thức Hải Nam Nhật Báo hôm nay, 17/03/2017, trích lời một quan chức cao cấp của "thành phố" Tam Sa cho biết là các trạm quan sát môi trường sẽ được xây trên 6 đảo và đá đang tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, nằm ngoài khơi phía tây bắc Philippines. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xây một cấu trúc thường trực trên bãi cạn này.

Bắc Kinh đã chiếm Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Sau khi tổng thống Duterte kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở khu vực này.

Theo lời quan chức cao cấp của "thành phố" Tam Sa, các trạm quan sát khác sẽ được xây trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và hiện vẫn là quần đảo tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.

Cách đây hai ngày, hãng tin Reuters cũng vừa loan tin là một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 06/03/2017, cho thấy là trên Đảo Bắc (North Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu dọn đất và có thể đang chuẩn bị xây một hải cảng, mà theo các chuyên gia có thể là nhằm hỗ trợ cho các cơ sở quân sự. Trước đó, vào tháng 01/2017, cũng đã có thông tin về việc Bắc Kinh xây các công trình trên Đảo Cây, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo các tùy viên quân sự trong khu vực và chuyên gia, công trình mới trên Đảo Bắc cho thấy quyết tâm của Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trên các đảo ở Biển Đông.

Thanh Phương

*************************

Philippines "đóng cửa" đảo Thị Tứ vì sợ Trung Quốc ? (RFA, 17/03/2017)

phi4

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, trong một cuộc họp báo tại trụ sở AFP ở Manila ngày 9 tháng 3 năm 2017. AFP photo

Quân đội Philippines ngăn cản một nhóm các nhà lập pháp và giới chức an ninh của nước này đến thăm đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, vì lý do an toàn cho phái đoàn.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Phi, ông Arsenio Andolong nói với hãng thông tấn Reuters thông tin vừa nêu vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3, nói thêm chuyến đi bị đình lại vì máy bay khó đáp xuống đường băng trên đảo sau mưa to và cần ít nhất thêm 5 ngày nữa chờ khô ráo, đảm bảo an toàn cho chuyến đi.

Năm thành viên của Hạ viện Philippines dự định bay đến đảo Thị Tứ vào hôm thứ Năm. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin N Lorenzana và Tướng Eduardo Ana cũng có kế hoạch đến thăm đảo trong ngày thứ Sáu.

Tại cuộc điều trần Quốc hội diễn ra hôm thứ Năm, Trung tướng Raul de Rosario, chỉ huy Bộ Tư lệnh Tây Philippines, nói rằng chuyến thăm đảo Thị Tứ, còn được gọi theo tiếng địa phương là Pagasa, trong tuần này bị hủy là do Philippines quan ngại về phản ứng của phía Trung Quốc như thế nào. Ông ông nhấn mạnh đảo Thị Tứ hiện nằm trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc, không phải 100% thuộc chủ quyền của Phi.

Chúng tôi xin được trích nguyên văn phát biểu của Tướng Rosario rằng "Đây là lý do tại sao chúng ta cần cần nhắc về chuyến thăm đảo Thitu. Mỗi lần chúng ta đáp máy bay xuống khu vực này thì chúng ta luôn bị Trung Quốc cảnh cáo và đã nhiều lần họ bắn pháo sáng về phía máy bay của chúng ta".

Bộ Quốc Phòng Philippines chưa đưa ra lời bình luận nào về lời phát biểu vừa rồi của Trung tướng Raul de Rosario.

*********************

Philippines sắp củng cố các cơ sở quân sự ở Biển Đông (VOA, 18/03/2017)

phi5

Lễ thượng c trên đo Pag-asa, mt hòn đo trong qun đo Trường Sa do Phillipines đóng gi.

Philippines ngày 17/3 tuyên bố s cng c các cơ s quân s trên các đo và bãi cạn ti Bin Đông và loan báo kế hoch sơ khi xây mt cng mi và lát li mt đường băng có sn.

Bộ trưởng Quc phòng Delfin Lorenzana theo lch l ra đi thanh sát mt tin đn trên đo Th T, mt trong nhng đo tranh chp trong qun đo Trường Sa, nhưng chuyến đi ca ông b hy b vì "vn đ an toàn" và thay vào đó, ông đến mt căn c quân s. Ti đây, ông loan báo những kế hoch phát trin.

Phát biểu vi binh sĩ nhân l k nim năm th 41 ca B Ch huy Min Tây, ông Lorenzana nhn mnh : "Chúng ta s xây mt đường băng, mt cng và mt cu tàu cho tàu bè ca chúng ta".

Đảo Th T gn vi bãi Subi, một trong by đo nhân to trong qun đo Trường Sa, nơi Trung Quc b t cáo có các hành đng quân s hóa vi phi đn đt đi không và nhng vũ khí khác na.

Philippines đã tranh chấp vi Trung Quc trong nhiu năm v Bin Đông, nhưng quan h song phương dường như được ci thin dưới thi Tng thng Rodrigo Duterte.

Bộ trưởng Quc phòng Philippines cho biết ông Duterte đã chp thun nâng cp các cơ s không ch trên đo Th T mà còn trên 8 thc th khác Bin Đông mà Philippines chiếm đóng.

Một tướng lãnh cao cấp Philippines cho biết quân đi đã ngăn mt chuyến thăm d trù ca nhóm các nhà lp pháp ti đo Th T ngày 16/3 vì quan ngi rng Trung Quc s phn ng.

Có khoảng 110 ngư dân sng trên đo Th Tứ.

*******************

Bắc Kinh và Manila ký một thỏa thuận thương mại quan trọng (RFI, 16/03/2017)

phi6

Ảnh minh họa : Bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez và đồng nhiệm Trung Quốc, Trung Sơn (Zhong Shan) tại Manila, ngày 07/03/2017.Reuters

Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines thông báo, Bắc Kinh vào hôm qua 15/03/2017 đã ký thỏa thuận thương mại với Manila. Theo thỏa thuận thương mại này, các doanh nghiệp Trung Quốc cam kết năm 2017 sẽ mua nhiều loại hàng hóa từ Philippines, từ hoa quả, hải sản cho tới hóa chất … với tổng trị giá lên tới 1,7 tỉ đô la.

Theo AFP, thỏa thuận này cho thấy chiến lược xích lại gần Trung Quốc của tổng thống Phillipines. Ông Rodrigo Duterte muốn ký các thỏa thuận thương mại và thu hút đầu tư Trung Quốc, đặc biệt vào trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở vốn đang trong tình trạng rất tồi tệ tại Phillipines.

Các dân biểu phản đối kế khôi phục án tử hình bị trừng phạt

Cũng tại Philippines, 12 dân biểu bị đảng của tổng thống Phlippines Rodrigo Duterte trừng phạt vì đã bỏ phiếu phản đối khôi phục án tử hình.

Phó chủ tich Hạ Viện Phillippines, bà Gloria Arroyo, người từng giữ chức tổng thống từ năm 2001 đến năm 2010, cùng 11 dân biểu khác giữ các chức vụ khác nhau trong nhiều ủy ban đã bị cách chức. Nhiều phương tiện truyền thông Philippiens đã gọi đây là "một vụ thanh trừng".

Án tử hình đã bị Philippines bãi bỏ năm 2006. Phe đối lập lo ngại là việc khôi phục án tử hình, cùng với nạn tham nhũng của hệ thống tư pháp của nước này sẽ khiến nhiều người dân vô tội mất mạng.

Tổng thống Duterte thì hy vọng án tử hình sẽ được khôi phục lại vào tháng 05/2017. Ông cho rằng biện pháp này sẽ là một công cụ đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines.

Thùy Dương

Quay lại trang chủ
Read 797 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)