Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

17/06/2019

Phân tích cuộc đấu tranh của dân Hồng Kông chống dự luật dẫn độ

Tổng hợp

Hồng Kông : Do đâu người dân thắng được trận đấu chống dự luật dẫn độ ? (RFI, 17/06/2019)

Dù phong trào đấu tranh chống dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc chưa chấm dứt, nhưng phải công nhận rằng trong cuộc đọ sức này, người biểu tình Hồng Kông đã giành được một chiến thắng rõ rệt, với việc trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/06/2019 phải đình chỉ vô thời hạn kế hoạch thông qua dự luật gây tranh cãi, sau hàng loạt cuộc xuống đường rầm rộ của người dân.

no1

Người biểu tình dán nhiều áp phích phản đối trưởng đặc khu Hồng Kông và yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và rút dự luật dẫn độ, ngày 17/06/2019. Reuters/Jorge Silva

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là do đâu mà lần này phong trào đòi dân chủ lại thành công, trong khi mà cách nay 5 năm, vào năm 2014, những cuộc biểu tình đòi dân chủ "Occupy Central" đã bị chính quyền thẳng tay đàn áp và hoàn toàn thất bại.

Giới phân tích đã nêu lên nhiều lý do, nhưng một trong những nguyên nhân được nhiều người nhấn mạnh là việc chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng bỏ rơi chính quyền đặc khu Hồng Kông trên hồ sơ dự luật dẫn độ, ngay sau khi thấy dư luận Hồng Kông sôi sục, đặc biệt là với cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 09/06, huy động được cả triệu người.

Dĩ nhiên là thoạt đầu, khi trưởng đặc khu Hồng Kông đưa ra dự luật dẫn độ, Bắc Kinh đã hoàn toàn tán đồng. Thế nhưng, khi tình hình xấu đi do phong trào phản đối của người dân ngày càng mạnh, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền Hồng Kông lùi bước vì không thể để cho tình hình xấu đi thêm trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối phó với những hồ sơ hệ trọng hơn nhiều.

Báo chí Hồng Kông khẳng định rằng trước khi loan báo quyết định đình chỉ dự luật dẫn độ, trưởng đặc khu Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hôm 15/06 đã kín đáo đến Thâm Quyến thỉnh thị ý kiến của Ủy Viên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc chuyên trách vấn đề Hồng Kông.

Các nhà quan sát được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post tham khảo đều cho rằng Trung Quốc đã bật đèn xanh cho lãnh đạo Hồng Kông lùi bước, vì không muốn bị vướng vào một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Hồng Kông, vào lúc đang phải tập trung đối phó với cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ.

Trung Quốc lo sợ phản ứng của giới kinh doanh

Trung Quốc đặc biệt lo ngại khi thấy cộng đồng kinh doanh tại Hồng Kông không tán đồng dự luật dẫn độ và đã ít nhiều cho thấy thái độ ủng hộ những người biểu tình.

Hai tập đoàn đa quốc gia quan trọng là HSBC và Standard Chartered chẳng hạn, đã áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt vào thứ Tư 12/06, khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ kêu gọi tổng đình công. Để so sánh, vào năm 2014, Phòng Thương Mại Hồng Kông và của một số quốc gia khác đã công khai chống lại chiến dịch bất tuân dân sự, cảnh báo về những tác động tiềm tàng đối với kinh tế.

Đối với Bloomberg, đúng là từ ngày được trả về Trung Quốc vào năm 1997 đến nay, tầm quan trọng của Hồng Kông ngày càng giảm sút. Năm 1997, trọng lượng của đặc khu này đối với Trung Quốc là khoảng 16%, vào năm ngoái 2018, tỷ lệ này còn không đầy 3%.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là vai trò của Hồng Kông không còn cần thiết nữa, và đặc khu kinh tế vẫn là một cửa ngõ để Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn toàn cầu.

Giới ngân hàng quốc tế vẫn tin tưởng Hồng Kông trong tư cách là nơi ký kết các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc vì nơi này có hệ thống pháp lý độc lập, chính quyền tương đối trong sạch, với các quyền tự do dân sự, trong đó có tự do thông tin. Bất cứ điều gì làm mất đi những lợi thế đó sẽ xua đuổi giới doanh nhân và tài chính quốc tế, đe dọa vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông.

Rõ ràng là Trung Quốc đã thấy rằng so với các thiệt hại kinh tế và tài chính một khi dự luật dẫn độ được thông qua, thì lợi ích chính trị của việc khống chế chặt chẽ Hồng Kông quả là không đáng kể. Hơn nữa, theo Bloomberg, sở dĩ Bắc Kinh dễ dàng bỏ rơi lãnh đạo Hồng Kông, đó là vì dự luật dẫn độ, dù được Trung Quốc tán thành, nhưng không hoàn toàn xuất phát từ chỉ đạo trực tiếp của Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

******************

Hồng Kông : Hai triệu dân xuống đường biểu tình, trưởng đặc khu xin lỗi (RFI, 17/06/2019)

Chủ Nhật 16/06/2019, đường phố Hồng Kông tràn ngập người trang phục đen và tuần hành với hai yêu sách : hủy bỏ vĩnh viễn dự luật dẫn độ và trưởng đặc khu thân Bắc Kinh từ chức. Theo ban tổ chức, gần 2 triệu người tham gia biểu tình, đông gần gắp đôi số người xuống đường cuối tuần trước.

no2

Theo ban tổ chức, có gần 2 triệu người tham gia biểu tình tại Hồng Kông, ngày 16/06/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Cảnh sát Hồng Kông thẩm định có 338.000 người, gián tiếp nhìn nhận người dân tham gia đông đảo hơn. Trước áp lực, chiều hôm qua, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) lên tiếng "xin lỗi" và nhìn nhận "có thiếu sót khi thực hiện bổn phận, dẫn đến nhiều xung khắc và bất hòa trong xã hội". Vì sao tình hình diễn biến thuận lợi cho phong trào tranh đấu ?

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Liu Zefan phân tích :

"Quyết định đình chỉ dự luật dẫn độ được thông báo hôm Chủ Nhật rơi đúng vào ngày sinh nhật của ông Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc có lẽ thích một món quà khác vừa ý hơn, nhưng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga buộc phải nhượng bộ áp lực của đường phố, một phong trào phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông. Lên án trưởng đặc khu hành chính chậm trễ xin lỗi dân chúng, cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ biến thành một cuộc tuần hành đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức.

Về mặt chính thức, Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ nhà lãnh đạo Hồng Kông thân Hoa lục, nhưng bên trong hậu trường thì khác. Chiếc ghế lãnh đạo đặc khu có vẻ bị lung lay hơn bao giờ hết, vì cũng vào cuối tuần qua, tại đặc khu Thâm Quyến ở bên kia biên giới và đối diện với Hồng Kông, có một cuộc họp kín của cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây là cuộc họp kín nhưng thông tin rò rỉ ra ngoài như một tiếng chuông cảnh báo đối với lãnh đạo Hồng Kông.

Lập trường chính thức của Bắc Kinh là "tôn trọng" quyết định đình chỉ dự luật của trưởng đặc khu Hồng Kông, nhưng trên thực tế, quyết định lùi bước là một đòn sỉ nhục bất thường đối với chế độ Trung Quốc. Nhưng do bị sa lầy vào cuộc chiến tranh thương mại với Washington, nên Bắc Kinh không thể chấp nhận để xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị trước cửa nhà, trong bối cảnh chủ tịch Tập Cận Bình dự trù sẽ gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tokyo, vào cuối tháng 06 này bên lề thượng đỉnh G20".

Phong trào tranh đấu chống Trung Quốc nuốt lời cam kết "một quốc gia, hai chế độ" có thêm một tiếng nói dấn thân. Bước lùi của chính quyền Hồng Kông trùng hợp với ngày sinh viên Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), một trong những lãnh đạo phong trào Dù Vàng 2014, ra khỏi nhà giam sau vài tuần lễ thọ án. Năm 2014, khi mới 17 tuổi, Hoàng Chí Phong và phong trào dân chủ đã chiếm đóng trung tâm thành phố suốt hai tháng. Sáng hôm nay, ngay khi được thả, Hoàng Chí Phong tuyên bố tham gia tranh đấu và kêu gọi trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức.

Tú Anh

********************

Đối mặt với lời kêu gọi từ chức, lãnh đạo Hong Kong xin lỗi (VOA, 17/06/2019)

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 16/6 lên tiếng xin li, trong bi cnh hàng trăm nghìn người biu tình mc đ đen tiếp tc kêu gi bà phi t chc vì cách bà x lý d lut dn đ sang Trung Quc.

no3

Trưởng đặc khu Carrie Lam.

Trưởng đc khu ra tuyên b xin li hiếm hoi, mt ngày sau khi bà hoãn vô thời hn d lut dn đ vn gây ra mt trong nhng cuc biu tình bo lc nht thành ph này trong vòng nhiu thp k.

Theo Reuters, một phát ngôn viên chính ph nói rng vic x lý yếu kém ca chính quyn đi vi d lut đã dn ti "các phản đi và tranh cãi ln trong xã hi, gây tht vng và đau bun".

Tuyên bố nói rng bà Lam "xin li người dân Hong Kong" vì điu đó, cũng như "cam kết đón nhn li ch trích vi thái đ khiêm tn và chân thành" và "ci thin vic phc v công chúng".

"Biển người mc đ đen" tp hp v trung tâm tài chính ca Hong Kong đ bày t s tc gin đi vi bà Carrie Lam hôm 16/6, nht là sau khi cnh sát s dng bo lc đi vi người biu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người b thương, theo Reuters.

Hãng tin này cho rằng vic đình ch vô thi hn d lut là mt trong nhng vic thay đi quyết đnh ln nht ca chính quyn Hong Kong k t khi được trao tr cho Trung Quc năm 1997, nhưng đng thi cũng đặt ra câu hi v kh năng tiếp tc lãnh đo đc khu ca bà Lam.

Các cuộc biu tình được coi là ln nht Hong Kong k t khi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình lên nhm chc năm 2012 và gây ra thách thc đi vi gii lãnh đo Bc Kinh, trong bi cnh quốc gia đông dân nhất thế gii đang phi đi phó vi mc đ tăng trưởng kinh tế chm chp cũng như cuc chiến thương mi leo thang vi Washington.

Theo Reuters, những người ch trích cho rng lut dn đ có th đe da pháp quyn ca Hong Kong cũng như danh tiếng trung tâm tài chính Châu Á ca đc khu.

Tin cho hay, một s nhà tài phit Hong Kong đã chuyn tài sn cá nhân ra nước ngoài.

Quay lại trang chủ
Read 503 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)