Theo giới phân tích, việccáctàu hải quân của Nga và củacác nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đangtiến hành diễn tậpchung lần đầu tiên cho thấy ý định đẩy mạnh hợp táccủa Moskva với khu vực này. Tuy nhiên không có dấu hiệu cho thấy có thay đổi lớn trong chiến lược địa chính trị của Nga.
Tàu khu trục Admiral Panteleyev của Nga ở ngoài khơi vùng biển Belawan trong đợt diễn tập chung bắt đầu từ ngày 1/12/2021 giữa Hải quân Indonesia, Hải quân Nga và sáu thành viên khác của ASEAN - Ảnh : AFP/ Chỉ huy hạm đội Indonesia Koarmada I
Cuộc diễn tập đầu tiên có tên gọiARNEX-21 bắt đầu hômthứ Tư(1/12)tại vùng biển ngoài khơiphía Bắc tỉnh Sumatra của Indonesiavà dự kiếnsẽ kéo dài ba ngày với sự tham gia của hải quânbảynước ASEAN trong đó có Myanmar.ÔngJulius Widjodjono, Đô đốc thứ nhất đồng thời là người phát ngôn Lực lượng Hải quân Indonesia, trong một tuyên bố mới đây cho biếtchủ đề của cuộcdiễn tập nàylà "Hành động chung để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh tế hàng hảivà hàng hải dân sự".
"Cuộc diễn tậpchung ARNEX năm 2021 là nhằm mục tiêuduy trì mối quan hệ hữu nghị giữa Indonesia, các nước ASEAN và Nga đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của quânnhân hảiquân củacác nước tham gia" - ông Julius nóitrong tuyên bốvà cho biết thêm rằng cuộc diễn tập "tập trung vào hợp tác an ninh hang hải,hợp tác chiến thuật giữa các thành tố của tàu tác chiến trên mặt nướcvà máy bay".
Nga đã cử chiến hạm AdmiralPanteleyev-một trong những tàu khu trục lớp Udaloy được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương của nước này -và một máy bay trực thăng Ka-27 tham gia cuộcdiễn tập.Cả hai đều có khả năng chống tàu ngầm.
"Bằng cách tổ chức cuộcdiễn tậphải quân lần đầu tiên với ASEAN, Nga chứng tỏ rằng họ có liênquan tới vấn đề địa chính trị của Đông Nam Á" –ông Artyom Lukin, Phó Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại họcTổng hợpLiên bang Viễn Đôngcủa Nga ở Vladivostoknhận định. Vladivostok cũng là đại bản doanh củaHạm đội Thái Bình Dươngcủa Nga.
"Nói như vậy nhưng với việc Nga chỉ cử một tàu chiến tham gia thì cuộc diễn tậpchủ yếuchỉmang tính biểu tượng. Khả năng triển khai lực lượng của Nga ở Đông Nam Á khá hạn chế và không thể so sánh với Trung Quốc, Mỹ hay thậm chí là NhậtBản" – ôngLukin nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).
Tàu khu trục Admiral Panteleyev của Nga ở ngoài khơi vùng biển Belawan trong đợt diễn tập chung bắt đầu từ ngày 1/12/2021 giữa Hải quân Indonesia, Hải quân Nga và sáu thành viên khác của ASEAN. Ảnh : AFP/Chỉ huy hạm đội Indonesia Koarmada I
Tăng cường bán vũ khí
"Các cuộc diễn tậpquân sự là một cách để các nước thể hiện tình hữu nghị,phát triển và cải thiện khả năng tương tác. Tuy nhiên, tôikhôngcho rằng động thái này [của Nga]là mộtbước chuyển địa chiến lược lớn" – bà Olga Oliker, Giám đốc chương trình Châu Âu và Trung Á tạitổ chứcInternational Crisis Groupnhìn nhận.
"Nó phản ánh sự quan tâm và thamgia hợp táccủa Nga đối vớikhu vựcnàynhưng điều đó không thực sự mới :Nga đã từngnhấn mạnh đếnviệchướngtớiChâu Á trong chính sách đối ngoại của mình và cũng đã phát triển quan hệ với một số quốc gia Đông Nam Á" – bà nói tiếp.
ASEAN và Nga kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại trong năm nay và tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-ASEAN diễn ra vào cuối tháng 10vừa qua,Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng "tăng cường quan hệ với ASEAN và các quốc gia thành viên đã luôn là và vẫnlà một trong những ưu tiên trongchính sách đối ngoại của Nga".
Tuy nhiên, giới quan sát chorằng những tuyên bố như vậy hầu như năm nào cũng được đưa ranhưngchưa được cụ thể hóa bằngcác dự án hợp tác quan trọng.
"Những mối quan hệ này (giữa Nga và các nước ASEAN) có xu hướng bị lu mờ bởi mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc" – bà Oliker nói và thêm rằng "nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy có một số hoạt động hợp tác tốt, trong đó có việc bánkhá nhiều vũ khí".
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhấtcho khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2000 đến năm 2019, Nga đã bán các thiết bị quốc phòng trị giá 10,7 tỷ đô-la cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Malaysia. HoaKỳ, nhà cung cấp lớn thứ hai đã bán 7,9 tỷ đô lavũ khí cho các nước trong khu vực và Trung Quốc bán được 2,6 tỷ đô-latrongcùng khoảng thời gian này.
Nga đã và đang bán xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác chocác nước trongkhu vực.Theo thông tin được tiết lộ cách đây một năm, một liên doanhgiữa Nga và Ấn Độcó kế hoạch xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho Philippines và một sốquốc gia Đông Nam Á khác.
Ông Andrew Korybko, một nhà phân tích chính trị người Mỹ hiện đang làm việc tại Nga cho rằng các cuộc diễn tập hảiquângiữaNgavà ASEAN cũng như giữa Nga với các đối tác riêng lẻ trong ASEAN có thể xem là những ví dụ vềhoạt động "ngoại giao quân sự" của Nga. Theo đó, nước này đã sử dụng các phương tiện quân sự để đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế và chiến lược.
"Trong bối cảnh cụ thể này, Nga hy vọng rằng các cuộc diễn tậpchung có thể giúp quảng bá khí tài hải quân và các khí tài khác mà nước này trông đợi sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang ASEAN trong bối cảnh khu vực nàytiếp tục quân sự hóa trướcsự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữaTrung Quốc-Hoa Kỳ và các tranh chấp Biển Đông vẫn chưa được giải quyết" - ông Korybko nói.
"Điều đó sẽ giúp Ngacó thêmlòng tin trong khu vực, có khả năng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng quân sự khác và cũng là mộtcách để tìm hiểu khả năng cải thiện một cách toàn diệncác mối quan hệ song phương" – nhà phân tích này nhận định và nói thêm rằngBắc Kinh dường như chấp nhận thực tế nàyvì nước nàycó thểmuốncác quốc gia trong khu vực mua vũ khí của Nga hơn là của Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (bên trái) tham dự lễ đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ vô danh ở Mát-xcơ- va hôm thứ Tư, ngày 1/12/2021. Ảnh AP
Khi trâu bò đánh nhau...
Theo Phó Giáo sưLukin từ Đại học Tổng hợpLiên bang Viễn Đông, trongbối cảnh ganh đua giữaHoa Kỳ và Trung Quốc ởkhu vựcẤn ĐộDương- Thái Bình Dương, các nước ASEAN quan tâm tới việc có được một cường quốc thứ ba có tính ổn định.
"Các nước ASEAN quan tâm đến việcthu hút sự tham gia củaNga vì từ lâu ASEAN đã có chiến lược khuyến khích các cường quốc bên ngoài trở thànhcácbên liên quan trong an ninh của khu vực" – ông nói.
"Một chiến lược như vậy cho phép ASEAN đa phương hóavấn đề địa chính trị của Đông Nam Á và bảo vệ họtrước các mối đe dọa tiềm tàng đến từ nhữngquốc gia có thểtrở thành bá chủ".
Lốisuy nghĩ này thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của một số nước thành viên ASEAN, ví dụnhư Việt Nam đã có những ứng xửthận trọng, mang tính cân bằng từ khá nhiều năm nay.
Nga là đồng minh truyền thống của Việt Nam và là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của nước này bên cạnhTrung Quốc và Ấn Độ. Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa có chuyến thăm cấp nhà nước tới Moskvavà trong cuộcgặp Tổng thống Putintại đây,hai bên tái khẳng định "mối quan hệ mang tính lịch sử" giữa hai nước.
"Chúng tôi không muốn bị coi là đứng về phía bấtkỳ cường quốc nào" -một nhà phân tích quốc phòng ở Hà Nộinói. Ôngkhôngmuốn tiết lộ danh tính vì có liên quanvới mộttổ chức của chính phủ Việt Nam và không được phép nói chuyện với truyền thông nước ngoài.
"Ngạn ngữViệt Nam có câu : Trâubò đánh nhau ruồi muỗi chết" – ông này nói thêm.
Việt Namcử chiến hạmLý Thái Tổ (HQ-012)-một trong những tàu hộ vệ lớpGepard mà nước nàymua củaNga đểtham gia diễn tậpARNEX-21. Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Brunei, mỗi nước cũngcửmột tàu chiến thamgia.
Theo tuyên bốcủanước chủ nhà Indonesia, cuộcdiễn tậpbao gồm hoạt độngdiễn tậpgiám sát biển, ngăn chặn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạncùng một số diễn tập phi tác chiến và diễn tập thông tin liên lạc.
Giai đoạn diễn tậptrên biển sẽ được thực hiện ở vùng biển Belawan kéo dài đến vùngSabang ở mũi phía bắc củatỉnhSumatra.
"ARNEX có vẻ tập trung hơn vào vấn đềan ninh hàng hải hơn là các cuộc tập trận quân sự hải quân mà Nga đã tiến hành với Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc trong năm nay" – ôngMason Clark, nhà phân tích hàng đầu về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho biết.
"Đây là điều được trông đợi vì ASEAN ít tập trung vào vấn đềquân sự hơn".
"Mặc dù các cuộc tập trận này nhằm giatăngkhả năng triển khai lực lượng của Nga và tạo tiền đềcho các thỏa thuận song phương sau này với các quốc gia riêng lẻnhưngchúng có khả năng hỗ trợlẫn nhau trong bối cảnh Nga đang có những nỗ lựcphát triển quan hệ gần gũihơn và mở rộng hợp tác hải quân với Trung Quốc" – ông Clark nhận định.
Vasily Kashin, một nhà phân tích quốc phòng Nga, nói một cách giản dị hơn :
"Tôi nghĩ rằng trong khi chúng ta (Nga) tổ chức rất nhiều cuộc tập trận với Trung Quốc, chúng ta cũng nên có những hoạt động tương tự với các nước Châu Á khác để có mối quan hệ cân bằng hơn trong khu vực.Như vậy sẽ hợp lý".
Ông nói rằng các cuộc diễn tậpsẽ không thách thức vị thế của Mỹ trong khu vực cũng như không khiếnTrung Quốcphản đối.
Nguồn : RFA, 02/12/2021