Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

29/04/2017

Bắc Kinh muốn khống chế ASEAN cho tham vọng Biển Đông

Tổng hợp

ASEAN : Tuyên Bố Chung ra muộn và tránh chỉ trích Bắc Kinh về Biển Đông (RFI, 30/04/2017)

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đã kết thúc ngày 29/04/2017. Bản Tuyên Bố Chung của hội nghị thường được công bố ngay sau khi thượng đỉnh bế mạc, nhưng phải chờ đến sáng nay, 30/04, văn kiện chính thức mới được công bố trên trang web của hội nghị. Nội dung liên quan đến Biển Đông rất nhẹ nhàng đối với Trung Quốc : Từ ngữ nói về hành động của Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông hoàn toàn biến mất.

asean1

Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017. REUTERS/Erik De Castro

Theo ghi nhận của kênh truyền thông Philippines ABS-CBN, việc công bố muộn màng bản Tuyên Bố Chung là một sự kiện khác thường vì "lần đầu tiên trong lịch sử của mình, thượng đỉnh ASEAN đã bế mạc mà không có bản tuyên bố chung được công bố trong cùng một ngày".

Báo Singapore The Straits Times cũng nêu lên việc mọi người đều chờ đợi tổng thống Philippines Duterte, trong tư cách chủ tịch ASEAN, sẽ đọc bản tuyên bố chung tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Tuy nhiên, ông đã loan báo văn kiện này sẽ được đưa sau lên website của ASEAN và gửi tới các phóng viên bằng thư điện tử.

Về vấn đề Biển Đông, Tuyên Bố Chung của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 ngắn gọn khác thường : Gộp lại trong vỏn vẹn 2 điều và bao gồm 265 từ, trong lúc bản tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2016 ở Lào có đến 8 điều và 439 từ.

Trên bình diện nội dung, phần nói về Biển Đông chỉ lập lại những điểm thường thấy như "tái khẳng định" tầm quan trọng của quyền tự do hàng không và hàng hải, của việc xây dựng lòng tin lẫn nhau, tự kiềm chế để tránh làm cho tình hình phức tạp thêm, không sử dụng võ lực hay đe dọa dùng võ lực để giải quyết tranh chấp.

Không còn "quan ngại sâu sắc" về hoạt động "cải tạo đất" và quân sự hóa"

Tuy nhiên, điểm được giới quan sát chú ý nhất là việc Tuyên Bố Chung của thượng đỉnh ASEAN lần này tại Manila như không còn lo ngại về tình hình Biển Đông nữa, và đã xóa bỏ toàn bộ các nhóm từ gợi đến các hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang tiến hành tại vùng Biển Đông. Thay vào đó là từ ngữ rất chung chung và mơ hồ "những diễn biến gần đây".

Thay đổi lộ rõ khi so sánh văn kiện ở thượng đỉnh ASEAN thứ 30 tại Philippines với Tuyên Bố Chung của hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 28-29 tại Lào vào tháng 09/2016. Tuyên bố chung của ASEAN tại Lào đã nói rõ trong điều thứ 121 mở đầu phần Biển Đông là các lãnh đạo ASEAN "tiếp tục quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây và đang diễn ra, đồng thời ghi nhận quan ngại của một số Bộ trưởng về việc cải tạo đất và sự gia tăng các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực".

Trong điều 120 của bản tuyên bố chung Manila mở đầu phần Biển Đông, câu nói về thái độ quan ngại sâu sắc chung của khối Đông Nam Á biến mất hoàn toàn, và chỉ còn một số nước ASEAN quan ngại mà thôi, điều được thấy trong câu ngắn gọn : "Chúng tôi ghi nhận những quan ngại của một số lãnh đạo về các diễn biến gần đây trong khu vực".

Nhóm từ đề cập cụ thể đến hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc như vậy đã biến mất, cũng như từ ngữ liên quan đến việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Trong Tuyên bố chung tại Lào, các lãnh đạo ASEAN đã nói trong điều 124 : "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kiềm chế trong mọi hoạt động, trong đó có việc cải tạo đất, có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông". Câu này với hai nhóm từ "quân sự hóa và cải tạo đất" không được ghi lại trong văn kiện vừa công bố.

Điểm đáng nói là các từ ngữ này không có trong dự thảo ban đầu của Philippines, nhưng đã được tái lập trong dự thảo cuối cùng ngày 29/04, mà các hãng tin AP của Mỹ, AFP của Pháp và Reuters của Anh đọc được. Theo các nguồn tin này, có 4 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam, theo nguồn của AFP) đã yêu cầu như trên. Tuy nhiên, việc các từ ngữ trên không có trong bản Tuyên Bố Chung cho thấy là trong vòng đàm phán tối hậu, phe chủ trương không phê phán Trung Quốc đã áp đặt được quan điểm của mình.

Trọng Nghĩa

********************

Trung Quốc gây áp lực cho ASEAN ? (VOA, 30/04/2017)

Lãnh đạo ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 29/4 bế mc phiên hp thượng đnh, nhưng không đưa ra ch du nào v vic đ cp ti hành đng khng đnh ch quyn ca Trung Quc Bin Đông.

asean1

Các quan chức ASEAN tham d cuc hp thượng đnh Manila. Th tướng Việt Nam đứng th tư, t trái sang.

Theo Reuters, sáu giờ sau khi hi ngh thượng đnh ASEAN chính thức kết thúc Manila, không có tuyên b chung nào được đưa ra, và không rõ liu có mt s đng thun nào v vic đưa vào bn tuyên b chuyn Trung Quc quân s hóa và xây đo Bin Đông.

Các quốc gia ASEAN thường tránh nói ti Trung Quc trong khi đề cp ti Bin Đông, vn đ mà Bc Kinh coi là rt nhy cm, theo Reuters.

asean2

Các quốc gia ASEAN thường tránh nói ti Trung Quc trong khi đ cp ti Bin Đông.

Một phát ngôn viên ca B Ngoi giao Philippines nói rng mt tuyên bố chung s được công b trong ngày 29/4.

Trước đó, hai ngun tin ngoi giao ca ASEAN nói vi Reuters rng các đi din đi s quán Trung Quc Manila đã tìm cách tác đng ti vic son ni dung ca thông cáo chung.

Các nguồn tin này cho biết rng quan chức Trung Quc đã vn đng Philippines không đưa chuyn Bc Kinh xây đo nhân to và quân s hóa Bin Đông vào tuyên b ca ASEAN.

**************************

ASEAN ra tuyên bố chung nêu việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFI, 29/04/2017)

asean3

Ảnh chụp các lãnh đạo ASEAN dự hội nghị thượng đỉnh tại Manila (Philippines) ngày 29/04/2017. REUTERS/Mark Crisanto/Pool

Hôm 29/04/2017, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.

Tuy nhiên, cũng như tại thượng đỉnh năm ngoái ở Lào, các lãnh đạo ASEAN không nêu đích danh Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của khối này. Bản tuyên bố cũng không nói đến việc Bắc Kinh bị thua trước Tòa Trọng tài Thường trực. Xử đơn kiện của Philippines, tòa này đã ra phán quyết đầu tháng 7 năm ngoái cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Hồ sơ Biển Đông quả là đã được thảo luận sôi nổi trong hậu trường hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila. So sánh khác biệt về cách nói về Biển Đông giữa bản dự thảo ban đầu về tuyên bố chung đúc kết hội nghị với bản cuối cùng vào hôm nay, 29/04/2017, thì thấy ngay điều đó.

Trong bản dự thảo đầu tiên được chủ tịch hội nghị là Philippines đưa ra thảo luận, đã có hai vấn đề bị bỏ qua : Việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông và phán quyết tháng Bẩy năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Tuy nhiên, ngay từ trưa nay, trong một bản dự thảo mới mà các hãng thông tấn ngoại quốc đọc được, vấn đề quân sự hóa các đảo nhân tạo đã được ghi nhận trở lại, dù theo thông lệ, Trung Quốc không hề bị nêu đích danh.

Theo hãng tin Anh Reuters, hai nguồn tin ngoại giao ASEAN đã tiết lộ rằng có bốn quốc gia thành viên ASEAN không đồng ý với việc xóa bỏ các từ ngữ "cải tạo đất và quân sự hóa", đã có trong bản tuyên bố chung hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào năm ngoái..

Hãng Reuters đã dẫn hai nguồn tin ngoại giao ASEAN cho biết là trong những ngày qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã tăng cường vận động các quan chức Philippines để tìm cách thay đổi nội dung của bản tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Một nguồn tin xác nhận rằng phía Philippines đã bị phía Trung Quốc áp lực rất dữ dội.

Theo hãng tin Anh, Bắc Kinh không muốn thấy bất cứ điều gì mà họ cho là nói đến việc Trung Quốc mở rộng bảy hòn đảo nhân tạo mà họ chiếm giữa tại quần đảo Trường Sa, và xây dựng trên đó nào là phi đạo, nhà chứa máy bay, đài radar, bệ phóng tên lửa… Trung Quốc cũng không muốn thấy nhóm từ "các tiến trình ngoại giao và pháp lý", gợi đến phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye mà Bắc Kinh phủ nhận.

Nhưng một số nước ASEAN đã không chịu khuất phục. Theo hãng tin Pháp AFP, giới ngoại giao tại Manila khẳng định rằng trong các cuộc họp, các nước này đã cố tìm cách làm cho bản tuyên bố cứng rắn hơn đối với các hành động của Bắc Kinh, dẫn đến việc đưa một số từ ngữ trở lại vào văn kiện.

Một nhà ngoại giao đã tiết lộ với AFP rằng chính Việt Nam đã yêu cầu đưa trở lại nhóm từ liên quan đến hành động quân sự hóa và cải tạo đất vào trong dự thảo tuyên bố chung.

Một nhà ngoại giao khác đã nói với AFP rằng : "Không thể cho rằng ASEAN đã hoàn toàn đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc".

Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh Manila, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã không đả động gì đến Biển Đông, mà chỉ nói đến Hồi giáo cực đoan, cướp biển, chống ma túy và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Đặc biệt ông kêu gọi các lãnh đạo ASEAN hợp lực chống ma túy để tiêu diệt tệ nạn này "trước khi nó tiêu diệt xã hội chúng ta". Chiến dịch bài trừ ma túy do ông Duterte phát động bị quốc tế phản đối, do đã có hàng ngàn người bị sát hại trong thời gian qua.

Trước cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, trả lời hãng tin Reuters, tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh cho rằng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cần phải mang tính ràng buộc pháp lý để ngăn chận "những hành động đơn phương"). ASEAN và Trung Quốc hy vọng là trong năm nay sẽ đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc nói trên. Nhưng theo Reuters, một số nhà ngoại giao ASEAN tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Bắc Kinh trên vấn đề này.

RFI tiếng Việt 

Quay lại trang chủ
Read 823 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)