Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

10/10/2020

Mỹ và Nhật muốn gì khi đưa tàu chiến tiếp cận vùng biển Hoàng Sa ?

Tổng hợp

Căng thẳng Biển Đông : Trung Quốc yêu cầu tàu Hải quân Mỹ rời đi 'ngay lập tức'

BBC, 10/10/220

Trung Quốc đã yêu cầu một tàu khu trục của Hải quân Mỹ rời Biển Đông "ngay lập tức" sau khi tàu này đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

biendong1

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain

Hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain đã đi vào vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp mà không được phép của chính phủ Trung Quốc, theo Express.

Sau khi phát hiện tàu hải quân Mỹ, "quân đội Trung Quốc đã nhanh chóng ra lệnh cho tàu này rời đi, trước khi cử lực lượng tiến hành các thủ tục theo dõi", theo Express.

Thượng tá Zhang Nandong cũng kêu gọi Mỹ "ngừng vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực".

Ông này nói : "Chúng tôi yêu cầu Mỹ dừng ngay các hành động khiêu khích như vậy, đồng thời kiểm soát chặt chẽ và hạn chế các hoạt động quân sự trên biển và trên không".

Vị này cũng tuyên bố Trung Quốc "sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự ổn định của khu vực ở Biển Đông".

Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang cố gắng tăng cường hiện diện trong khu vực bằng cách cử các tàu hải quân tiến hành các hoạt động tự do hàng hải.

Do có lực lượng hải quân khổng lồ, Bắc Kinh đã có thể gây áp lực ngày càng gia tăng lên các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia và Việt Nam để đòi các đảo mà họ coi là của riêng mình.

Đáp lại, Washington đã cố gắng đưa ra lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã kiên trì cảnh báo về đế chế hải quân đang phát triển của Tập Cận Bình.

Trước đó, ông đã tuyên bố : "Chúng tôi nói rõ : yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn trái pháp luật, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát chúng.

Ở Biển Đông, chúng tôi tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi nỗ lực sử dụng cưỡng bức hoặc vũ lực để giải quyết tranh chấp.

"Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và lâu dài này với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

"Bắc Kinh sử dụng sự đe dọa để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển Đông Nam Á ở Biển Đông, bắt nạt họ liên quan đếng các nguồn tài nguyên ngoài khơi, khẳng định quyền thống trị đơn phương và tự cho mình quyền thay thế luật pháp quốc tế.

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình".

*******************

Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản đối tàu chiến Mỹ đi vào gần quần đảo Hoàng Sa

RFA, 10/10/2020

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 9/10 lên tiếng phản đối việc Hoa Kỳ điều tàu chiến John McCain đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà không được phép của Trung Quốc.

biendong2

Tàu chiến John McCain của Hải quân Mỹ - Reuters

Theo Reuters, phát biểu của người đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc được viết trên tài khoản chính thức WeChat.

"Chúng tôi yêu cầu Mỹ dừng ngay những hành động gây hấn như vậy, kiểm soát chặt chẽ và kiềm chế các hoạt động quan sự tại vùng biển và vùng trời này (Biển Đông)". Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết.

Người phát ngôn Bộ tư lệnh Quân khu miền Nam của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Zhang Nandong cũng đồng thời gọi vụ tàu chiến Mỹ đi vào gần Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Đại tá Zhang Nangong đồng thời cũng cho biết Trung Quốc đã điều máy bay và tàu chiến để theo dõi tàu của Hải quân Mỹ và đuổi tàu này ra khỏi vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa.

Bắc Kinh hiện đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974.

Từ năm 2015, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến dịch Tự do Hàng hải qua việc điều tàu chiến đi vào khu vực Biển Đông, đi sát các thực thể, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp để thách thức chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở vùng nước tranh chấp.

Người đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói việc Mỹ thường xuyên điều tàu chiến đến Biển Đông là để phô diễn lực lượng và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền cũng như lợi ích an ninh của Trung Quốc. Đại tá Zhang Nandong đồng thời lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông.

*********************

Nht Bn điu ba tàu đến Bin Đông tp trn chng tàu ngm

VOA, 10/10/2020

Lc lượng T v Hàng hi ca Nht Bn đã tiến hành các cuc tp trn chng tàu ngm Bin Đông vào ngày 9 tháng 10, điu ba tàu bao gm mt tàu sân bay trc thăng và mt tàu ngm, theo B Quc phòng Nht Bn.

biendong3

3 tàu chiến tham gia tập trận ở biển Đông hôm 9/10, gồm tàu khu trục chở trực thăng JS Kaga, tàu khu trục Ikazuchi và tàu ngầm tấn công JS Shoryu. Ảnh: JMSDF - Ảnh minh họa

Mc đích ca cuc tp trn là "đ tăng cường kh năng chiến thut ca các tàu", b nói trong mt thông cáo mà không cho biết thêm chi tiết v v trí đa lý ca cuc tp trn.

Ba tàu s dng ti Vnh Cam Ranh ca Vit Nam vào cui tun đ tiếp nhiên liu, thông cáo cho biết.

Không th liên lc được vi b ngay lp tc yêu cu đưa ra thêm bình lun.

Trung Quc tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b vùng bin giàu năng lượng Bin Đông và đã thiết lp các tin đn quân s trên các đo nhân to trong khu vc. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn đi vi mt s phn ca vùng bin này.

M đã cáo buc Trung Quc quân s hóa Bin Đông và tìm cách đe da các nước láng ging Châu Á, nhng nước có th mun khai thác tr lượng du khí to ln trong khu vc này.

Hoàn cu Thi báo ca nhà nước Trung Quc, ghi nhn các cuc tp trn mi nht ca Nht Bn, ngày th By nói rng vic thường xuyên tiến hành các hot đng quân s Bin Đông không có li cho an ninh và n đnh ca khu vc và Trung Quc kiên quyết phn đi vic này.

Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc luôn trong trng thái cnh giác cao đ, bo v ch quyn quc gia, an ninh và các li ích phát trin ca Trung Quc, báo này nói. Hoàn cu Thi báo được xut bn bi Nhân dân Nht báo, t báo chính thc ca Đảng cộng sản cm quyn ca Trung Quc.

Hoàn cu Thi báo nói các tàu chiến Nht Bn gn đây đã tiến hành các hot đng Bin Đông, vi mt tàu sân bay trc thăng được phát hin trên v tinh vào ngày 5 tháng 9.

Ngày th Sáu, mt phát ngôn viên quân đi Trung Quc cho biết tàu khu trc John McCain ca M đã đi vào vùng bin xung quanh qun đo Hoàng Sa đang tranh chp Bin Đông mà không có s cho phép ca Trung Quc, đng thi kêu gi M dng "các hành đng khiêu khích như vy".

Theo Reuters

*************************

Nhật Bản tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông

RFI, 10/10/2020

Bộ Quốc Phòng Nhật thông báo Lực Lượng Phòng Vệ Biển đã tham gia đợt tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Ngày 09/10/2020 ba chiến hạm của Nhật gồm một tàu trực thăng vận và một tàu ngầm hiện diện trong khu vực.

biendong4

Hải quân Việt Nam và Nhật Bản trong một cuộc diễn tập trên tàu trực thăng vận JS Izumo (DDH-183) trong vùng Biển Đông, ngày 26/06/2019.  © AP - Emily Wang

Không đi sâu vào chi tiết và không nói rõ hơn về vị trí của những chiếc tàu nói trên, bộ Quốc Phòng Nhật Bản chỉ giải thích mục tiêu cuộc thao diễn lần này nhằm "tăng cường khả năng tác chiến". Tuy nhiên ba tàu chiến của Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản sẽ dừng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam cuối tuần này để tiếp liệu.

Sự hiện diện của tàu Nhật Bản ở Biển Đông khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 10/10/2020 cho rằng "các hoạt động quân sự thường xuyên ở Biển Đông bất lợi cho an ninh và ổn định tại khu vực. Trung Quốc mạnh mẽ chống lại việc này".

Trung Quốc lên án Mỹ đưa tàu khu trục đến Hoàng Sa

Bắc Kinh không chỉ phẫn nộ vì sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại Biển Đông. Hôm 09/10/2020 phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc yêu cầu tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John McCain "rời ngay ngay lập tức" ra khỏi vùng biển chung quanh các đảo có tranh chấp chủ quyền thuộc Hoàng Sa. Bắc Kinh xem đây là "những hành vi khiêu khích ... xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực", và "đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định tại Biển Đông".

Ngoại trưởng Philippines thăm Trung Quốc

Trong bối cảnh các hoạt động quân sự dồn dập tại Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, hôm 09/10/2020 đã lên đường tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến công du ba ngày. Theo chương trình nghị sự ngoại trưởng Philippines đến Trung Quốc thể theo lời mời của đồng nhiệm Vương Nghi. Hai bên tập trung vào "đối thoại đẩy mạnh hợp tác song phương và thúc đẩy trở lại một số những cam kết liên quan đến nhiều lĩnh vực". Cách nay hai tuần, tổng thống Rodrigo Duterte đã thay đổi lập trường về những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu trong khuôn khổ khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo Philippines khẳng định phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye là "một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài mọi thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ".

Thanh Hà

Quay lại trang chủ
Read 668 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)