Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/07/2019

Bãi Tư Chính : Trung Quốc bị quốc tế khẽ tay khi uy hiếp Việt Nam

Tổng hợp

Tư Chính : Hành động của tàu Trung Quốc theo AMTI (RFI, 22/07/2019)

Vụ việc xẩy ra từ đầu tháng Bảy, nhưng mãi đến ngày 19/07/2019, bộ Ngoại Giao Việt Nam mới chính thức lên tiếng phản đối đích danh Trung Quốc về việc cho tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) gần Trường Sa (Biển Đông), vừa khảo sát địa chất, vừa cản trở công việc thăm dò của Việt Nam.

vu1

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018. Reuters/Maxim Shemetov

Phản ứng được xem là mạnh bạo của Hà Nội đã được đưa ra ba hôm sau khi cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), trụ sở tại Washington, ngày 16/07, đã công bố một báo cáo nêu chi tiết các hoạt động bất chấp luật lệ quốc tế của tàu Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính.

Bản báo cáo mang tựa đề "Trung Quốc sẵn sàng gây bùng nổ trên vấn đề tài nguyên khí đốt với Việt Nam và Malaysia" đã nêu bật hành vi khiêu khích của tàu hải cảnh Trung Quốc, trong vòng 6 tuần lễ đã hai lần xuống Biển Đông quấy phá công việc khai thác dầu khí của Malaysia rồi Việt Nam. Vào cùng một thời điểm, Bắc Kinh cũng phái một chiếc tàu của họ đến vùng biển ngoài khơi bờ biển Việt Nam để khảo sát địa chấn, tìm dầu khí.

Theo AMTI, hành động của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra va chạm giữa đội tàu hải cảnh và dân quân biển tháp tùng chiếc tàu khảo sát Trung Quốc với nhóm tàu chấp pháp của Việt Nam được phái đến nơi.

Đối với các chuyên gia Mỹ, tình hình cho thấy thái độ nước đôi của Trung Quốc : một mặt thì kiên quyết ngăn chặn các hoạt động dầu khí đơn phương mới của các nước láng giềng ở bất cứ nơi nào nằm bên trong trong đường chín đoạn mà họ dùng để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tự mình tìm kiếm và khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ đã căn cứ trên các dữ liệu công khai của Hệ Thống Nhận Dạng Tự Động (AIS) - ghi lại tín hiệu của các tàu thuyền trên 300 tấn hoạt động trên đại dương - để phác họa lại hoạt động của chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc mang ký hiệu Haijing 35111, thủ phạm chính của các hành vi khiêu khích nhắm vào Malaysia và đặc biệt là Việt Nam trong những ngày qua.

Theo AMTI, sau khi hoành hành trong tháng Năm tại vùng biền gần cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi bờ biển bang Sarawak của Malaysia, phá rối hoạt động của giàn khoan Sapura Esperanza của nước láng giềng Đông Nam Á, và có nhiều hành vi cực kỳ khiêu khích đối với tàu tiếp tế của Malaysia, chiếc Haijing 35111 đã quay về cảng ở Hải Nam, nghỉ ngơi trong vài ngày vào cuối tháng Năm, trước khi trở xuống phía nam một lần nữa để quấy phá Việt Nam.

Kể từ ngày 16/06, chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc đã tuần tra một vùng cách bờ biển phía đông nam Việt Nam khoảng 190 hải lý, tập trung ở khu vực có lô dầu khí 06.1, nằm ở phía tây bắc của Bãi Tư Chính ( Vanguard Bank), trên thềm lục địa Việt Nam. Lô này cách đảo Trường Sa Lớn do Việt Nam kiểm soát 172 hải lý, và nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc.

Lô dầu khí này rất quan trọng đối với dự án Nam Côn Sơn của Việt Nam, được BP và ConocoPhillips phát triển vào đầu những năm 2000, với mục tiêu vận chuyển khí đốt bằng đường ống vào đất liền. Hiện nay, khí đốt tự nhiên đến từ mỏ Lan Đô ở lô 06.1 cung cấp tới 10% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Tập đoàn Nga Rosneft đã trở thành nhà điều hành chính của lô này vào năm 2013 sau khi mua lại phần hùn của TNK-BP. Vào tháng 5 năm 2018, Rosneft đã ký hợp đồng thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan Dò Nhật Bản Japan Drilling Company, để khoan một giếng sản xuất mới tại một mỏ thứ hai ở lô 06.1.

Theo ghi nhận của AMTI, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo rằng "không một quốc gia, tổ chức, công ty hay cá nhân nào được phép hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".

Bắc Kinh đòi "các bên liên quan phải tôn trọng một cách nghiêm túc các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và không làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hòa bình và ổn định khu vực."

Lời cảnh cáo này được đưa ra sau hai sự cố vào tháng 7/2017 và tháng 8/2018, khi những đe dọa của Trung Quốc đã buộc được Việt Nam phải hủy bỏ công việc khoan dò tại các lô dầu khí gần đấy vốn được giao cho tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol.

Thế nhưng, lần này Rosneft có dấu hiệu không nao núng và vẫn tiếp tục công việc khoan dò tại Lan Đô và một mỏ khác gọi là Phong Lan Dại thuộc Lô 06.1. Vào tháng 5 năm 2019, Rosneft đã ký hợp đồng với Hakuryu-5 để khoan một giếng khác ở lô 06.1. Hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng giàn khoan đã hoạt động vào ngày 18 tháng 5.

Hành động đe dọa của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111

Trước việc Việt Nam và Rosneft coi thường cảnh cáo của mình, Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch sách nhiễu.

Theo AMTI, tín hiệu AIS cho thấy hai tàu tiếp tế của Việt Nam là Sea Meadow 29 và Crest Argus 5 đã thường xuyên đi lại giữa Vũng Tàu và Lô 06.1 kể từ tháng 5 để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5. Sử dụng lại chiến thuật sách nhiễu như đã từng dùng với giàn khoan Sapura Esperanza của Malaysia trước đó, tàu Haijing 35111 đã có những thao tác mang tính đe dọa gần các tàu Việt Nam này trong một nỗ lực rõ ràng để uy hiếp các chiếc tàu này. Một ví dụ : Ngày ngày 2 tháng 7, khi tàu Việt Nam rời giàn khoan Hakuryu-5, thì chiếc Haijing 35111 đã chạy xen vào giữa hai chiếc tàu này với tốc độ cao, chỉ cách tàu Việt Nam khoảng 100 mét, và cách giàn khoan chưa đến nửa hải lý.

Tàu hải cảnh Trung Quốc 35111 vẫn tiếp tục hoạt động xung quanh giàn khoan Hakuryu-5, được biết là có thời hạn hợp đồng từ 60 đến 90 ngày. Điều đó cho thấy là Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành mục tiêu mong muốn, và công việc khoan dò vẫn có dấu hiệu tiếp tục, mặc dù việc các hoạt động đó có bị cản trở hay không vẫn chưa được biết.

Cách hành xử của tàu Trung Quốc cũng bộc lộ giá trị của các đảo nhân tạo của Bắc Kinh đối với chiến thuật tấn công kiểu "vùng xám" của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau khi tuần tra quanh lô 06.1 trong gần một tháng, chiếc Haijing 35111 đã ghé tiền đồn Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) từ ngày 12 đến 14 tháng 7, có lẽ là để được tiếp tế, trước khi quay trở lại vị trí gần giàn khoan Hakuryu-5.

Trung Quốc tăng sức ép

Không chỉ cho tàu hải cảnh sách nhiễu Việt Nam, vào ngày 3 tháng 7, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), một tàu khảo sát thuộc sở hữu của cơ quan Khảo Sát Địa Chất Trung Quốc do chính phủ điều hành, đã bắt đầu khảo sát một khu vực rộng lớn dưới đáy biển ở phía đông bắc Lô 06.1.

Các hoạt động của con tàu khảo sát này đã được giáo sư Ryan Martinson thuộc Trường Hải Chiến Hoa Kỳ và nhiều người khác theo dõi gần như từng bước, và công bố trên các mạng xã hội.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí trên hai lô mà Trung Quốc gọi là Riji 03 và Riji 27. Vào năm 2012, Trung Quốc đã vạch ra những lô đó và bảy lô khác ngoài khơi Việt Nam rồi gọi thầu nước ngoài, nhưng đến nay không có ai tham gia.

Thời gian Trung Quốc tiến hành khảo sát hai lô dầu khí nói trên có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có rất nhiều khả năng là công việc này đã được quyết định nhằm trừng phạt Việt Nam vì đã cho phép Rosneft khoan dò tại Lô 06.1.

Trong cả hai trường hợp, theo AMTI, hành động của Trung Quốc đều mang tính chất cực kỳ khiêu khích. vì cả hai lô này rõ ràng nằm sâu bên trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc khảo sát đang được Trung Quốc tiến hành ở một khu vực cách đảo Trường Sa Lớn 180 hải lý. Các lô này cũng nằm ngay ở phía bắc Nhà Giàn DK-1 mà Việt Nam kiểm soát nằm trên thềm lục địa ở phía tây nam quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đã cho bảo vệ tàu khảo sát của họ một cách chặt chẽ, với ít nhất là bốn tàu hải cảnh hộ tống. Tàu Haijing 37111 và hai tàu hải cảnh khác không rõ số hiệu đã đi theo chiếc Hải Dương Địa Chất 8 kể từ ngày 3 tháng Bảy. Còn có ít nhất một chiếc tàu dân quân biển được nhận diện trong đoàn tàu hộ tống : chiếc Quỳnh Tam Sa (Qiong Sansha) Yu 00114. Tín hiệu AIS của chiếc tàu này đã được truyền đi ngày 13/07 từ khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang hoạt đông.

Phản ứng của Việt Nam

Việt Nam đã đối phó với hoạt động khảo sát của Trung Quốc bằng cách gửi các tàu chấp pháp của mình đến nơi theo dõi chiếc Hải Dương Địa Chất 8.

Có ít nhất hai tàu kiểm ngư KN 468 và KN 472, rời Vịnh Cam Ranh để đến nơi theo dõi tàu khảo sát kể từ ngày 4 tháng 7. Tín hiệu AIS cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc tiếp tục hoạt động, được đoàn tàu hải cảnh hộ tống bao quanh và đẩy lùi các chiếc tàu Việt Nam cố xông vào ngăn chặn.

AMTI cảnh báo : Tình hình tại cả Lô 06.1 lẫn chung quanh khu vực Trung Quốc khảo sát dầu khí rất khó lường và nguy hiểm. Do việc hai bên đang đối đầu nhau và không ngần ngại có hành vi khiêu khích, rõ ràng là đang có nguy cơ một vụ va chạm vô tình có thể dẫn đến leo thang.

Cho dù những sự cố kể trên diễn biến ra sao, các hành động của Trung Quốc ngoài khơi cả Malaysia lẫn Việt Nam kể từ tháng Năm cho thấy là Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng sử dụng biện pháp cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực để ngăn chặn các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng, ngay cả khi bản thân Trung Quốc cũng tự mình theo đuổi hoạt động thăm dò năng lượng tại vùng biển tranh chấp.

Mai Vân

********************

Việt Nam ‘sẽ thắng’ nếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế ? (VOA, 22/07/2019)

Trong lúc cuộc đi đu gia Vit Nam và Trung Quc trên Bin Đông chưa có du hiu gim nhit, các chuyên gia cho rng Vit Nam nên tìm kiếm s ng h ca cng đng quc tế cũng như đưa Trung Quc ra tòa án quc tế đ gii quyết v vic mà Hà Ni nói là Bắc Kinh vi phạm lãnh hi ca mình.

vu2

Vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc trên trang bìa của 2 tờ báo lớn ở Việt Nam, sau khi Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Vụ đi đu được cho là bt đu sau khi Trung Quc hôm 3/7 đưa mt tàu kho sát cùng nhiu tàu hi cnh vào khu vc mà Hà Ni nói là vùng đc quyn kinh tế ca mình đ tiến hành kho sát đa cht. Vic này khiến Vit Nam phi điu các tàu hi cnh ca h ti khu vc này.

Đây là vụ đi đu căng thng nht gia hai quốc gia Cng sn láng ging k t năm 2014 khi Trung Quc đưa giàn khoan Hi Dương 981 vào vùng bin ca Vit Nam và gây ra nhng cuc biu tình chng Trung Quc quy mô ln trong và ngoài nước.

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 19/7 cáo buc nhóm tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "vi phm vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa Vit Nam" trong khu vc Bin Đông.

Theo người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng, "đây là vùng bin hoàn toàn ca Vit Nam, được xác đnh theo đúng các quy đnh ca Công ước ca Liên Hợp Quc v Lut Bin 1982 (UNCLOS 1982) mà Vit Nam và Trung Quc đu là thành viên".

Ông James Kraska, Chủ tch Trung tâm Stockton v Lut hàng hi Quc tế thuc Trường Hi Chiến ca M, cho rng Trung Quc đang hành đng "bt hp pháp" trên Bin Đông và vi phm "nghiêm trọng" UNCLOS 1982. Ông nói thêm : "Bng vic làm như vy, Trung Quc đang tìm cách làm cho Vit Nam phi chp nhn mt cách t t quyn bá ch và thế thng tr ca Trung Quc trong khu vc".

Giáo sư v lut hành hi quc tế cho rng Vit Nam "nên kin" Trung Quốc ra tòa quc tế, và nhn đnh "Vit Nam hu như là s thng".

Giải thích vì sao Vit Nam có cơ hi chiến thng, ông Kraska cho biết "phán quyết cui cùng s do ch tch ca tòa trng tài quc tế v lut bin và không có ai (nước nào) ngoài Trung Quốc tin rng nhng gì mà Trung Quc đang làm là hp pháp".

Vụ đi đu giữa Vit Nam và Trung Quc din ra đúng vào thi đim tròn 3 năm sau khi tòa trng tài quc tế ra phán quyết bác b tuyên b đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc trên Bin Đông. Ngày 12/7/2016, tòa quc tế La Haye đã tuyên b Philippines giành phn thng trong vụ kin mà Trung Quc đòi tuyên b ch quyn trên hu hết khu vc có tranh chp trên Bin Đông. Tuy nhiên Bc Kinh không bao gi công nhn phán quyết này.

Cùng ý kiến vi ông Kraska, ông Jonathan Odom – giáo sư lut quc tế ca Trung tâm Nghiên cu An ninh Marshall của M, nhn đnh rng Hà Ni "có th dùng hu hết phn bin h" ca Manila trong v kin Trung Quc ra tòa quc tế cách đây 3 năm và có kh năng "chiến thng" v mt pháp lý.

"Vì vậy, ch là câu hi liu Hà Ni có đ quyết tâm chính tr đ làm vic đó hay không thôi", ông Odom đưa ra nhn đnh trên trang Twitter cá nhân.

Trung Quốc trước đây b coi là đã "bt nt" Vit Nam trong các hot đng thăm dò và khai thác du khí trên Bin Đông. Cui năm 2017 và đu năm 2018, Vit Nam được cho là đã phi ngng 2 d án thăm dò du khí vi đi tác nước ngoài dước sc ép ca Bc Kinh.

Theo cập nht hôm 21/7 ca ông Ryan Martinson, nhà nghiên cu v hi quân Trung Quc và là ging viên ti Trường Hi chiến M, tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc "vn tiếp tc các hot đng trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam".

Nói với VOA hôm 17/7, ông Martinson cho rằng Trung Quc "quyết tâm ngăn chn Vit Nam khai thác tài nguyên dưới đáy bin", sau khi Hà Ni "cho phép công ty du khí Nga Rosneft thuê giàn khoan du ca Nht là Hakuryu 5 đ khoan thăm dò vùng bin nm phía Tây ca Bãi Tư Chính".

Thông cáo của B Ngoi giao M ra hôm 20/7 cáo buc các hành đng gây hn liên tiếp ca Trung Quc nhm vào vic phát trin du khí ngoài khơi ca các nước có tuyên b ch quyn khác, trong đó có Vit Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus Mỹ nói rằng "Trung Quc phi chm dt hành vi bt nt ca mình và ngng các hành đng gây hn và làm mt n đnh như vy".

Theo ông Kraska, việc M nêu quan ngi v các hành đng ca Trung Quc ln này là "cn thiết nhưng chưa đ" vì Trung Quc "đã ln mnh rt nhiu trong 20 năm qua".

Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales ca Úc cho rng Vit Nam cn tìm kiếm s ng h ca cng đng quc tế trong v tranh chp này.

Viết trong mt bn tin ra ngày 18/7, chuyên gia v tình hình Vit Nam nói rng Hà Ni nên "kêu gi các nước trong khu vc và các thành viên ca cng đng quc tế đ ng h Việt Nam trong việc tán thành các quyn ca h theo UNCLOS".

Theo ông Kraska, ngoài Mỹ, quc gia hùng mnh nht hin nay, Vit Nam nên tìm kiếm s ng h ca các nước có cùng mc đích kháng c sc mnh ca Trung Quc trong vc như Nht, Úc và n Đ.

Trong tuyên bố ra ngày 19/7, bà Hng nói rng "Vit Nam mong mun các nước có liên quan và cng đng quc tế cùng n lc đóng góp nhm bo v và duy trì li ích chung này".

******************

Bãi Tư Chính : Tại sao Trung Quốc "đánh" Việt Nam vào lúc này ? (RFI, 22/07/2019)

Năm năm sau cơn sốt 2014, khi việc Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam làm dấy lên cả một phong trào phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam, từ tháng Sáu vừa qua, Bắc Kinh lại bất ngờ gây sự trở lại với Việt Nam, lần này bằng cách cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, được cả một đoàn tàu hải cảnh và tàu dân quân biển hộ tống, tiến vào khảo sát một khu vực rộng lớn nằm sâu bên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam

vu3

Sơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, thời gian từ 16/06-10/07/2019. AMTI (CSIS)

Không những thế một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc còn liên tục chạy đến khiêu khích và sách nhiễu công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại một vùng mỏ cũng ở trong vùng thềm lục địa mà Việt Nam đã khai thác từ lâu.

Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là tại sao Trung Quốc lại gây sự với Việt Nam vào lúc này, tức là lúc mà quan hệ hai bên đang bình thường hóa trở lại. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Học Viện Quốc Phòng Úc thuộc trường Đại học New South Wales, cho rằng tùy theo cấp thẩm quyền tại Trung Quốc đã ra lệnh tấn công Việt Nam, nguyên do có thể khác nhau.

Việc cho triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 xuống Biển Đông, theo giáo sư Thayer, có thể là quyết định của cấp điều hành công việc thường nhật, xuất phát từ lý do thương mại. Năm 2012, tập đoàn Dầu Khí Hải Dương Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) đã quy định một số lô khai thác dầu khí nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc, chồng chéo với các lô dầu khí của Việt Nam trong khu vực. Cho đến nay, không có công ty dầu khí nước ngoài nào đáp ứng lời gọi thầu của CNOOC.

Tưởng lầm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục lùi như trong vụ Repsol

Vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã lùi bước trước sức ép của Trung Quốc và đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí tại hai lô trong khu vực Bãi Tư Chính. Theo giáo sư Thayer, rất có thể là các quan chức dầu khí Trung Quốc đã kết luận rằng họ có thể yên tâm tận dụng tình trạng này. Chỉ có hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu khảo sát, trái ngược với tám mươi chiếc hoặc nhiều hơn nữa tháp tùng giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp vào năm 2014…

Tổ chức Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI cho rằng Trung Quốc tìm cách "trừng phạt" Việt Nam vì đã bật đèn xanh cho chi nhánh tại Việt Nam của tập đoàn Nga Rosneft tiếp tục thăm dò tại lô 06.1. Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, cho đến giờ, giả thuyết này vẫn chỉ là suy đoán, vì chưa được bằng chứng công khai nào xác nhận.

Hành động của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính cũng có thể là kết quả của một tính toán chiến lược ở cấp cao. Theo giáo sư Thayer, trong trường hợp này, có thể cho rằng "Trung Quốc đang tìm cách chống lại thái độ quyết đoán mới của Mỹ bằng cách gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực để Hoa Kỳ hụt chân".

Lý do chiến lược : Ép Việt Nam để phá Mỹ

Thái độ quyết đoán mới của Hoa Kỳ được thể hiện qua việc tăng cường các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải, tăng cường sự hiện diện và các chuyến tuần tra của oanh tạc cơ, của tàu hải quân, và bán vũ khí cho Đài Loan. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã xác nhận rằng Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương năm 1951 với Philippines bao gồm Biển Đông trong phạm vi áp dụng, trong lúc một đô đốc Mỹ cao cấp tuyên bố rằng một cuộc tấn công của dân quân biển Trung Quốc sẽ được coi là một cuộc tấn công bằng lực lượng Hải Quân.

Kể từ khi công bố Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương vào giữa năm nay, Hoa Kỳ đã ưu tiên nhiều hơn cho việc tranh thủ Việt Nam làm đối tác an ninh. Một số nguồn tin quân sự và ngoại giao đã cho biết riêng là Hoa Kỳ đã đề nghị với Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương từ hàng đối tác toàn diện lên hàng đối tác chiến lược và Việt Nam đã đồng ý cho hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Việt Nam hàng năm.

Nhìn dưới góc độ chiến lược, thì có vẻ như là Trung Quốc đang sử dụng áp lực ở mức độ thấp đối với Việt Nam để phá hoại những nỗ lực của Hoa Kỳ muốn hình thành mạng lưới các đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực để đối phó với Trung Quốc.

Dụng tâm chiến lược kể trên được thấy trong phản ứng gay gắt của Bắc Kinh vào hôm nay, 22/07, sau khi bị Washington công khai vạch mặt chỉ tên về hành vi"bức hiếp" các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, trên vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án Mỹ vu khống Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lập luận cố hữu của Bắc Kinh là Hoa Kỳ và "nhiều thế lực bên ngoài" khác cố tình khuấy động tình hình Biển Đông, phá hoại các "cố gắng của Trung Quốc và các nước ASEAN đang giải quyết bất đồng bằng đối thoại" để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Trọng Nghĩa

***************

Trung Quốc phản đối tuyên bố của Mỹ về vụ Tư Chính (RFI, 22/07/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, ngày 22/07/2019 chỉ trích Mỹ "vu khống" Trung Quốc qua việc Washington lên án Bắc Kinh cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

vu4

Ảnh chụp các đảo Trường Sa từ trên không, ngày 21/04/2017. Ted ALJIBE / AFP

Họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, ông Cảnh Sảng chỉ trích Mỹ "thóa mạ" Trung Quốc về sự cố tại bãi Tư Chính. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc chỉ trích Bắc Kinh ngăn cản các quốc gia trong khu vực khai thác năng lượng tại Biển Đông là nhằm mục đích đổ thêm dầu vào lửa, trong lúc mà Trung Quốc Trung Quốc và các nước láng giềng đang "nỗ lực san bằng những bất đồng" về tranh chấp chủ quyền.

Ông Cảnh Sảng kêu gọi Washington ngưng đưa ra những tuyên bố "vô trách nhiệm" như trên và nên "tôn trọng những nỗ lực của Trung Quốc cùng các nước ASEAN giải quyết bất đồng bằng đối thoại, vì hòa bình và ổn định tại Biển Đông".

Hãng tin Anh, Reuters nhắc lại, hôm 20/07/2019 Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về những "hành động khiêu khích liên tục" của Bắc Kinh, đặc biệt là trong vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc "ngưng các hành vi quấy nhiễu và đe dọa các quốc gia trong khu vực".

Ngoại trưởng Mike Pompeo đầu năm 2019 từng trực tiếp lên án Trung Quốc "cưỡng bức, ngăn chận các quốc gia thành viên ASEAN tiếp cận với các nguồn năng lượng trị giá hơn 2.500 tỷ đô la".

Hà Nội hôm 19/07/2019 cáo buộc một tàu khảo sát của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam khi tiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Tàu của Trung Quốc đã tiến hành thăm dò ở bãi Tư Chính, quần đảo Trường Sa. Tàu hải cảnh Trung Quốc còn đe dọa các tàu Việt Nam bảo vệ giàn khoan do tập đoàn Nga Rosneft khai thác ở lô dầu 06-1.

Thanh Hà

*******************

Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ (RFA, 21/07/2019)

Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có khả năng biến đổi trật tự thế giới thành ‘tốt hay xấu’.

vu5

Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài tại Diễn đàn An ninh Aspen - AFP

Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài phát biểu như vừa nêu tại Diển đàn An Ninh Aspen ở Colodado như vừa nêu và được South China Morning Post loan đi ngày 21 tháng 7.

Trung Quốc là một chủ điểm được nói đến nhiều trong diễn đàn kéo dài 4 ngày qui tụ các quan chức Hoa Kỳ hàng đầu và những thủ lãnh về chính sách trên thế giới vừa kết thúc vào ngày thứ bảy 20 tháng 7.

Tướng về hưu Tony Thomas cho rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, là một thách thức lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ mà Hoa Kỳ từng chứng kiến trong khoảng thời gian gần 20 năm.

Ông Chris Brose, Cựu giám đốc Ủy ban Quân Vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc phòng đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông và tại vùng biên giới với Ấn Độ và đó nên là một tập trung lớn đối với những nộ lực an ninh của Hoa Kỳ.

Ông Chris Brose cũng cảnh giác rằng Washington có nguy cơ mất thế thượng phong nếu như không có ứng phó đối với việc Bắc Kinh đầu tư sâu rộng vào công nghệ ; tuy nhiên ông này lạc quan cho rằng Trung Quốc đã không thể tạo nên một mối nguy bao trùm.

Cũng tin liên quan, tại Diễn đàn An ninh Aspen, chỉ huy quân đội tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, vào ngày thứ năm 18 tháng 7 phát biểu rằng những tên lửa mà Trung Quốc bắn ra Biển Đông vào tháng trước là một loại tên lửa đạn đạo chống ngầm mới mà Bắc Kinh phát triển được.

Tin này do Đài NHK của Nhật loan đi ngày 19 tháng 7 và theo đô đốc Philip Davidson thì có sáu tên lửa đạn đạo chống ngầm được bắn đi và đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho bắn thử nghiệm loại tên lửa này ra Biển Đông.

Đô đốc Philip Davidson cho rằng vụ thử tên lửa đó của Trung Quốc không chỉ đưa ra một thông điệp đối với Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới.

Quay lại trang chủ
Read 543 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)