Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

07/04/2017

Biển Đông : bị Trung Quốc đe dọa, Philippines vội vàng phản ứng

Tổng hợp

Philippines đính chính lời kêu gọi chiếm đảo của Tổng thống Duterte (RFA, 07/04/2017)

Ngay sau tuyên bố gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, kêu gọi binh sĩ chiếm đóng các đảo và bãi chưa có người ở ngoài Trường Sa, hôm 6 tháng 4, Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng đính chính rằng Philippines không có ý định như vậy.

phi1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm một căn cứ hải quân trên đảo Palawan nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập Quân đội Philippine hôm 4/4/2017. AFP photo

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, Thiếu tướng Restituto Padilla nói với báo giới vào hôm thứ năm, ngày 6 tháng 4, rằng Tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra tuyên bố sau khi ông được một viên chức quốc phòng báo cáo tóm tắt về tình hình ở khu vực biển Đông và thực sự Tổng thống chỉ có ý nói đến các khu vực mà Philippines đã chiếm đóng rồi.

Hãng tin Reuters hôm 7 tháng 4 trích lời một giới chức hải quân của Philippines khẳng định điều này và nói thêm là việc Philippines đòi chiếm những đảo và bãi đá chưa có người ở là trái với tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (gọi tắt là DOC) được ký vào năm 2002.

Bất nhất giữa Tổng thống và Bộ Quốc phòng

Nhận xét về những tuyên bố gây lẫn lộn gần đây từ phía chính quyền Philippines, thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông của Việt Nam cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Philippines có những phát biểu gây lẫn lộn như vậy.

Chuyện bất đồng này của ông Duterte đây không phải là lần đầu tiên. Nó đã xảy ra nhiều lần rồi từ khi ông mới đắc cử Tổng Thống. Đã có nhiều lần trống đánh xuôi kèn thổi ngược và Bộ Ngoại Giao phải vất vả đi cải chính với cộng đồng ASEAN và thế giới. Trước đây ông cũng có một số tuyên bố như là ông không thể chống lại được Trung Quốc, ông không muốn quân đội và cảnh sát Philippines bị tiêu diệt toàn bộ bởi Trung Quốc vì Philippines không có đủ năng lực và chắc có lẽ có nhiều phản ứng vì vậy ông đã đưa ra một tuyên bố mang tính cảm tính như vậy và tuyên bố như vậy sẽ vấp phải rất nhiều phản đối của các quốc gia.

Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Duterte cũng đe dọa sẽ bỏ thỏa thuận hợp tác quân sự ký giữa Mỹ và Philippines vào năm 2014 nếu Mỹ trữ các vũ khí tại những căn cứ ở Philippines vì ông không muốn Philippines bị rắc rối nếu có chiến ranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên vào tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã phải lên tiếng đính chính khi nói rằng ông không biết Tổng thống lấy thông tin này từ đâu nhưng ông đã đính chính. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines sau đó cũng cho biết Tổng thống Duterte đã đồng ý cho quân đội Hoa Kỳ xây dựng các doanh trại và kho chứa nhiên liệu ở một số những căn cứ địa phương nơi quân Mỹ được phép trú đóng tạm thời theo thỏa thuận năm 2014.

Theo giáo sư Renato Cruz de Castro, chuyên gia thuộc trường đại học De la Salle của Philippines, Tổng thống Duterte đang phải chịu sức ép từ ngay trong chính phủ của mình liên quan đến chính sách của Philippines đối với Trung Quốc, cụ thể là trong tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông, nhất là với bãi cạn Scaborough Shoal mà Trung Quốc chiếm được từ Philippines vào năm 2012.

Tổng thống Duterte đang ngồi trên một liên minh rất mong manh. Một mặt thì Bộ Ngoại giao muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc với sự ủng hộ của nhóm các nhà doanh nghiệp. Nhưng mặt khác thì quân đội Philippines rất nghi ngờ Trung Quốc. Nếu Trung Quốc vượt qua lằn ranh đỏ bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự ở bãi Scaborough shoal thì Tổng thống Duterte sẽ phải đứng về phía quân đội.

Từ khi lên nắm quyền cho đến nay, Tổng thống Duterte vẫn luôn lên tiếng khẳng định mong muốn cải thiện quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông cũng nói là Philippines sẵn lòng bỏ phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi năm ngoái trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, sang một bên khi đàm phán với Trung Quốc.

Mới đây Tổng thống Philippines cũng lên tiếng nói rằng Philippines sẵn sàng hợp tác cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

Philippines không đủ sức để chiếm các đảo

phi2

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 10 năm 2016. AFP photo

Ngay lập tức sau lời kêu gọi chiếm đảo của Tổng Thống Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7 tháng 4 lên tiếng bày tỏ quan ngại về tuyên bố này, nói thêm Trung Quốc hy vọng Philippines sẽ kiểm soát những bất đồng trên biển giữa hai nước một cách hợp lý.

Theo dự kiến vào tháng 5 tới, Philippines và Trung Quốc sẽ có cuộc họp đầu tiên về cơ chế tham vấn song phương đẻ giải quyết những vẫn đề ở biển Đông.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt cho rằng, mặc dù kêu gọi chiếm đảo, nhưng dù có muốn, Philippines cũng không có khả năng thực hiện điều này.

Ngay cả so tiềm lực hải quân của Việt Nam và Malaysia thì tiềm lực hải quân của Philippines cũng chưa thể so sánh được chứ đừng nói là với Trung Quốc. Cho nên tuyên bố này cũng chỉ mang tính chất là giống như của ông Donald Trump tức là đôi khi có tính dân túy.

Vào tháng trước, Tổng thống Philippines cũng cho biết ông không muốn đối đầu với Bắc Kinh vì lý do quân đội Philippines không đủ mạnh để bảo vệ an ninh quốc phòng.

Hãng tin AFP trích lời chuyên gia về luật biển của Philippines ông Jay Batongbacal cho biết tất cả các thực thể lớn khác ở Trường Sa mà Manila đòi chủ quyền đều đã được quân đội các nước khác chiếm đóng. Chỉ có một vài bãi đá là chưa có quân lính nhưng chính phủ Philippines muốn thoái lui khỏi tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte.

Bộ quốc phòng Philippines mới đây cho hay Philippines hiện chỉ có kế hoạch nâng cấp một số các cơ sở hiện có của nước này ngoài Trường Sa như doanh trại, hệ thống nước và chất thải, đèn biển, máy phát điện và nơi trú ẩn cho ngư dân. Hiện Philippines chiếm giữ 9 thực thể ở khu vực biển Đông.

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực biển Đông. Theo Minh bạch Hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC hôm cuối tháng 3, Trung Quốc hiện đã gần hoàn tất việc xây dựng ba đường băng để đáp máy bay chiến đấu ở Trường Sa, cho phép nước này triển khai các máy bay chiến đấu và vũ khí quân sự khác ra khu vực tranh chấp khi cần.

Theo tờ The Diplomat, hải quân Trung Quốc vào hồi đầu tháng này cũng hạ thủy một tàu hộ tống có tên lửa dẫn đường loại 054 A Jiangkai II 4,000 tấn. Hiện Trung Quốc có khoảng 23 đến 25 tàu dạng này và các tàu này được dùng chủ yếu trong các hoạt động tuần tra tại khu vực biển Đông.

Việt Hà, phóng viên RFA

*********************

Duterte điều quân tới các đảo không người ở Biển Đông (BBC, 07/04/2017)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lệnh điều quân chiếm các hòn đảo và bãi đá không có người ở tại Biển Đông.

phi3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói "dường như mọi người đang giành giựt các đảo" ở Biển Đông

Ông Duterte nói với báo giới trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở Palawan : "Những đảo không người là của chúng ta. Chúng ta hãy đến đó sống".

Động thái này dự kiến ​​sẽ khiến Trung Quốc nổi giận vì nước này có yêu sách chủ quyền tại một số đảo, bãi cạn và bãi đá tại khu vực này.

Trung Quốc đã và đang xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông từ nhiều năm nay.

Trong khi Philippines chiếm 9 thực thể ở Biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết lãnh thổ. Trung Quốc không hoan nghênh việc Philippines gia tăng hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền tại khu vực chiến lược này.

phi4

Trung Quốc là một trong các nước này có yêu sách chủ quyền tại một số đảo, bãi cạn và bãi đá ở Biển Đông

Việc điều quân là sự thay đổi chiến thuật của Tổng thống Duterte, người tháng trước nói rằng thật vô nghĩa khi định thách thức việc Trung Quốc bồi đắp đảo.

"Chúng tôi không thể ngăn cản họ vì họ đang bồi đắp với tâm trí rằng họ sở hữu nơi này. Trung Quốc sẽ khai chiến", ông nói.

Hôm 6/4, ông Duterte nói thêm rằng ông có thể ghé thăm Thị Tứ, đảo do Philippines kiểm soát, để thượng cờ nước này ở đó ngày 12/6, ngày quốc khánh Philippines.

Sau đó ông đề xuất xây dựng doanh trại cho binh lính đang trú đóng trong khu vực.

Phát ngôn của ông Duterte được đưa ra quan hệ Manila - Bắc Kinh có phần ấm áp hơn trong những tháng gần đây.

Tháng 10/2016, ông Duterte tuyên bố "ly khai" khỏi Mỹ, tuyên bố ông đã thu xếp lại quan hệ Philippines - Trung Quốc và quyết định giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán.

***************************

Philippines điều quân ‘chiếm đóng’ các đảo tranh chấp (VOA, 07/04/2017)

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte va ra lnh cho quân đi đến tăng cường và "chiếm đóng" tt c các đo, đá mà nước này tuyên b ch quyn Bin Đông, thm chí đích thân ông Duterte có th cũng s ti thăm các đo này trong tương lai.

phi5

Tổng thống Duterte nói ông có th s treo c Philippines trên đo Th T vào ngày quc khách Philippines (12/6).

Trong chuyến thăm một tri lính trên đo Palawan ngày 6/4, Tng thng Duterter nói : "Chúng ta đã c gng làm bn vi tt c mi người, nhưng lúc này chúng ta phi gi ch quyn ca mình, ít nht là ti nhng khu vc nm dưới s kim soát ca chúng ta. Và tôi đã ra lnh cho các lực lượng vũ trang phi có mt ti tt c nhng nơi này".

Ông Duterte nói ông có thể s treo c Philippines trên đo Pagasa (còn được gi là đo Th T), vào ngày quc khách Philippines (12/6).

Đảo Th T nm trong chui đo Trường Sa. Ngoài Philippines còn có Việt Nam, Trung Quc, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên b ch quyn ti đây.

"Có vẻ như tt c mi người đu đang v ly các đo đó, nên tt hơn chúng ta đến sng ti các đo vn còn trng", ông Duterte nói.

"Ít nhất, chúng ta nm ly nhng gì thuộc v chúng ta lúc này và khng đnh mnh m rng đó là ca chúng ta".

Người tin nhim ca ông Duterte, cu Tng thng Benigno Aquino, vn là người rt tích cc trong vic thách thc yêu sách ch quyn ca Trung Quc Bin Đông. Dưới thi ông Aquino, Philippines đã đệ đơn kin Trung Quc ra tòa án trng tài quc tế La Haye và tòa án đã bác b yêu sách ch quyn ca Bc Kinh Bin Đông. Nhưng sau khi lên nm quyn hi năm ngoái, ông Duterte đã tìm cách ci thin quan h vi Trung Quc.

Một s ý kiến cho rng v tng thng vn gây nhiu tranh cãi ca Philippines ban đu s dng chiến lược tiếp cn không đi đu vi Trung Quc Bin Đông đ kiếm hàng t đôla đu tư và vin tr t Bc Kinh. Nhưng ngay khi mi quan h gia hai nước đang m dn lên, ông Duterte lại thay đi chiến thut. Vào trung tun tháng 3, ông ra lnh xây các "cu trúc" ti Benham Rise, cách đo Luzon ca Philippines 250 cây s v phía đông trên Bin Đông, "đ cho thy đây là khu vc ca chúng tôi". Ngoài ra, Manila còn gi công hàm phản đi ti Bc Kinh v vic mt tàu kho sát ca Trung Quc b phát hin qua li khu vc này.

Dù việc "cm c Philippines" trên các đo tranh chp có tr thành hin thc hay không, t Washington Post nhn đnh tuyên b ca ông Duterte hôm 6/4 chc chắn sẽ khiến Bc Kinh lo lng.

Trung Quốc gn đây đã biến các bãi đá Bin Đông thành các đo nhân to và thiết đt các thiết b quân s khu vc tranh chp.

Trước s phn đi ca các nước láng ging, B Quc phòng Trung Quc tun ri khng đnh "không có cái gọi là đo nhân to" Bin Đông và tuyên b các công trình xây dng ch nhm mc đích dân s.

Riêng với ý kiến phn đi ca Manila v hot đng "đáng nghi ng" ca tàu Trung Quc Benham Rise, B Ngoi giao Trung Quc nói đó ch là hot đng "t do hàng hải thông thường" và thc hin "quyn đi qua vô hi" trong khu vc.

Theo ông Duterte, Manila đã tuyên bố ch quyn trên "9 hay 10 đơn v đt" trong qun đo Trường Sa.

Các tuyên bố ca ông Duterte được đưa ra hai ngày sau khi Quyn Ngoi trưởng Philippines Enrique Manalo nói Trung Quốc và Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) đt được nhiu tiến trin trong vic đưa ra mt b quy tc ng x Bin Đông.

Hai quốc gia láng ging d kiến s t chc các cuc hi đàm ti Trung Quc vào tháng 5 ti đ tho luận thêm v các vn đ liên quan đến hàng hi.

Theo CNN, Reuters, AFP, Washington Post

***************

Philippines : Chỉ sửa chữa, không chiếm đảo ở Biển Đông (RFA, 07/04/2017)

Bộ Quốc Phòng Philippines vào ngày 7 tháng tư lên tiếng nói nước này sẽ nâng cấp các cơ sở hiện có trên các đảo và bãi đá không có người ở thuộc chủ quyền nước này ở Biển Đông, và Philippines không có ý định chiếm thêm lãnh thổ mới.

phi6

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. AFP photo

Trước đó, một thông báo từ văn phòng Tổng thống Philippines, Rodgrigo Duterte, cho biết Tổng thống Phi đã ra lệnh cho quân đội nước này triển khai ra các đảo và bãi không có người chiếm đóng mà Philippines đòi chủ quyền ở biển Đông.

Hãng tin Reuters vào ngày 7 tháng tư trích lời một giới chức Hải quân Phi, người nắm rõ các kế hoạch phát triển ở Biển Đông, cho biết Philippines không được phép chiếm thêm lãnh thổ mới ở khu vực quần đảo Trường Sa, căn cứ theo Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông- DOC được ký vào năm 2002.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết Philippines hiện chỉ có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp các cơ sở hiện có của nước này ngoài Trường Sa mà thôi. Ông nói thêm những cơ sở này bao gồm doanh trại, hệ thống nước và chất thải, máy phát điện, đèn biển và nơi trú ẩn cho ngư dân.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 7 tháng tư lên tiếng bày tỏ quan ngại về phát biểu mới của ông Duterte, nói rằng Trung Quốc hy vọng Philippines có thể tiếp tục điều tiết những tranh chấp trên biển với Trung Quốc một cách hợp lý.

********************

Biển Đông : Ảnh vệ tinh xác nhận việc Trung Quốc đưa tiêm kích đến Hoàng Sa (RFI, 07/04/2017)

Một chiến đấu cơ Trung Quốc vừa bị vệ tinh chụp hình trên phi đạo của đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa (Biển Đông) hôm 29/03/2017. Bức ảnh chiếc J-11 do cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) công bố hôm qua, 06/04 là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc điều động chiến đấu cơ đến quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.

phi7

Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017 : Tiêm kích Trung Quốc J-11 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông(Internet)

Theo hãng tin Anh Reuters, đây là lần đầu tiên từ một năm nay mà sự hiện diện của chiến đấu cơ Trung Quốc tại Hoàng Sa bị phát giác, và cũng là lần đầu tiên từ khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.

Được công bố đúng vào thời điểm Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, Reuters cho rằng chắc chắn ông Trump sẽ dựa vào đó để nêu bật mối quan ngại trước việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giải thích về việc trên ảnh chỉ có duy nhất một chiếc máy bay tiêm kích J-11, chuyên gia Greg Poling của AMTI cho rằng rất có thể còn nhiều chiếc khác nằm trong các cơ sở trông giống như các nhà kho chứa máy bay gần đó và được thấy trong ảnh vệ tinh.

Theo ông Poling, không rõ là chiếc J-11 đã được đưa đến đảo Phú Lâm từ lúc nào, nhưng mọi người nên chờ đợi là Trung Quốc sẽ có hành động triển khai tương tự tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì lẽ các công trình quân sự của Trung Quốc ở đó đã được xây xong.

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ từng nhấn mạnh rằng hoạt động của Trung Quốc luân phiên đưa chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm là một phần trong chiến lược quân sự hóa quy mô lớn của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington từ chối bình luận liên quan tới thông tin được AMTI tiết lộ.

Còn theo một quan chức Mỹ xin giấu tên, sự xuất hiện của chiến đấu cơ Trung Quốc trên đảo Phú Lâm không có gì là lạ vì lẽ Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông.

Philippines làm rõ tuyên bố "chiếm đảo" ở Trường Sa

Một ngày sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ đạo cho quân đội "chiếm" khoảng 9, 10 thực thể địa lý không người ở mà Manila tuyên bố chủ quyền tại vùng Trường Sa, giới chức quân sự và quân đội nước này lần lượt lên tiếng "làm rõ" những chỉ thị của ông Duterte.

Hãng tin Anh Reuters dẫn lời một tư lệnh Hải Quân Philippines cho biết là lệnh của ông Duterte là "chỉ chiếm đóng các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền, chứ không được phép chiếm thêm những thực thể địa lý khác".

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng khẳng định chính quyền Manila sẽ chỉ sửa chữa và cải tạo các cơ sở có sẵn của họ ở Trường Sa mà thôi : "Tổng thống muốn xây dựng các công trình như doanh trại cho binh lính, các hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải, các trạm cung cấp điện, hải đăng và nơi trú ẩn cho ngư dân".

Các lời làm rõ trên đây rất cần thiết vì nếu làm đúng theo lệnh của ông Duterte, thì sẽ vi phạm nghiêm trọng bản Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông (DOC), đồng thời đụng chạm đến Việt Nam và Trung Quốc cũng đang đòi chủ quyền ở Trường Sa.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 738 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)