Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

12/08/2019

Hồng Kông : Biểu tình chống đối tiến đến khúc quanh không thể quay lại

Tổng hợp

Hồng Kông : 5.000 người tọa kháng, phi trường bị tê liệt hoàn toàn (RFI, 12/08/2019)

Phi trường Hồng Kông đã ra quyết định hiếm hoi, hủy bỏ tất cả các chuyến bay trong ngày 12/08/2019, sau khi ít nhất 5.000 người biểu tình chống bạo lực cảnh sát, tràn ngập nhà ga đến, trong khuôn khổ phong trào dân chủ huy động mọi tầng lớp dân chúng đặc khu hành chính.

hongkong1

Sân bay quốc tế Hồng Kông thông bảo hủy các chuyến bay đến và đi từ Hồng Kông, ngày 12/08/2019. Reuters/Thomas Peter

Chỉ 10 phút sau khi Bắc Kinh đả kích phong trào tranh đấu tại Hồng Kông là "dấu hiệu của khủng bố phá hoại", ban điều hành phi trường Hồng Kông thông báo đóng cửa phi trường quốc tế đứng hàng thứ tám trên thế giới về số hành khách và nổi tiếng về hiệu năng hoạt động.

Trong ngày thứ tư liên tiếp (12/08) của chiến dịch tọa kháng, hơn 5.000 người biểu tình đã tràn ngập ga đến, tiếp xúc trực tiếp với hành khách quốc tế và Hoa lục, kêu gọi họ ủng hộ cuộc tranh đấu.

Toàn bộ các chuyến bay trong ngày bị đình chỉ trừ những chuyến bay đi sắp khởi hành và những chuyến bay đến sắp hạ cánh.

Sau khi yêu cầu Cathay Pacific trừng phạt nhân viên tham gia biểu tình, chính quyền Hoa lục vừa tiến thêm một bước trong chiến thuật áp đảo tinh thần. Dương Quang, phát ngôn viên của văn phòng đại diện chính phủ Trung Quốc tại Hồng Kông và Macao, người mà hồi tuần trước khuyến cáo dân Hồng kông không nên đùa với lửa, sáng 12/08 cho là "một nhóm thiểu số tấn công cảnh sát bằng bom chai xăng và đó là dấu hiệu khủng bố".

Theo AFP, quyết định của phi trường Hồng Kông chỉ vài phút ngắn ngủi sau khi chính quyền Hoa lục lên tiếng hù họa, cho thấy mức độ leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ cuối tháng Tư.

Tú Anh

******************

Sân bay Hong Kong hủy tất cả các chuyến bay do biểu tình (VOA, 12/08/2019)

Hôm 12/8, sân bay Hong Kong, một trong nhng phi trường bn rn nht thế gii, đã hy tt c các chuyến bay và nhà chức trách đ li cho người biu tình đã gây ra s gián đon này, theo Reuters.

hongkong2

Biểu tình sân bay Hong Kong ngày 12/8/2019.

Trong khi đó, một quan chc Trung Quc ti Bc Kinh cnh báo rng các du hiu "khng b" đang ni lên. Cnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quc cũng tp hp ti thành ph Thâm Quyến gn k Hong Kong đ din tp, t Global Times cho biết hôm 12/8.

Cả hai đng thái khiến tình hình Hong Kong thêm căng thng, sau khi xy ra mt cuc đng đ vào cui tun gia cnh sát và các nhà hot đng phn đi d lut dn đ nghi phm sang Trung Quốc đ xét x.

Cảnh sát Hong Kong nói trong mt cuc hp báo rng nhiu người trong s 5.000 nhà hot đng, vn chiếm snh đến ca sân bay trong ngày th tư liên tiếp, đã tràn vào khu vc ch lên máy bay và gây ra s gián đon cho sân bay. Cnh sát từ chi không cho biết liu h s tiến ti gii tán đám đông biu tình hay không.

Việc đến và đi t sân bay b nh hưởng nghiêm trng.

"Các hoạt đng ti sân bay quc tế Hong Kong đã b gián đon nghiêm trng ... tt c các chuyến bay đã b hy", cơ quan quản lý sân bay ca thành ph cho biết trong mt tuyên b hôm 12/8.

"Tất c hành khách nên ri khi các tòa nhà trong sân bay càng sm càng tt".

Đường đến sân bay b tc nghn và bãi đu xe thì cht kín, chính quyn cho biết.

Việc sân bay ngưng hot đng diễn ra khi văn phòng Trung Quc ph trách Hong Kong và Macau cho biết, thành ph đang phi đi mt vi mt thi đim đy gay go và sau khi cnh sát din tp vic s dng vòi rng ln mà Reuters cho rng nhm phát đi cnh báo đi vi người biu tình.

Tại sân bay, hàng ngàn nhà hoạt đng đã chiếm snh đến trong nhiu ngày.

Những người biu tình trong trang phc màu đen, ch yếu là người tr, hô vang khu hiu : "Không có k bo lon, ch có s chuyên chế !" và "Gii phóng Hong Kong !" H đng thi cũng trao t rơi mt cách lch s cho các khách du lch, trong đó h nêu yêu cu ca mình và gii thích v tình trng bt n.

*******************

Kinh tế Hồng Kông bị ảnh hưởng nặng nề vì biểu tình (RFI, 12/08/2019)

Khách sạn trống phòng, thương mại đình trệ, ngay cả công viên Disneyland cũng vắng khách : nền kinh tế Hồng Kông với đầu tàu là ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc biểu tình đòi dân chủ, kéo dài 2 tháng nay mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

hongkong3

Cảnh sát chống bạo động được huy động giải tán người biểu tình Hồng Kông tại Sham Shui Po, ngày 11/08/2019. Reuters/Tyrone Siu

AFP ngày 11/08/2019 nhận định Hồng Kông đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997. Các cuộc biểu tình liên tiếp trong những ngày qua đã kéo theo những hệ lụy kinh tế.

Ngành du lịch bị thiệt hại nhiều nhất trong 2 tháng căng thẳng chính trị vừa qua. Trong tháng 07/2019, số phòng khách du lịch đặt đã giảm 50%. Lượng khách đặt phòng trước cho tháng 8 và tháng 9 cũng giảm đáng kể trong bối cảnh nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc, Nhật Bản, cảnh báo công dân nước này hạn chế đến Hồng Kông.

Ngay cả công viên giải trí nổi tiếng Disneyland cũng bị ảnh hưởng. Giám đốc điều hành Disneyland, Bob Iger, hôm 06/08 cũng đã phải thừa nhận "các cuộc biểu tình làm giảm lượng khách đến công viên".

Ông Edward Yau, quan chức đặc trách thương mại và phát triển kinh tế của Hồng Kông, cảnh báo : "Tình hình Hồng Kông trong những tháng gần đây đang đặt nền kinh tế và người dân địa phương vào tình trạng đáng lo ngại, thậm chí là nguy hiểm".

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, nền kinh tế Hồng Kông cũng chịu nhiều tác động không nhỏ từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nền kinh tế của đặc khu hành chính bị đình trệ kể từ quý I năm 2019 : mức tăng trưởng chỉ đạt 0,6% so với 4,6% cùng kỳ năm 2018. Theo dự báo, kinh tế của Hồng Kông quý II năm 2019 cũng sẽ khó đạt kết quả tốt.

RFI tiếng Việt

******************

Hồng Kông : Cathay Pacific đe dọa nhân viên ủng hộ biểu tình (RFI, 12/08/2019)

Nhân viên của Cathay Pacific "có thể bị sa thải nếu tiếp tục ủng hộ hoặc tham gia biểu tình bất hợp pháp". Đó là thông cáo của tổng giám đốc công ty hàng không Hồng Kông hôm 12/08/2019, trong bối cảnh Cathay Pacific bị Bắc Kinh gây áp lực buộc hãng hàng không này phải trừng phạt những nhân viên ủng hộ phong trào dân chủ đang lên cao tại Hồng Kông.

hongkong4

Người biểu tình Hồng Kông tọa kháng ở sân bay quốc tế Hồng Kông, ngày 12/08/2019. Reuters/Thomas Peter

Thứ Sáu tuần trước, 09/08, cơ quan hành không dân dụng Trung Quốc ra lệnh cho Cathay Pacific phải cung cấp danh sách nhân viên phi hành đoàn trên các chuyến bay sang hay bay ngang Hoa lục. Bắc Kinh cho biết là những nhân viên ủng hộ phong trào dân chủ sẽ bị cấm phục vụ trên các chuyến bay đó. Cathay Pacific tuyên bố tuân lệnh của Bắc Kinh.

Thế nhưng, thông cáo của tổng giám đốc Rupert Hogg công bố ngày 12/08 còn đi xa hơn vơi lời lẽ đe dọa : tuyệt đối không dung thứ nhân viên ủng hộ biểu tình, những người này nguy cơ bị kỷ luật thậm chí bị hủy hợp đồng.

Lãnh đạo Cathay Pacific còn cảnh cáo những nhân viên tham gia phát truyền đơn cho du khách quốc tế, nhất là hành khách Hoa lục, giải thích về mục tiêu, yêu sách của phong trào dân chủ chống lại thái độ nuốt lời hứa của Bắc Kinh.

Theo AFP, công đoàn của Cathay Pacific ủng hộ nhân viên tranh đấu bãi công. Thông cáo của nghiệp đoàn lên án chính quyền "làm ngơ trước các yêu sách của người dân và đã sử dụng lực lượng cảnh sát để tìm cách bóp nghẹt tiếng nói phản kháng đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng".

Các biện pháp trả thù, đàn áp bằng lựu đạn cay và đạn cao su dường như không hiệu quả. Sáng 12/08, cảnh sát Hồng Kông, mà theo phe đối lập có an ninh Hoa lục trà trộn vào, đã phô trương vũ khí mới : ba chiếc xe vòi rồng trị giá gần 3,4 triệu đô la mỗi chiếc.

Những người biểu tình áp dụng chiến thuật mới "mèo vờn chuột", khá hiệu quả, suốt hai ngày cuối tuần qua để tránh bị bạo lực trấn áp trực diện. Vì sao ?

Từ Hồng Kông, đặc phái viên Christophe Paget phân tích :

"Căn nguyên nguồn cội là do quyết định của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hồi tháng 02/2019, thay đổi đạo luật dẫn độ. Đối lập tố cáo bàn tay của Bắc Kinh tăng cường kiểm soát Hồng Kông. Biểu tình nổ ra vào cuối tháng 04.

Đến ngày 09/06, một triệu người đã xuống đường, một kỷ lục tính từ khi Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc năm 1997. Đàn áp diễn ra làm 79 người biểu tình bị thương và một thanh niên tử vong do rơi từ một mái lầu xuống đất.

Thái độ của chính quyền Trung Quốc là "lên án bạo loạn", ủng hộ chính quyền Hồng Kông và đe dọa đưa quân can thiệp.

Ngày 15/06, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đình hoãn dự luật gây tranh cãi nhưng ngày hôm sau, biểu tình phản kháng vẫn tiếp tục và lần này với hơn 2 triệu người tham gia.

Những hành động phong tỏa đường phố tiếp diễn, đến ngày 01/07, Nghị Viện bị người biểu tình xâm nhập, đập phá, đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát.

Tình hình xấu thêm khi nhiều người biểu tình bị một toán côn đồ xã hội đen đánh đập thô bạo, cảnh sát bị tố cáo làm ngơ. Phía chính quyền lại chọn thái độ cứng rắn, bắt giam và truy tố hàng chục người biểu tình. Ngày 05/08, một cuộc tổng đình công gây xáo trộn sinh hoạt trên toàn bán đảo .

Để đối phó, cảnh sát cấm biểu tình mỗi cuối tuần, nhưng người dân vẫn xuống đường, đa số là xuống đường khi chiều xuống. Từng nhóm nhỏ chia nhau phong tỏa đường phố và đối đầu với cảnh sát theo chiến thuật mèo vờn chuột".

Tú Anh

******************

Người dân Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường ở nhiều địa điểm (RFI, 11/08/2019)

Hôm 11/08/2019 hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ lại tuần hành tại Hồng Kông. Đây là lần thứ 10 họ xuống đường trong hai ngày cuối tuần, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.

hongkong5

Hồng Kông : Cảnh đám đông biểu tình ở Victoria Park. Ảnh ngày 11/08/2019.RFI / Christophe Paget

Vào đầu giờ chiều, người biểu tình tập hợp tại công viên Victoria. Hàng ngàn người khác xuống đường ở khu phố công nhân Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) ở Cửu Long (Kowloon), bị cảnh sát tấn công bằng hơi cay. Song song đó khoảng vài trăm người tiếp tục biểu tình ngồi tại sân bay quốc tế, ngày thứ ba liên tiếp, với hy vọng du khách sẽ ủng hộ chính nghĩa của dân Hồng Kông.

Đặc phái viên RFI tại Hồng Kông, Christophe Paget gặp Djeco, một nhà đấu tranh của phong trào Hành động Xã hội. Anh cho rằng Hồng Kông đang bị thiết quân luật trên thực tế, vì cảnh sát cấm mọi cuộc biểu tình kể từ tuần trước :

"Chính quyền không nói là thiết quân luật, vì biết rằng sẽ làm người dân tức giận, thế nên họ tiến hành từ từ. Với việc cấm tất cả các cuộc biểu tình, họ muốn làm cho người dân sợ hãi. Nhưng ý đồ của họ sẽ thất bại, như ông thấy đó, hôm nay có rất nhiều người xuống đường, tôi nghĩ rằng khoảng 1.500 người.

Về phía phong trào xã hội của chúng tôi mở chiến dịch vận động cho một cuộc tổng đình công mới. Sự kiện hôm thứ Hai vừa rồi đã có tác động, đã làm tê liệt một trong hai tuyến đường hàng không, 3.000 nhân viên sân bay đã đình công. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một vũ khí quan trọng để chiến thắng cảnh sát và chính quyền.

Hôm thứ Năm bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gặp gỡ các nhà tư bản, chủ các doanh nghiệp lớn ở Hồng Kông, và tổ chức họp báo vì bà ấy sợ rằng họ sẽ bất mãn trong trường hợp có đình công. Đó chính là điều mà chúng tôi muồn tiến hành : tiếp tục làm cho chính quyền phải bối rối".

Đặc phái viên RFI đã trò chuyện với một người cao tuổi đứng sau hàng rào chắn, có vẻ rất xúc động khi đoàn biểu tình hàng ngàn người trẻ đi qua. Ông tâm sự :

"Tôi đã 68 tuổi, quá già để đi biểu tình, nhưng tôi sống ở khu phố này nên ra quan sát lớp trẻ đang cố gắng bảo vệ quyền tự trị và tự do của Hồng Kông. Tôi còn thấy rất nhiều người trẻ là sinh viên biểu tình ở khu Kim Chung (Admiralty).

Tôi xúc động đến nỗi bật khóc : đó là thế hệ mới, chính các cháu ấy cần được bảo vệ. Nhưng ngược lại bọn trẻ đã xuống đường chiến đấu, với hy vọng làm cho xã hội tốt đẹp hơn, buộc chính quyền phải nghe những đòi hỏi của người dân. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu cần lắng nghe những tiếng nói của người dân Hồng Kông, và thương lượng với Bắc Kinh.

Việc trao trả cho Trung Quốc năm 1997 khiến tôi thất vọng. Trước kia tôi hài lòng về việc quản lý của chính phủ Anh, nhưng từ khi Luân Đôn trao lại Hồng Kông cho Trung Quốc, ngày càng có nhiều người từ Hoa lục sang cư trú để trở thành công dân Hồng Kông. Họ làm giá nhà đất tăng lên, thế nên những người trẻ rất khó mua nổi một căn hộ. Tôi cho rằng Bắc Kinh muốn làm như vậy để Hồng Kông giống Trung Quốc hơn."

Trong khi đó Bắc Kinh hôm nay yêu cầu Luân Đôn ngưng "can thiệp" vào Hồng Kông, sau khi ngoại trưởng Anh Dominique Raab gọi điện cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga để bày tỏ mối quan ngại. Ông Raab đòi hỏi mở "một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập về các sự kiện gần đây", tức việc cảnh sát đàn áp người biểu tình.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 484 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)