Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

25/01/2021

Ấn Độ và Trung Quốc lại xung đột ở vùng biên giới

Tổng hợp

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có 'đụng độ biên giới mới'

BBC, 25/01/2021

Truyền thông Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ một lần nữa ở khu vực biên giới, với hai bên cùng bị thương.

biengioi1

Khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ ở phía bắc Sikkim

Vụ việc diễn ra ở bắc Sikkim hôm thứ Tư tuần trước. Quân đội Ấn Độ cho biết có một sự cố "nhỏ" đã được "giải quyết".

Căng thẳng dâng cao dọc theo biên giới tranh chấp dài nhất thế giới. Cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền với những vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở khu vực Ladakh vào tháng 6 năm ngoái.

Điều gì xảy ra trong sự cố mới nhất ?

Đụng độ xảy ra tại đèo Nathu La ở phía bắc Sikkim, các phương tiện truyền thông cho biết. Vùng Sikkim nằm giữa Bhutan và Nepal, khoảng 2.500 km về phía đông của khu vực Ladakh.

Một đội tuần tra của Trung Quốc đã tìm cách đi vào lãnh thổ Ấn Độ và bị buộc phải quay lại, các quan chức nói.

Một tuyên bố của quân đội Ấn Độ đã làm nhẹ vụ việc, nói rằng "đã có một cuộc đối đầu nhỏ tại khu vực Nathu La, Bắc Sikkim vào ngày 20 tháng 1 năm 2021 và điều tương tự đã được giải quyết bởi các chỉ huy địa phương theo các giao thức đã thiết lập".

---------------------

Điểm nóng và hội thoại

Phân tích của Vikas Pandey, BBC News, Delhi

Các báo cáo mới nhất về các cuộc giao tranh cho thấy căng thẳng hai bên vẫn đang ở mức cao. Tuyên bố của quân đội Ấn Độ cho thấy cả hai quốc gia vẫn quan tâm đến việc giữ cho con đường đối thoại mở và không muốn các cuộc giao tranh làm chệch hướng tiến trình.

Họ đã có một số cuộc đàm phán cấp quân sự để xoa dịu căng thẳng nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể nào.

Và quân lính vẫn đang đối mặt với nhau tại một số điểm nóng dọc theo biên giới đang tranh chấp của họ.

Một số cựu sĩ quan Ấn Độ nói rằng không thể tránh khỏi những cuộc giao tranh như vậy khi tình hình đang bất ổn. Nhưng họ đồng ý rằng các cuộc đàm phán cần tiếp tục vì cả hai quốc gia sẽ không muốn xảy ra chiến tranh - thậm chí không phải là một cuộc chiến ngắn hạn.

Tại sao có những tranh chấp biên giới ?

Rất nhiều phần của đường biên giới dài 3.440 km không được xác định rõ. Sông, hồ và các mỏm tuyết có nghĩa là phòng tuyến có thể thay đổi, khiến binh lính đối mặt với nhau ở nhiều điểm, đôi khi dẫn đến đối đầu.

Đụng độ gây nhiều chết chóc nhất là ở Thung lũng Galwan ở Ladakh vào tháng 6 năm ngoái. Trung Quốc cũng được báo cáo về thương vong nhưng không đưa ra bình luận.

Kể từ cuộc giao tranh tay đôi chết người, hai bên đã tổ chức các cuộc đàm phán giảm leo thang - cuộc đàm phán mới nhất giữa các chỉ huy quân đội vào Chủ nhật.

Cả hai nước đều có rất nhiều thứ để mất, nếu có chiến tranh, với Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.

Các mối quan hệ đã trở nên tồi tệ trong bối cảnh biên giới đối đầu. Cả hai đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo một số khu vực biên giới.

Hai nước chỉ mới có một cuộc chiến, vào năm 1962, khi Ấn Độ chịu thất bại nặng nề.

**********************

n Đ cho biết quân đi ‘đi đu nh’ vi Trung Quc khu vc biên gii Sikkim

VOA, 25/01/2021

biengioi2

Khu vc biên gii Sikkim gia n Đ và Trung Quc.

Quân đi n Đ và Trung Quc đã tham gia vào mt cuc i đu nh" vào tun trước ti mt đon biên gii tranh chp ca h phía đông dãy Himalayas, Reuters dn ngun tin t quân đi n Đ cho biết hôm 25/1, nhn mnh tình hình ti t biên gii. Trong khi đó Trung Quc cho biết hai bên phi kim chế trước các hành đng leo thang.

Quân đi n Đ cho biết trong mt tuyên b : "Xác nhn rõ rng đã có mt cuc đi đu nh ti khu vc Nakula, Bc Sikkim vào ngày 20/1/2021". Tuy nhiên, Quân đi n Đ không đưa ra chi tiết.

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Triu Lp Kiên (Zhao Lijian) cho biết ông không có bt c điu gì đ cung cp v v vic này nhưng kêu gi n Đ thc hin kim chế.

"Tôi mun nhn mnh mc dù quân đi biên phòng ca Trung Quc cam kết duy trì hòa bình và yên tĩnh dc theo biên gii vi n Đ. Chúng tôi kêu gi phía n Đ làm vic theo hướng ging như chúng tôi và kim chế các hành đng có th leo thang hoc làm phc tp thêm tình hình dc biên gii",ông nói trong mt cuc hp báo thường kỳ.

Báo chí n Đ cho biết cuc đng đ mi nht Sikkim đã khiến c hai bên b thương. Quân đi n Đ không đưa ra bình lun nào nhưng khuyến cáo thn trng v các ngun tin như vy.

Hôm 24/1, các ch huy quân s ca n Đ và Trung Quc đã t chc các cuc đàm phán kéo dài vài gi đ c gng tìm cách thoát khi bế tc. Mt s vòng đàm phán đã được t chc trong vài tháng qua đ rút quân đi mt vi nhau trên nhng ngn núi khc nghit trong nhit đ băng giá.

Tng biên tp t Thi báo Hoàn cu trc thuc nhà nước ca Trung Quc bác b các ngun tin ca truyn thông n Đ v mt cuc đng đ, cho rng đó là thông tin sai.

Tng biên tp Hu Xijin viết trên Twitter : "Đây là tin gi. Da trên nhng gì tôi biết được, không có d liu nào v cuc đng đ này trong nht ký tun tra ca phía Trung Quc".

***********************

Lại xảy ra đụng độ ở biên giới trên bộ Ấn - Trung

Thanh Hà, RFI, 25/01/2021

Theo một nguồn tin quân đội Ấn Độ được AFP ngày 25/01/2021 trích dẫn, xung đột giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại đường biên giới chung đã xảy ra vào tuần trước. New Delhi giảm thiểu tầm mức quan trọng của vụ việc.

biengioi3

Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ buộc lại hàng rào biên giới giữa hai nước tại Nathula Pass, Sikkim, Ấn Độ. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/07/2006. AP - Gurinder Osan

Nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, sự cố xảy ra hôm 20/01/2021 trên đèo Naku La, thuộc bang Sikkim, miền đông bắc Ấn Độ. Toán tuần tra Trung Quốc toan tràn sang lãnh thổ của Ấn Độ và nhóm này đã bị lực lượng quân sự Ấn Độ chận lại. Đèo Naku La nối liền bang Sikkim của Ấn Độ với vùng Tây Tạng đã bị Trung Quốc thôn tính.

Trong một thông cáo ngắn gọn, quân đội Ấn Độ xem đây là một vụ "đụng độ nhỏ" và sự cố đã được đôi bên "giải quyết trong khuôn khổ những quy trình đã có". Bốn quân nhân Ấn Độ bị thương và theo tin từ New Delhi thì phía quân đội Trung Quốc cũng bị thiệt hại.

Tin liên quan đến vụ xung đột mới tại đường biên giới trên bộ Ấn - Trung được công bố một ngày trước lễ Quốc Khánh Ấn Độ. Ngày 26/01/2021 sẽ là dịp để New Delhi tổ chức diễu binh rầm rộ và phô trương các trang thiết bị quân sự tối tân. Trước mắt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết "không có thông tin nào về sự cố nói trên".

Tháng 5/2020, giao tranh giữa các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra tại khu vực Sikkim và sự cố này đã khơi dậy tranh chấp giữa hai cường quốc đông dân nhất địa cầu.

Thanh Hà

********************

Trung Quốc âm thầm xây tường rào ở biên giới Việt Nam và Miến Điện

Minh Anh, RFI, 25/01/2021

Truyền thông Trung Quốc giải thích, xây tường biên giới với Việt Nam và Miến Điện để ngăn chận nạn buôn lậu và đà lây nhiễm Covid-19. Theo giới quan sát, Bắc Kinh cho xây tường còn vì những mục đích khác.

biengioi3

Cửa khẩu Tân Thanh, biên giới Việt-Trung, Lạng Sơn, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 01/04/2013 © RFI tiếng Việt

Theo Tân Hoa Xã được báo mạng Úc ABC ngày 24/01/2021 trích dẫn, dự án 29 triệu đô la, để xây bức tường cao 4,5 mét có rào kẽm gai và dài đến 12 km, dọc theo sông Ka Long (hay còn gọi là Bắc Luân), ranh giới tự nhiên với Việt Nam, đã được tiến hành từ năm 2012-2017.

Bức tường rào được lập dọc theo biên giới với Miến Điện dài đến 659 km trên tổng số 2.000 km đường biên giới chung cũng vừa được hoàn thành hồi tháng 12/2020, ngăn cách tỉnh Vân Nam và bang Shan phía bắc Miến Điện, theo như nguồn tin từ RFA và The Irrawaddy của Miến Điện.

Truyền thông Trung Quốc giải thích rằng việc xây dựng các bức tường trên là nhằm ngăn chận dịch bệnh Covid-19 và kiểm soát nạn buôn lậu ma túy, hàng hóa và buôn người, dai dẳng từ nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đó không phải là những nguyên nhân chính. Việc xây tường cho thấy những lo lắng của Bắc Kinh về kinh tế ngày càng tăng, lao động di cư Trung Quốc chuyển đến Việt Nam ngày càng nhiều. Theo tờ VnExpress, những năm gần đây, hàng chục ngàn lao động có tay nghề cao đã chuyển sang Việt Nam cùng với hiện tượng di dời nhà xưởng, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung.

Giáo sư Carl Thayer, trường UNSW tại Canberra, còn đưa ra một phân tích khá : Bắc Kinh xây tường biên giới còn nhằm ngăn chận những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện từ lâu được xem như là "ngả đào thoát cho người Duy Ngô Nhĩ và những người khác muốn xin đi tị nạn ở phương Tây". Đây cũng là con đường đào thoát tị nạn cho người Bắc Triều Tiên.

Hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Miến Điện và Trung Quốc chưa có bình luận gì khi ABC đặt câu hỏi.

Minh Anh

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt, Thanh Hà, Minh Anh
Read 435 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)