Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

10/02/2020

Trung Quốc cố vùng vẫy để thoát đại nạn coronavirus

Tổng hợp

Tập Cận Bình tái xuất, tuyên bố Trung Quốc sẽ đánh bại virus corona (VOA, 10/02/2020)

Sau một thi gian gn như vng bóng và đ cho Th tướng Lý Khc Cường lãnh đo chung trong n lc kim soát dch bnh, Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình hôm 10/2 xut hin tr li, Reuters đưa tin, dn li truyn hình nhà nước Trung Quc.

nan1

Ông Tập Cn Bình đi kim tra vic phòng chng dch virus corona Bc Kinh, Trung Quc, vào ngày 10/2/2020.

Ông Tập được trích lời nói rng chính quyn nước này s ngăn chn tình trng sa thi hàng lot trên quy mô ln do tác đng ca dch bnh.

Xuất hin trên truyn hình trong lúc đi kim tra công vic ca các lãnh đo cng đng Bc Kinh, ông Tp Cn Bình đeo khu trang và được kiểm tra thân nhit.

Người đng đu đng Cng sn Trung Quc nói thêm rng nước này s c đt được các mc tiêu kinh tế và xã hi trong năm nay.

Ông Tập cũng lp li rng Trung Quc s đánh bi virus.

Một nhà kinh tế cp cao tng nhn đnh rng tăng trưởng của Trung Quc có th gim xung đến 5% hoc ít hơn trong quý đu tiên ca năm.

n 300 công ty Trung Quc, bao gm Meituan Dianping - công ty cung cp thc phm ln nht Trung Quc, và nhà sn xut đin thoi thông minh Xiaomi đang tìm kiếm các khon vay lên đến ít nht 57,4 t nhân dân t (tương đương 8,2 t USD), Reuters dn hai ngun tin t ngân hàng cho biết.

Nhà sản xut iPhone ln nht ca Apple, Foxconn, cũng đã được chp thun tiếp tc sn xut ti thành ph Trnh Châu, thuc min trung đông Trung Quốc, nhưng ch có 10% lc lượng lao đng chu quay tr li, mt ngun tin cho Reuters biết.

Trong khi đó, thành phố Thâm Quyến phía nam đã t chi yêu cu ca công ty này là cho tái tc công vic ti đây.

Tính đến ngày 9/2, s ca t vong vì dch bnh do virus corona gây ra đã tăng lên 908 người. Tr 1 người Hong Kong, 1 người Philippines, còn li tt c s người chết đu ti Trung Quc.

Hiện vn chưa rõ liu loi virus corona mi có liên quan đến mt khu ch bán đng vt hoang dã Vũ Hán, th ph ca tnh H Bc, hay không.

Các nhà khoa học ti Đi hc Hoàng gia London va công b ước tính mi v t l t vong tng th là 1%. Nhưng h nói rng con s này có th dao đng t 0,5% đến 4% và cnh báo rng "có s không chc đáng k", do mc đ giám sát và báo cáo dữ liu khác nhau.

******************

Do virus corona, Trung Quốc đối mặt với virus đòi tự do ngôn luận (RFI, 10/02/2020)

Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang vật vã đối đầu cùng lúc với hai loại virus : Một là virus corona đang hoành hành và hai là virus đòi cải cách "chính trị". Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong số tám bác sĩ đầu tiên báo động về sự xuất hiện của virus corona chủng mới đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích và đòi tự do ngôn luận.

nan2

Tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vắng người vì dịch virus corona mới, ngày 10/02/2020. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Đảng cộng sản Trung Quốc cứ tin rằng mình đã làm chủ sự thật. Thế nhưng, cái chết của Lý Văn Lượng do nhiễm virus corona khi chăm sóc một người bệnh đang gióng chuông báo động chế độ chuyên chế lâm nguy. Hình ảnh tự chụp của vị bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi đang trên giường bệnh đăng trên các mạng xã hội chẳng khác gì một bằng chứng tố cáo chế độ toàn trị, đồng thời làm bùng phát những lời kêu gọi hiếm có đòi cải cách chính trị và tự do ngôn luận.

Hai lá thư công khai đòi tự do ngôn luận từ một số nhà trí thức đã được đăng trên mạng xã hội Weibo (tương đương với Twitter) nhưng ngay sau đó đã bị kiểm duyệt. Lá thư thứ nhất được 9 giáo sư tại một đại học có tên tuổi ở Bắc Kinh ký tên đưa ra năm yêu sách, trong đó đòi hỏi thứ nhất là lấy ngày mồng 06 tháng Hai là ngày tự do ngôn luận toàn quốc. Đối với nhiều người dân Trung Quốc, bác sĩ Lý qua đời vào ngày 6/2 chứ không phải là ngày 7/2 như thông báo của chính quyền.

Theo báo Pháp Le Monde, con số "năm" đòi hỏi cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đặng Tiểu Bình vào cuối năm 1978 từng đưa ra 4 cam kết hiện đại hóa đất nước, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Đòi hỏi thứ Năm là đòi "Dân chủ" do một kỹ sư điện đưa ra ngầm nhắc đến "Mùa Xuân Bắc Kinh".

Thư ngỏ thứ hai là do 10 giáo sư đại học Vũ Hán cũng đòi tự do ngôn luận - như được quy định trong Hiến Pháp, đồng thời còn kêu gọi chính quyền phải có lời "xin lỗi công khai" đối với những bác sĩ đưa ra báo động và phải công nhận bác sĩ Lý như "anh hùng dân tộc". Trước đó, hashtag "Tôi muốn có tự do ngôn luận" tập hợp được hơn 1,5 triệu lượt người xem nhưng cũng đã bị bộ máy kiểm duyệt xóa.

Đành rằng mô hình chế độ chuyên chế cho phép ông Tập Cận Bình khả năng "cách ly nghiêm ngặt" hàng trăm triệu người dân nhằm ngăn chận dịch bệnh lan rộng. Đành rằng chính sách cai trị độc tài cho phép các bệnh viện khổng lồ tại Trung Quốc mọc lên chỉ trong vòng vài ngày. Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý lại làm cho niềm tin của người dân vào chính phủ ngày càng thêm bị xói mòn. Bản "khế ước" ngầm mà chế độ cứ tưởng được người dân chấp nhận, tức là từ bỏ những quyền tự do cá nhân để đổi lấy an ninh và sự thịnh vượng, có nguy cơ bị tan vỡ.

Bởi vì, sự việc cho thấy rõ, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và guồng máy chính trị "hình chóp" của ông chưa bao giờ học thuộc bài học dịch SARS 2002-2003 làm hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bệnh, hay trận động đất năm 2008, làm hơn 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và hơn 374.000 người bị thương.

Nguyên nhân chính là gì ? Ngay khi đó là một lĩnh vực nhạy cảm, đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách duy trì và gia tăng độc quyền thông tin. Hơn bao giờ hết, dưới thời Tập Cận Bình, việc kiểm soát thông tin đã trở thành một thách thức chính cho đảng cộng sản Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng y tế lần này, virus corona mới (2019-nCoV) mỗi ngày như trở thành một con "virus chính trị". Vụ việc như nhắc lại kinh nghiệm đau đớn trong những năm 1960. Các "đồng chí" lãnh đạo cấp dưới vì sợ hãi Mao Trạch Đông nên đã giấu giếm "Người Cầm Lái Vĩ Đại" tầm mức của nạn đói do "Bước Đại Nhảy Vọt" gây ra, thì nay những quan chức Trung Quốc bị quyền lực tối ưu của Tập Cận Bình khủng bố, nên không dám báo cáo tin xấu về virus corona.

Có lẽ không có gì ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn bằng tự do ngôn luận và tự do thông tin. Cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ còn dễ dàng hơn khi Trung Quốc đặt niềm tin vào bác sĩ hơn là cảnh sát. Thậm chí đó còn là điều không thể thiếu. Không có tự do thông tin, thì sẽ chẳng bao giờ có được nền y tế công cộng bền vững, như kết luận của tờ Le Monde.

Minh Anh

*****************

Virus corona : Trung Quốc cố tránh khủng hoảng chính trị nội bộ (RFI, 10/02/2020)

Virus corona không chỉ lây lan trong dân chúng, mà xâm nhập cả vào bộ máy lãnh đạo ở cấp trung ương Trung Quốc. Bị chỉ trích gay gắt xử lý kém cuộc khủng hoảng bệnh dịch, Bắc Kinh đang cố gắng tránh xẩy ra một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ. Theo giới chuyên gia, đây là một thách thức to lớn, đầy rủi ro đối với Tập Cận Bình.

nan3

Trên một phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, thời dịch virus corona. (Ảnh chụp ngày 10/02/2020) Reuters/Aly Song

Gần ba tuần sau khi cách ly thành phố Vũ Hán, rồi sau đó, cả tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, virus corona "biến thể" thành virus chính trị. Làn sóng chia buồn và phẫn nộ trên các mạng xã hội sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), trong nhóm 8 bác sĩ đầu tiên báo động về dịch bệnh. Đầu năm 2020, vị bác sĩ 34 tuổi này đã bị công an câu lưu với cáo buộc "phát tán tin đồn" và ép buộc viết bản tự kiểm điểm hứa sẽ không có những "hành động vi phạm pháp luật" nữa. Thế nhưng, dịch bệnh lây lan quá nhanh, sức ép công luận rất lớn, Bắc Kinh đã phải lùi bước. Tòa Án Tối Cao Trung Quốc đã phải ra phán quyết phục hồi danh dự cho cả nhóm 8 bác sĩ.

Theo chuyên gia Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược, được tuần báo L’Express trích dẫn, thì Bắc Kinh có ý đồ khi lùi bước như vậy : "Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vụ Lý Văn Lượng và 7 vị bác sĩ khác để dàn dựng cảnh cho thấy khả năng của chính quyền trung ương làm thay đổi quyết định của chính quyền địa phương. Chiến lược của Bắc Kinh là đổ lỗi cho chính quyền địa phương".

Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý lại là ví dụ minh họa biểu tượng cho sự yếu kém, trục trặc trong lãnh đạo xử lý khủng hoảng và hậu quả của chính sách kiểm duyệt thông tin. Bởi vì, ngay thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang), khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nhà nước vào cuối tháng Giêng vừa qua, đã giải thích, thành phố chậm đưa tin về virus corona vì chưa được phép của trung ương. Thế nhưng, Bắc Kinh không thể nào thừa nhận trách nhiệm vì sợ mất mặt, đe dọa chính trị nội bộ. Do vậy, chính quyền phải tìm ra những "chiêu" chạy tội

Trước tiên là "khoanh vùng trách nhiệm". Chuyên gia Bondaz nhận định : Điều quan trọng đối với chính quyền trung ương, đó là phải "Vũ Hán hóa cuộc khủng hoảng". Bởi vì nếu người ta nói đến trách nhiệm của Bắc Kinh, thì có nghĩa là Tập Cận Bình bị nhắm tới. Thế nhưng, "chiêu" này không ổn vì bệnh dịch đã nhanh chóng lan sang các nơi khác.

Vậy thì phải tìm kẻ "bung xung" ở bên ngoài. Trong số các "thế lực thù địch", dễ cáo buộc nhất là Hoa Kỳ. Theo Bắc Kinh, chính quyền Washington "đã gây ra và reo rắc hoảng sợ" khi cấm nhập cảnh những người không định cư tại Mỹ và từ Trung Quốc tới. Theo chuyên gia Bondaz, "kế" này nhằm đánh lạc hướng, thu hút sự chú ý của công luận vào một quốc gia bên ngoài. Cách thức này có thể mang lại ít nhiều hiệu quả lúc ban đầu, nhưng về lâu dài sẽ không ổn và mất sức thuyết phục.

Theo giới quan sát, chính quyền Bắc Kinh mò mẫm và không biết cách xử lý một cuộc khủng hoảng trên phương diện chính trị. Chuyên gia Bondaz nhấn mạnh, chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng : "Khủng hoảng càng kéo dài, thì tác động của nó lại càng lớn. Tất cả những thủ thuật về thông tin tuyên truyền chỉ có tác dụng lúc đầu. Sau một thời gian, người ta sẽ nghi ngờ khả năng của chế độ xử lý khủng hoảng" và "khi xẩy ra khủng hoảng về tính chính đáng trong nội bộ, thì điều này thật đáng lo ngại bởi vì người ta sẽ đòi tính sổ với những người cầm quyền".

Đức Tâm

***************

Virus corona làm Thượng Hải chìm vào hôn mê (RFI, 09/02/2020)

Từ hơn một chục ngày qua, những người dân Thượng Hải dám thò mặt ra đường phải chứng kiến một cảnh tượng siêu thực : một thành phố lặng như tờ và vắng như hoang mạc.

nan4

Khách bộ hành duy nhất tại khu tài chính Phố Đông (Pudong), Thượng Hải là một công an viên. Ảnh chụp ngày 05/02/2020. Reuters/Aly Song

Bệnh dịch virus corona chết người đã làm tê liệt một phần lớn Trung Quốc, nhưng những thay đổi chưa bao giờ ấn tượng như thế tại đô thị đông dân nhất và cũng thành phố cảng lớn nhất nước, đó là Thượng Hải (27 triệu dân).

Chấm dứt nạn kẹt xe và những vỉa hè đầy doanh nhân vội vã đến văn phòng. Các đường phố bây giờ vắng tanh, buồn thảm, cửa sắt những quán bar được kéo xuống và các tiệm buôn đóng cửa. Vài khách bộ hành hiếm hoi lướt qua như những cái bóng, giấu mặt sau chiếc khẩu trang.

Có vẻ như một quả bom hạch tâm đã rơi xuống thành phố trước đây đen kịt người, làm cho sự sống biến mất.

Đại lộ Bund ("Ngoại Than" trong tiếng Hoa) sang trọng chạy dọc theo bờ biển, hồi trước thường đặc nghẹt người thưởng lãm các công trình kiến trúc tân cổ điển kiểu Châu Âu. Nay những chiếc tàu chở đầy người trên dòng sông Hoàng Phố (Huangpu) đã mất tích, các tòa nhà chọc trời sừng sững hầu như trống rỗng.

Sự im lặng đôi khi bị phá vỡ bởi tiếng chuông của chiềc đồng hồ trên đỉnh tòa nhà gần trăm tuổi cao 90 mét của hải quan cũ.

Ông Zhao Feng, khoảng bốn mươi tuổi, là một trong những người hiếm hoi đi dạo tại đây, nói với AFP : "Ai cũng biết là không nên ra đường, nhưng mọi người đều mang khẩu trang cho yên tâm". Theo ông, thành phố "yên tĩnh vì người dân ý thức cao về phòng vệ".

Kỳ nghỉ Tết đến thứ Hai 10/02/2020 là kết thúc, nhưng nhiều tiệm buôn và cơ quan hành chính dự kiến để nhân viên làm việc từ xa.

Khác với nhiều nơi, Thượng Hải tránh được việc bị cô lập một phần hay toàn bộ. Nhưng cư dân chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của chính quyền, được thông báo bằng tin nhắn hay qua những chiếc loa phóng thanh được lắp đặt khắp thành phố, yêu cầu không nên ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết.

Khi họ làm gan ra đường, mỗi khi thấy ai trước mặt là người đi bộ vội vàng băng sang bên kia đường. Trong hệ thống tàu điện ngầm, vốn là một trong số những métro lớn nhất thế giới, việc mang khẩu trang là bắt buộc, cũng như trong những cửa tiệm hiếm hoi còn mở cửa. Ở lối vào các công sở, người dân phải chịu kiểm tra thân nhiệt với một dụng cụ bằng nhựa được nhân viên bảo vệ chĩa một cách thô bạo vào trán.

Đối với những ai cố thủ trong nhà, chính quyền đưa ra một loạt lời khuyên như tập thể dục, và những phương cách để tránh lo âu trước viễn cảnh tử thần gọi tên vì dịch viêm phổi. Một tờ truyền đơn khuyến cáo : "Hãy giảm bớt việc đọc báo, nghe đài vốn chỉ làm người ta thêm lo sợ, bạn sẽ bớt khủng hoảng".

Tuy vậy không ít người vẫn cảm thấy nỗi buồn chán đè nặng. Một cư dân mạng bình luận dưới một quảng cáo của chính quyền về giảm stress : "Điều duy nhất có thể nói là tôi đã quá chán phải bó gối trong nhà suốt ngày".

Khi mặt trời vừa trở lại với thành phố đã nhiều ngày qua chìm đắm trong nỗi sợ con virus corona, một số người dân đã ra đường. Ngay lập tức chính quyền cho đăng mẩu quảng cáo mới trên các mạng xã hội : "Bạn không thể khử trùng bằng cách ra nắng".

Thụy My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 534 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)