Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

20/07/2019

Biển Đông : Việt Nam bị uy hiếp, Mỹ muốn bênh vực Việt Nam ?

Tổng hợp

Biển Đông : Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu (RFI, 20/07/2019)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về "những hành động khiêu khích liên tục" của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

bien1

Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông ngày 14/05/2014. Reuters/Nguyen Minh/Files

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : "Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực".

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã "lưu ý" hồi đầu năm, "Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức đã ngăn chận các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên 2.500 tỉ đô la".

Cụ thể hơn, bà Ortagus tố cáo Bắc Kinh "sử dụng lực lượng dân quân biển để gây áp lực và đe dọa các quốc gia khác". Hoa Kỳ "kiên quyết phản đối việc cưỡng bức và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ". Washington cũng yêu cầu Bắc Kinh "chấm dứt việc quấy nhiễu này".

Hôm qua Việt Nam tố cáo một tàu khảo sát của Trung Quốc mang tên Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống đã xâm nhập bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và trong suốt nhiều ngày đã tiến hành khoan thăm dò ở bãi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa. Tàu tuần duyên Trung Quốc còn hung hăng đe dọa các tàu Việt Nam bảo vệ giàn khoan do Rosneft khai thác ở lô dầu 06.1.

Trước đó vài ngày, Trung Quốc tuy không xác nhận vụ xâm nhập, khẳng định vùng biển thuộc "chủ quyền" của mình – mặc dù yêu sách "đường lưỡi bò" cách đây đúng ba năm (ngày 12/07/2016) đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.

Trên Twitter hôm nay, giáo sư về Luật Biển quốc tế James Kraska của trường Hải Chiến Hoa Kỳ bình luận về sự kiện ở bãi Tư Chính : "Vi phạm trắng trợn UNCLOS ! Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo phụ lục VII của Công ước, sẽ thắng".

Thụy My

**************

Mỹ đả kích Trung Quốc 'bắt nạt' Việt Nam giữa tranh cãi về tàu khảo sát (VOA, 20/07/2019)

Mỹ hôm th By lên án Trung Quc bng nhng li l đanh thép, cáo buc nước này có "hành vi bt nt" và "làm suy yếu hòa bình và an ninh" khu vc gia lúc tàu kho sát đa cht ca Trung Quc tiếp tc hot đng trong vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa của Vit Nam phía nam Bin Đông.

bien2

Sự xut hin ca tàu thám him "Hi Dương Đa Cht 8" trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam đã khơi ra phn ng quyết lit t Hà Ni. (nh : Cc Điu tra Đa cht Trung Quc)

Thông cáo dài của B Ngoi giao M cho thy mt s ng h gn như rõ ràng đi vi Vit Nam trong mt tranh cãi gay gt vi nước láng ging và th hin lp trường mnh m ca M v v vic được nói là tàu Trung Quc cn tr hot đng du khí ca các nước có tuyên b ch quyn Bin Đông.

Sự xut hin ca tàu Hi Dương Đa Cht 8 gn Bãi Tư Chính khơi ra phn ng quyết lit t Vit Nam k t khi tin tc loan đi hi tun trước cho biết các tàu ca lc lượng hi cnh ca Vit Nam và Trung Quốc đã đi đu khu vc này trong sut mt tugần mt lô du thuộc vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, gi nh đến mt v đi đu căng thng khác vào năm 2014 liên quan đến mt giàn khoan ca Trung Quc gây nên biu tình bo đng Vit Nam.

Mỹ, nước không có tuyên b ch quyn Bin Đông nhưng luôn khng đnh quyn t do hàng hi đây, đã nhiu ln ch trích Trung Quc v nhng hành đng ngày càng quyết đoán nhm xác lp ch quyn rng ln trong vùng bin mà Vit Nam và mt s nước khác có tranh chp vi Trung Quc.

"Hoa Kỳ lo ngại v nhng bn tin v s can thip ca Trung Quc vào các hot đng du khí Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông], bao gồm các hot đng thăm dò và sn xut t lâu nay ca Vit Nam", phát ngôn viên B Ngoi giao M Morgan Ortagus nói trong mt phát biu sáng th By.

"Những hành đng khiêu khích liên tc ca Trung Quc nhm vào vic phát trin du khí ngoài khơi ca các nước có tuyên b ch quyn khác đe da an ninh năng lượng trong khu vc và làm suy yếu th trường năng lượng n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m".

Thông cáo nói thêm :

"Việc Trung Quc ci to và quân s hóa các tin đn đang tranh chp Bin Nam Trung Hoa, cùng với nhng n lc khác đ khng đnh các yêu sách hàng hi bt hp pháp Bin Nam Trung Hoa, bao gm vic s dng dân quân hàng hi đ hăm da, cưỡng ép và đe da các quc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh ca khu vc.

"Áp lực gia tăng của Trung Quc đi vi các nước ASEAN chp nhn các điu khon ca B Quy tc ng x tìm cách hn chế quyn ca h hp tác vi các công ty bên th ba hoc các nước, càng đ l ra thêm ý đnh khng đnh quyn kim soát tài nguyên du khí Bin Đông.

"Mỹ kiên quyết phn đi s cưỡng ép và đe da ca bt kì nước tuyên b ch quyn nào nhm khng đnh các yêu sách lãnh th hoc hàng hi ca mình.

"Trung Quốc nên chm dt hành vi bt nt và kim chế thc hin loi hot đng khiêu khích và gây bt n này.

Cố vn An ninh Quốc gia Nhà Trng ngày th Sáu cũng đưa ra phát biu tương t nhm vào Trung Quc dù không nhc c th ti v tranh chp vi Vit Nam. "Hành vi cưỡng ép ca Trung Quc đi vi các nước láng ging Đông Nam Á là phn tác dng và đe da hòa bình & ổn định trong khu vc", ông viết trên Twitter.

*****************

Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc dừng hành động bắt nạt tại Biển Đông (RFA, 20/07/2019)

Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 7 mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông

bien3

Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ( ảnh chụp ngày 10/6/2019) - AFP

Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thông cáo đưa ra nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la. Đặc biệt hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc cản trở với những hành vi bắt nạt.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù không nêu rõ những hành động cản trở của Trung Quốc diễn ra cụ thể khi nào, nhưng theo Cơ quan này thì hành động như thế của Trung Quốc đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lặp lại việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa những đảo đá tiền tiêu ở Biển Đông, cùng với các nổ lực khác nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền phi pháp tại khu vực biển này, bao gồm việc sử dụng lực lượng dân quân biển để trấn áp, dọa nạt, đe nẹt những quốc gia khác làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực.

Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc cưỡng bức, đe dọa bởi bất cứ quốc gia nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền và quyền hàng hải tại Biển Đông.

****************

Trung Quốc không phản hồi kêu gọi của Hoa Kỳ về thảo luận khủng hoảng ở Biển Đông (RFA, 19/07/2019)

Trung Quốc không có phản hồi nào trước đề nghị của Hoa Kỳ về thiết lập một cơ chế thảo luận về khủng hoảng ở Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự tại vùng biển này.

bien4

Một tàu tuần duyên của Việt Nam (bìa phải) cố gắng duy chuyển giữa các tàu tuần duyên Trung Quốc gần một giàn khoa dầu của Trung Quốc được lấp đặt tại khu vực biển tranh chấp ở Biển Đông. Hình chụp ngày 14/05/14. AFP

Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết thông tin vừa nêu tại Diễn đàn An ninh Aspen, diễn ra vào 18 tháng 7, ở Bang Colorado, thảo luận về ảnh hưởng gia tăng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đô đốc Philip Davidson nói rằng Bắc Kinh và Washington hiện có "đối thoại đang tiếp diễn" ở cấp độ quân sự, nhưng cần có một cơ chế thảo luận về khủng hoảng để giảm bớt nguy cơ tính toán sai lầm. Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tham gia ở cấp độ quân sự và Hoa Kỳ đã đưa ra một yêu cầu cho cơ chế thảo luận về khủng hoảng với Trung Quốc trong vấn đề kiểm soát ở Biển Đông, tuy nhiên Bắc Kinh chưa hề phản hồi lời kêu gọi của Washington.

Hoa Kỳ và Trung Quốc bất đồng quan điểm liên quan việc triển khai quân sự đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh luôn phản đối các cuộc trập trận quân sự vì mục tiêu bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này, trong lúc các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc quan ngại về sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh tại đó.

Cảnh báo của Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson vừa được đưa ra ngay sau khi Mạng báo South China Morning Post, vào ngày 17 tháng 7 dẫn phân tích của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế (CSIS) ở thủ đô Hoa Kỳ cho rằng nguy cơ đụng độ giữa tàu Trung Quốc với tàu của Việt Nam và Malaysia tăng cao tại Biển Đông trong những tuần gần đây khi mà Trung Quốc cố cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của hai nước này ở khu vực đó.

AMTI nêu rõ Bắc Kinh thể hiện ý muốn này càng tăng qua việc sử dụng vũ lực và đe dọa nhằm cản trở mong ước thăm thăm dò dầu khí của các nước láng giềng. Căng thẳng mới nhất diễn ra suốt hai tuần qua kể từ lúc tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc đi qua khu vực hai lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam hôm ngày 3 tháng 7.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, tại Diễn đàn An ninh Aspen xác nhận rằng Washington cam kết tiếp tục hiện diện ở vùng biển tranh chấp Biển Đông, và cam kết này không phải là để khẳng định các yêu sách của Hoa Kỳ mà nhằm giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và giữ gìn trật tự dựa theo luật pháp quốc tế.

*****************

Mỹ đòi Trung Quốc 'dừng thái độ bắt nạt' nước khác ở Biển Đông (BBC, 20/07/2019)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 20/7/2019 lên tiếng trước các tường thuật có nội dung nói Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí tại Biển Đông, bao gồm cả các hoạt động thăm dò, khai thác mà Việt Nam đã tiến hành từ lâu nay.

bien5

Các lực lượng của Việt Nam hồi 5/2014 đã phải đối đầu với nhiều tàu thuyền Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa Giàn khoan HD-981 vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc lãnh thổ của mình

"Các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào hoạt động dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đang đe dọa tới an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ-Thái Bình Dương", Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.

Bộ Ngoại giao cũng nói rằng việc Trung Quốc gia tăng áp lực lên các nước ASEAN trong việc hạn chế quyền của các nước này trong việc hợp tác với các bên thứ ba cho thấy Bắc Kinh đang muốn xác quyết quyền kiểm soát của mình đối với các nguồn trữ liệu dầu khí tại Biển Đông.

Hồi tháng 3/2018, Việt Nam đã yêu cầu đối tác Repsol ngừng dự án ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ, ngoài khơi Vũng Tàu.

Giới quan sát khi đó cho rằng đây là vì sức ép của Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 7/2017, một dự án dầu khí quan trọng khác của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó Repsol cũng là đối tác, cũng đã phải ngưng.

Tin cho hay giới lãnh đạo Repsol khi đó được chính phủ tại Hà Nội thông báo rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.

Việt Nam và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau 'vi phạm chủ quyền, quyền tài phán'

Việt Nam hôm thứ Sáu, 19/7, chính thức cáo buộc một tàu thăm dò khảo sát của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã vi phạm chủ quyền với việc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa ở phía nam Biển Đông.

bien6

Sự hiện diện của tàu khảo sát của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông dẫn đến cuộc đối đầu

"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói.

"Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam ; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực".

Trước đó, hôm 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng về cuộc căng thẳng hiện thời.

"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam thực sự tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại các vùng biển có liên quan và không có những hành động làm phức tạp tình hình", ông Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo định kỳ ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cho đến nay, cả hai bên đều không trực tiếp đề cập tới Bãi Tư chính, tâm điểm của cuộc đối đầu hiện nay.

"Hoa Kỳ cương quyết phản đối việc o ép và hăm dọa từ bất kỳ bên nào nhằm xác quyết các tuyên bố của mình về lãnh thổ hay quyền trên biển", thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7 nói.

"Trung Quốc cần phải dừng thái độ bắt nạt của mình và kiềm chế, không thực hiện kiểu hành động khiêu khích và gây bất ổn này", bản thông cáo nói thêm.

******************

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển Việt Nam (RFI, 20/07/2019)

Hôm 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

bien7

Một tàu tuần duyên của Trung Quốc hoạt động trong vùng Biển Đông gần Scarborough, khu vực có tranh chấp chủ quyền với Philippines. Ảnh chụp ngày 14/05/2019. TED ALJIBE / AFP - Ảnh minh họa

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này.

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là "đầy đe dọa" đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam.

Theo quan sát của các chuyên gia, Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất và tàu hải cảnh cỡ lớn đến bãi Tư Chính, nhằm gây sức ép lên việc khai thác dầu khí của Việt Nam trước khi xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Sự hiện diện của dân quân biển Trung Quốc cũng cho thấy dự báo Bắc Kinh dùng lực lượng này để quấy nhiễu là chính xác.

Tuy tình trạng này đã diễn ra nhiều tuần qua, nhưng đến hôm qua Hà Nội mới phản ứng bằng một tuyên bố mạnh mẽ, tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền và yêu cầu Bắc Kinh rút toàn bộ các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 12/7 tuyên bố "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông". Tuy nhiên sau khi bị Việt Nam tố cáo đích danh hôm qua, đến nay chưa thấy có phản ứng gì về phía Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không đáp ứng lời kêu gọi của đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương về việc thiết lập một cơ chế liên lạc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Trên Twitter, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton kêu gọi "tôn trọng chủ quyền và quyền tự do hàng hải", chỉ trích các hành vi cưỡng bức của Trung Quốc đối với các láng giềng Đông Nam Á. Cũng trên Twitter, giáo sư về Luật Biển quốc tế James Kraska bình luận : "Vi phạm trắng trợn UNCLOS. Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo phụ lục VII của Công ước, sẽ thắng".

Ngay sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên mạng xã hội Việt Nam, nơi mà thông tin về tàu Trung Quốc vốn đã rò rỉ từ mấy ngày qua, xuất hiện rất nhiều bài viết đả kích thái độ ngang ngược của Bắc Kinh, và cả những lời kêu gọi có hành động phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thụy My

*******************

Việt Nam chính thức phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (RFA, 19/07/2019)

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 19 tháng 7 lên tiếng về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17 tháng 7 về diễn biến ở khu vực Biển Đông.

bien8

Ảnh minh họa : Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê thị Thu Hằng - AFP

Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 19 tháng 7, bà Lê Thị Thu Hằng nói rõ trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông.

Bà Lê thị Thu Hằng tuyên bố đó là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các qui định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Vệt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì phía Hà Nội đã tiếp xúc nhiều lần với phía Bắc Kinh ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam ; tôn trong quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và vì ổn định, hòa bình ở khu vực.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển của Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm là Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực góp phần nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung.

Vào chiều ngày 12 tháng 7 South China Morning Post – SCMP loan tin có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần rồi, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.

Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.

Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.

Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.

Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.

Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc này.

Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.

Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.

Quay lại trang chủ
Read 501 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)