Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

20/11/2019

Biển Đông : thế giới bênh vực và hỗ trợ Việt Nam

Tổng hợp

Tư lệnh Hải quân Pháp : "Luật biển" quốc tế bị đe dọa tại Biển Đông (RFI, 20/11/2019)

Vào lúc Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh cáo Mỹ phải dừng việc phô trương sức mạnh tại Biển Đông, phát biểu tại Ấn Độ vào hôm 18/11/2019, đô đốc Christophe Prazuck, tư lệnh Hải quân Pháp đã cho rằng "luật biển quốc tế" đang bị đe dọa ở Biển Đông, và điều đó đã thúc đẩy Pháp "thường xuyên đến Biển Đông" vì muốn cổ vũ cho quyền tự do hàng hải.

bd1

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc. Ảnh : Bộ Quốc Phòng Pháp

Phát biểu tại New Delhi về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp, tư lệnh Hải quân Pháp khẳng định rằng trong tư cách là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nước Pháp không thể lơ là vùng Biển Đông khi luật biển quốc tế bị đe dọa.

Đô đốc Prazuck thừa nhận rằng Trung Quốc đang bành trướng sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng Pháp cũng là một tác nhân có quyết tâm phát huy một trật tự trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế tại vùng Biển Đông.

Đối với đô đốc Pháp : "Hải quân Trung Quốc không hề che giấu tham vọng toàn cầu của họ".

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, tư lệnh Hải quân Pháp đã giải thích thêm về các hoạt động của chiến hạm Pháp trong khu vực : "Có nhiều cách hành xử khác nhau ở Biển Đông. Trước hết, tại sao chúng tôi lại đến đó 6, 7 lần trong năm ? Đó là vì luật quốc tế về biển bị đe dọa trong khu vực đó của thế giới. Chúng tôi không muốn can dự vào các tình hình khu vực liên quan đến các đảo, nhưng chúng tôi đến đó và sẽ tiếp tục bằng hành động của mình, hậu thuẫn cho quyền tự do hàng hải".

Tóm lại, đối với đô đốc Prazuk, dù nước Pháp ở xa Biển Đông, nhưng rõ ràng vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một ưu tiên của Pháp. Hải quân Pháp, theo ông, đang tiến tới việc cùng phối hợp với Hải quân Ấn Độ để tuần tra chung kể từ năm tới 2020.

Mai Vân

***************

Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm tàu tuần tra để bảo vệ Biển Đông (RFA, 20/11/2019)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, vào ngày 20 tháng 11, tiết lộ thông tin phía Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm một tàu tuần duyên mới để tăng cường khả năng tuần tra Biển Đông vào khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

bd2

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (trái) trong lễ đón tại Hà Nội ngày 20/11/2019 - AFP

Reuters loan tin dẫn phát biểu của ông Mark Esper đưa ra khi có mặt tại Hà Nội trong chuyến công du chính thức Việt Nam ở cương vị người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ như vừa nêu.

Chiếc tuần duyên mới mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam là chiếc thứ hai từ Lực Lượng Tuần Duyên Mỹ chuyển cho Hà Nội. Cách đây 2 năm phía Tuần Duyên Hoa Kỳ giao cho Hải quân Việt Nam chiếc tàu lớp Hamilton.

Sau hơn 4 thập niên kết thúc cuộc chiến Việt Nam, mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội ngày càng tập trung vào chia sẻ những mối quan tâm chung về sự bành trướng của Trung Quốc.

Trong bài nói chuyện với sinh viên Học Viện Ngoại Giao Việt Nam ở Hà Nội, ông Mark Esper tố cáo Trung Quốc hiếp đáp những nước láng giềng như Việt Nam. Ông nói rõ những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền hàng hải phi pháp đe dọa việc các nước khác tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, làm phương hại đến ổn định thị trường năng lượng khu vực, gia tăng nguy cơ xung đột.

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam thì trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và người tương nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch thì hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018-2020.

******************

Mỹ tặng thêm một tàu tuần duyên cho Việt Nam (VOA, 20/11/2019)

Hôm 20/11, Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper bt đu chuyến công du chính thc đến Vit Nam, hi đàm vi B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch ti Hà Ni, và tuyên b cung cp cho Vit Nam thêm mt tàu tun tra bin vào năm 2020.

bd3

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper (phi) và B trưởng Quc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch, Hà Ni, 20/11/2019.

Phát biểu ti Hc viện Ngoi giao, ông Mark Esper cho rng M cũng ging như Vit Nam, có mi quan tâm ln v an ninh liên quan đến Bin Đông : "M s không quay lưng nếu thy mt nước nào có hành vi ngang ngược, áp đt đi vi các nước khác ti khu vc Bin Đông".

Trước đó, vào ngày 16/12/2017, tại tnh Bà Ra-Vũng Tàu, Cnh sát bin Vùng 3, thuc B Tư lnh cnh sát bin Vit Nam, đã t chc l tiếp nhn tàu tun duyên Morgenthau thuc Lc lượng Tun duyên Hoa Kỳ, được chuyn giao cho Cnh sát bin Vit Nam hi tháng 5, trước chuyến thăm Washington ca Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

Tàu tuần duyên bàn giao cho Vit Nam năm 2017 là tàu thuc lp Hamilton th 8 được đóng ti nhà máy Avondale, New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ.

*****************

Mark Esper : Mỹ gia tăng tuần tra tại Biển Đông để cảnh báo Trung Quốc (RFI, 20/11/2019)

Trong chuyến viếng thăm hai nước Đông Nam Á là Philippines và Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đưa ra thông điệp : Mỹ không để cho Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp các nước trong vùng. Những nước bị Bắc Kinh lấn áp chủ quyền phải mạnh mẽ lên tiếng.

bd4

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội ngày 20/11/2019. Reuters/Kham

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã từ Philippines đến Hà Nội vào hôm nay 20/11/2019 mở đầu chuyến công du hai ngày. Trong cuộc họp báo tại thủ đô Manila trước khi bay sang Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra một số thông điệp cảnh báo Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đưa hàng không mẫu hạm xuống Biển Đông.

Trước hết, lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tuần tra tại Biển Đông, không chấp nhận bất cứ nước nào dùng sức mạnh phục vụ quyền lợi riêng, đe dọa quyền tự do hàng hải cũng như con đường huyết mạch của thương mại quốc tế.

Cụ thể hơn, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Mỹ khuyến khích các nước Đông Nam Á không nên sợ Trung Quốc. Trái lại phải đoàn kết, cùng nhau lên tiếng bảo vệ chủ quyền của mình tại Biển Đông để "Trung Quốc phải đi đúng hướng".

Phản ứng về phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, một lần nữa, công kích Hoa Kỳ "khêu ngọn lửa hiềm khích, gây bất ổn ở biển Nam Hải", theo tên gọi của Trung Quốc.

Sau Philiipines, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đến Hà Nội. Theo báo Quân Đội Nhân Dân, bộ trưởng Mỹ được đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón tiếp trọng thể. Cơ quan ngôn luận của quân đội Việt Nam chỉ cho biết là bộ trưởng hai nước "chia sẻ các vấn đề cùng quan tâm như là môi trường hòa bình, đưa quan hệ song phương vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả".

Tú Anh

******************

Indonesia xây ba căn cứ chỉ huy mới để đối phó tình hình Biển Đông (RFI, 20/11/2019)

Chính quyền Jakarta dự định xây thêm ba căn cứ chỉ huy quân sự ở phía bắc và phía đông Indonesia nhằm bảo vệ biên giới. Sở chỉ huy đầu tiên sẽ được khởi công ngay từ năm 2020 trên đảo Tanjing Pinang, thuộc tỉnh Riau, để theo dõi chặt chẽ những biến chuyển trên Biển Đông.

bd5

Lính biệt động Kopassus, đơn vị tinh nhuệ của quân đội Indonesia, trong một cuộc diễu binh ở Jakarta, ngày 15/03/2015. Reuters

Trả lời trang The Jakarta Post ngày 19/11/2019, tỉnh trưởng Riau, Isdianto, cho biết một khu vực "rộng tổng cộng 40 ha được chuẩn bị cho việc xây sở chỉ huy và nơi ở của nhân viên". Sở chỉ huy mới tại Tanjing Pinang, phụ trách điều phối các chiến dịch chung, sẽ tăng cường thêm sự hiện diện quân sự trong vùng, nơi đã có hai căn cứ hải quân ở Tanjing Pinang và trên đảo Ranai.

Sở chỉ huy mới có nhiệm vụ giám sát mọi chiến dịch trong các vùng lân cận với Singapore, Malaysia và Trung Quốc, đặc biệt "là trực tiếp giám sát mọi hoạt động trên Biển Đông ở quy mô lớn hơn".

Trang The Jakarta Post nhắc lại Indonesia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng chính yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh đã buộc Jakarta phải bảo vệ chủ quyền khi đổi tên vùng biển quanh quần đảo Natuna thành Biển Bắc Natuna (13/07/2017), thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nơi có hoạt động khai thác dầu khí. Dù không có tranh chấp về chủ quyền, nhưng Indonesia có xung đột về quyền đánh bắt cá với Trung Quốc quanh quần đảo Natuna.

Thu Hằng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 423 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)