Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

03/06/2019

Thiên An Môn 1989 : 30 năm Bắc Kinh cho để lại vết tích gì ?

Tổng hợp

Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ‘thành tâm hối lỗi’ về vụ Thiên An Môn (VOA, 03/06/2019)

Đài Loan hôm 3/6 nói rằng Trung Quốc phi "thành tâm hi li" vì đã đàn áp đm máu nhng người biu tình ng h dân ch Qung trường Thiên An Môn ba thp niên trước, trong khi mt t báo Trung Quc nói rng không ai Trung Quc quan tâm đến vic "đào bi quá kh", theo Reuters.

tiananmen1

Lực lượng an ninh có mt ti Qung trường Thiên An Môn Bc Kinh vào ngày 3/6/2019.

Thứ Ba (4/6) là ngày đánh dấu 30 năm k t khi quân đi Trung Quc n súng nhm chm dt tình trng bt n do các sinh viên lãnh đo. Chính quyn Trung Quc cm mi hot đng k nim công khai v s kin này trong nước và chưa bao gi công b toàn b s người chết. Ước tính t các nhóm nhân quyn và nhân chng cho biết con s này dao đng t vài trăm đến vài nghìn người.

"Trung Quốc phi thành tâm hi li v s kin ngày 4 tháng 6 và ch đng thúc đy ci cách dân ch", Reuters dn tuyên b ca Hi đng các vn đề đi lc ca Đài Loan nói và cho rng tuyên b này có kh năng làm cho Trung Quc ni gin.

"Chúng tôi nghiêm túc khuyên chính quyền Trung Quc hãy đi mt vi sai lm lch s và chân thành xin li sm nht có th".

Hội đng ca Đài Loan nói rng Bc Kinh đã nói dối đ che đy s kin năm 1989 và bóp méo s tht.

Khi được hi v tuyên b ca Đài Loan, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng nhng thành tu vĩ đi k t khi Cng hòa Nhân dân Trung Quc được thành lp vào 70 năm trước đã "chng minh đy đ rng con đường phát trin mà chúng tôi chn là hoàn toàn đúng đn".

Trong một bài xã lun hôm 3/6 trên trang web phiên bn tiếng Anh, t Hoàn cu Thi báo ca Trung Quc nói rng ngày 4/6 "đã chng nga cho Trung Quc khi bo lon".

"Chỉ phin toái cho Trung Quc mt ln, nhưng v vic đã không trở thành cơn ác mng lâu dài đi vi đt nước này", ph bn ca t Nhân dân Nht báo ca đng Cng sn Trung Quc nói.

"Nó đã trở thành mt s kin lch s m nht, thay vì ri rm thc s", t báo nói thêm, ch trích người bt đng chính kiến và nhng người hi ngoi, vn là nhng người vn tiếp tc nói v s kin này.

"Tuy nhiên, tất c nhng n ào này s chng có tác đng thc s đến xã hi Trung Quc. Hành đng ca các thế lc bên ngoài hoàn toàn vô ích".

Phiên bản tiếng Trung Quc ca t báo, vn có lượng người đc nhiu hơn, không đăng bài xã lun này.

Bắc Kinh đang gia tăng đàn áp đi vi hot đng nhân quyn, khiến cho mc tiêu ban đu ca nhng người biu tình xa vi hơn bao gi hết.

Đài Loan dân chủ có xu hướng s dng dp k nim s kin Thiên An Môn để ch trích Trung Quc và kêu gi Bc Kinh đi mt vi nhng gì h đã làm.

Bộ trưởng Quc phòng Trung Quc Ngy Phượng Hòa hôm 2/6 lên tiếng bênh vc vic x lý ca Bc Kinh Thiên An Môn, nói rng chính quyn đã "kiên quyết trong vic ngăn chn hn lon", mt s tha nhn chính thc hiếm hoi v s kin ngày 4/6, theo Reuters.

****************

Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn (VNTB, 03/06/2019)

Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !"

tiananmen2

Facebook kiểm duyệt nội dung liên quan đến sự kiện Thiên An Môn.

Cộng đồng Facebookers ở Việt Nam đang lan truyền một thông tin hoàn toàn không tốt lành về chính sách kiểm duyệt gắt gao của Facebook bằng tiện ích báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng - dòng trạng thái (status) của chủ trang không đến được với các bạn bè tương tác vì bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng này của FB diễn ra xung quanh việc các Facebookers có các bài viết (status) về sự kiện 30 năm chính quyền Trung Quốc thực hiện thảm sát Thiên An Môn.

Sự kiện Thiên An Môn là một khúc bi tráng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Vào tháng 4-1988, hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên và giáo viên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã tiến hành biểu tình đòi tự do, dân chủ. Vào đêm 3 rạng sáng ngày 4-6-1988, chính quyền Trung Quốc đã cho xe tang tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nổ súng xối xả vào đám đông biểu tình. Con số người biểu tình thiệt mạng được cho là từ 5.000-11.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã lên án Trung Quốc là đã thực hiện "một tội ác kinh tởm", và Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Vào ngày 2/6/2019, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phương Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore đã trắng trợn tuyên bố rằng "việc Trung Quốc tiến hành đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn là đúng đắn nhằm bảo vệ ổn định chính trị".

Trong ngày 3/6/2019, các Facebookers có ảnh hưởng trên mạng đã tập trung thông tin về sự kiện Thiên An Môn và chỉ trích quan điểm diều hâu của ông Ngụy Phương Hòa. Hầu hết các dòng trạng thái hay của các Facebookers có tăm tiếng đều bị đóng và bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker - nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết : ông viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình tank man nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông copy lại và chỉ cho đăng bản word - bản chỉ có chữ cũng bị Fb thông báo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Sau đó, ông chụp màn hình các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB đưa lên trang cá nhân cũng bị Facebook báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Ông Chu Vĩnh Hải Nói : "Rõ ràng, Facebook đang tiến hành kiểm duyệt gắt gao các thông tin về sự kiện bi thảm Thiên An Môn. Ai bảo Facebook không hợp tác với kẻ thủ ác ?".

tiananmen3

Facebooker Nguyễn Đạt cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết về sự kiện Thiên An Môn. Thậm chí khi Facebooker này chia sẻ hoặc copy các bài viết liên quan đến Thiên An Môn cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Facebooker Nguyễn Bắc Tiến cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết, chia sẻ hoặc copy các bài lien quan đến sự kiện Thiên An Môn.

Cộng đồng mạng đang sôi nổi lý giải hiện tượng Facebook khóa các bài viết liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng : "Có thể do FB nhân nhượng, hợp tác với an ninh mạng của các chế độ độc tài. Nhưng cũng có thể do an ninh mạng của các chế độ ấy khai thác lỗ hổng kỹ thuật của FB (máy móc xử lý khi có nhiều báo cáo từ an ninh mạng của nhà nước độc tài giả danh facebooker)".

Facebooker Nguyễn Tâm cho rằng : "Hoặc là Facebook đang nghiêng ngửa theo quyền lực của anh Tàu cộng, hoặc nó đang áp dụng nội quy một cách cứng nhắc. Hy vọng là nó cứng nhắc chứ không phải nghiêng ngửa". Còn Facebooker Đào Nguyên Ngọc cho rằng : "Có bọn tin tặc luôn rình rập báo cáo bài viết của những người có sức ảnh hưởng đến độc giả. Rất dễ hiểu".

Facebooker Trần Duy Bình nói : Từ lâu tôi cũng đã nghi ngờ, và giờ có quá nhiều người phàn nàn về sự kiểm duyệt của Facebook. Khẳng định chắc chắn Facebook bị chi phối bởi chính trị, có sự bắt tay dưới gầm bàn với chính giới".

Người dùng Facebook ở Việt Nam đang nhìn về Mark Zuckerberg với nhiều nghi ngại. Bài viết "Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào ?" trên trang Luật Khoa (1) cho biết : "Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng". Bài viết này còn cho biết thêm : "Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi".

Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !".

Tâm Don

(1) https://www.luatkhoa.org/2019/05/facebook-dang-hop-tac-voi-chinh-quyen-viet-nam-nhu-the-nao/

******************

Trung Quốc nói biến cố Thiên An Môn 'là chính sách đúng' (BBC, 02/06/2019)

Một quan chức cao cấp của Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho đàn áp Thiên An Môn 1989, trong một bình luận hiếm hoi.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

tam1

Hình tư liệu ngày 2/6/1989

Mùa xuân 1989, sinh viên và công nhân chiếm Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Nhiều người đã chết trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 3 và 4/6 của chính phủ cộng sản.

Việc tường thuật về sự kiện này bị kiểm duyệt chặt ở Trung Quốc.

Trả lời một câu hỏi của khán giả ở Singapore, bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nói :

"Vụ việc đó là sự hỗn loạn chính trị, và chính phủ trung ương có biện pháp ngừng sự hỗn loạn, đó là chính sách đúng".

"30 năm đã chứng tỏ Trung Quốc đi qua các đổi thay to lớn".

Ông Ngụy Phượng Hòa nói do hành động khi đó, mà Trung Quốc "đã có ổn định và phát triển".

Chính phủ Trung Quốc chưa khi nào cho hay bao nhiêu người biểu tình bị giết, mặc dù có ước đoán từ hàng trăm tới hàng ngàn.

**********************

Thảm sát Thiên An Môn : Công nghệ thay thế xe tăng (RFI, 02/06/2019)

30 năm sau vụ đàn áp phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, quảng trường Thiên An Môn là nơi an toàn nhất, được canh gác kỹ nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Hàng ngàn ống kính thu hình camera đã thay thế những chiếc thiết giáp ngày nào. Công nghệ cao là công cụ theo dõi lợi hiệu quả hơn các trang thiết bị quân sự của thời kỳ 1989.

tam2

Du khách tham quan quảng trường Thiên An Môn dưới sự giám sát của vài ngàn camera. Stéphane Lagarde/RFI

Trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc nổ súng vào tầng lớp sinh viên tập hợp trên quảng trưởng Thiên An Môn đòi dân chủ, phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có bài viết "Công nghệ thay thế xe tăng".

Người ta không còn trông thấy những chiếc xe thiết giáp cồng kềnh trấn ngự ở quảng trường nổi tiếng này ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Tai mắt của quân đội Trung Quốc giờ đây là hàng ngàn ống kính camera hiện đại, kín đáo mà chính quyền đã trang bị để theo dõi mọi hành vi của những người qua lại, đề phòng từ trong trứng nước những mầm mống của một làn sóng nổi dậy.

Hàng ngàn máy thu hình được gắn ở Thiên An Môn để theo dõi các lớp du khách ngoại quốc hay từ ngoại thành Bắc Kinh đổ về chiêm ngưỡng chân dung Mao Trạch Đông, cha đẻ ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đấy chỉ là "bề nổi của tảng băng". Công nghệ high tech, internet là công cụ của Đảng cộng sản Trung Quốc để kịch bản 1989 không bao giờ tái diễn.

Trí thông minh nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở thành những đồng minh lợi hại của chế độ Trung Quốc để bảo vệ trật tự công cộng, đề phòng, ngăn chận mọi hành vi phạm pháp… Kèm theo đó là bất kỳ một ai cũng có thể là các "đối tượng" của công an Trung Quốc. Ống kính camera được đặt trên đường phố, ở các trường đại học, nơi mà đến nay vẫn được xem là một trong những không gian tự do hiếm hoi trong xã hội.

Patrick Poon của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận với công nghệ mới và các chiến dịch kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, kịch bản Trung Quốc lại trải qua một mùa xuân dân chủ như hồi năm 1989 là điều "rất khó xảy ra".

Theo cơ quan tư vấn IHS Markit, trụ sở tại Luân Đôn, năm 2016, Trung Quốc đã trang bị 176 triệu máy camera theo dõi trên toàn quốc. Đến năm 2022 con số này sẽ đạt ngưỡng 2,76 tỷ tại một quốc gia với 1,5 tỷ dân. Nếu đúng như dự báo của HIS, chỉ bốn năm nữa thôi, mỗi công dân Trung Quốc sẽ được đến gần 2 máy camera "theo sát gót" !

RFI tiếng Việt

Quay lại trang chủ
Read 719 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)