Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

06/11/2020

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : Đức nhập cuộc, Nhật-Việt hợp tác

Nhiều nguồn tin

Tokyo và Hà Nội quan ngại Bắc Kinh dự kiến cho Hải cảnh "dùng vũ khí" chống tàu nước ngoài

Trọng Thành, RFI, 06/11/2020

Một ngày sau khi Quốc hội Trung Quốc thông báo chuẩn bị ra luật, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp. Hôm qua, 05/11/2020, chính quyền Việt Nam và Nhật Bản đã có phản ứng quan ngại.

nhatviet1

Một tầu tuần duyên của Trung Quốc tiến gần các đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Ảnh minh họa ngày 06/08/2016.  AP

Theo Nikkei Asia Review, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính quyền Nhật "sẽ tiếp tục theo sát các diễn biến liên quan đến lực lượng tuần duyên Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ liên quan sẽ tiếp tục thu thập thông tin về vấn đề này".

Theo báo chí Nhật, luật mới của Bắc Kinh sẽ để ngỏ cho các lực lượng tuần duyên quyền sử dụng vũ khí nhiều hơn so với lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Luật Nhật Bản giới hạn chặt chẽ việc sử dụng vũ khí của tuần duyên, gây nguy hiểm cho tính mạng của người trên tàu nước ngoài. Việc dùng vũ khí chỉ được phép trong một số điều kiện đặc biệt, ví dụ như đương sự đang chuẩn bị một hành động tội ác nguy hiểm.

Luật mới của Trung Quốc về cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp, gây lo ngại không chỉ Nhật Bản, do các tranh chấp tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Khả năng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực tại các khu vực mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng gây lo ngại với Việt Nam. Trả lời câu hỏi của báo giới về dự thảo luật của Trung Quốc, hôm qua, 05/11, trong cuộc họp báo thường kỳ, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Dương Hoài Nam khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".

Báo chí Việt Nam đặc biệt chú ý đến việc Quốc hội Trung Quốc đưa ra dự luật này đúng một ngày sau khi bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo trực tuyến ASEAN - Trung Quốc về "Thúc đẩy hợp tác đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân". Đây mà một hội thảo do Việt Nam đề xuất trong khuôn khổ thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Theo báo chí Việt Nam, dự thảo luật liên quan đến Hải cảnh Trung Quốc đang trong giai đoạn thăm dò, lấy ý kiến của công chúng cho tới ngày 03/12/2020.

Trọng Thành

********************

Đức sẽ triển khai chiến hạm đến tuần tra vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Mai Vân, RFI, 05/11/2020

Trả lời nhật báo Úc Sydney Morning Herald ngày 02/11/2020, nữ bộ trưởng quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã tiết lộ rằng chính quyền Berlin sẽ cho triển khai một hộ tống hạm đến tuần tra tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm tới. Cam kết của Đức được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nước Châu Âu, trong đó có Đức, có thái độ cảnh giác đối với Trung Quốc.

ando1

Khinh hạm lớp Baden-Wurttemberg là một trong những lớp tàu mạnh mẽ nhất của hải quân Đức.

Bộ trưởng Đức còn xác định rằng Berlin có ý định tăng cường hợp tác, cả ở cấp độ song phương lẫn đa phương, với các cường quốc trong khu vực, để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực. Lấy nước Úc làm ví dụ, bà Kramp-Karrenbauer nói đến một dự án đang được đàm phán giữa Berlin và Canberra về việc biệt phái các sĩ quan Đức lên hoạt động trên các tàu của Hải quân Úc.

Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 03/11, tuyên bố của bà bộ trưởng quốc phòng Đức được đưa ra hai tháng sau khi Berlin là thành viên thứ hai của Liên Hiệp Châu Âu công bố chính sách về Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trước nước Đức, vào năm 2018, bộ Ngoại Giao Pháp đã công bố một tài liệu về chiến lược cho vùng này, sau bài phát biểu về chính sách của tổng thống Emmanuel Macron tại Úc vào đầu năm đó. Qua năm 2019, đến lượt bộ quốc phòng Pháp đưa ra một chiến lược an ninh cho khu vực.

Đức hy vọng toàn EU sẽ có chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tài liệu của Đức phản ánh cách tiếp cận toàn chính phủ, nêu bật vai trò của Liên Hiệp Châu Âu. Chính phủ Đức hy vọng rằng "các đề cương về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể được sử dụng làm cơ sở cho một chiến lược của toàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong tương lai".

Phát biểu với báo Sydney Morning Herald, bà Kramp-Karrenbauer nói : "Tôi tin rằng các tranh chấp lãnh thổ, việc vi phạm luật pháp quốc tế và tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc chỉ có thể được tiếp cận một cách đa phương".

Tờ báo cũng dẫn lời bà nói rằng Đức đang "làm việc trong nội bộ khối NATO" để xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực.

Bình luận của Kramp-Karrenbauer được đưa ra trong bối cảnh Châu Âu đang có dấu hiệu rất quan tâm đến vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, không chỉ do lo ngại về an ninh mà còn về sức mạnh kinh tế - địa chính trị và công nghệ của Trung Quốc.

Đúng theo hướng phát triển của cấu trúc an ninh đang hình thành trong khu vực, vượt ra ngoài mô hình "liên minh và đối thoại" truyền thống của Mỹ, các cường quốc Châu Âu đang tiếp cận khu vực theo cách hình thành các mạng lưới. Ví dụ, Pháp không chỉ tăng cường quan hệ song phương với các nước như Ấn Độ và Úc, mà còn tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên.

Về phần mình, đề cương về Ấn Độ - Thái Bình Dương của Đức xem khối Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia là trung tâm và vai trò của EU trong tư cách là một đối tác của ASEAN, mặc dù EU cũng tìm cách tham gia vào các thể chế khác như Diễn Đàn các đảo Thái Bình Dương, Sáng Kiến ​​Vnh Bengal v HpTác KinhTế và Kỹ Thut ĐaNgành (BIMSTEC) và HipHi Vành Đai n Độ Dương - Indian Ocean Rim Association.

Điều thú vị là, để duy trì trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực, chính phủ Đức cũng tìm cách cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cùng với Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Phi, Đức đang tranh cử để trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Đề cương Ấn Độ - Thái Bình Dương hồi tháng 9 của Đức lưu ý rằng nước này sẽ làm việc với Ấn Độ và Nhật Bản để cải tổ Hội Đồng Bảo An.

Đức đang ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc

Mặc dù là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Âu, chính phủ liên minh do bà Angela Merkel đứng đầu ở Berlin gần đây đã áp dụng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc. Tại một cuộc họp gần đây của Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc, được sự ủng hộ của 38 quốc gia khác, Đức đã lên án mạnh mẽ cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt ở Hồng Kông vào mùa hè.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ngoài những lo ngại xung quanh vấn đề an ninh khu vực, vấn đề thiết bị 5G của Trung Quốc (và các tác động đến an ninh quốc gia) cũng như cách cho vay mang tính chất bẫy nợ mà Bắc Kinh dành cho nước khác để xây dựng cơ sở hạ tầng, đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng góp phần làm gia tăng thái độ hoài nghi Trung Quốc trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng đồng thời, bằng cách thận trọng tránh cách đơn độc tiếp cận vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, các cường quốc tầm trung Châu Âu đã chứng tỏ hạn chế về năng lực của họ, khi phải đối mặt với những thách thức an ninh khó khăn trong khu vực, và đã chọn cách lướt qua các khó khăn của nhiệm vụ kềm chế chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc.

Bà Kramp-Karrenbauer, trong cuộc phỏng vấn với báo Úc, đã từ chối bình luận về việc liệu chiến hạm sắp được triển khai của Đức có tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay không. Cho đến nay, chỉ có Hải quân Mỹ làm việc này, mà cũng không thường xuyên lắm. Điều hiển nhiên là một hộ tống hạm đơn độc của Đức, nếu chỉ hoạt động trong khu vực, không thể bắn đi một tín hiệu quân sự mạnh mẽ.

Tuy nhiên theo The Diplomat, riêng việc các cường quốc Châu Âu như Đức - vốn được nhiều người ở Châu Á coi là mềm mỏng với Trung Quốc - đang ngày càng quan ngại về Bắc Kinh, đồng thời cùng quan tâm về Ấn Độ - Thái Bình Dương, đã là một sự thay đổi lớn.

Theo ông Rory Medcalf thuộc Đại học Quốc gia Úc, bài phỏng vấn Kramp-Karrenbauer là một bằng chứng phản bác suy nghĩ của nhiều người vẫn lập luận rằng khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương là "một trò điên rồ lấy Hoa Kỳ làm trung tâm".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 05/11/2020

*********************

Vit Nam ‘khng đnh ch quyn’ trước tin Trung Quốc cho cnh sát bin dùng vũ khí

VOA, 05/11/2020

Trước thông tin Trung Quc đang xem xét d lut cho phép cnh sát bin ca h s dng vũ khí trong vùng lãnh hi nước này kim soát, B Ngoi giao Vit Nam lp li tuyên b khng đnh ch quyn đi vi Hoàng Sa và Trường Sa.

ando2

Mt tàu cá ca ngư dân Vit Nam b tàu Trung Quc đâm chìm khu vc qun đo Hoàng Sa vào năm 2014.

"Như đã nhiu ln khng đnh, Vit Nam có đy đ bng chng lch s đ khng đnh ch quyn ca mình đi vi hai qun đo Trường Sa và Hoàng Sa. Vit Nam luôn ng h gii quyết các tranh chp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ s lut pháp quc tế, trong đó có Công ước Liên hp quc v Lut Bin năm 1982", Phó phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Dương Hoài Nam nói ti cuc hp báo ngày 5/11.

Mt ngày trước đó, truyn thông Nht Bn cho hay nếu mt d lut va được công b ca cơ quan Quc hi Trung Quc được thông qua, Bc Kinh s cho phép cnh sát bin s dng vũ khí đi vi các tàu nước ngoài có các hot đng b cho là "bt hp pháp" và "không tuân lnh" trong vùng lãnh hi mà Trung Quc kim soát.

Do có tranh chp ch quyn vi Trung Quc trên qun đo Senkaku, mà Trung Quc gi là Điếu Ngư, chính ph Nht Bn cho biết đang theo dõi cht ch các din biến liên quan đến cnh sát bin Trung Quc, và s đáp tr các đng thái ca Trung Quc mt cách bình tĩnh và kiên quyết.

Gia bi cnh đang din ra đi dch trên toàn cu, nhiu quc gia đưa ra cnh báo v nhng đng thái ngày càng ln ti ca Bc Kinh trong vic khng đnh yêu sách ch quyn ca h trong nhng khu vc tranh chp, bao gm c Bin Đông.

Hi tháng 4, mt tàu cá vi 8 ngư dân Vit Nam đã b tàu hi cnh Trung Quc đâm chìm trong khu vc đo Phú Lâm, thuc qun đo Hoàng Sa, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn song trên thc tế do Trung Quc qun lý. V vic khiến nhiu quc gia, trong đó có Hoa K, lên tiếng ch trích Bc Kinh v hành đng bt nt này.

Tuy nhiên, Bc Kinh vn tiếp tc gây ra nhng v "tai nn" tương t đi vi ngư dân Vit Nam hot đng trong vùng bin tranh chp.

Hôm 4/11, B Ngoi giao Vit Nam, trong tư cách quc gia Ch tch luân phiên ASEAN năm 2020, t chc mt hi tho trc tuyến gia khi 10 quc gia Đông Nam Á vi Trung Quc v ni dung i x công bng và nhân đo vi ngư dân" và thúc đy đưa vn đ tr thành "lĩnh vc hp tác ưu tiên" gia hai phía.

"Đây là hướng mà chúng tôi mun chuyn thông đip đến các nước trong khu vc, trong khi ASEAN, tìm cách bo h quyn và li ích chính đáng ca các ngư dân Vit Nam và các nước hot đng đánh cá trong vùng bin thuc ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca quc gia mình", báo Người Lao Đng dn li Phó phát ngôn viên Dương Hoài Nam nói thêm trong cuc hp báo.

Nguồn : VOA, 05/11/2020

********************

Trung Quốc cho phép hải cảnh sử dụng vũ khí

RFA, 05/11/2020

Hôm 4/11/2020, Trung Quốc công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Hoa Lục. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ Đài truyền hình NHK của Nhật Bản.

ando3

Tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần hoạt động ở Biển Đông - Reuters

Cụ thể, theo dự thảo đưa ra lực lượng bảo vệ bờ biển được phép sử dụng vũ khí để xua đuổi tàu thuyền nước ngoài bị cho xâm phạm lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn thủy thủ đoàn cũng như được phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân theo mệnh lệnh trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh các tàu tuần tra của Trung Quốc tiếp tục đi vào lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku và đuổi các tàu đánh cá Nhật Bản đang hoạt động trong vùng biển này.

Phản ứng về việc này, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 5 tháng 11, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội, ông Dương Hoài Nam, lại tái khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Cảnh sát biển Trung Quốc những năm gần đây đã được hợp nhất vào lực lượng cảnh sát vũ trang và đội tàu tuần duyên đã được nâng cấp với các tàu lớn hơn.

Nguồn : RFA, 05/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Thành, Mai Vân, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 737 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)