Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

01/07/2019

Dân Hong Kong gia tăng áp lực đòi hủy bỏ luật dẫn độ

Tổng hợp

Hong Kong ra tối hậu thư với nhóm biểu tình chiếm Viện Lập pháp (BBC, 01/07/2019)

Tin mới nhất cho hay cảnh sát Hong Kong ra tối hậu thư với nhóm biểu tình chiếm Viện Lập pháp trong ngày 1/7, yêu cầu họ phải rút đi, nếu không sẽ phải "đối mặt với vũ lực".

hongkong1

Đụng độ xảy ra khi đám đông tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7

Trong ngày, người biểu tình đã tràn vào bên trong nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo) của Hong Kong, sau khi bủa vây tòa nhà này trong nhiều giờ.

Một người biểu tình đem cờ Anh phủ lên hình hoa trên huy hiệu biểu tượng Hong Kong.

Hàng chục người biểu tình phá cửa kính của tòa nhà Legco, trong lúc đám đông đứng ngoài quan sát từ bên ngoài.

Đến tối giờ Hong Kong, hàng trăm người biểu tình vẫn trụ lại trong tòa nhà LegCo.

Sau đó, hàng trăm người đã tràn vào tòa nhà, xịt các dòng chữ lên tường và mang đồ tiếp tế cho những người chiếm tòa nhà.

Vụ bất ổn diễn ra sau một cuộc biểu tình ôn hòa của hàng hàng người phản đối luật dẫn độ.

Bên trong phòng họp chính, một người biểu tình xịt sơn đen lên biểu tượng của Hong Kong treo trên bức tường phía sau - trong lúc một người khác vẫy lá cờ thuộc địa màu trắng, có hình lá cờ Anh Quốc.

Trước đó, cảnh sát đã giơ biểu ngữ nói họ sẽ dùng bạo lực nếu người biểu tình phá các bức tường bằng kính. Sau đó họ cảnh báo rằng bất cứ ai phá cánh cửa kim loại bên trong sẽ bị bắt giữ.

hongkong2

Người biểu tình xịt sơn lên biểu tượng của Hong Kong ở phòng họp trung tâm

Thế nhưng mỗi khi người biểu tình hành động, họ quyết định không chống lại đám đông - những người được trang bị mũ bảo hiểm, tấm chắn bằng bìa các tông tự chế, và ô.

hongkong3

Hàng trăm người tràn vào bên trong tòa nhà LegCo

Tuy nhiên, cảnh sát đã dùng hơi cay và gậy với đám đông trong những vụ đụng độ trước đó.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường nhân dịp kỷ niệm 22 năm Anh quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc.

Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong một chuỗi các cuộc biểu tình chống một đạo luật gây tranh cãi cho phép dẫn độ người dân sang Trung Quốc lục địa.

Chính quyền đã đồng ý đình chỉ nó vô thời hạn, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục giữa những lời kêu gọi Chủ tịch Hong Kong Carrie Lam phải từ chức.

Tòa nhà LegCo được đặt ở mức báo động đỏ lần đầu tiên hôm Thứ Hai 1/7 - có nghĩa mọi người phải thoát khỏi tòa nhà và khu vực lân cận.

Nhưng cho tới 21 giờ địa phương, đám đông đứng xem không những không giảm mà còn đông thêm, và hàng trăm người biểu tình đã tràn qua cửa kính vỡ vụn vào trong tòa nhà.

hongkong4

Người biểu tình hôm 1/7 sẵn sàng đối phó với chuyện bị xịt hơi cay

Điều gì xảy ra từ sáng sớm thứ Hai đến giờ ?

Nhà chức trách cho biết người biểu tình đã chặn một số con đường trong thành phố từ 4 giờ sáng địa phương.

Một tuyên bố của cảnh sát lên án "hành vi bất hợp pháp" của những người biểu tình, người mà họ nói đã lấy cột sắt và các đường ray bảo vệ từ những công trường gần đó. Họ cảnh báo người biểu tình không được ném gạch hoặc tấn công hàng ngũ cảnh sát đứng chặn đường.

Có báo cáo là một số người biểu tình bị thương. Hãng tin AFP cho biết ít nhất một phụ nữ được bị chảy máu từ vết thương ở đầu sau khi đụng độ với cảnh sát.

Cảnh sát sau đó cho biết 13 sĩ quan cảnh sát phải được đưa đến bệnh viện sau khi người biểu tình ném "chất lỏng không xác định" vào họ. Một số người được cho là đã bị khó thở do tiếp xúc với chất lỏng này.

Hàng ngàn người tham gia cuộc diễu hành hòa bình vào chiều thứ Hai.

Vào giờ ăn trưa, một nhóm người biểu tình ly khai đã chuyển đến tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo), nơi chính phủ họp và dùng xe đẩy bằng kim loại cố gắng phá cửa kính của toà nhà.

Một nhóm nhỏ người biểu tình liên tục đâm xe đẩy kim loại vào cửa kính của tòa nhà, sau đó giải tán đi nơi khác.

Đến tối, một số người quay trở lại tòa nhà LegCo và bắt đầu kéo hàng rào xuống để đột nhập vào bên trong.

Người biểu tình bị chặn bởi một cánh cửa kim loại nặng, trong khi cảnh sát đứng nhìn và sẵn sàng đáp trả. Nhưng sau khi người biểu tình mở được cổng, cảnh sát rút vào sâu hơn trong tòa nhà.

Một người đàn ông, tự gọi là G, cho BBC biết tại hiện trường những người biểu tình đã tính trước sẽ có bạo lực.

"Phong trào lúc này đã vượt quá luật dẫn độ. Đó là [đấu tranh] về quyền tự trị của Hong Kong", ông nói.

"Tôi lo sẽ có phản ứng tiêu cực từ công chúng. Tất cả những gì chúng tôi làm đều có rủi ro và đây là một trong những rủi ro mà những người ở đây chấp nhận".

Chính phủ lên án cái mà họ gọi là những hành động "cực kỳ bạo lực", nói thêm rằng cảnh sát sẽ "có những biện pháp tăng cường cần thiết để bảo vệ trật tự và an toàn công cộng".

hongkong5

Cảnh sát bạo động đứng canh bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp

hongkong6

Hàng ngàn người tham dự cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ

Trước đó lễ chào cờ để đánh dấu bàn giao đã diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông trong bối cảnh sự có mặt dầy đặc của cảnh sát.

Phát biểu sáng hôm 1/7, bà Lam cho biết các sự kiện vào tháng 6/2019 khiến bà "nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người dân".

Khi bà dự buổi lễ thượng cờ, những người biểu tình đã tổ chức một sự kiện gần đó, giơ cao cờ đen để biểu hiện nỗi sợ lãnh thổ này đánh mất tự do.

Bà Lam đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục và đám đông dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7.

Yêu cầu của người biểu tình gồm rút toàn bộ dự luật, rút lại từ "bạo loạn" để mô tả cuộc biểu tình vào ngày 12/6, trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bị giam giữ và điều tra về hành vi bạo lực của cảnh sát.

Hơn một triệu người đã xuống đường nhiều lần trong ba tuần qua để trút sự tức giận và thất vọng của họ lên Trưởng đặc khu Carrie Lam do Bắc Kinh hậu thuẫn. Động thái này đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ ngày 18 tháng 6, nhà lãnh đạo Hong Kong đang bị thúc dục phải từ chức Carrie Lam nói bà nhận ra rằng mình cần phải dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.

"Tôi sẽ học được bài học và đảm bảo rằng công việc trong tương lai của chính phủ sẽ gần gũi hơn và phản ứng nhanh hơn với nguyện vọng, tình cảm và ý kiến của cộng đồng", bà nói.

Ý nghĩa 'đặc biệt 'năm nay

Phân tích của Karishma Vaswani, BBC News tại Hong Kong

Hong Kong có một lịch sử biểu tình ôn hòa và phần lớn các cuộc biểu tình này rất bình tĩnh, ngoại trừ thỉnh thoảng đụng độ với cảnh sát.

Cảm nhận áp đảo mà tôi có được sau khi nói chuyện với nhiều người ở đây là giới trẻ Hong Kong thực sự tức giận và thất vọng với cách Hong Kong đang được điều hành. Họ muốn những người biểu tình bị giam giữ được thả ra, dự luật bị hủy bỏ và Carrie Lam phải từ chức.

Ngoài những cơn giận tôi cũng thấy những cảnh hợp tác đáng chú ý. Từng người phát cho nhau dù, mũ bảo hiểm và bám chặt lấy nhau khi họ đứng vững để chống lại cảnh sát đã mang bình xịt hơi cay và dùi cui để đánh trả.

Khi màn đêm buông xuống, số người xuống đường càng đông - khi những người biểu tình được tham gia bởi các gia đình có trẻ nhỏ đã tham gia cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ diễn ra hàng năm để đánh dấu việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục.

Nhưng năm nay, nó cuộc tuần hành mang một ý nghĩa đặc biệt - một cơ hội để cho chính phủ ở đây thấy rằng họ sẽ không để mất thành phố của mình mà không tranh đấu.

Tại sao mọi người biểu tình ?

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1997 theo nguyên tắc "một quốc gia, hai thể chế", cho phép các quyền tự do mà dân đại lục không có, trong đó bao gồm cả độc lập tư pháp.

Dự luật dẫn độ gây lo ngại cho tình trạng đó.

Những người chỉ trích dự luật sợ rằng nó có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Bắc Kinh, và đưa Hồng Kông tiến xa hơn vào sự kiểm soát của Trung Quốc.

Vào ngày 12 tháng 6, cảnh sát sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông tuần hành chống lại dự luật - một bạo lực tồi tệ nhất trong thành phố trong nhiều thập kỷ.

Cuối cùng, các cuộc biểu tình đã buộc chính phủ phải xin lỗi và đình chỉ luật dẫn độ dự kiến sẽ được thông qua.

Tuy nhiên, nhiều người biểu tình cho biết họ sẽ không lùi bước cho đến khi dự luật hoàn toàn bị hủy bỏ.

Nhiều người vẫn tức giận về mức độ sử dụng bạo lực của cảnh sát vào ngày 12 tháng 6, và đã kêu gọi một cuộc điều tra.

"Việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa khẩn cấp yêu cầu một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập", bà Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Quốc bình luận trong một thông báo.

Tuy nhiên, cũng đã có những cuộc biểu tình nhỏ hơn từ phong trào ủng hộ Bắc Kinh.

Vào Chủ nhật, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình ủng hộ cảnh sát Hong Kong.

Một người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh nói với cảnh sát AFP chỉ đang cố gắng "duy trì trật tự", gọi những người biểu tình chống dẫn độ là có hành động "vô nghĩa".

*********************

Hồng Kông : Người biểu tình chiếm trụ sở Nghị viện (RFI, 01/07/2019)

Theo hãng tin AFP, tối nay, 01/07/2019, đúng vào dịp kỷ niệm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, hàng chục người biểu tình đã xông vào trụ sở Hội Đồng Lập Pháp sau khi đập vỡ các cửa kính. Họ đã giương lá cờ của Hồng Kông thời thuộc địa Anh trong nghị viện. Chính quyền đặc khu đã ngay lập tức ra tuyên bố lên án hành động "bạo lực cực độ" của nhóm biểu tình này.

hongkong7

Cảnh cánh sát tìm cách giải tán biểu tình tập hợp trước lễ kỷ niệm ngày Hồng Kông trao trả cho Trung Quốc. Ảnh 1/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Trước đó, cảnh sát đã dùng hơi cay, dùi cui để cố đẩy lùi những người này, cũng như đối phó với hàng trăm ngàn người biểu tình, trong đó có một nhóm nhỏ phong tỏa ba con đường lớn của đặc khu.

Ở trung tâm thành phố, đoàn biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người, đa số đã xuống đường từ sáng sớm. Những nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên mang khẩu trang, chiếm lĩnh ba đại lộ lớn tại trung tâm Hồng Kông, dùng các rào cản bằng nhựa và kim loại để phong tỏa. Có những người mang những lá cờ đen, tượng trưng cho "sự sụp đổ của Hồng Kông, thành phố mà tự do bị siết lại, đang hướng về phía toàn trị".

Sáng nay, trước lễ kéo cờ Trung Quốc như truyền thống để đánh dấu ngày Hồng Kông được trao trả hôm 01/07/1997, cảnh sát cũng đã dùng dùi cui và hơi cay để giải tán người biểu tình. Khu vực quanh quảng trường Golden Bauhinia nơi diễn ra buổi lễ đã được phong tỏa từ hôm thứ Bảy 29/6. Theo South China Morning Post, có khoảng 5.000 cảnh sát chống bạo động được huy động.

Hàng năm vào dịp này người dân Hồng Kông đều xuống đường để phản đối chế độ Bắc Kinh, nhưng năm nay, sau các cuộc biểu tình đại quy mô chống dự luật dẫn độ, căng thẳng càng dâng cao. Không chỉ đòi hủy bỏ hẳn dự luật, những người phản kháng còn đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và phản đối bạo lực cảnh sát.

Hôm qua khoảng 50.000 người thân Bắc Kinh đã tập hợp trước Nghị Viện để ủng hộ cảnh sát, nhiều người tấn công và lăng mạ những nhóm nhỏ thanh niên vẫn biểu tình ngồi tại đây từ nhiều tuần qua, gây ra các vụ xô xát.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm nay tuyên bố Washington hy vọng Trung Quốc tuân thủ các cam kết về Hồng Kông. Trước đó ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định Luân Đôn "đang theo dõi sát sao những diễn biến, và tiếp tục gây áp lực để Bắc Kinh tôn trọng các điều khoản" khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa. Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng phản bác, nói rằng Anh không có trách nhiệm gì về Hồng Kông, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Thụy My

**********************

Hồng Kông : Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát (RFI, 01/07/2019)

Những vụ đụng độ dữ dội đã xảy ra hôm nay 01/07/2019 giữa người phản kháng chính quyền thân Bắc Kinh trong dịp kỷ niệm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui đẩy lùi một số người cố gắng xâm nhập Nghị Viện Hồng Kông, cũng như đối phó với hàng trăm ngàn người biểu tình đông đảo đã phong tỏa ba con đường lớn của đặc khu.

hongkong8

Cảnh cánh sát tìm cách giải tán biểu tình tập hợp trước lễ kỷ niệm ngày Hồng Kông trao trả cho Trung Quốc. Ảnh 1/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo AP và Reuters, một nhóm người biểu tình đã phá vỡ được một mảng tường bằng thủy tinh và kim loại của Nghị Viện (LegCo), nhưng bị chặn lại bằng hơi cay. Cảnh sát chống bạo động làm thành hàng rào với khiên chắn ngăn họ xâm nhập.

Ở trung tâm thành phố, đoàn biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người, đa số đã xuống đường từ sáng sớm. Những nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên mang khẩu trang, chiếm lĩnh ba đại lộ lớn tại trung tâm Hồng Kông, dùng các rào cản bằng nhựa và kim loại để phong tỏa. Có những người mang những lá cờ đen, tượng trưng cho "sự sụp đổ của Hồng Kông, thành phố mà tự do bị siết lại, đang hướng về phía toàn trị". AFP ghi nhận có người biểu tình bị thương tích do cảnh sát.

Sáng nay trước lễ kéo cờ Trung Quốc như truyền thống, để đánh dấu ngày Hồng Kông được trao trả hôm 01/07/1997, cảnh sát cũng đã dùng dùi cui và hơi cay để giải tán người biểu tình. Khu vực quanh quảng trường Golden Bauhinia nơi diễn ra buổi lễ đã được phong tỏa từ hôm thứ Bảy 29/6. Theo South China Morning Post, có khoảng 5.000 cảnh sát chống bạo động được huy động.

Hàng năm vào dịp này người dân Hồng Kông đều xuống đường để phản đối chế độ Bắc Kinh, nhưng năm nay sau các cuộc biểu tình đại quy mô chống dự luật dẫn độ, căng thẳng càng dâng cao. Không chỉ đòi hủy bỏ hẳn dự luật, những người phản kháng còn đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và phản đối bạo lực cảnh sát.

Hôm qua khoảng 50.000 người thân Bắc Kinh đã tập hợp trước Nghị Viện để ủng hộ cảnh sát, nhiều người tấn công và lăng mạ những nhóm nhỏ thanh niên vẫn biểu tình ngồi tại đây từ nhiều tuần qua, gây ra các vụ xô xát.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm nay tuyên bố Washington hy vọng Trung Quốc tuân thủ các cam kết về Hồng Kông. Trước đó ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định Luân Đôn "đang theo dõi sát sao những diễn biến, và tiếp tục gây áp lực để Bắc Kinh tôn trọng các điều khoản" khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa. Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng phản bác, nói rằng Anh không có trách nhiệm gì về Hồng Kông, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Thụy My

******************

Biểu tình dẫn đến bạo động nhân ngày kỷ niệm Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc (RFA, 01/07/2019)

Những cuộc biểu tình nhân kỷ niệm ngày Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc hôm 1/7 đã dẫn đến đụng độ giữa những người phản đối và cảnh sát Hong Kong.

hongkong9

Người biểu tình hôm 1/7/2019 ở Hong Kong AFP

Theo AFP, những nhà hoạt động đòi dân chủ cho Hong Kong đã kêu gọi biểu tình lớn nhân ngày kỷ niệm vào chiều ngày 1/7, nhưng cuộc biểu tình này đã bị làm lu mờ bởi những nhóm biểu tình nhỏ hơn của những người trẻ, đeo mặt nạ. Những người này đã đập vỡ cửa kính của tòa nhà quốc hội và tìm cách vào trong tòa nhà bằng cách phá cửa kính.

Cảnh sát chống bạo động phải xịt hơi cay vào những người biểu tình trong khi những người biểu tình dùng dù để bảo vệ mình.

Theo Reuters, khoảng hơn 100 cảnh sát chống bạo động đã được huy động. Cảnh sát dùng gậy đánh đập một số những người đã ngã xuống.

Một số những dân biểu dân chủ đã tìm cách can thiệp nhưng đã không thể thuyết phục nổi những người biểu tình rút khỏi tòa nhà.

Trước cuộc biểu tình lần này, khoảng 3 tuần trước, hơn 1 triệu người Hong Kong đã xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ tội phạm từ Hong Kong về Trung Quốc vì lo sợ sự can thiệp sâu của Trung Quốc vào đời sống của Hong Kong.

Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997 theo thỏa thuận một quốc gia, hai chế độ. Theo thỏa thuận giữa hai nước, Hong Kong được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047, tức 50 năm sau khi được chuyển giao về cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 1/7 nói Anh không có bất cứ trách nhiệm nào với Hong Kong và phản đối những lời lẽ mạnh mẽ của Anh về lãnh thổ này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phát biểu này tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh sau khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói Anh sẽ tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc để đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ những thỏa thuận giữa hai bên về Hong Kong.

***************

Biểu tình Hong Kong : Các ứng dụng hỗ trợ cuộc biểu tình 'không lãnh đạo' thế nào ? (BBC, 01/07/2019)

Trong một căn phòng nhỏ ở rìa một khu phức hợp có một người lặng lẽ tham gia phong trào phản kháng của Hong Kong. Ngồi trước màn hình máy tính , Tony (tên giả) theo dõi điểm số của các nhóm trên ứng dụng nhắn tin riêng Telegram và các diễn đàn trực tuyến.

hongkong10

Các nhà tổ chức cho biết những tình nguyện viên như Tony điều hành hàng trăm nhóm Telegram đang tạo sức mạnh cho cuộc biểu tình của Hong Kong và nó thành một chiến dịch bất tuân dân sự. Họ tuyên bố rằng hơn hai triệu người đã xuống đường trong những tuần gần đây để bày tỏ sự phản đối với đạo luật dẫn độ gây tranh cãi.

Hong Kong đã trải qua một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại dự luật mà các nhà chỉ trích lo ngại có thể chấm dứt sự độc lập tư pháp của vùng đất này. Người biểu tình mong đợi một bước ngoặt lớn vào 1/7, ngày kỷ niệm Hong Kong trở lại Trung Quốc.

Bỏ phiếu trực tuyến

Nhiều lời kêu gọi phản đối được thực hiện ẩn danh, trên bảng tin và trò chuyện nhóm trong các ứng dụng nhắn tin được mã hóa.

Một số nhóm có tới 70.000 người tham gia hoạt động, chiếm khoảng 1% dân số Hong Kong. Nhiều người cung cấp thông tin cập nhật và báo cáo trực tiếp tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình, trong khi những người khác hành động như một nhóm chuyên viên theo dõi cảnh sát, cảnh báo người biểu tình về hoạt động gần đó.

Ngoài ra còn có các nhóm nhỏ hơn bao gồm các luật sư, hỗ trợ y tế. Họ cung cấp tư vấn pháp lý và đồ dùng cho người biểu tình đứng ở hàng đầu.

Những người biểu tình nói rằng việc phối hợp biểu tình trực tuyến giúp họ tiếp cận thông tin nhanh và tiện. Các nhóm trò chuyện cũng cho phép người tham gia bỏ phiếu - trong thời gian thực - để quyết định những bước tiếp theo.

Tony giải thích : "Bỏ phiếu thường chỉ hiệu quả khi có ít lựa chọn hay rõ ràng, chẳng hạn như trong việc quyết định giữa có và không".

Tối 21/06, gần 4.000 người biểu tình đã bỏ phiếu trong một nhóm Telegram để xác định xem đám đông sẽ trở về nhà vào buổi tối hay tiếp tục biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát Hong Kong. Chỉ 39% đã bỏ phiếu để đưa các cuộc biểu tình đến trụ sở cảnh sát - nhưng tuy thế vẫn tạo nên kết quả còn một cuộc bao vây tòa nhà kéo dài sáu giờ đồng hồ. Người biểu tình cũng dùng các công nghệ khác giúp tổ chức hoạt động của họ.

Ở các khu vực công cộng, áp phích và biểu ngữ quảng cáo các sự kiện sắp tới được truyền qua Airdrop, cho phép mọi người chia sẻ hình ảnh trực tiếp tới các máy iPhone và iPad xung quanh.

Tuần này, một nhóm các nhà hoạt động ẩn danh đã huy động được hơn nửa triệu đôla trên một trang web gây quỹ. Họ dự định đặt quảng cáo trên các tờ báo quốc tế kêu gọi dự luật dẫn độ của Hong Kong sẽ được thảo luận tại hội nghị G20. Những người biểu tình nói rằng công nghệ đã biến cuộc biểu tình này thành một phong trào phản kháng không lãnh đạo.

Ẩn danh

Giáo sư Edmund Cheng, từ Đại học Baptist Hong Kong cho biết : "Nguyên nhân sâu xa hơn là do mất lòng tin với chính quyền". Ông đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong năm 2014, "nhiều nhà lãnh đạo biểu tình trong Phong trào Dù đã bị truy tố và bỏ tù".

Vào tháng Tư năm nay, chín nhà lãnh đạo biểu tình đã bị kết tội kích động người khác gây phiền toái cho công chúng.

Tony cho biết mọi người lựa chọn ẩn danh qua các ứng dụng phần mềm do "có khả năng lớn họ sẽ phải đối mặt với các cáo buộc của tòa án nếu tham gia vào một phong trào phản kháng có tổ chức rõ ràng".

Nhiều người biểu tình ở Hong Kong đã cố gắng hết sức để tránh để lại dấu vết trên mạng.

"Chúng tôi chỉ sử dụng tiền mặt, chúng tôi thậm chí không sử dụng ATM trong cuộc biểu tình", Johnny, 25 tuổi, người tham dự các cuộc biểu tình cho biết.

Johnny sử dụng điện thoại di động đời cũ và thẻ Sim mới mỗi khi tham gia cuộc biểu tình.

Một quản trị viên khác - những người không muốn bị nêu tên vì sợ bị trả thù - cho BBC biết một số người sử dụng nhiều tài khoản để che giấu dấu vết trực tuyến của họ.

"Một số chúng tôi có ba hoặc bốn điện thoại, iPad, máy tính để bàn và máy tính xách tay. Một người có thể kiểm soát năm hoặc sáu tài khoản. Mọi người sẽ không biết họ là cùng một người và cũng có nhiều người sử dụng một tài khoản".

Bảo vệ

Tony tin rằng việc ra quyết định thông qua bỏ phiếu nhóm có thể bảo vệ các cá nhân khỏi các cáo buộc. Ông lập luận rằng các quản trị viên nhóm trò chuyện không liên kết với các đảng phái chính trị và không kiểm soát được những gì thành viên đăng trong nhóm của họ.

"Chính phủ sẽ không bắt giữ tất cả những người tham gia phong trào này. Không thể thực hiện được", ông nói.

Nhưng Tony cũng biết rằng những người thực thi pháp luật sẽ có phương án đối phó khác.

"Họ sẽ chọn nhằm vào các nhân vật có ảnh hưởng để làm gương, cảnh báo những người tham gia khác".

Hôm 12/06, một quản trị viên của một nhóm Telegram đã bị bắt với cáo buộc âm mưu với những người khác bao vây tòa nhà LegCo Hong Kong và chặn các con đường xung quanh.

"Họ muốn cho người khác biết rằng ngay cả khi bạn trốn trên internet, họ vẫn có thể đến bắt bạn tại nhà", Bond Ng, một luật sư Hong Kong đại diện cho nhiều người biểu tình bị bắt cho hay.

Danny Vincent, BBC News, Hong Kong

Quay lại trang chủ
Read 613 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)