Nga-Trung chặn thông cáo của Hội đồng Bảo an về Myanmar (VOA, 21/03/2017)
Các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc, với sự hậu thuẫn của Nga, đã ngăn chặn một thông cáo ngắn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Myanmar, sau khi cơ quan 15 thành viên này họp thảo luận về tình hình ở bang Rakhine, nơi quân đội Myanmar đang tiến hành một chiến dịch an ninh.
Tư liệu - Một ngôi chợ bị thiêu rụi trong một ngôi làng của người Rohingya bên ngoài Maugndaw ở bang Rakhine, Myanmar, ngày 27 tháng 10, 2016.
Văn phòng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước cáo buộc quân đội giết chóc và hãm hiếp hàng loạt người Hồi giáo Rohingya, đốt làng mạc của họ kể từ tháng 10 năm ngoái trong một chiến dịch "rất có thể" cấu thành tội ác chống nhân loại và có thể là hành động thanh trừng sắc tộc.
Trưởng sự vụ chính trị của Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman báo cáo cho Hội đồng trong một phiên họp kín. Anh là nước yêu cầu mở phiên họp này.
Đại sứ Anh tại Liên hiệp quốc Matthew Rycroft, chủ tịch Hội đồng trong tháng 3, cho báo giới biết sau cuộc họp rằng các nước có một số đề xuất trong thông cáo báo chí nhưng không đạt được đồng thuận.
Những thông cáo như vậy phải đạt được sự đồng thuận. Các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc, nước láng giềng của Myanmar, được Nga hậu thuẫn, đã ngăn chặn thông cáo này.
Dự thảo thông cáo báo chí ngắn mà hãng tin Reuters đã xem qua "lưu ý với mối lo ngại về chiến sự tái tục ở một số vùng của Myanmar và nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp cận nhân đạo đối với tất cả các khu vực bị ảnh hưởng".
Khoảng 75.000 người đã chạy khỏi bang Rakhine sang Bangladesh sau khi quân đội Myanmar khởi sự chiến dịch an ninh vào tháng 10 năm ngoái để đáp lại điều mà họ nói là cuộc tấn công của quân nổi dậy người Rohingya ở những đồn biên giới, trong đó chín cảnh sát viên bị giết.
Liên minh Châu Âu hôm thứ Năm kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi một phái đoàn quốc tế tìm hiểu thực tế đến Myanmar để điều tra các cáo buộcquân đội tra tấn, hãm hiếp và hành quyết người Hồi giáo Rohingya.
*********************
Cảnh sát biển Campuchia và Indonesia bắt ngư dân Việt Nam (BBC, 21/03/2017)
Giới chức Campuchia và Indonesia bắt hàng chục ngư dân Việt bị cáo buộc đánh bắt lậu tại vùng biển của hai nước này.
Lực lượng hải quân Indonesia bắt giữ nhiều tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu Trung Quốc, vào đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của mình
Tờ Cambodia Daily đưa tin cảnh sát biển Campchia vào hôm thứ Hai bắt giữ 16 người Việt Nam bị cáo buộc đưa ba tàu đánh bắt cá vào vùng nước nông ở Campuchia vào đầu giờ sáng.
Ông Sao Sorin, giám đốc thủy sản tỉnh Kampot nói : "Chúng ta phải xem xét liệu những người Việt Nam này đã phạm tội theo luật của Campuchia hay không trước khi chúng tôi có hành động".
Sim Vuthea, phó thống đốc tỉnh, hôm thứ Hai nói rằng phạt tiền là hình phạt đúng đắn. Ông nói thêm rằng các công dân Việt Nam trước đây đã từng bị tù giam vì tội đánh bắt cá ở đây.
Ông nói : "Luật về thủy sản như tôi biết là những người đánh bắt phải đối mặt với những khoản tiền phạt, và nếu họ muốn nhận lại thuyền của họ thì chính quyền của họ phải tới đây và đảm bảo rằng sẽ không xảy ra lần thứ hai nữa.
Trong khi đó Báo Jakarta Globe đưa tin Bộ Hải sản và Đánh bắt cá Indonesia bắt giữ 17 tàu nước ngoài trong hai tuần qua khi để đánh bắt trái phép ở vùng biển nước này.
Eko Djalmo Asmadi, giám đốc phòng giám sát nguồn lợi và khai thác hải sản tại bộ này cho biết trong một thông cáo vào ngày 21 tháng Ba là "Sau khi bắt giữ bốn chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam vào ngày 7 tháng Ba thì lần này chúng tôi đã bắt được 17 tàu nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp".
Tất cả các tàu bị tàu tuần tra bắt giữ là ở Quần đảo Riau và Bắc Sulawesi.
Lần bắt đầu đầu tiên xảy ra tại Quần đảo Natuna, tỉnh Riau, vào ngày 12 tháng Ba, khi năm tàu đánh cá Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp và tất cả 44 thủy thủ đoàn Việt Nam bị bắt.
Vào hôm sau, một tàu tuần tra khác bắt giữ thêm hai tàu Việt Nam và bắt 13 thủy thủ đoàn đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển ngoài quần đảo Riau.
Ngày 14 tháng Ba, một tàu tuần tra khác chặn 6 tàu đánh cá Việt Nam bị tố cáo viết tên tàu bằng chữ Indonesia để đánh lừa các quan chức.
Toàn bộ 57 thuyền viên Việt Nam đã bị bắt.
11 tàu đánh cá của Việt Nam đã bị bắt giữ gần đảo Batam kể từ ngày 19 tháng Ba.
Các tàu và thuyền viên đang được giữ ở căn cứ quân sự của bộ này ở Sulawesi.
Các thủy thủ trên các tàu bị tịch giữ sẽ bị truy tố vì đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển Indonesia, mỗi người phải đối mặt với án tù 6 năm.