Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/06/2019

Đối thoại Shangri-la 2019 rối tù mù : mỗi thế lực mỗi ý

Tổng hợp

Pháp công bố chiến lược gia tăng bảo đảm an ninh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương (RFI, 05/06/2019)

Sự kiện tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle ghé thăm cảng Singapore từ 29/05 đến ngày 02/06/2019 trùng thời điểm diễn ra Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 18 được coi như một lời khẳng định Pháp hiện diện và bảo vệ lợi ích và ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

phap1

Hiện diện quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh chụp từ tài liệu "Pháp và an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương" 2019, bộ Quốc Phòng Pháp. RFI tiếng Việt

Nhân dịp này, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly trình bày với các đồng nhiệm quốc tế tài liệu "Pháp và an ninh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương" thể hiện những cam kết của Paris trong việc duy trì ổn định trong vùng biển rộng lớn này.

Pháp : Một cường quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mang tính chiến lược đối với Pháp vì khu vực này tập trung đến 60% dân số và một phần ba thương mại thế giới.

Pháp có lãnh thổ ở Nam Ấn Độ Dương, gồm quần đảo Mayottes và Réunion, quần đảo Eparses và các vùng đất ở Châu Úc và Nam Cực. Ở Thái Bình Dương, Pháp có các vùng hải ngoại Nouvelle Calédonie, Wallis-et-Futuna, quần đảo Polynésie thuộc Pháp và đảo Clipperton. Tổng cộng diện tích hải ngoại của Pháp trong khu vực này là 465.422 km2 với gần 9 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) và khoảng 1,6 triệu dân.

Vì vậy, bất kể cuộc khủng hoảng hoặc xung đột nào trong khu vực này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Pháp và Châu Âu.

Ba thách thức chiến lược chính trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Tuy nhiên, những tranh chấp và căng thẳng mang quy mô quốc tế đã không chừa khu vực này với ba thách thức chính, được nêu trong bản chiến lược của Pháp.

Thứ nhất là sự trỗi dậy đầy quan ngại về cạnh tranh và phô trương sức mạnh trong khu vực. Một ví dụ được phía Pháp nêu lên là các chương trình hạt nhân, vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên không chỉ đe dọa trực tiếp an ninh vùng Đông Bắc Á mà cả luật pháp quốc tế và hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Liên quan đến Đông Nam Á, phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly kiên quyết phản đối tình trạng "chuyện đã rồi" ở Biển Đông. Bản chiến lược của Pháp không nhắc đích danh tên Trung Quốc, nhưng lên án các công trình bồi đắp mang quy mô lớn và quân sự hóa nhiều đảo đá làm thay đổi nguyên trạng. Thói "cá lớn nuốt cá bé", phô trương sức mạnh, còn đe dọa đến chủ nghĩa đa phương và sự ổn định trong vùng. Pháp quan ngại rằng hậu quả tiềm tàng của cuộc khủng hoảng này vượt qua cả phạm vi khu vực, trong khi đây là một ngã tư chiến lược trung chuyển đến 1/3 thương mại thế giới.

Thách thức thứ hai là mối đe dọa khủng bố. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đến hồi cáo chung nhưng không có nghĩa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Khủng bố đang lan sang những vùng đất mới và phát triển mạnh hơn nhờ vào tình hình rối loạn, thiếu vững chắc, xung đột ở một số quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Pháp cam kết lên tuyến đầu cùng với các nước trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương trong cuộc chiến chống khủng bố.

Thách thức thứ ba là vấn đề an ninh môi trường và không gian chung. Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là nạn nhân trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu. Những thành tựu về khoa học công nghệ mang lại những triển vọng mới nhưng cũng trở thành công cụ để nhiều nước phô trương, bành trướng sức mạnh trên không, trên biển, tự khoanh vùng cấm tiếp cận/cấm xâm nhập… và như vậy sẽ càng đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực.

Củng cố lực lượng quân sự, hợp tác với đồng minh và đối tác trong vùng

Pháp duy trì lực lượng quân sự trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương phù hợp với nhu cầu quốc phòng và an ninh. Có 4.100 quân nhân Pháp được triển khai ở vùng Ấn Độ Dương, thuộc ba bộ chỉ huy liên quân cấp vùng : FFEAU ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, FFDJ ở Djibouti, FAZSOI ở đảo Réunion và Mayotes. Ngoài ra còn có 2.900 lính đóng ở Thái Bình Dương thuộc FANC ở Nouvelle Calédonie và FAPF ở Polynésie.

Tại khu vực này, Pháp thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận đa phương, như Papangue ở Ấn Độ Dương ; Equateur, Croix du Sud, Marara ở Thái Bình Dương. Tại Đông Nam Á, Pháp tham gia các cuộc tập trận Cobra Gold, Komodo, Coores, Marixs hoặc Ulchi Freedom Guardian, Key Resolve, Khaan Quest ở Đông Bắc Á. Riêng tại Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, Pháp thường xuyên tham gia Rimpac, Pacific Partnership, Kakadu... Mục tiêu là nâng cao hiểu biết lẫn nhau và gây dựng quan hệ giữa quân đội các nước.

Ngoài các cuộc tập trận, Pháp khẳng định tiếp tục đấu tranh chống các hoạt động bất hợp pháp đe dọa đến an ninh hàng hải thông qua một hệ thống theo dõi hàng hải dựa trên hợp tác đa phương và tối ưu hóa mọi phương tiện. Ngoài ra, Pháp mở rộng chương trình hợp tác đào tạo, cố vấn quân sự, dân sự cho các nước đối tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình.

Trong lĩnh vực cứu trợ thiên tai, Pháp vẫn triển khai lực lượng quân sự sẵn sàng ứng cứu, đặc biệt là phối hợp với Úc và New Zealand ở vùng Nam Thái Bình Dương. Pháp là một trong những nước tiên phong áp dụng chiến lược phối hợp quốc phòng-môi trường vì ý thức được những hậu quả về an ninh và quốc phòng do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra. Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương bị hiện tượng này tác động mạnh và hậu quả là xung đột có thể xảy ra trong vùng liên quan đến tranh chấp tài nguyên.

Không gian chung của cộng đồng quốc tế (hàng không, hàng hải, không gian mạng) cũng trở thành đối tượng cạnh tranh ngày càng căng thẳng giữa nhiều nước trong vùng. Bản chiến lược của Pháp nêu trường hợp quyền tự do lưu thông (hàng hải, hàng không) bị vi phạm tại các vùng biển quanh Trung Quốc. Vì vậy, để đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, Pháp ủng hộ huy động quy mô quốc tế để bảo vệ không gian chung của cộng đồng quốc tế.

Bản chiến lược của Pháp cũng nêu những nguy cơ cạnh tranh công nghiệp giữa các quốc gia và giữa các tập đoàn tư nhân trong cuộc chạy đua vũ trụ. Ngoài ra, còn phải kể đến nguy cơ về an ninh mạng. Trong lĩnh vực này, từ năm 2018, Pháp đã phát triển một hệ thống quốc phòng và bảo vệ về mặt tin học, nhằm nhiều mục đích : tăng cường thiết bị bảo vệ không gian mạng, gia tăng hợp tác kỹ thuật với các đồng minh và đối tác…

Là cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới, đứng thứ 4 về xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng, Pháp sẵn sàng hợp tác công nghiệp, chuyển giao công nghệ và kỹ năng nhằm tăng cường và hiện đại hóa khả năng quân sự của các nước đồng minh, đối tác trong vùng. Úc, Ấn Độ, Malaysia và Singapore là những đối tác chính của Pháp trong lĩnh vực vũ trang ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thông qua những chương trình này, Pháp khẳng định muốn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, tin tưởng lẫn nhau với các đối tác và đồng minh.

Chính phủ Pháp đang bị công luận trong nước chỉ trích bán vũ khí cho chính quyền Ryiad và một số vũ khí này được Ả Rập Xê Út lại sử dụng trong cuộc chiến ở Yemen. Có lẽ vì vậy, trong chiến lược mới, Pháp khẳng định kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất khẩu thiết bị quân sự, tôn trọng các cam kết với quốc tế về tính minh bạch, bảo vệ nhân quyền và an ninh…

Là bước tiếp và mở rộng của chương trình "Pháp và an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương" năm 2016, bản chiến lược mới "Pháp và an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương", theo khẳng định của bộ trưởng Quân Lực Pháp, thể hiện cam kết của Paris tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong vùng nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực.

RFI tiếng Việt

*********************

Quan chức quốc phòng Việt Nam và Mỹ hội đàm ở Singapore (VOA, 03/06/2019)

Quyền B trưởng Quc phòng M Patrick Shanahan hôm 1/6 đã gp người đng nhim Vit Nam Ngô Xuân Lch bên l Đi thoi Shangri-La Singapore, "nêu bt tiến b lch s trong mi quan h quc phòng song phương".

shangrila1

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chỉnh lại kính trước khi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 2/6.

Phát ngôn viên của Bộ trưởng Quc phòng M cho biết rng "hai nhà lãnh đo đã tái khng đnh mi quan h đi tác toàn din gia M và Vit Nam".

"Họ đt đng thun v vic tiếp tc xây dng mi quan h quc phòng thc tin, đc bit là trong lĩnh vc an ninh hàng hi, và nhn mnh tm quan trng ca vic hp tác cht ch đ gii quyết các vn đ di sn chiến tranh và tìm kiếm quân nhân M mt tích trong Chiến tranh Vit Nam", ông Dave Eastburn cho biết.

Người phát ngôn ca B trưởng Quc phòng M cho biết thêm rng quyn B trưởng Quc phòng Shanahan cũng "nhn mnh cam kết ca M nhm thúc đy mt khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương t do và rng m, da trên trt t n đnh và tuân th theo lut l".

Người hin đng đu B Quc phòng M cũng "hoan nghênh vai trò ch tch Hip hi các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN) ca Vit Nam vào năm 2020".

"Cả hai nhà lãnh đo cũng đng ý rng mt mi quan h đi tác toàn din và vng mnh, da trên s tôn trng ln nhau và các nguyên tc cùng chia s, thúc đy hòa bình và n đnh khu vc", phát ngôn viên Dave Eastburn cho hay.

Ngoài ông Shanahan, theo tờ Quân đi Nhân dân, ông Lch còn hi đàm vi các lãnh đo quc phòng ca Anh, Pháp, Singapore, New Zealand, Malaysia và Mông Cổ.

Hiện chưa rõ ông Lch có gp B trưởng Quc phòng Trung Quc Ngy Phượng Hòa Singapore hay không. Tuy nhiên, lãnh đo quc phòng Vit Nam và Trung Quc tng hi đàm Hà Ni ít ngày trước, khi ông Ngy ti thăm Việt Nam.

Phát biểu ti Đi thoi Shangri-La, theo báo Quân đi Nhân dân, ông Lch đã có bài nói ch đ "Ngăn nga xung đt ti các lĩnh vc có cnh tranh" hôm 2/6.

"Biển Đông là mt trong nhng khu vc cha đng đy đ các lĩnh vc cnh tranh c v kinh tế, quân sự, ngoi giao..., tim n nguy cơ xung đt", B trưởng Lch nói.

"Việt Nam mong mun các bên liên quan tăng cường đi thoi, tham vn, cùng nhau qun lý ri ro và ngăn nga xung đt. Vit Nam đã, đang và s hp tác vi Trung Quc và các nước có liên quan, kiên trì thúc đẩy gii quyết các tranh chp Bin Đông bng bin pháp hòa bình trên cơ s lut pháp quc tế".

shangrila2

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong cuộc gặp hôm 31/5 bên lề Đối thoại Shangri-La..

Trước đó, phát biu ti s kin quc phòng hàng đu khu vc, quyn B trưởng Quc phòng M Patrick Shanahan, dường như cũng công kích chuyn Trung Quc xây đo nhân đo Bin Đông.

"Có lẽ mi đe da lâu dài, ln nht đi vi li ích sng còn ca các quốc gia trong khu vc này đến t các nhân t tìm cách phá hoi, thay vì duy trì trt t quc tế da trên lut l", ông Shanahan nói.

"Nếu các hành vi này tiếp din, các thc th nhân to nhng khu vc chung trên toàn cu có th tr thành các trm thu phí, [và] chủ quyn có th trong tm ngm ca k mnh".

Viễn Đông

*********************

Pháp muốn "Châu Âu hóa" các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông (RFI, 03/06/2019)

Ngày 02/06/2019, trong cuộc Đối thoại An ninh Shangri-La, ở Singapore, bộ trưởng Quân lực Pháp, Florence Parly trình bày chiến lược mới đối chọi với Trung Quốc tại Châu Á. Phải chăng giọng điệu cứng rắn lần này của Paris là theo hướng quan điểm "Châu Âu hóa" các chiến dịch tuần tra Biển Đông – hiểu theo nghĩa hợp tác, liên kết, lập cơ chế quản lý chung - được trình bày trong một bản báo cáo của Quốc hội Pháp ?

shangrila3

Bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly phát biểu tại Đối thoại Shangri, Singapore, ngày 01/06/2019ROSLAN RAHMAN / AFP

Tài liệu có tiêu đề "Báo cáo thông tin về những thách thức chiến lược tại Biển Đông", do hai tác giả Delphine O và Jean-Luc Reitzer thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thực hiện. Ủy ban được thành lập vào 17/10/2018 và báo cáo đã được công bố ngày 10/04/2019.

Báo cáo dài 77 trang này cho rằng "chiến thuật sự đã rồi" của Bắc Kinh tại Biển Đông đi ngược lại các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc, nhất là điều khoản số 2, đoạn thứ 4, trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, chiến lược của Bắc Kinh còn nhằm chia rẽ các nước thành viên khối ASEAN. Theo các tác giả bản báo cáo, ASEAN bị chia rẽ thành 4 nhóm trong hồ sơ Biển Đông.

Đó là nhóm các bên đòi hỏi yêu sách chủ quyền (Việt Nam) ; nhóm đòi hỏi thụ động (Philippines, Malaysia, Brunei), tiếp theo là những nước lo ngại nhưng không có đòi hỏi chủ quyền (Singapore, Indonesia) và cuối cùng là nhóm các nước không quan tâm, thậm chí thân Trung Quốc (Thái Lan, Cam Bốt, Miến Điện và Lào).

Điểm khiến các tác giả quan ngại là tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã vượt quá khuôn khổ những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Việc Bắc Kinh quân sự hóa và nhất là quyết định lập vùng chống tiếp cận và xâm nhập (A2/AD – Anti-Access/Area Denial) tại nhiều đảo đá ngầm ở Biển Đông đã buộc nhiều nước trong khu vực lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tăng cường nỗ lực quân sự và làm gia tăng sự hiện diện của các tầu chiến Mỹ. Hệ quả là nguy cơ leo thang quân sự gia tăng, có thể tác động nghiêm trọng đến các hoạt động giao thương hàng hải quốc tế.

Báo cáo lưu ý là tuyến hàng hải Biển Đông/Ấn Độ Dương/Suez/Địa Trung Hải/biển Manche chiếm 50% các hoạt động giao thương của Liên Hiệp Châu Âu. Một cuộc xung đột nổ ra tại khu vực này có thể gây ra những hậu quả kinh tế tàn khốc cho Châu Âu. Điều này giải thích vì sao những năm gần đây hải quân Pháp tăng cường hiện diện trong khu vực. Tuy nhiên, những chiến dịch này của Pháp có thể khiến Bắc Kinh tức giận và đưa ra những quyết định "trừng phạt" làm tổn hại đến các lợi ích kinh tế của Paris.

Do vậy, báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp cho rằng giải pháp hợp lý nhất hiện nay đối với Paris là nên thúc đẩy "Châu Âu hóa" các chiến dịch can thiệp của Pháp nhằm ngăn chặn tham vọng "độc chiếm" Biển Đông của Bắc Kinh, theo một trong bốn hướng.

Thứ nhất là hợp tác hải quân Pháp – Đức. Cả hai nước vốn chia sẻ cùng mối bận tâm về thái độ của Trung Quốc trong việc tôn trọng các luật lệ quốc tế. Câu hỏi đặt ra là liệu Hải quân Đức có đủ khả năng để lao vào cuộc chơi này tại Biển Đông hay không ?

Hướng thứ hai là thắt chặt hợp tác Anh - Pháp đồng thời lôi kéo thêm cả Đức. Hướng đi này được cho là có nhiều lợi thế vì Anh đã có ý định trở lại trong khu vực. Theo các tác giả, một chương trình hành động chung cho phép bảo đảm duy trì một sự hiện diện của Châu Âu bất kỳ lúc nào trong khu vực.

Chọn lựa thứ ba là một sự can dự trực tiếp hơn của những nước Châu Âu nào có lập trường gần với Pháp như Hà Lan, Đan Mạch và như vậy "sự can dự này sẽ có một tầm cỡ Châu Âu thật sự hơn".

Cuối cùng là kêu gọi sự tham gia của nhiều nước Trung và Đông Âu. Điều này có thể vấp phải sự do dự vì nhiều nước trong số này có các mối liên hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Dù vậy, báo cáo của Quốc hội Pháp cho rằng vẫn có thể thúc đẩy quan hệ đối tác với Ba Lan và nếu thành công, sự liên kết này còn có một tính biểu tượng cao hơn, phá vỡ kế hoạch chia rẽ "Đông – Tây" của Trung Quốc.

Liệu các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu có thể gạt sang một bên các lợi ích kinh tế riêng để có được một tiếng nói chung rõ nét, có trọng lượng hơn đối với các chiến dịch can thiệp Biển Đông hay không ? Đây quả là một câu hỏi khó trả lời.

Minh Anh

********************

Trung Quốc đề xuất tăng cường hợp tác quốc phòng ở Châu Á-Thái Bình Dương (RFI, 03/06/2019)

Tại phiên họp bất thường về "Mô hình hợp tác quốc phòng mới" ngày 01/06/2019, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-la tại Singapore, Trung Quốc đã đề xuất 3 điểm nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

shangrila6

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Frenghe), tại Đối thoại Shangri-La, Singapour, ngày 02/06/2019 AFP/Roslan Rahman

Thiếu tướng Từ Quách Vĩ (Ci Guowei), giám đốc ban Hợp tác Quân sự Quốc tế, thuộc bộ Quốc Phòng Trung Quốc, khẳng định tại cuộc họp rằng Trung Quốc "ủng hộ đối thoại và hợp tác song phương và đa phương về mặt an ninh", cũng như "tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế trong vùng".

Đề xuất tăng cường hợp tác quốc phòng của thiếu tướng Từ Quách Vĩ được Tân Hoa Xã tóm tắt trong ba điểm :

Thứ nhất, cần xúc tiến sự tương tác tích cực về hợp tác quốc phòng giữa các nước chủ yếu trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Không đề cập đến các chiến dịch vì tự do hàng hải của Mỹ ở trong khu vực, ông Từ Quách Vĩ nhấn mạnh rằng khi mối quan hệ giữa các nước này ổn định, vùng Châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ hưởng lợi từ sự ổn định đó.

Điểm thứ hai là xây dựng một kết cấu mở và toàn diện trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Thiếu tướng Từ Quách Vĩ phản đối việc hình thành các khối quân sự. Tiếp tục ca ngợi về nền kinh tế hội nhập thế giới, chủ nghĩa đa phương về chính trị và an ninh, ông Từ Quách Vĩ kêu gọi mọi sáng kiến mới cần minh bạch hơn và quy tụ nhiều nước tham gia hơn, đồng thời không phương hại tới lợi ích của các nước khác.

Điểm cuối cùng là tăng cường hợp tác thực hành trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, thông qua các cam kết chung. Trung Quốc cho biết tiếp tục tìm kiếm chiến lược an ninh riêng của nước này trong bối cảnh rộng hơn là duy trì an ninh cho toàn khu vực, đồng thời khuyến khích hợp tác với một "khái niệm an ninh sáng tạo" để góp phần bảo đảm tương lai tươi sáng cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Tầu chiến Trung Quốc cập cảng Harbour của Úc

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông, ba tầu chiến của Trung Quốc đã cập cảng Harbour ở Sydney ngày hôm nay 03/06/2019 và lưu lại 4 ngày. Chính phủ Úc khẳng định sự kiện này "không có gì bất ngờ" dù thông tin không được công bố rộng rãi. Theo trang ABC News, ba tầu chiến của Trung Quốc (một tầu khu trục, một tầu tiếp liệu và một tầu đổ bộ) trở về từ Trung Đông.

********************

Báo Nhật : Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự 'ở Đông Nam Á' (BBC, 03/06/2019)

Việc có căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, theo Nikkei Asian Review.

shangrila5

Hải quân Trung Quốc tập trận chung với Nga tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông hồi cuối tháng 4/2019

Ngoài các cuộc chiến về cơ sở hạ tầng, hỏa lực vẫn là thước đo cho khả năng thống trị trong khu vực

Sự cạnh tranh quyền lực lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chuyển trọng tâm từ hỏa lực quân sự sang cạnh tranh về cơ sở hạ tầng và đầu tư, được thúc đẩy bởi kế hoạch Vành đai-Con đường của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ và Thái Bình Dương tự do và do Mỹ và Nhật Bản lãnh đạo.

Tuy nhiên, mối quan tâm an ninh truyền thống vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, và trong một số trường hợp xác định việc triển khai các dự án khổng lồ và hoạt động quân sự.

Hoa Kỳ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới - chi 648,8 tỷ đôla trong năm 2018 cho quốc phòng, so với 250 tỷ đôla của Trung Quốc, theo Viện nghiên cứu SIPRI có trụ sở tại Stockholm.

Nhưng Trung Quốc đang nỗ lực để biến Quân đội Giải phóng Nhân dân từ một lực lượng lớn, nhưng không hiệu quả, và chưa được trang bị đúng mức, thành một cường quốc quân sự hiện đại.

Nước này đang thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên được chế tạo trong nước, với một chiếc khác đang được thành hình.

Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực vũ khí chiến tranh mới nổi - bao gồm cả thông minh nhân tạo và an ninh mạng.

Trung Quốc đã gây ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với việc ráo riết xây dựng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo nhỏ ở Biển Đông.

Xuất hiện tại Châu Phi

Nhưng có một khía cạnh gây tranh cãi khác về sự mở rộng toàn cầu của Trung Quốc : cảm giác rằng, sớm hay muộn, nước này sẽ cần các căn cứ quân sự ở nước ngoài, ngoài cơ sở duy nhất hiện có ở Djibouti, Châu Phi.

Thật vậy, một số dự án thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc, từ Myanmar và Campuchia đến Pakistan và Sri Lanka, đã gây ra suy đoán về tiềm năng sử dụng quân sự của họ.

"Quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên toàn cầu, và có nhiều kinh nghiệm trong cả các hoạt động quân sự cường độ cao và cường độ thấp, trong khi Trung Quốc thì không", Drew Thompson, cựu quan chức quốc phòng Mỹ thuộc Trường Chính sách công ở Đại học Lee Kuan Yew, Singapore, nói.

Mỹ đã cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc để thiết lập một căn cứ quân sự tại Đông Nam Á sẽ đe dọa sự ổn định khu vực, nhưng một số quan chức Châu Á cho rằng triển vọng này không thể tránh khỏi.

"Đó chỉ là vấn đề thời gian", ông Bilahari Kausikan, chủ tịch Viện Trung Đông của Singapore và cựu thư ký thường trực của bộ ngoại giao nước này, nói.

"Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ có một căn cứ ở Campuchia, nhưng tôi không quá phấn khích về điều đó. Mỹ đã sử dụng nhiều cơ sở đáng kể của Singapore, đang bắt đầu sử dụng lại một số căn cứ cũ của Philippines và Thái Lan, và thỉnh thoảng cũng sử dụng các cơ sở của Malaysia. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ sử dụng các cơ sở của Việt Nam và Indonesia theo một cách nào đó".

Đông Nam Á đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong mua sắm quốc phòng, với ít nhất năm trong số 10 nước ASEAN đã mua hoặc đang trong quá trình mua tàu ngầm, và nâng cấp đều đặn khả năng chiến đấu tổng thể.

Sau khi tăng mạnh từ năm 2004, chi tiêu quân sự Đông Nam Á bị đình trệ trong năm 2017, với mức giảm 0,6% trong khu vực từ năm 2017 đến 2018, theo IISS có trụ sở tại Anh.

Ở cấp độ thương mại, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc tại Châu Á - cùng với Nga - được xem là một mối đe dọa khác đối với lợi ích của Mỹ, mặc dù chúng chỉ chiếm gần 11% tổng số của Mỹ trong năm 2018.

Theo các dữ liệu chính thức của Mỹ, các công ty Mỹ đã kiếm được 9,4 tỷ đôla doanh số bán hàng hóa và dịch vụ quốc phòng trực tiếp tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm 2018.

Giống như Nga, Trung Quốc cũng sẵn sàng thâm nhập các thị trường nhạy cảm ngoài giới hạn đối với các nhà sản xuất phương Tây.

Mới đây nhất, phát biểu tại Diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore 02/06, các tướng tá Trung Quốc nói quân đội nước này "sẵn sàng chiến đấu" để thống nhất Đài Loan, và bảo vệ các cơ sở họ xây cất tại Biển Đông.

Cùng thời gian, Bắc Kinh cho đóng lại hoạt động dân sự quanh Hoàng Sa để diễn tập quân sự, theo các báo quốc tế.

Quay lại trang chủ
Read 643 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)