Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/10/2020

Tàu khảo sát Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam : khiêu khích hay làm áp lực

Tổng hợp

Căng thẳng Biển Đông : Phát hiện tàu khảo sát Trung Quốc ngoài khơi miền Trung Việt Nam

BBC, 16/10/2020

Trung Quốc đã đưa một tàu khảo sát, được hộ tống bởi lực lượng cảnh sát biển, vào vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, theo Benarnews.

tau1

Tàu khảo sát và nghiên cứu Shiyan-1 rời Vịnh Hải Khẩu, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Hai (12/10) và cách tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam 70 hải lý vào thứ Ba (13/10)

Sự việc này được cho là xảy ra vào thời điểm nhạy cảm về mặt ngoại giao.

Thủ tướng mới của Nhật Bản dự kiến có chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới. Tờ Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Nhật Bản đang có kế hoạch bán thiết bị quốc phòng cho Việt Nam - một động thái có khả năng bị Trung Quốc phản đối bởi nước này vốn coi Nhật Bản là đối thủ chiến lược.

Chưa thấy Việt Nam có động thái phản đối chính thức hành động này của Trung Quốc.

Hôm 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng Việt Nam phản đối cái gọi là 'thành phố Tam Sa' mà Trung Quốc áp đặt phi pháp cho các thực thể ở Biển Đông, liên quan tới thông tin khoảng 400 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Trường Sa và Hoàng Sa, theo Tuổi Trẻ.

Hành trình của tàu thăm dò Trung Quốc

Tàu khảo sát và nghiên cứu Shiyan-1 rời Vịnh Hải Khẩu, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Hai (12/10) và cách tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam 70 hải lý vào thứ Ba (13/10), theo dữ liệu được đánh giá bởi Đài Á Châu Tự Do, một tổ chức đối tác của BenarNews.

Tính đến sáng thứ Tư (14/10), tàu Shiyan-1 cách bờ biển tỉnh Bình Định 78 hải lý. Cả hai khu vực này đều nằm dọc theo bờ biển miền Trung của Việt Nam.

Tàu khảo sát Shiyan-1 được vận hành bởi Viện Âm học, một trung tâm nghiên cứu chuyên về âm học dưới nước của Viện Khoa học Trung Quốc, theo cơ sở dữ liệu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế. Tàu này từng bị hải quân Ấn Độ trục xuất khỏi Đông Ấn Độ Dương vào tháng 12/2019 vì nghi ngờ lập bản đồ địa hình đáy đại dương cho mục đích quân sự.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu 2305 hộ tống tàu Shiyan-1 tiến vào vùng biển Việt Nam hôm thứ Hai, nhưng sau đó rời đi theo hướng ngược lại, quay trở lại Hải Nam.

Dữ liệu cũng thấy năm tàu do Cơ quan Giám sát Nguồn lợi Thủy sản của Việt Nam điều hành dường như đang theo dõi cả hai tàu Trung Quốc khi chúng tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

RFA phát hiện tàu Shiyan-1 hôm 16/7 tiến hành một cuộc khảo sát trải dài gần 330 hải lý trên một khu vực rộng lớn của quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo đá và rạn ở nửa phía bắc của Biển Đông mà Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Sau đó nó tiến về khu vực cách Chichijima, một hòn đảo xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản, khoảng 230 hải lý về phía đông nước này, và khảo sát ở đó cho đến ngày 24/8.

Thời điểm nhạy cảm ngoại giao

Hôm thứ Tư, Nhật Bản đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở Biển Đông khi bắt đầu các cuộc hội đàm thường niên giữa Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, người vừa nhậm chức cách đây một tháng, đã gọi điện cho người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai (12/10) để lên kế hoạch cho chuyến thăm Việt Nam tới đây trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy Tokyo đang đẩy mạnh tham gia vào lĩnh vực an ninh ở Đông Nam Á.

"Nhật Bản sẽ làm việc với các quốc gia khác nhau để hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Đó là ý tưởng của chúng tôi", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết trong cuộc họp báo sáng thứ Tư, theo SCMP.

Tuần này, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông với Hải quân Hoa Kỳ. Cuối tuần, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm riêng ở Biển Đông, và sau đó sẽ thực hiện một chuyến thăm cảng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

Trung Quốc đang dõi theo các cuộc điều động tàu ngầm của Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Hai : "Chúng tôi hy vọng rằng quốc gia có liên quan sẽ không làm những điều phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực".

Ông Triệu nói điều trên khi đang công du 5 nước Đông Nam Á trong tuần này gồm Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore, không thăm Việt Nam.

*********************

Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Việt Nam

Trọng Nghĩa, RFI, 15/10/2020

Sau một thời gian yên lặng, Trung Quốc lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc, mang số hiệu 2305.

shiyan1

Tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam.

Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển, ngày 13/10, chiếc tàu đã hiện diện bên trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, tức là sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Chiếc tàu sau đó tiếp tục đi xuống phía nam, và đến sáng ngày 14/10, đã ở ngoài khơi tỉnh Bình Định, cách bờ biển khoảng 78 hải lý. Riêng chiếc Hải Cảnh 2305 thì chuyển hướng, đi ngược về phía Hải Nam.

Điều được hãng tin Mỹ ghi nhận là đã có 5 chiếc tàu kiểm ngư của Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc, trong lúc phía chính quyền Việt Nam chưa thấy có phản ứng chính thức nào về hành vi xâm nhập của tàu Trung Quốc.

Phản ứng nhẹ nhàng của Việt Nam đã đối lập rõ ràng với phản ứng của Ấn Độ vào cuối năm ngoái. Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 12 năm 2019, chính chiêc tàu khảo sát Trung Quốc Shiyan- 1 đã bị phát hiện đang thăm dò đáy biển ở khu vực quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại vùng Ấn Độ Dương. Hải Quân Ấn đã lập tức ra tay đuổi chiếc tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục cho tàu khảo sát được lực lượng hải cảnh và dân quân biển hộ tống tiến vào hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các láng giềng, từ Việt Nam, Malaysia, cho đến Philippines. Nổi côm nhất là vụ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 tung hoành tại khu vực Bãi Tư Chính vào tháng 4/2020, gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Philippines chuẩn bị điều 240 dân quân ra bảo vệ ngư dân ở Biển Đông

Theo tư lênh Hải Quân Philippines ngày 12/10/2020, Manila sẽ cử một lực lượng bao gồm hơn 200 dân quân biển ra Biển Đông để tuần tra và bảo vệ ngư dân nước này.

Lực lượng này sẽ chia thành hai nhóm, một nhóm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, và nhóm còn lại ở vùng bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc khống chế.

Quyết định triển khai dân quân biển đã bị một số chính khách Philippines phản đối. Theo thượng nghị sĩ đối lập Risa Hontiveros thì không nên trang bị vũ khí cho các dân quân được triển khai ra Biển Đông.

Trọng Nghĩa

********************

Tàu kho sát Trung Quc đi vào vùng bin ca Vit Nam

VOA, 15/10/2020

Mt tàu kho sát ca Trung Quc dường như li đi vào bên trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, trang Indo-Pacific News và Benar News dn các d liu hàng hi cho biết.

shiyan2

Tàu kh o sát Shiyan-1 c a Trung Qu c. Photo South China Sea Institute of Oceanology, CAS.

Tàu kho sát và nghiên cu Shiyan-1 đã ri Vnh Hi Khu, thuc tnh Hi Nam ca Trung Quc, hôm 12/10 và di chuyn đến khu vc cách tnh Qung Ngãi ca Vit Nam 70 hi lý hôm 13/10, Indo-Pacific News cho biết trên Twitter hôm 15/10.

Theo trang Benar News, tính đến sáng ngày 14/10, tàu kho sát Trung Quc đã cách b bin tnh Bình Đnh 78 hi lý.

Trang này cho biết c hai khu vc mà tàu Shiyan-1 đi qua đu thuc vùng bin min trung ca Vit Nam, tc bên trong Vùng Đc quyn Kinh tế 200 hi lý ca Vit Nam (EEZ).

Theo trang đnh v tàu thuyn Vessel Finder, tàu Shiyan-1 di chuyn vi tc đ 9,4 hi lý/gi và d kiến s quay v khu vc Nam Hi vào lúc 9 gi sáng ngày 18/10.

Benar News cho biết tàu hi cnh Trung Quc s hiu 2305 đi h tng tàu Shiyan - 1 vào vùng bin Vit Nam hôm 12/10 nhưng sau đó đã ri đi. D liu theo dõi tàu hôm 14/10 cho thy tàu này đang đi ngược li hướng ca tàu kho sát và đi v phía đo Hi Nam.

Các d liu theo dõi tàu bin cũng cho thy 5 tàu ca Lc lượng Kim ngư Vit Nam đang theo dõi tàu hi cnh và tàu kho sát ca Trung Quc trong vùng EEZ ca Vit Nam.

Hin không rõ lý do vì sao tàu Shiyan-1 được điu vào khu vc này, và chưa thy chính ph Trung Quc và Vit Nam lên tiếng v đng thái này.

Tàu Shiyan - 1 thuc Hc vin Khoa hc Trung Quc, theo thông tin ca T chc Bin Quc tế.

Trước đó, vào tháng 6/2020, Tàu Hi dương Đa cht 4 ca Trung Quc cũng tng đi v hướng các vùng bin ca Vit Nam, ngang qua mt căn c quân s mà Trung Quc xây trên Đá Ch Thp ti qun đo Trường Sa, cũng theo Benar News.

shiyan3

Tàu khu tr c USS John S. McCain

Trong din biến liên quan, tàu khu trc ca hi quân Hoa K USS John S. McCain và các tàu ca đơn v Escort Flotilla 2 thuc Lc lượng Phòng v Hàng hi Nht Bn đang phi hp các hot đng din tp trên Bin Đông, theo thông tin trên Twitter ca Tư lnh n Đ Dương - Thái Bình Dương ca Hoa K hôm 15/10.

Tham gia trong đt din tp này, v phía Nht, có tàu h v trc thăng Kaga và tàu h v tên la Ikazuchi, là hai trong ba tàu chiến va kết thúc chuyến thăm cng Cam Ranh ca Vit Nam trước chuyến thăm đến Hà Ni ca tân Th tướng Nht Yoshihide Suga d kiến din ra vào ngày 18/10.

Quay lại trang chủ
Read 580 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)