Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/04/2017

Chính sách Biển Đông không rõ ràng của Hoa Kỳ gây lo ngại

Tổng hợp

Trump "giơ cao đánh khẽ" với Trung Quốc (RFI, 05/04/2017)

Trong cuộc gặp đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày mai, 06/04/2017, ở Florida, ngoài hai hồ sơ Bắc Triều Tiên và thương mại, chắc chắn là tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông, một điểm nóng có thể dẫn đến xung đột giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

bd1

Các máy bay chiến đấu J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tham gia tập trận tại Biển Đông ngày 02/01/2017. Reuters

Biển Đông là một tuyến đường giao thương quan trọng đối với mậu dịch toàn cầu nói chung và mậu dịch của Mỹ nói riêng, cho nên Washington vẫn chủ trương là mọi tàu bè đều phải được tự do qua lại ở vùng biển này.

Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, khiến Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược của Mỹ trong một báo cáo ra vào năm ngoái đã bày tỏ quan ngại rằng đến năm 2030, Biển Đông sẽ trở thành gần như là "ao nhà của Trung Quốc".

Vấn đề là, như nhận định của trang mạng Quartz, trong một bài viết đăng ngày 04/04/2017, trên vấn đề Biển Đông, thái độ của tổng thống Trump đối với Trung Quốc lại theo kiểu "giơ cao đánh khẽ", cũng giống như chính sách ngoại giao của ông nói chung.

Vào tháng 12 năm ngoái, chính ông Trump đã tỏ cho thấy là Hoa Kỳ có thể sẽ không còn tuân thủ nguyên tắc "một nước Trung Quốc duy nhất", mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời. Nhưng đến tháng 2 năm nay, sau khi lên cầm quyền, trong một cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình, tân tổng thống Mỹ lại đồng ý với chính sách "một nước Trung Quốc duy nhất".

Cũng như thế, vào tháng 12 năm ngoái, tổng thống Trump đã lên án Trung Quốc xây các "pháo đài khổng lồ" ở Biển Đông, còn người được ông chỉ định làm ngoại trưởng là Rex Tillerson thì đòi phải ngăn chận Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ đã xây ở vùng biển này.

Thế nhưng, khi đi thăm Bắc Kinh trong tháng 3, ông Tillerson không còn có giọng điệu cứng rắn như thế nữa, mà thậm chí còn sử dụng những ngôn từ ngoại giao của các lãnh đạo Trung Quốc, tức là hai nước Mỹ, Trung cần có một "mối quan hệ tích cực dựa trên sự không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và luôn tìm kiếm những giải pháp hai bên đều có lợi".

Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng những cơ sở mà họ xây dựng trên các đảo ở Biển Đông "chủ yếu là nhằm các mục đích dân sự, cho dù có một số thiết bị quốc phòng trên đó", như lời thủ tướng Lý Khắc Cường khi đi thăm nước Úc vào tháng trước.

Nay gần như đã hoàn tất các công trình xây dựng cần thiết cho việc kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc tập trung vào việc ban hành các quy định và luật lệ cũng theo hướng này. Vào tháng tới, Bắc Kinh dự trù sẽ ban hành lệnh cấm đánh cá không chỉ đối với ngư dân Trung Quốc, mà đối với cả ngư dân những nước khác. Trung Quốc cũng đang xem xét việc sửa đổi luật về "an toàn hàng hải", buộc các tàu ngầm của ngoại quốc khi vào vùng Biển Đông phải đi trên mặt nước và treo quốc kỳ. Cứ theo đà này thì chẳng bao lâu nữa việc Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông sẽ là chuyện "bình thường".

Trong khi đó, chính quyền tổng thống Trump có vẻ do dự chưa biết phải có đối sách như thế nào trước những hành động nói trên của Trung Quốc. Cuộc gặp ngày mai giữa tổng thống Mỹ với chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cho thấy thật sự là chính quyền Trump có quyết tâm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay sẽ tiếp tục "giơ cao đánh khẽ".

Thanh Phương

**************************

Đài Loan tự đóng thêm 8 tàu ngầm (RFA, 05/04/2017)

Đài Loan sẽ tự đóng thêm 8 tàu ngầm để thay thế 4 chiếc tàu cũ mua của Mỹ và Hà Lan trước đây.

bd2

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫy tay từ tàu ngầm Tiger hôm 21 tháng 3 năm 2017. AFP photo

Vị chủ tịch của công ty đóng tàu Đài Loan có tên Tập đoàn CSBC Đài Loan cho biết thiết kế của 8 chiếc tàu ngầm này sẽ được hoàn tất vào đầu năm tới.

Các viên chức quân đội Đài Loan cũng như tập đoàn công nghiệp đóng tàu của đảo quốc này cho rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ hoạt động trong vòng 10 năm tới đây.

Chuyện Đài Loan tự mình đóng tàu ngầm lần đầu tiên được bà tổng thống Thái Anh Văn mới nói đến hồi tháng qua khi bà đi thăm các căn cứ hải quân của đảo quốc này, theo như kế hoạch trị giá gần 100 triệu đô la Mỹ được Đài Loan dự trù từ năm 2016.

Kế hoạch đóng tàu ngầm của Đài Loan như vừa nêu được tiết lộ trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho quân đội Đài Loan, và chuyện mua bán vũ khí này luôn là điều gây tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh, nước luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Tuy vậy luôn có các cuộc đàm phán về vũ khí giữa Đài Bắc và Mỹ, và mới đây hai bên lại thương thảo một hợp đồng mua bán mới.

*******************

Tàu khu trục Mỹ ghé Vịnh Subic của Philippines (VOA, 04/04/2017)

Một tàu khu trc có phi đn dn đường ca M đang làm nhim v trên Bin Đông th neo ti Vnh Subic ca Philippines hôm qua.

bd3

Thủy th tàu khu trc lp dn đường Arleigh Burke, 19/10/2011.

Một tàu khu trc có phi đn dn đường ca M đang làm nhim v trên Bin Đông th neo ti Vnh Subic ca Philippines hôm qua.

Tàu USS Fitzgerald của hãng vn ti M Strike Group 5 đã ghé cảng Subic mt lát trước khi tham gia cuc tp trn hi quân chung ti Hàn Quc.

"Thủy th đoàn trong chng dng chân này s tiến hành mt s sa cha nh vi s h tr t các công ty ca Philippines", s quán M cho t Phillipines Star biết.

"Tàu khu trục lp Arleigh Burke ti Vnh Subic nhn mnh s liên kết mnh m gia người dân và quân đi hai nước M-Philippines", Đi s quán Hoa Kỳ nói thêm.

Hải quân Hoa Kỳ đã duy trì s hin din ca mình Bin Đông nhm kim soát các vùng bin tranh chấp sau khi có báo cáo rng Trung Quc đang đnh đt mt trm quan trc ti bãi cn Panatag.

Nằm trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý ca Philippines, bãi cn Panatag là mt tuyến đường sng còn đi vi các li ích quân s và kinh tế ca Hoa Kỳ bi vì đây là khu vực chiến lược cho các hot đng hàng hi dân s và quân s cũng như các chuyến bay qua bin Đông và Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích quân sự và quc phòng t lâu đã cnh báo rng nếu không kim soát các kế hoch ca Trung Quc bãi cn Panatag sẽ dn đến mt s thay đi ln v an ninh hàng hi khu vc Châu Á Thái Bình Dương.

Quay lại trang chủ
Read 719 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)