Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

17/06/2019

Mỹ-Trung trong cuộc đấu tranh của dân Hồng Kông

Tổng hợp

Ngoại trưởng Mỹ : Tổng thống Trump sẽ nêu vấn đề Hong Kong với chủ tịch Trung Quốc (VOA, 17/06/2019)

Tổng thng Trump s nêu lên các cuc biu tình Hong Kong vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti cuc hp song phương tim năng bên l hi ngh thượng đnh G20 ti Nht Bn trong tháng này.

mytrung1

Người Hong Kong xuống đường hôm 16/6.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói như vy trong mt cuc phng vn trên truyn hình M hôm 16/6, theo AFP.

"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có cơ hi gp Ch tch Tp trong vài tun na ti hi ngh thượng đnh G20. Tôi chắc chn điu này s nm trong các vn đ h tho lun", ông Pompeo nói trong cuc phng vn trên chương trình "Fox News Sunday".

"Chúng ta chứng kiến nhng gì đang xy ra, đang din ra Hong Kong. Chúng ta thy người dân Hong Kong nói v nhng điu h coi trng".

Theo AFP, ông Trump tuần trước nói rng ông hy vng người biu tình Hong Kong, vn xung đường đ phn đi d lut dn đ sang Trung Quc, s "gii quyết được" v vic vi Trung Quc, nhưng không lên án d lut mà nay đã b đình ch vô thi hn.

Ông Pompeo nhấn mnh rng "tng thng luôn luôn là người mnh m bo v nhân quyn", và rng vic ông Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc cho thy rng nguyên th M sn lòng đi đu vi Bc Kinh.

Hội ngh thượng đnh G20 năm nay s được t chc thành ph Osaka ca Nht Bn t ngày 28 ti 29 tháng Sáu.

***********************

Hồng Kông, thất bại hiếm hoi của Tập Cận Bình (RFI, 17/06/2019)

Các cuộc biểu tình khổng lồ ở Hồng Kông và sự lùi bước của chính quyền địa phương là thất bại hiếm hoi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên về lâu về dài ông Tập có thể sẽ cố gắng tăng cường khống chế đặc khu.

mytrung2

Trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông ngày 16/06/2019, ảnh ông Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo khác cũng xuất hiện với dòng chữ "Bè lũ độc tài". Reuters/Thomas Peter

Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa "rút lui chiến thuật" trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít ở Hồng Kông.

Chuyên gia về Trung Quốc học cho rằng, các nhà lãnh đạo cộng sản "đã cảm thấy sợ hãi. Họ lo ngại sẽ ảnh hưởng tới Hoa lục, và sự kiện này nói lên rất nhiều về nỗi ám ảnh đối với sự an toàn của đảng Cộng Sản".

Bằng chứng cho sự lo sợ này là Bắc Kinh đã che đậy các cuộc biểu tình tập hợp cả triệu người trong hai Chủ nhật liên tiếp tại Hồng Kông. Hôm nay 17/06/2019, báo chí Nhà nước chỉ đưa tin sơ sài về việc hoãn lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã đổ dầu vào lửa tại đặc khu, nhưng không hề nhắc đến cuộc biểu tình khổng lồ hai triệu người hôm qua.

Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam), trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông khẳng định, dù gì đi nữa "các nhà trí thức và cư dân những thành phố lớn vẫn biết được những gì diễn ra tại Hồng Kông". Theo ông, sự lùi bước của chính quyền đặc khu có thể "khuyến khích"những người đấu tranh cho dân chủ ở đại lục, cho dù "vẫn rất khó khăn" để có thể tổ chức được một phong trào phản kháng.

Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người bất lực trước một lãnh thổ 7 triệu dân

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được coi là phản ứng với bước ngoặt độc tài của Tập Cận Bình từ khi ông ta lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Bill Bishop, biên tập trang web Sinocism nhận xét như trên. Ông nói : "Đảng với người đứng đầu là Tập Cận Bình đã tạo ra một hình ảnh đáng lo ngại. Những cuộc biểu tình là một sự đồng tình bác bỏ cái ý tưởng Hồng Kông về lâu về dài sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng".

Ngay từ tuần trước, Bắc Kinh đã bắt đầu giữ khoảng cách với dự luật dẫn độ, nói rằng đó là sáng kiến của trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Nhưng không ai tin rằng bà Lâm có thể tự ý quyết định mà không cần được Bắc Kinh bật đèn xanh. Victoria Hui, nhà chính trị học ở trường đại học Notre Dame, Hoa Kỳ khẳng định việc rút lại dự luật là "một thất bại cho Tập Cận Bình".

Ông Lâm Hòa Lập nhắc nhở : "Tập Cận Bình cố đưa ra hình ảnh một người dân tộc chủ nghĩa cứng rắn. Sự kiện Hồng Kông đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh này : Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người Trung Quốc đã bất lực trong việc kiểm soát một lãnh thổ chỉ có 7 triệu dân".

Lên ngôi từ cuối năm 2012, ông Tập đã tăng cường quyền lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong xã hội, và tung ra chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đối thủ chính trị. Năm 2017, Tập Cận Bình nắm trọn mọi quyền hành, "tư tưởng" của ông được chính thức đưa vào Hiến Pháp, ngang hàng với nhà sáng lập Mao Trạch Đông.

Nhưng theo chuyên gia Cabestan, từ một năm qua, Tập Cận Bình phải đối mặt với sự chống đối trong nội bộ, cùng với cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và tình trạng kinh tế tăng chậm lại. Chỉ dấu cho thấy sự căng thẳng trong đầu não chế độ Bắc Kinh : Hội nghị Trung ương Đảng từ 15 tháng qua vẫn chưa thấy tổ chức.

Một lá bài cho Donald Trump

Cái tát được đám đông biểu tình Hồng Kông tặng cho ông Tập, vào lúc chủ tịch Trung Quốc cuối tháng này sẽ có dịp gặp tổng thống Mỹ Donald Trump nhân hội nghị G20 ở Nhật Bản.

Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận sẽ có cuộc gặp giữa Tập và Trump, nhằm làm dịu bớt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, hay không. Nhưng Washington đã bắt đầu dùng đến lá bài Hồng Kông, khi đe dọa sẽ hủy bỏ những ưu đãi thương mại lâu nay vẫn dành cho cựu thuộc địa Anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua. Ông Bill Bishop cảnh báo, trong bối cảnh thương chiến đang gay gắt, "cú đòn sẽ rất nặng nề đối với nền kinh tế Hồng Kông".

Theo hiệp ước ký kết với Luân Đôn khi trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được hưởng quy chế đặc biệt cho đến năm 2047. Nhưng Bắc Kinh có thể siết chặt lại các quyền tự do của người Hồng Kông "một cách khéo léo khó nhận ra" - chuyên gia Bishop dự đoán.

Nhà chính trị học độc lập Hua Po ở Bắc Kinh nhận định, sau khi bị người Hồng Kông kịch liệt khước từ, Tập Cận Bình "cần xuất hiện một cách thật cứng rắn. Ông ta sẽ không dễ dàng nhượng bộ". Dự luật dẫn độ chỉ bị hoãn lại vô thời hạn chứ chưa bị hủy bỏ. Theo chuyên gia này, Tập Cận Bình "sẽ đợi cho cơn giận dữ của người Hồng Kông từ từ dịu xuống, rồi trừng phạt một số các nhân vật cấp tiến".

Thụy My

*******************

Trung Quốc sẽ không để Đặc khu trưởng Hong Kong từ chức (RFA, 17/06/2019)

Bắc Kinh sẽ không để đặc khu trưởng Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, từ chức ngay cả nếu như bà này có nguyện vọng như thế.

mytrung3

Một biểu ngữ với hình bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chụp tại khu biểu tình ngày 16/6/2019 ở Hong Kong AFP

Một quan chức thân cận với vị nữ đặc khu trưởng Hong Kong đang phải đối đầu với phản đối của người dân được Reuters dẫn lời như vừa nêu vào ngày 17 tháng 6.

Nguyên văn lời của người mà Reuters cho biết tham gia và những cuộc họp trong thời gian diễn ra biểu tình chống dự luật dẫn độ tại đặc khu hành chánh Hong Kong được nêu rõ là ‘Chuyện từ chức sẽ không xảy ra.’

Lực lượng chống đối dự luật dẫn độ tội phạm từ Hong Kong sang Hoa Lục để xét xử làm bùng nổ đợt biểu tình được cho là lớn nhất tại đặc khu này kể từ khi Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Do phản đối dữ dội từ người dân, vào ngày chủ nhật 16 tháng 6, Đặc khu trưởng Hong Kong phải tuyên bố hoãn vô thời hạn việc bàn thảo dự luật này ; đồng thời lên tiếng xin lỗi.

Tuy nhiên những người dân tại Hong Kong đòi hỏi bà đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức. Tin cho biết hơn 2 triệu người mặc đồ đen xuống đường biểu tình tại Hong Kong trong ngày chủ nhật 16 tháng 6 hô vang khẩu hiệu yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức đặc khu trường.

Bất ổn tại Hong Kong nổ ra sau nhiều năm người dân đặc khu giận dữ về sự can thiệp mỗi lúc một tăng từ phía chính phủ Bắc Kinh ; mặc dù đặc khu này được hưởng qui chế ‘một quốc gia, hai thể chế’ theo thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc khi London trao trả Hong Kong lại cho Bắc Kinh vào năm 1997.

Cũng tin liên quan Hong Kong, thủ lĩnh trẻ Hoàng Chi Phong vào ngày 17 tháng 6 ra tù ra khỏi nhà tù sau hơn 1 tháng bị tống giam vì bản án "khinh miệt phán quyết của tòa án".

Ngay sau khi ra khỏi tù anh Hoàng Chi Phong tuyên bố : "Người Hồng Kông sẽ không im lặng trước sự đàn áp của Tập Cận Bình !"

Anh tuyên bố bất kể chuyện gì xảy ra cũng sẽ sớm trở lại để tham gia vào cuộc biểu tình của người dân Hong Kong chống lại dự thảo luật dẫn độ

******************

Trung Quốc vẫn ‘mạnh mẽ hậu thuẫn’ lãnh đạo Hong Kong (VOA, 17/06/2019)

Hôm 17/6, sự hu thun ca Trung Quc dành cho nhà lãnh đo Hong Kong Carrie Lam li tăng gp bi, dù din ra các cuc biu tình vì d lut dn đ, và mt ngun tin thân cn vi bà Lam nói Reuters rng Bc Kinh s không đ bà ra đi, ngay c khi bà c t chc.

mytrung4

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam

"Chính phủ Trung Quc, chính ph trung ương, luôn hoàn toàn công nhn công vic ca Trưởng đc khu Carrie Lam và chính quyn Hong Kong", phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói ti mt cuc hp báo hôm 17/6.

"Chính phủ trung ương s tiếp tục mnh m hu thun vic qun lý ca trưởng đc khu và chính quyn đc khu theo quy đnh ca pháp lut", ông Lc nói.

Những người t chc biu tình cho biết, gn hai triu người - trong tng s khong by triu dân Hong Kong - đã tun hành hôm 16/6 và yêu cầu bà Lam t chc.

Hôm 17/6, những người t chc biu tình nói rng h mun bà Lam phi thu hi d lut, th các sinh viên b bt, không gi cuc biu tình vào ngày 12/6 là mt cuc bo lon, và phi t chc.

Một quan chc cp cao ca Hong Kong thân cn vi bà Lam nói vi Reuters hôm 17/6 rng không có kh năng cho thy Bc Kinh đ cho bà t chc, ngay c khi bà mun làm như vy. Ngun tin này nói rng "điu đó s gây ra nhiu vn đ hơn mi cp đ".

Trong một diễn biến liên quan, Reuters trích li Ngoi trưởng M Mike Pompeo hôm 16/6 cho biết, Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump có th s nêu vn đ nhân quyn Hong Kong vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti mt cuc gp có th din ra bên l Hi ngh thượng đnh G20 tại Nht vào tun ti.

Quay lại trang chủ
Read 454 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)